Sự Tiến Triển Của Chỉ Số Lưu Hành Bạc Giấy Ở Đông Dương Từ Năm 1913 Đến Năm 1939


Khi khối lượng tiền giấy do nhà nước phát hành và lưu thông vượt quá khối lượng tiền cần lưu thông, thì giá trị của tiền tệ sẽ bị giảm xuống, tình trạng lạm phát sẽ xuất hiện. Như vậy, với khối lượng tiền giấy Pháp cho phát hành năm 1945 tăng đột biến đã làm giá cả sinh hoạt tăng lên vùn vụt trong khi đó sản xuất thì sụt giảm. Sự mất giá của đồng tiền có thể tính từng ngày và điều này đã tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ.

Việc nghiên cứu sự biến động trong vấn đề lưu hành giấy bạc cho thấy việc lưu hành này theo rất sát với biến động của tình hình kinh tế.

Bảng 4.2. Sự tiến triển của chỉ số lưu hành bạc giấy ở Đông Dương từ năm 1913 đến năm 1939


Năm


Chỉ số gộp

Chỉ số đã chỉnh bình


Năm


Chỉ số gộp

Chỉ số đã chỉnh bình

1913

1914

1915

1916

1917

1918

1919

1920

1921

1922

1923

1924

1925

100

90

98

103

112

122

156

233

287

260

275

290

339

100

90

94

90

97

101

109

151

185

168

166

170

200

1926

1927

1928

1929

1930

1931

1932

1933

1934

1935

1936

1937

1938

1939

384

403

440

454

377

317

288

283

295

274

352

469

529

671

228

232

247

236

183

163

162

182

204

207

275

300

299

322

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.

Hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945 - 15

Nguồn: Vũ Quốc Thúc (1951), L’Economie communaliste du Vietnam, Thèse Droit, Paris, tr.167-168.

Bảng nghiên cứu 4.2, nếu lấy năm 1913 làm cơ sở, Vũ Quốc Thúc đã cung cấp nhiều chỉ dẫn thú vị về sự tiến triển của chỉ số lưu hành giấy bạc Đông Dương bằng cách chia các chỉ số lưu hành giấy bạc cho những chỉ số giá sinh hoạt, và


nhân cho 100 (tác giả lấy chỉ số giá sinh hoạt của tầng lớp trung lưu ở Hà Nội đã được lấy từ các thống kê niên giám Đông Dương). Tác giả đã cho ta thấy: Từ năm 1913 đến năm 1919, hoạt động kinh tế của Đông Dương không tiến triển nhiều vì đây là giai đoạn thế giới nổ ra chiến tranh. Nhưng từ năm 1920 đến năm 1925, nếu so sánh với năm 1913 thì việc lưu hành giấy bạc tăng (nguyên nhân chính là do Quy ước ngày 20/1/1920 Ngân hàng Đông Dương trở thành sở phát hành giấy bạc). Và sự tăng mạnh lượng giấy bạc lưu hành giai đoạn 1925 đến 1930 đã chỉ dấu cho chúng ta biết, đây là giai đoạn vốn của tư bản Pháp đổ xô vào Việt Nam. Các ngành thu hút nhiều vốn đầu tư nhất đó là: ngành mỏ và cao su. Nhưng từ năm 1936 trở đi để ổn định tỉ giá hối đoái, Chính phủ Pháp dùng biện pháp cột đồng bạc Đông Dương vào đồng franc đã làm cho nền kinh tế Đông Dương có nhiều biến chuyển. Thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.1. Về tình hình lưu thông tiền tệ trong từng giai đoạn từ 1913-1939

Nguồn: Ngô Văn Hòa, Phạm Quang Trung (2002), Hệ thống tiền tệ ở nước ta thời cận đại,

Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 5, tr.17.

Việc lưu hành giấy bạc luôn theo sát những biến động của tình hình kinh tế đặc biệt là về tiền tệ, thông qua sự kiểm soát của một cơ sở phát hành là Ngân hàng Đông Dương. Nguồn lợi nhuận khổng lồ đổ về Ngân hàng Đông Dương qua kênh


này được minh chứng cụ thể ghi trong hồ sơ “Kiện trước Hội đồng Nhà Nước” về số tiền phải đóng cho nhà nước. Văn khố của Ngân hàng IndoSuez như sau:

Bảng 4.3. Các chi phí và số tiền lãi do độc quyền phát hành của Ngân hàng Đông Dương từ năm 1933 đến 1943

(Đơn vị: ngàn francs)



Trụ sở phát hành

Tổng cộng

Trung bình/năm

Lợi

nhuận

Lỗ và chi

phí

Lợi

nhuận

Lỗ và chi

phí

Đông Dương

98.312


8.937


Nouméa

15.895


1.445


Djibouti


1.714


155

Papeete


126


11

Pondichéry


5.580


507

Trụ sở xã hội 1/10 cho tổng chi phí cho ban

quản trị trung ương


37.248


3.386

Chia tiền lời của các cổ phần của Nhà nước


72.278


6.567

Tổng cộng

114.207

116.906

10.382

10.628

Nguồn: Meuleau Marc (1981), Histoire de la Banque de l’Indochine 1875-1975, Fayadd, Paris, tr.639-640.

Số liệu thống kê cho thấy trong số các chi nhánh của Ngân hàng Đông Dương ở hải ngoại thuộc Pháp thì chỉ có Đông Dương và Nouméa là đem lại nguồn lợi nhuận. Đặc biệt nguồn lợi nhuận do Đông Dương mang lại cho ngân hàng trong khoảng thời gian từ năm 1933 đến năm 1943 là 98.312.000 francs, trung bình mỗi năm là 8.937.000 francs trong khi đó Nouméa cũng được coi là đem lại lợi nhuận cho ngân hàng nhưng chỉ đạt 15.895.000 francs, trung bình mỗi năm đạt 1.445.000 francs. Như vậy, chỉ trong lĩnh vực phát hành Đông Dương đã đem lại nguồn lợi nhuận lớn (gần gấp 6 lần lợi nhuận ở Nouméa). Điều này một lần nữa khẳng định sự đúng đắn của Chính phủ Pháp khi nhanh chóng cho thiết lập Ngân hàng Đông Dương và các chi nhánh của nó ở Đông Dương như là “Con tim và khối óc của nền kinh tế Đông Dương” [76; tr.46].

Đối lập với lợi ích của ngân hàng, thì đời sống xã hội và nhân dân Việt Nam lại chịu cảnh khốn cùng bởi sự mất giá của đồng bạc, đặc biệt từ khi khủng hoảng


kinh tế nổ ra. Đến năm 1932, đồng tiền mất giá đến mức chỉ còn 10% so với đầu thế kỷ XX, người nghèo trong xã hội thuộc địa ngày càng quẫn bách và nặng nề hơn. Điều này được ghi trong bức thư của Tổng đốc Nguyên Văn Bân viết ngày 23/8/1932, cụ thể như sau:

Tôi ơn nhà nước bấy lâu dưỡng nhàn ở nơi thôn ổ, trông thấy cái tình cảnh của dân gian rất là khốn quẫn về cái nạn kinh tế khủng hoảng. Kinh tế khủng hoảng một phần tại thóc gạo bán không chạy và một phần lớn nữa tại đồng bạc bản xứ hạ giá quá…

Đồng bạc bây giờ sụt xuống chỉ đổi được có ba tiền hai mươi đồng trinh đem ra chợ chi tiêu thì ba tiền hai mươi đồng trinh chỉ bằng ba tiền hai mươi đồng kẽm khi trước thôi thế là đồng bạc hạ giá xuống chỉ bằng ba tiền hai mươi đồng kẽm. Các nhà nghèo khó kiếm được một đồng bạc thực khó lắm mà chi tiêu lại sụt giá như thế nên sự quẫn bách lại càng tệ lắm… Đồng bạc sụt giá không phải là cái gốc làm cho kinh tế khủng hoảng nhưng nó cũng là cái chi tiết, cái cành lá làm cho sự chi tiêu quẫn bách” [84].

Bức tranh đó càng được tô đậm hơn khi nhân dân ta phải chịu cảnh một cổ bị hai tròng áp bức, bóc lột của Pháp - Nhật. Và đặc biệt, khi Pháp cho phép ngân hàng phát hành tiền 100$, 500$ để bù đắp chiến phí và cung cấp cho quân đội Nhật đã đẩy lòng căm thù của nhân dân đối với thực dân Pháp lên đỉnh điểm. Kết quả là Cách mạng Tháng Tám nổ ra giành lại độc lập cho nước nhà, xóa bỏ gông xiềng nô lệ.

Ở một khía cạnh khác, chính Paul Doumer đã nhận xét về chế độ tiền tệ mà người Pháp cho hành lưu hành ở Đông Dương, cũng như toàn Viễn Đông, là một chế độ tiền tệ không có giá trị. Ở Pháp đồng franc lưu hành theo chế độ tiền tệ của châu Âu. Còn loại tiền tệ duy nhất lưu hành tại châu Á, hay ít nhất là vùng Đông Á, là tiền bằng bạc. Châu Âu theo chế độ bản vị vàng, dưới dạng tiền thật hay theo thang giá trị quy đổi; đối với các nhà nước châu Âu bản vị bạc chỉ có một giá trị ảo. Với họ, bạc là một loại tiền tệ ít giá trị hơn tiền giấy, song cũng là một dạng tiền tệ tín dụng như tiền giấy. Kết quả là thế giới tiền tệ của người da trắng theo bản vị


kim loại vàng, còn với người da vàng lại là chế độ tiền tệ theo bản vị của kim loại có màu trắng [4; tr.501]. Như vậy, có thể nói rằng ngay từ đầu người Pháp đã không có chủ ý đem đến cho Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng một đồng tiền ổn định và có giá trị thực.

4.1.1.2. Hoạt động hối đoái

Ngay khi phát hành tiền và cho lưu hành trên thị trường tài chính tiền tệ của Đông Dương đã giúp cho Ngân hàng Đông Dương thu được những món lãi khổng lồ. Đổi tiền ngoại quốc ra tiền Đông Dương và ngược lại đều được hưởng hoa hồng. Nhận tiền gửi của dân, ngân hàng trả cho họ ít lãi, nhưng lấy nguồn tiền ấy đem đầu tư kinh doanh và cho vay lại thì thu được lãi rất nhiều. Được độc quyền phát hành tiền, đồng thời chủ động điều tiết cơ chế tỉ giá hối đoái trong giao dịch ngoại thương đã làm cho Ngân hàng Đông Dương giữ vị trí độc tôn trên thị trường ngoại hối Đông Dương.

Ngay từ khi mới chiếm Nam Kỳ làm thuộc địa, thực dân Pháp đã sớm muốn đặt Việt Nam trong hệ thống kinh tế, tài chính, tiền tệ của Pháp, đồng thời muốn làm chủ thị trường xuất nhập khẩu để quản lý ngoại hối. Nhưng không phải chúng dễ dàng thành công, vì kinh tế Pháp chưa cung cấp được đa phần hàng nhập khẩu vào Việt Nam, cũng như chưa thu mua được đa phần hàng Việt Nam để xuất khẩu. Để giải quyết khó khăn trên, Toàn quyền Pháp bắt Nam Kỳ từ năm 1860 đến 1881 phải lập sổ thuế tính bằng quan, mà thu chi bằng đồng bạc trắng [140; tr.167]. Qua hình thức lập sổ thuế, thực dân Pháp đã khôn khéo sử dụng công cụ tiền tệ để thao túng và bóc lột nhân dân ta bằng những thủ đoạn hết sức tinh vi và Ngân hàng Đông Dương khai thác triệt để công cụ này để thu lợi, cụ thể được thể hiện qua thủ thuật của Pháp trong việc cột đồng bạc trắng ($) vào đồng franc (f) để thu lợi được thể hiện như sau:

Ở giai đoạn thứ nhất, theo sự áp đặt của Pháp thì 1$ = 5f. Nhưng đồng franc thì đứng giá, còn đồng bạc trắng thì giá thay đổi, thường là sụt giá trên thị trường, có khi sụt đến 4 francs 80. Đồng bạc ngày càng sụt giá, làm cho người dân Việt Nam bị thiệt hại nặng nề. Người nông dân muốn có một đồng bạc phải bán một tạ


lúa thì đóng thuế 1 franc tức mất tương đương 20% tạ lúa. Trong khi đó hàng Pháp nhập sang, khi dân ta mua thì lại phải mua đắt, cũng phải tương đương 20% làm cho người dân bị thiệt hại kép là 40%.

Công chức lúc này cũng ở trong tình trạng khốn khó, lương định bằng đồng franc nhưng trả bằng đồng bạc. Ví dụ: lương 100 francs, không được lãnh 20$ mà chỉ lãnh có 19$20. Trong khi đó, nếu một công chức người Pháp muốn gửi 100 francs về Pháp nhờ Ngân hàng Đông Dương chuyển thì vẫn phải nộp cho ngân hàng 20$80 (trong khi lương họ thực lãnh chỉ được 19$20).

Thủ đoạn hơn, Ngân hàng Đông Dương còn tung đồng franc ra mua đồng bạc trắng theo giá 1$ = 4f80, đến khi ngân hàng chuyển trả lương thì giá trị 4 francs 80 đó lại tính thành giá trị 5 francs cho chính phủ.

Công chức làm việc cho Pháp bị thiệt hại do cách trả lương nêu trên nên họ đã khiếu nại. Vì thế đến năm 1877, Chính phủ Pháp đã “sửa chữa” bằng cách gửi qua những đồng 5 francs để thay cho đồng bạc trắng (mỗi đồng 5 francs bằng 1 đồng bạc trắng). Nhưng theo giá thị trường ở Đông Dương, đồng 5 francs vẫn chỉ giá 4 francs 80. Bọn tư bản và tài phiệt ở Sài Gòn vơ vét hết các đồng 5 francs với giá 4 francs 80 rồi gửi về Pháp đổi ra đúng 5 francs để thu lời thêm một lần nữa.

Từ 1882 đến 1886, sổ thuế của Pháp lập theo đồng bạc tính theo giá 1$ = 5f, nhưng giá trị ở thị trường năm 1882 là 1$ = 4f60, năm 1886 là 1$ = 3f75, nên những người công chức, nhất là người Pháp ở Đông Dương được Chính phủ Pháp phụ cấp thêm 16% kể từ 1886 mà khoản phụ cấp thêm này được lấy từ ngân sách Đông Dương. Như vậy, người đóng thuế là nhân dân Việt Nam lại phải trả thêm cho đám sống ký sinh đông đúc này một khoản tiền tương ứng từ ngân sách.

Năm 1887, giá đồng bạc lại mất giá chỉ còn phân nữa giá trị, nên nếu tính thuế theo đồng franc mà thu bằng đồng bạc, thì người dân Việt Nam đột nhiên bị tăng thuế lên 50%. Để tránh việc tăng thuế sẽ làm nhân dân phản đối, Pháp dùng thủ đoạn mới bằng cách sửa biểu thuế, bớt một lại thêm hai, thực chất là một cách gián tiếp tăng thuế mà dân ta không kêu vào đâu được. Kết quả đầu tiên của hệ thống tiền tệ mới do Nghị định ngày 3/1/1887 ban hành là tăng thuế dự tính tối thiểu là 4 triệu đồng.


Ngoài ra, theo điều I của Nghị định 1428, ngày 30/05/1898 của Toàn quyền Đông Dương quy định như sau: Khi thời giá trung bình của đồng bạc ở các ngân hàng khác nhau ở Sài Gòn hoặc Hải Phòng sẽ thấp hơn tỷ giá chính thức - số tiền được chuyển qua Bưu điện chính quốc - một khoản phụ thu tượng trưng là 0,20$ cho nửa xu chênh lệch giữa hai tỷ giá, phụ thu ngoài những khoản thuế thông thường. Trường hợp ngoại lệ, mức chênh lệch này có thể vượt qua ngưỡng 5 xu [49]. Như vậy với nghị định này người chuyển tiền khi chuyển tiền qua Ngân hàng Đông Dương phải đóng thêm một khoản phụ thu theo quy định.

Có thể nói, việc kinh doanh tiền tệ thông qua tỉ giá hối đoái của Ngân hàng Đông Dương là lĩnh vực siêu lợi nhuận. Khi đồng bạc Đông Dương trở thành đồng tiền chính cho mọi thanh toán giao thương quốc tế thì việc cột đồng bạc Đông Dương vào đồng franc Pháp đã được Ngân hàng Đông Dương triệt để lợi dụng để kiếm lời cụ thể như sau:

Theo Sắc lệnh ngày 9/1/1930, quy định một đồng bạc trị giá 10 francs. Chiến tranh đã làm cho đồng bạc Đông Dương mất giá, thực tế chỉ còn trị giá ở các thị trường ngoại quốc là 6 francs 50. Thêm vào đó vì vốn của các công ty tư bản Pháp ở Việt Nam đều tính bằng franc nên chính phủ Pháp lại cho phép các công ty đó khi tính franc ra đồng bạc Đông Dương thì được tính theo định giá 10f = 1$. Ích lợi của Ngân hàng Đông Dương trong việc kinh doanh tiền tệ được thể hiện qua hai nghiệp vụ sau:

Khi chuyển đồng franc đi, Ngân hàng Đông Dương đã thu lợi lớn, ví dụ khi ngân hàng chuyển 17 francs vốn đi. Theo định giá quy định chính thức là 1$ = 17f thì đầu tiên khi đem 17 francs đổi ra đồng Đông Dương thì ngân hàng chỉ đổi được có 1$, sau đó mới lại đổi ra tiền Pháp được 17 francs để chuyển đi. Nhưng vì luật lệ đặc biệt nói trên nên khi ngân hàng đổi 17 francs ra bạc Đông Dương thì thu được 1$7, sau đó ngân hàng đổi lại ra franc theo chính thức được 1,7 × 17 = 28f90. Như vậy, cứ 17 francs vốn khi chuyển đi ngân hàng thu được 1 khoản tiền chênh lệch là 28f90 - 17f = 11f90, tương đương 70%. Thật là một nguồn lợi khổng lồ.


Ngược lại, khi chuyển đồng Đông Dương đi, ngân hàng cũng được lãi một lần nữa (lãi kép). Thí dụ: Ngân hàng muốn chuyển 1 đồng Đông Dương đi. Nếu theo giá thị trường thì chỉ có thể đổi ra được từ 6 francs 50 đến 11 francs để đem đi. Nhưng vì định giá chính thức theo ngân hàng được chuyển 17 francs đi. Như vậy là cứ mỗi đồng bạc Đông Dương được chuyển đi, ngân hàng đã thu của người Việt Nam từ 6 francs đến 10 francs 50, tương đương mức lãi từ 92,30% đến 160%. Đây là một khoản lợi nhuận hết sức khủng khiếp.

Tóm lại, việc cột đồng bạc Đông Dương vào đồng franc là một biện pháp tiền tệ của thực dân Pháp để tăng cường bóc lột nhân dân ta và chỉ có lợi cho Ngân hàng Đông Dương cũng như bọn tư bản tài chính của Pháp. Còn lại đại đa số nhân dân kể cả công chức ở Đông Dương đều gặp khó khăn và phải chịu cảnh sưu cao thuế nặng, giá cả không ổn định... Nhưng khi công chức Pháp bị thiệt thì được tăng lương và trợ cấp chung quy lại chỉ có nhân dân lao động của chúng ta chịu thiệt đủ trăm bề.

4.1.1.3. Hoạt động đầu tư tài chính

* Trong lĩnh vực nông nghiệp

Lúa gạo là mặt hàng xuất khẩu quan trọng hàng đầu của tư bản Pháp. Vì thế để tạo điều kiện cho người Pháp có nhiều ruộng đất để lập đồn điền trồng lúa và cao su cũng như các loại cây trồng khác. Ngay từ khi Pháp chiếm được Nam Kỳ (1867) và sau đó là toàn cõi Việt Nam, chính quyền thực dân luôn tạo nhiều thuận lợi giúp địa chủ người Pháp cướp đoạt ruộng đất của nông dân để lập đồn điền. Những mảnh ruộng mà địa chủ Pháp lấy danh nghĩa là mua của Nhà nước nhưng thực tế là “mua như cướp, bán như cho”.

Quá trình đào sông đã góp phần làm cho diện tích đất gieo trồng được tăng lên nhưng công sức mồ hôi mà những người nông dân bỏ ra không được hưởng lợi gì, cuối cùng tất cả đều rơi vào tay bọn địa chủ Pháp. Bằng chứng là khi đất hoang đã thành ruộng, lúa đã kín đồng, lúc này bọn thực dân và tay sai (bọn quan lại, ký lục có thần thế) đem người sở Địa chính đến đo đạc chiếm lấy, nói rằng đó là “đất công” chúng đã mua được của Nhà nước. Kết cục người nông dân Việt Nam vì

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2023