Sự Tiến Triển Của Việc Tham Gia Tài Chính Của Ngân Hàng Đông Dương Trong Các Công Việc Kinh Doanh Ở Đông Dương Và Hải Ngoại


Shanghai, Nouméa [20; tr.420]. Việc bán cổ phiếu đã góp phần làm gia tăng nguồn vốn hiện có của ngân hàng lên rất nhanh.

Ngân hàng Đông Dương đã dùng nguồn vốn này để đầu tư cho các công ty của người Pháp ở Đông Dương và trực tiếp quản lý điều hành như: Ngân hàng Địa Ốc (Crédit Foncier de l’Indochine), Công ty đường sắt Đông Dương - Vân Nam (Compagnie Française des Chemins de Fer de l’Indochine et du Yunnan), Công ty than Bắc Kỳ (mỏ than Hòn Gai ở Cẩm Phả), Công ty cất rượu Đông Dương (Société française des distilleries de l’Indochine) còn gọi là hãng Phông-ten (Fontaine), Công ty xi măng Hải Phòng, Công ty bông sợi Nam Định, Công ty đường Hiệp Hòa, Công ty cao su Đất Đỏ... [24; tr.12]. Ngoài ra tập đoàn Ngân hàng Đông Dương còn có nhiều cổ phần trong các công ty khác, do đó vẫn có quyền chi phối được các công ty đó.

Từ 1900 đến 1939, tài khoản tham dự về tài chính của Ngân hàng Đông Dương đã tăng lên đều đặn, được biểu hiện như sau:

Bảng 3.12. Sự tiến triển của việc tham gia tài chính của Ngân hàng Đông Dương trong các công việc kinh doanh ở Đông Dương và hải ngoại

Đơn vị tính: đồng franc


Năm

Tổng số tiền

1900

1905

1910

1915

1920

1925

1930

1939

113.743

3.468.895

4.983.789

5.122.370

1.687.306

4.282.128

8.883.523

55.698.316

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.

Hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945 - 12

Nguồn: J. Aumiphin (1994), Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương (Đinh Xuân Lâm dịch), Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Hà Nội, trang 29 (theo các số liệu lấy từ “Báo cáo năm của Hội đồng quản trị” của Ngân hàng Đông Dương).

Nói chung, ngân hàng “chú trọng nhất tới việc tài trợ cho ngoại thương các hãng xuất nhập khẩu có nền tảng vững mạnh là những người đi vay ưu việt” [14; tr.184]. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Ngân hàng Đông Dương đã mở rộng


phạm vi của mình bằng cách tự bảo đảm việc kiểm soát hai cơ sở ngân hàng: Ngân hàng Pháp - Hoa (chi nhánh của ngân hàng kinh doanh Pháp lớn nhất là “Ngân hàng Paris và Hà Lan”) và công ty tài chính và thuộc địa. Ba cơ sở này hợp thành một nhóm tài chính duy nhất và thông qua mức độ đóng góp tài chính mà phân định quyền quản lý và mức độ phụ thuộc lẫn nhau. Với tư cách trực tiếp đầu tư và kinh doanh với số vốn lớn, Ngân hàng Đông Dương đã chủ động thu về khoản lợi tức khổng lồ. Những người lãnh đạo của Ngân hàng Đông Dương cho chúng ta thấy rõ tài năng vận dụng triệt để những ưu quyền mà họ đã được Chính phủ Pháp đặc ân ban tặng ngay từ những ngày đầu thành lập.

Cho đến cuối năm 1945, vốn của Ngân hàng Đông Dương và của các công ty mà ngân hàng bỏ vốn đầu tư đã lên tới 1.316 triệu francs (giá trị trên sổ sách), trong khi đó giá trị thực tế trên thị trường chứng khoán là 10.655 triệu francs, nghĩa là gấp gần 10 lần vốn biểu diện [117; tr.109]. Tuy nhiên trong khuôn khổ luận án này, tác giả chỉ đề cập đến một số lĩnh vực mà Ngân hàng Đông Dương trực tiếp bỏ vốn đầu tư khai thác, thao túng thị trường để đem về lợi nhuận lớn.

3.2.1. Đầu tư vào nông nghiệp

Như chúng ta đã biết, trong quá trình Pháp xâm lược và đẩy mạnh khai thác, bóc lột nhân dân Việt Nam, thì một trong những ngành được Pháp đầu tư phát triển nhiều nhất đó là lập đồn điền kinh doanh. Ở Việt Nam, các đồn điền của Pháp chủ yếu là trồng lúa, cao su, cà-phê, chè và các loại nông phẩm khác. Tuy nhiên chỉ có lúa gạo là mặt hàng có thế mạnh dẫn đầu về xuất khẩu. Mặc dù, không trực tiếp tham gia sản xuất và xuất khẩu lúa gạo nhưng Ngân hàng Đông Dương đóng vai trò rất tích cực và quan trọng trong các hoạt động này. Thông qua việc cung cấp vốn cho các chủ kinh doanh đồn điền đồng thời cũng là nhà tài trợ chính cho các nhà xuất khẩu lúa gạo, cao su... Ở Nam Kỳ Ngân hàng Đông Dương chi nhánh Sài Gòn được giao tài trợ chính, vì thế, sản phẩm lúa gạo, cao su được tác giả chú trọng đề cập trong phần này.

- Gạo

Cách đây hơn một thế kỷ, ở vùng Nam Kỳ Lục tỉnh đã hình thành môt “con đường lúa gạo” nổi tiếng. Con đường ấy không phải trên bộ, mà là trên các tuyến


kênh rạch (kinh) dài 34 km do chính người dân đào đắp. “Con đường lúa gạo” ấy đã góp phần đưa vùng Đồng bằng sông Cửu Long trở thành nơi sản xuất, xuất khẩu lúa gạo lớn nhất cả nước và cả Đông Dương, góp phần tạo nên những giá trị mới của nền văn minh lúa nước cho vùng “Đất Chín Rồng” [42; tr.16-18].

Lúa gạo là thế mạnh của Việt Nam, là nguồn tài nguyên to lớn của đất Nam Kỳ. Bởi vậy, ngay từ khi Pháp xâm lược Việt Nam đã coi gạo là mặt hàng xuất khẩu chiến lược có giá trị cao và tư bản Pháp sẵn sàng bỏ vốn kinh doanh mặt hàng này nhiều nhất. Chỉ riêng về lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long (vì gạo xuất khẩu chủ yếu là ở Nam Kỳ, còn Bắc Kỳ và Trung Kỳ rất ít), Ngân hàng Đông Dương ứng trước hàng năm cho các thương gia, các chủ nhà máy xay xát và các nhà xuất khẩu 70% trị giá của số lúa gạo được đặt hàng, ngoài ra ngân hàng còn ứng trước cho các điền chủ trong các vụ mùa trên cơ sở thế chấp số lúa dự kiến thu hoạch. Theo nhận xét của Paul Doumer: “Gạo bán ra nước ngoài, tức xuất khẩu, trong những năm tệ nhất không bao giờ dưới 700.000 tấn. Nó có thể đạt đến một triệu tấn tính ra thành tiền vào khoảng 80 đến 100 triệu francs” [4; tr.115].

Trong số khoảng 80 vạn héc-ta đồn điền Pháp, năm 1945 mới có độ hơn 36 vạn héc-ta là được khai thác hẳn hoi còn lại là rừng núi và đất bỏ hoang. Trong số hơn 36 vạn héc-ta trên, thì ruộng lúa chiếm tới 24 vạn, rồi mới tới cao su (10 vạn), cà-phê (gần 1 vạn), chè (3 nghìn), còn lại là mía, dừa,… Như vậy, gần ¾ số đất trong các đồn điền Pháp là ruộng lúa. Nhìn chung, việc kinh doanh ruộng lúa của tư bản Pháp ở Việt Nam chỉ cần bỏ rất ít vốn mà lại chắc chắn có lãi hàng năm. Chỉ cần làm một phép tính nhỏ cũng có thể cho chúng ta thấy rõ sự bóc lột là ghê gớm. Nếu lấy sản lượng lúa trung bình ở Việt Nam là 13 tạ thóc và mức tô là 50% thì hàng năm tư bản Pháp sẽ thu về được tới hơn 1,5 triệu tạ lúa. Đó là chưa kể số nợ lãi mà chúng thu thêm lúa của nông dân. Lối kinh doanh ít vốn nhưng lại đem lại lợi nhuận kếch sù đã kích thích nhiều trùm tài phiệt Pháp lao vào.

Về việc xuất khẩu lúa gạo:

Hạt gạo xuất khẩu không chỉ gắn liền với đời sống kinh tế, mà còn liên quan chặt chẽ đến vấn đề chính trị, xã hội của Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám


năm 1945. Dưới triều Nguyễn, do nhân dân Gia Định bị đói và giá gạo lên cao nên tháng 2/1803, vua Gia Long đã ra sắc dụ cấm xuất khẩu gạo đầu tiên [43; tr.147]. Đến năm 1816, nhà vua ra đạo luật Cấm ra biển, trong đó có cấm xuất khẩu gạo. Như vậy, gạo là mặt hàng cấm xuất khẩu dưới triều Nguyễn. Sau khi đã kiểm soát được Nam Kỳ, thực dân Pháp xác định gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu và vì thế hoạt động xuất khẩu gạo diễn ra rất sôi động ở Nam Kỳ và sau này mở rộng ra Bắc Kỳ và Trung Kỳ.

Tư bản Pháp đã tự mình hoặc bán quyền xuất khẩu cho tư bản người Hoa, hoặc tìm cách vơ vét thóc gạo để xuất khẩu. Thời kỳ từ năm 1860 đến năm 1866, hoạt động xuất khẩu gạo chủ yếu diễn ra trên địa bàn miền Đông Nam Kỳ và do chịu nhiều tác động của chiến tranh nên tổng số gạo xuất khẩu trong thời kỳ này là

426.003 tấn, trung bình 60.857tấn/năm [36; tr.23].

Nhờ vào việc gia tăng diện tích trồng lúa, việc sản xuất và khối lượng lúa được xuất khẩu đã tăng vọt. Từ năm 1867 đến năm 1896, diện tích các ruộng lúa đã tăng lên gấp đôi kéo theo lượng xuất khẩu tăng lên đáng kể. Số lượng gạo xuất khẩu thời kỳ này ở Nam Kỳ là 12.206.836 tấn gạo, trung bình 406.895tấn/năm [36; tr.23]. Điều này đã làm cho gạo trở thành mặt hàng xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao nhất, chiếm gần 6/7 tổng giá trị xuất khẩu.

Bên cạnh một số thị trường truyền thống ở châu Á (chính là Trung Quốc), gạo Nam Kỳ còn được xuất sang Pháp và một số thị trường mới ở châu Âu. Tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Nam Kỳ thời kỳ từ năm 1891 đến năm 1896 đạt 388.551.936 francs, trung bình 64.758.656francs/năm [28; tr.34].

Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, việc xuất khẩu lúa gạo không diễn ra sôi nổi như Nam Kỳ. Nguyên nhân là do Bắc Kỳ, Trung Kỳ vẫn thuộc sự kiểm soát của triều đình nhà Nguyễn (cho đến 1884) và một điều quan trọng hơn là Bắc Kỳ và Trung Kỳ thường xuyên bị lũ lụt, hạn hán, mất mùa nên gạo dành cho xuất khẩu ít.

Từ năm 1897 đến năm 1913, lúc này Pháp đã tạm thời bình định xong Việt Nam. Để tăng lượng gạo xuất khẩu, thực dân Pháp đã tạo điều kiện cho tư bản và địa chủ cướp đoạt ruộng đất của nông dân để lập đồn điền trồng lúa. Vì thế số


lượng gạo Nam Kỳ xuất khẩu trong thời kỳ này là 14.061.697 tấn, trung bình 827.159tấn/năm [23; tr.19]. Nếu như thời kỳ từ năm 1860 đến năm 1896, tổng lượng gạo xuất khẩu chỉ đạt 12.622.839 tấn thì đến thời kỳ này chưa tới nửa số thời gian trên đã xuất khẩu hơn 14 triệu tấn gạo. Nhờ đó Nam Kỳ đã vươn lên vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Trong khi đó, Pháp trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam ở thị trường châu Âu chiếm ¼ tổng lượng gạo xuất khẩu của Nam Kỳ [29; tr.1174].

Giai đoạn từ năm 1914 đến năm 1918, chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra. nên lượng gạo xuất sang thị trường Pháp thời kỳ này giảm chỉ có 713.877 tấn và châu Âu là 21.381 tấn [29; tr.1175].

Trong đợt khai thác thuộc địa lần hai (1919-1929), vốn của tư bản Pháp đổ xô vào Việt Nam, riêng đầu tư cho nông nghiệp đã tăng từ 52 triệu francs năm 1924 lên 400 triệu francs năm 1927 [16; tr.213]. Tốc độ tư bản hóa trong nông nghiệp diễn ra rất nhanh. Nhờ thế mà diện tích và sản lượng lúa tăng đáng kể. Tổng lượng gạo xuất khẩu trong thời kỳ này là 14.079.238 tấn, trung bình mỗi năm là 1.279.930 tấn [11; tr.150]. Giá trị gạo xuất khẩu giai đoạn 1920 đến năm 1929, trung bình mỗi năm đạt 1.673.106.100 francs trong đó năm 1926 đạt kỷ luật về giá trị xuất khẩu là 2.129.121.000 francs [2; tr.145].

Nhận thấy xuất khẩu rất dễ kiếm lời, ngày 26/7/1919, Thống đốc Nam Kỳ ra Nghị định về việc xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kỳ với nội dung như sau: Kể từ ngày 01/08/1919, việc xuất khẩu gạo đi Pháp được tự do. Số lượng tối đa gạo thóc được xuất khẩu đi nước ngoài là 20.000tấn/tháng. Trong số lượng 20.000 tấn xuất đi nước ngoài thì dành 2/3 cho các nhà xuất khẩu Pháp (13.333 tấn) và 1/3 cho các nhà xuất khẩu châu Á (6.667 tấn) [103; tr.1587]. Với nghị định này, Chính phủ Pháp đã dành độc quyền xuất khẩu gạo cho tư bản Pháp qua đó Ngân hàng Đông Dương cũng thu về món lợi lớn với vai trò là nhà cung cấp vốn cho các nhà xuất khẩu. Vào cuối năm 1920, chi nhánh Sài Gòn đã tài trợ cho các vụ xuất cảng gạo đến 56% [20; tr.467].

Thời kỳ từ 1930 đến năm 1945, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên giá gạo bị trượt dốc mạnh. Giá một tạ gạo vào thời điểm tháng 4/1930 là


13$10 nhưng đến tháng 7/1931 giảm còn 5$62, đến tháng 11/1933 còn 3$20 và đến năm 1934 thì chỉ còn 1$88 [1; tr.185]. Mặc dù vậy, giai đoạn 1930 đến 1935, Nam Kỳ vẫn xuất khẩu được 8.965.000 tấn gạo và Bắc Kỳ là 233.163 tấn [23; tr.21].

Nhưng từ năm 1936 đến năm 1939, gạo đã lấy lại đà xuất khẩu khá mạnh do nền kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng. Tổng số lượng gạo xuất khẩu trong 4 năm này đạt 5.909.000 tấn, trung bình mỗi năm đạt 1.477.250 tấn [29; tr.1068].

Khi Nhật vào Việt Nam, Pháp và Nhật cấu kết với nhau cùng thống trị và bóc lột nhân dân ta. Điều này cũng làm cho hoạt động xuất khẩu gạo ở Việt Nam có nhiều biến động. Số lượng gạo xuất khẩu đã giảm đi đáng kể. Từ năm 1940 đến năm 1945, tổng số lượng gạo xuất khẩu chỉ đạt 5.071.613 tấn, trung bình mỗi năm đạt 845,269 tấn. Và nếu năm 1940, Việt Nam xuất khẩu được 1.586.476 tấn gạo thì đến năm 1945 chỉ còn 44.817 tấn [18; tr.159]. Thời kỳ này số lượng gạo xuất khẩu sang Pháp, các thuộc địa của Pháp và châu Âu giảm mạnh, chỉ có thị trường Nhật là tăng đột biến. Tổng lượng gạo xuất sang Nhật thời kỳ này là 2.675.000, trung bình mỗi năm đạt 445.833 tấn [34; tr.606].

Do số lượng gạo xuất khẩu ngày càng nhiều làm cho Việt Nam dưới thời Pháp thuộc nổi lên là một trong những nước xuất khẩu gạo có tên trên bản đồ thế giới chỉ xếp sau Miến Điện (Myanmar), và chiếm gần ¼ của thế giới. Bảng thống kê dưới đây sẽ cho biết rõ địa vị của Việt Nam trong việc xuất khẩu gạo giai đoạn từ 1926 đến 1937.

Bảng 3.13. Địa vị của Việt Nam trong việc xuất cảng thóc gạo

Đơn vị tính: triệu tấn

Thời Kỳ

Các nước

1926-1930

1931-1935

1936

1937

Toàn thế giới

6,58

7,12

7,42

6,62

Miến Điện

2,95

3,3

3,17

3,25

Đông Dương (thực chất là Việt Nam)

1,53

1,35

1,78

1,55

Thái Lan

1,35

1,56

1,60

0,25

Nguồn: Bulletin économique de l’Indochine 1940, tr.590.

- Cao su


Cao su được hình thành và phát triển ở Việt Nam đầu tiên là ở miền Đông Nam Kỳ và cũng là nơi đồn điền cao su phát triển nhất ở Việt Nam cho đến nay.

Ngay từ những ngày đầu sau khi chiếm được Nam Kỳ, thực dân Pháp đã nhanh chóng đưa cây cao su vào trồng ở miền Đông Nam Kỳ. Năm 1877, Louis Pierre - một nhà thực vật học người Pháp đã đem hạt giống từ Singapore đến trồng ở vườn Bách Thảo - Sài Gòn, lần đầu tiên nhưng không thành công.

Để có cao su xuất khẩu, các nhà tư bản Pháp đi thu mua cao su rừng ở các vùng Thượng Lào, Tây Nam Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Phương pháp thu mua lúc bấy giờ còn rất đơn giản là dùng lối trao đổi các hàng hóa như muối, thuốc phiện, vải, diêm, v.v.. để lấy cao su. Để có thêm nhiều lãi, các nhà buôn lại còn cấu kết với chính quyền thực dân địa phương bằng cách thu thuế bằng cao su thay vì thu tiền [144; tr.291]. Nhờ vậy mà chúng đã có thêm một khoản lãi chênh lệch rất lớn vì số cao su nhân dân đem nộp thường trị giá cao hơn tiền thuế rất nhiều. Tuy nhiên lượng cao su ở Việt Nam trong giai đoạn đầu mới trồng còn ít chưa khai thác. Đến năm 1898 chỉ mới xuất khẩu được 9 tấn thì đến năm 1905 tăng lên 177 tấn [148; tr.769]. Sở dĩ như vậy là do cao su thực sự gây được giống và phát triển mạnh từ năm 1898, do Ông Belland, là nhà khai thác trồng cây cao su, lấy hạt giống từ Ceylan về trồng và lập đồn điền ở ngoại ô Sài Gòn [79; tr.145]. Năm 1905, Belland bắt đầu lấy được mủ cao su đem bán. Sang năm sau, đã lãi tới 10 vạn francs [140; tr.224]. Năm 1909, lần đầu tiên cao su có kết quả thu hoạch tốt. Từ đó có thêm nhiều đồn điền được lập. Phần lớn các chủ đồn điền là công chức và chỉ có một số là nhà buôn.

Khi tuyến đường sắt Sài Gòn - Phan Thiết (1907) được mở, nhiều đồn điền cao su lớn từ 500 héc-ta đến 1.300 héc-ta được tiếp tục thành lập ở các tỉnh như Biên Hoà, Tây Ninh, trong đó đồn điền Suzannah là lớn nhất. Các năm sau nhiều đồn điền tiếp tục ra đời, nhất là từ 1922 trở đi ở các tỉnh Bà Rịa, Thủ Dầu Một. Để khuyến khích tư bản Pháp bỏ vốn trồng cao su, chính quyền thực dân đã chủ trương cấp cho không những đồn điền rộng 50 héc-ta cho những cựu chiến binh Pháp tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất để trồng cao su. Đặc biệt từ năm 1921 trở đi tập


đoàn Ngân hàng Đông Dương trực tiếp kinh doanh và đầu tư cổ phần trong 3 công ty cao su: Công ty cao su Hévéa Đông Dương, Công ty cao su Conponton và Công ty Đông Dương nông phẩm nhiệt đới nên diện tích cao su trồng trong những giai đoạn này tăng lên nhanh chóng.

Bảng 3.14. Diện tích cao su trồng ở Việt Nam từ 1897 đến 1945

Đơn vị tính: héc-ta


Giai đoạn

Diện tích cao su trồng ở Việt

Nam

Trung bình một năm

1897 – 1920

1921 - 1929

1930 - 1938

1939 – 1945

7.201

39.958

33.119

28.146

300

4.400

3.700

4.700

Tổng cộng

108.424


Nguồn: Annuaire Statistique de l’Union francaise Outremer 1939-1946, Paris, tr.82.

Xem bảng trên, chúng ta thấy rõ trong những năm đầu tiên khi cao su mới gầy được giống và thời kỳ này các đồn điền còn nhỏ nên mỗi năm tư bản Pháp chỉ trồng được trung bình có 300 héc-ta. Nhưng từ năm 1921, các đại tư bản Pháp bắt đầu thi nhau bỏ vốn đầu tư vào cao su thì Việt Nam trung bình mỗi năm trồng được

4.400 héc-ta. Sở dĩ tư bản Pháp nói chung và Ngân hàng Đông Dương nói riêng đổ vốn đầu tư vào đồn điền cao su là bởi vì, đây là thời kỳ giá cao su tăng vọt đặc biệt là vào năm 1924 [104; tr.156].

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, các ngành kinh tế khác đều bị chiến tranh tàn phá, nên chúng đã khôn khéo ẩn vốn vào đồn điền cao su ở Việt Nam là an toàn nhất.

Một điều cần lưu ý, số liệu trên là diện tích cao su đã trồng được, chứ không phải là diện tích đồn điền. Diện tích đồn điền thực ra còn lớn hơn nhiều. Thí dụ cho tới năm 1929, diện tích đồn điền cao su của tư bản Pháp ở Việt Nam đã lên tới gần

100.000 héc-ta, nhưng chúng chỉ mới trồng được có hơn 47.000 héc-ta và tới 1944, diện tích đồn điền đã lên tới hơn 155.000 héc-ta nhưng vẫn chỉ mới trồng được hơn

100.000 héc-ta. Và trong 100.000 héc-ta này thì 68% thuộc về 27 công ty của đại tư bản Pháp, còn lại các chủ đồn điền cao su nhỏ dưới 40 héc-ta thì chỉ trồng được có 6% và chủ yếu là ở Nam Kỳ (chiếm 153.000 héc-ta) [140; tr.229].

Xem tất cả 231 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí