Đặc Trưng Cơ Cấu X Hội Và Đặc Trưng Hoạt Động Của Hội Đồng Nhân Dân X


- Trong hoạt động của HĐND: cần tập trung thực hiện tốt vai trò cơ quan đại diện, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng và vấn đề ngân sách của địa phương và kiểm tra, giám sát hoạt động của UBND. Đồng thời, hoạt động của HĐND xã phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy xã.

- Toàn bộ hoạt động của HĐND xã hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống nhân dân, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", xây dựng nhà nước pháp quyền "của dân, do dân và vì dân"cơ sở.

- Nhận biết những kết quả, ưu điểm và hạn chế, khuyết điểm về hoạt động của HĐND xã để có những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ra quyết định, giám sát và đại diện ý chí, nguyện vọng của cử tri.

Những nội dung cần nghiên cứu, điểm mới trong nghiên cứu của luận án

Các nghiên cứu về mô hình và hoạt động của chính quyền địa phương ở một số nước trên thế giới, của nước ta có phạm vi, nội dung rộng, khá sâu, song còn có những khoảng trống, những nội dung còn cần tiếp tục làm sáng rò, đó là:

- Nghiên cứu về chính quyền địa phương, hệ thống chính trị nói chung, hoạt động của HĐND xã nói riêng chủ yếu tiếp cận ở góc độ chính trị học, quản lý nhà nước hoặc luật học, chưa nhiều nghiên cứu dưới góc độ xã hội học.

- Các nghiên cứu về chính quyền địa phương, hệ thống chính trị nói chung, hoạt động của HĐND xã nói riêng chưa định vị rò cách thức tiếp cận, chưa đặt nó trong tiếp cận hệ thống, cấu trúc - chức năng. Vì thế, các nghiên cứu về HĐND chưa mang tính hệ thống, thiếu đi tính đồng bộ. Vì thế, trong nghiên cứu hoạt động của HĐND xã, luận án sẽ chú trọng tiếp cận hệ thống, cấu trúc - chức năng.

- Chưa có nhiều nghiên cứu về chính quyền địa phương, về hệ thống chính trị, về HĐND xã từ tiếp cận cấu trúc xã hội. Vì thế, các nghiên cứu chưa chỉ ra được tính hợp lý, sự bất hợp lý trong cấu trúc xã hội của HĐND xã, một trong những yếu tố chi phối đến kết quả hoạt động của HĐND xã. Vì thế, trong nghiên cứu hoạt động của HĐND xã, luận án sẽ chú trọng làm rò cấu trúc xã hội của HĐND xã và sự tác động của cấu trúc xã hội đến hoạt động của HĐND xã.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

- Chỉ có cuốn sách Hệ thống chính trị ở nông thôn nước ta hiện nay của S Hoàng Chí Bảo có những đánh giá thực trạng hoạt động, nguyên nhân, ưu điểm, hạn chế hoạt động của HĐND xã. Song cuốn sách đã xuất bản từ năm 2005 (cách năm nay 14 năm) và cuốn sách tiếp cận hoạt động của HĐND xã từ nghiên cứu về hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn nước ta.

Vì thế, nghiên cứu hoạt động của HĐND xã ở Hà Nội là hướng nghiên cứu độc lập, không trùng lặp với các nghiên cứu đã công bố. Đồng thời, trong hệ thống luận văn, luận án xã hội học mà tác giả luận án đã tiếp cận chưa có luận văn, luận án nghiên cứu về hoạt động của HĐND xã nói chung, hoạt động của HĐND xã ở Hà Nội nói riêng.

Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã trên địa bàn thành phố Hà Nội - 6

Tiểu kết chương 1

Thực hành quản lý xã hội, tất cả quốc gia, vùng lãnh thổ, các thể chế chính trị rất chú trọng xây dựng mô hình và tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương, cấp cơ sở. Trong đó, tập trung xây dựng mô hình chính quyền địa phương gồm hai thành tố: cơ quan đại diện và cơ quan hành chính. Hai cơ quan này có nhiệm vụ tổ chức và quản trị đời sống xã hội của địa phương căn cứ vào Hiến pháp, pháp luật. Cơ quan đại diện có vai trò ban hành các quyết định và giám sát thực hiện các quyết định, giám sát hoạt động của cơ quan hành chính. Ban hành quyết định và giám sát là hai chức năng, hoạt động chủ yếu của cơ quan đại diện.

Các nghiên cứu về chính quyền địa phương cũng chỉ rò hai vấn đề cần chú ý để phát huy vai trò của chính quyền địa phương: Một là, tinh gọn bộ máy, đủ để hoạt động năng xuất, hiệu quả; Hai là, trao quyền tự chủ cho chính quyền địa phương trên cơ sở quy định của hiến pháp, pháp luật.

Các nghiên cứu về HĐND, HĐND xã ở nước ta đã khẳng định rò vai trò, chức năng của HĐND trong quản lý xã hội ở địa phương; chỉ ra được những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân trong hoạt động của HĐND xã và đưa các các giải pháp nâng cao vai trò, vị thế, hiệu quả hoạt động của HĐND xã. Nội dung trọng tâm trong của các nghiên cứu về HĐND, HĐND xã là sự vận hành cơ chế và nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND.


Về vận hành cơ chế, các nghiên cứu tập trung làm rò vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, hoạt động của HĐND, UBND và vai trò của MTTQ, trong đó nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng và hoạt động của HĐND, UBND, MTTQ theo đúng quy định của pháp luật.

Về nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND ở cơ sở, các nghiên cứu tập trung làm rò về chức năng, quyền hạn, trọng tâm là chức năng giám sát của HĐND. Đồng thời, các nghiên cứu cũng chỉ ra đặc điểm hoạt động của HĐND xã là gần dân, sát dân và tính chất làng xã trong tổ chức, hoạt động của HĐND xã.


Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI

2.1.1. Khái niệm Hội đồng nhân dân x

HĐND xã - cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương

Ở nước ta, HĐND được thành lập từ cuối năm 1945 theo Sắc lệnh số 63 ngày 22/11/1945 của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo sắc lệnh này, HĐND được thành lập ở cấp xã và tỉnh bằng hình thức bầu trực tiếp của nhân dân.

Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 ghi rò: “Cấp Chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 2 của Luật này” gồm: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh); Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp huyện); Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) [82].

Điều 6 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định “Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên” [82].

Từ hai điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, có thể khái quát: i, HĐND xã là một trong hai thành tố của CQĐP xã, gồm HĐND và UBND; ii HĐND xã được cấu thành từ những đại biểu ưu tú đại diện cho các giai cấp, các tôn giáo, các thành phần xã hội...do nhân dân ở địa phương tín nhiệm bầu ra; iii, HĐND xã là “cơ quan quyền lực” ở địa phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên về các hoạt động của mình; iv, HĐND xã đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.

HĐND xã - một thành tố của hệ thống chính trị ở cơ sở


HĐND xã là thành tố của CQĐP, song xem xét từ góc độ HTCT ở nước ta hiện nay thì HĐND là một bộ phận cấu thành HTCT ở cơ sở.

Đã và đang có một vài quan niệm về HTCT ở nước ta. Trong đó, quan niệm HTCT trong sách “Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay”, GS Hoàng Chí Bảo chủ biên là quan niệm khá hoàn chỉnh: “Hệ thống chính trị là hệ thống các tổ chức, các thiết chế chính trị - xã hội và các mối quan hệ giữa chúng với nhau trong những cấp độ tổ chức và hoạt động,…” [10]. Theo đó: i, HTCT là hệ thống các tổ chức và thiết chế chính trị - xã hội, bao chứa một số thành tố; ii, Giữa các thành tố của HTCT có mối liên hệ lẫn nhau trong cùng một cấp độ tổ chức.

Tuy vậy, quan niệm đó chưa nói đến sự xác lập vị thế của từng thành tố và quan hệ mang tính chức năng của từng thành tố trong HTCT. Do đó có thể quan niệm: HTCT là hệ thống các tổ chức; mỗi tổ chức là một thành tố, giữ vị trí, chức năng nhất định trong HTCT và các mối quan hệ giữa chúng với nhau theo vị trí, chức năng của từng thành tố trong những cấp độ tổ chức và hoạt động tạo nên tính chỉnh thể của HTCT.

HTCT ở nước ta hiện nay bao gồm các thành tố: Tổ chức Đảng, Nhà nước, MTTQ. HTCT ở nước ta gồm bốn cấp: Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. HTCT xã ở nước ta hiện nay gồm các thành tố: Cấp ủy, tổ chức đảng; Chính quyền (HĐND, UBND); MTTQ và các đoàn thể nhân dân ở xã.

Các thành tố của HTCT xã ở nước ta hiện nay có vị trí, chức năng được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Trong đó, Cấp ủy đảng giữ vị trí lãnh đạo; HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; UBND là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, HĐND cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên [82]. MTTQ là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [84].


Từ những phân tích ở trên có thể khái quát về HĐND xã như sau: i, HĐND xã là một thành tố trong HTCT xã, một trong hai thành tố cơ bản của CQĐP xã; ii, HĐND xã là một hệ thống xã hội có cấu trúc riêng biệt, gồm các đại biểu HĐND xã, Thường trực HĐND xã, các Ban HĐND xã; iii, HĐND xã có vị thế, vai trò, chức năng xã hội khác biệt so với các thành tố khác trong HTCT xã: HĐND xã là cơ quan do nhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên về các hoạt động của mình.

Là một thành tố trong HTCT, trong hoạt động của mình, HĐND có mối liên hệ và chịu sự tác động, chi phối của các thành tố trong HTCT: Cấp ủy đảng, UBND, MTTQ; đồng thời là một cơ quan nhà nước ở địa phương, HĐND xã cũng có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố bên ngoài: người dân, cộng đồng làng xã.

Trong HTCT cấp xã, mối quan hệ giữa Cấp ủy đảng và HĐND xã là mối quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo, thể hiện trên các nội dung chủ yếu: i, Cấp uỷ đảng lãnh đạo công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cấp ủy, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị thế, vai trò của HĐND; ii, Lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng hoạt động của HĐND; iii, Lãnh đạo, chỉ đạo công tác quy hoạch, giới thiệu, bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển, sắp xếp cán bộ HĐND.

Mối quan hệ giữa HĐND xã và UBND xã là mối quan hệ tương đối đặc biệt giữa cơ quan “lập pháp” với cơ quan “hành pháp”ở địa phương; đồng thời cũng là mối quan hệ phối hợp, thể hiện ở một số nội dung sau: i, Phối hợp chuẩn bị các kỳ họp HĐND, xây dựng các nghị quyết và triển khai các nghị quyết trong thực tiễn; ii, Triển khai thực hiện các kết luận giám sát, chất vấn, giải trình của HĐND xã; iii Giải quyết kiến nghị của cử tri, đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân .

Mối quan hệ giữa HĐND xã và MTTQ thể hiện một số nội dung: i, Phối hợp trong công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp; ii, Tổ chức để đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri chuyên đề, tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp HĐND; iii,Tham gia hoạt động giám sát của HĐND; iv, Giám sát hoạt động của đại biểu dân cử; v, Tham gia các kỳ họp của HĐND xã.

Ở nước ta, Nhân dân là chủ thể, mọi hoạt động của HTCT đều của dân, do dân và vì dân. HĐND xã do nhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền


làm chủ của Nhân dân. Với vị thế đó, HĐND xã phải luôn liên hệ với Nhân dân để phản ánh tâm tư, nguyện vọng và giải quyết mọi khúc mắc của người dân. Đó là vai trò xã hội của HĐND xã, một tổ chức “quyền lực” đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.

Như vậy, tính chất quan hệ của HĐND xã với các thành tố của HTCT xã: i, Quan hệ giữa Cấp ủy đảng với HĐND là quan hệ mang tính chất lãnh đạo; ii, Quan hệ giữa HĐND và UBND là quan hệ giữa cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương với cơ quan chấp hành của HĐND; iii, Quan hệ giữa HĐND và Mặt trận Tổ quốc là quan hệ giữa cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân với tổ chức là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân xã; iv, Quan hệ giữa HĐND với cử tri và nhân dân trong xã là quan hệ giữa người đại diện và người bầu ra người đại diện cho mình.

2.1.2. Đặc trưng cơ cấu x hội và đặc trưng hoạt động của Hội đồng nhân dân x

HĐND xã có đặc trưng về cơ cấu xã hội, hoạt động, chức năng khác biệt so với các thành tố của HTCT, của CQĐP.

Một là, cơ cấu xã hội của HĐND xã đa dạng, bao gồm các đại biểu đại diện cho các thành phần xã hội ở địa phương.

Đại biểu HĐND xã là những cá nhân thuộc các giai cấp, tầng lớp, ngành nghề, tôn giáo khác nhau trong xã hội, qua nhiều lần hiệp thương, giới thiệu đưa vào danh sách bầu cử, sau đó được cử tri địa phương trực tiếp lựa chọn theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Do đó, cơ cấu xã hội của HĐND xã đa dạng, với đủ các thành phần xã hội cơ bản ở địa phương.

Tính đa dạng thành phần xã hội là một yếu tố bảo đảm cho HĐND xã thực hiện chức năng là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Song sự đa dạng về cơ cấu xã hội có thể là một trở ngại cho việc tạo nên sự thống nhất trong HĐND khi phải ra các quyết định liên quan đến lợi ích của các nhóm xã hội ở địa phương. Ở địa bàn nông thôn, tính cộng đồng làng xóm, dòng họ rất sâu đậm, mang tính bản sắc. Ngoài lợi ích chung, mỗi thôn xóm, dòng họ có lợi ích riêng, các đại biểu HĐND có thể vì lợi ích thôn xóm, dòng họ mà “tranh đấu” bảo vệ lợi ích cộng


đồng của mình trong lúc bàn thảo về các quyết định của HĐND, “thiên lệch” trong hoạt động kiểm tra, giám sát và phản ánh ý kiến cử tri.

Với cơ cấu mang tính “đại diện” các thành phần xã hội, HĐND xã khó có thể có được những đại biểu ưu tú nhất ở địa phương, mà chỉ là những người “ưu tú” trong các thành phần xã hội. Việc mặc định tính đại diện mang tính cơ cấu các thành phần xã hội trong cơ cấu xã hội của HĐND xã tiềm ẩn yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng, trí tuệ của HĐND xã.

Hai là, HĐND xã là một cơ quan quyền lực, một tổ chức đại diện và bảo đảm quyền lợi cho Nhân dân.

Quyền lực của HĐND xã thể hiện ở việc ra quyết định và hoạt động kiểm tra, giám sát. Hoạt động ra quyết định của HĐND xã phải xuất phát từ những quy định pháp luật, từ định hướng của cấp ủy đảng và của cấp trên, trên cơ sở tờ trình của UBND xã. Song những quyết định đó phải phù hợp với thực tế, đáp ứng yêu cầu, tâm tư, nguyện vọng, đảm bảo quyền lợi của Nhân dân. Nghĩa là, các quyết định của HĐND xã phải đúng, phù hợp với “ý Đảng”, “lòng dân”.

Thực hiện chức năng cơ quan quyền lực, tổ chức đại diện và bảo đảm quyền lợi cho Nhân dân đòi hỏi trong các hoạt động của mình, các đại biểu HĐND xã phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy trí tuệ. Muốn vậy, các đại biểu phải có ý thức về chức năng, quyền hạn của HĐND; có những hiểu biết sâu về chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, Nhà nước và địa phương; có hiểu biết về nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân. Nghĩa là, các đại biểu phải có “cái tâm”, “cái tầm” của cơ quan quyền lực ở địa phương, đại diện và bảo đảm quyền lợi cho Nhân dân.

Yêu cầu cao về phẩm chất và năng lực của đại biểu HĐND và cơ cấu mang tính “đại diện” cho các thành phần xã hội của HĐND tự nó đã ẩn chứa “mâu thuẫn” cần có lời giải để nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND xã.

Ba là, tổ chức và hoạt động của HĐND mang tính mở, với đại đa số là đại biểu không chuyên trách; làm việc theo chế độ hội nghị.

Theo quy định, HĐND xã chỉ có Phó Chủ tịch là đại biểu chuyên trách, Chủ tịch HĐND xã và các Trưởng ban HĐND xã là kiêm nhiệm. Như vậy, phần đông

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 30/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí