CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
2.1 Quy định pháp luật về lãi suất đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
2.1.1 Quy định về lãi suất trong hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh trong đó “tiền tệ” là hàng hóa. Lãi suất với vai trò giá cả của tiền tệ luôn đóng vai trò trung tâm và là một nội dung quan trọng của hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. Đối với hoạt động huy động vốn và cho vay của NHTM, vấn đề lãi suất và cơ chế điều hành lãi suất luôn có tác động chi phối rất lớn, ảnh hưởng đến chính sách cho vay và huy động vốn của NHTM. Căn cứ vào từng loại chính sách của NHTW, NHTM đưa ra mức lãi suất kinh doanh và mức lãi suất điều hòa vốn nội bộ trong toàn hệ thống của mình trên cơ sở tuân thủ lãi suất chỉ đạo của NHTW. Lãi suất huy động và lãi suất cho vay là hai công cụ quan trọng mà các ngân hàng dùng để nâng cao thế mạnh tài chính của mình, góp phần vào ổn định và phát triển nền kinh tế. Thông qua việc can thiệp vào lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn của NHTM, NHTW có thể thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ, ổn định lạm phát tỷ giá. Quy định về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM phụ thuộc vào cơ chế lãi suất của NHTW.
2.1.1.1 Quy định về lãi suất trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại
Sau khi luật NHNN và Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực vào năm 1998, NHNN Việt Nam đã áp dụng cơ chế lãi suất trần để điều chỉnh lãi suất kinh doanh của các NHTM. Bước đầu, các NHTM đã có quyền tự chủ quyết định lãi suất huy động trên cơ sở cung – cầu vốn thị trường. Bên cạnh đó,
NHNN cũng công bố mức lãi suất cơ bản để các NHTM tham khảo để ấn định lãi suất kinh doanh trên thị trường
Năm 2006, thời điểm BLDS 2005 có hiệu lực với điều khoản quy định về lãi suất hợp đồng vay tài sản: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố với loại cho vay tương ứng”9.
Quy định này trên thực tế đã gây ra những xáo trộn rất lớn đối với việc điều hành cơ chế lãi suất của NHNN, các NHTM hoang mang, hàng loạt các hợp đồng vay tiền liên quan đến các ngân hàng có khả năng bị xem là vô hiệu lực vì vi phạm điều khoản về lãi suất. Quy định về trần lãi suất cho vay trong BLDS không chỉ áp dụng cho các quan hệ dân sự thuần túy mà áp dụng cả cho các hợp đồng vay trong “kinh doanh, thương mại, lao động”. Điều đó có nghĩa, xét từ góc độ văn bản, lãi suất trần cho vay được áp dụng cho tất cả các hợp đồng vay; hợp đồng giữa tổ chức tín dụng và cá nhân hay doanh nghiệp cũng chịu sự chi phối của các quy định này. Không chỉ vậy, quy định về lãi suất đã gây ra những cách hiểu và cách tính toán mức lãi suất cho vay tối đa của BLDS năm 2005 khác nhau: giá trị 150% là của phần vượt quá so với lãi suất cơ bản (mức lãi suất thỏa thuận tối đa được phép = lãi suất cơ bản + lãi suất cơ bản x 150%) hay là tỷ lệ so sánh thuần túy giữa mức lãi suất thỏa thuận với lãi suất cơ bản trong giới hạn luật định là 150% (mức lãi suất thỏa thuận tối đa được phép = lãi suất cơ bản x 150%)10. Trong khi đó hợp đồng tín dụng cũng được coi là hợp đồng vay tài sản theo quy định của BLDS năm 200511. Bên cạnh đó với cách quy định như vậy, có thể hiểu rằng đây chỉ là điều cấm chứ không có chế tài: Bộ luật cấm thỏa thuận lãi vượt qua một mức nào đó chứ không nêu chế tài khi thỏa thuận vượt quá mức cho phép. Trong thực tế, hợp đồng không vô hiệu mà chỉ có điều khoản về lãi là không có giá
Có thể bạn quan tâm!
- Quy định pháp luật về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 1
- Quy định pháp luật về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 2
- Khái Quát Pháp Luật Về Lãi Suất Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại
- Quy Định Về Lãi Suất Trong Hoạt Động Điều Hành Chính Sách Tiền Tệ
- Ưu Điểm Và Hạn Chế Trong Các Quy Định Hiện Hành Về Lãi Suất Đối Với Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại
- Định Hướng Và Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Lãi Suất Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.
9 Khoản 1 Điều 476 BLDS năm 2005.
10 LS. Đỗ Hồng Thái (2006), “Hiểu như thế nào về quy định: Lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản?”, Tạp chí Ngân hàng, số 13, tr.18-19, Hà Nội.
11 Nguyễn Phương Linh (2006), “Cần sửa đổi quy định về lãi suất vay trong Bộ luật Dân sự năm 2005”, Tạp chí Ngân hàng, số 23, tr.21-25, Hà Nội.
trị pháp lý và cần phải tính lại lãi. Do không có chế tài dân sự cụ thể, nên việc tính lại lãi suất không thực sự thống nhất trong thực tiễn pháp lý12. Trước tình hình đó, NHNN không có câu trả lời cho hàng loạt các vướng mắc nảy sinh.
Sau hàng loạt những yêu cầu và kiến nghị, hai năm sau, với ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XII và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã xây dựng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản trình Thường trực Chính phủ xem xét, nhất trí tại văn bản số 3168/VPCP-KTTH ngày 16/5/2008 về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản của Văn phòng Chính phủ. Trên cơ sở đó, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng Đồng Việt Nam. Cụ thể, văn bản này quy định: “Các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động, lãi suất cho vay) bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN Việt Nam công bố để áp dụng trong từng thời kỳ. Định kỳ hàng tháng, NHNN Việt Nam công bố lãi suất cơ bản. Trong trường hợp cần thiết, NHNN Việt Nam công bố điều chỉnh kịp thời lãi suất cơ bản”13.
Văn bản này về cơ bản thiết lập lại sự thống nhất về đường lối điều chỉnh lãi suất cơ bản của hệ thống pháp luật tài chính ngân hàng và BLDS năm 2005. Nhìn một cách tổng thể, sau một thời gian áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận, chúng ta lại quay về với cơ chế lãi suất trần, tuy được thể hiện bằng một phương thức hiện đại hơn. Tuy nhiên Quyết định số 16/2008 chỉ giải quyết tạm thời trước mắt những khó khăn trong giai đoạn lạm phát trong nước có dấu hiệu gia tăng. Vì thiếu tính định hướng chiến lược cho nên các quy định về lãi suất huy động và lãi suất cho vay không phù hợp với các đối tượng khách hàng và các TCTD có mức độ tín nhiệm khác nhau. Lãi suất trần
12 PGS.TS Đỗ Văn Đại (2010), “Lãi suất cho vay: Kinh nghiệm nước ngoài và hướng sửa đổi Bộ luật Dân sự”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 2-2010
13 Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày16/5/2008 về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam.
không vượt quá 150% lãi suất cơ bản đã tạo ra sự bất bình đẳng khi NHNN chỉ quy định một mức lãi suất cơ bản với các thời hạn tín dụng khác nhau.
Năm 2010, Luật NHNN và Luật các tổ chức tín dụng được ban hành đã có những thay đổi quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Trên cơ sở Luật các TCTD, NHNN đã có những điều chỉnh linh hoạt lãi suất huy động của NHTM bằng việc ban hành hàng loạt Thông tư cũng như Quyết định điều chỉnh mức lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam và mức lãi suất huy động vốn bằng đồng đô la Mỹ đối với các hình thức gửi tiền.
Từ năm 2010 đến nay, NHNN đã ban hành cơ chế điều hành lãi suất thỏa thuận song song với cơ chế mức trần lãi suất huy động vốn.
- Lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam
Từ việc quy định mức lãi suất trần đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam dưới mọi hình thức, NHNN đã dần tạo sự chủ động linh hoạt cho các NHTM trên cơ sở cung- cầu vốn trên thị trường khi áp dụng mức lãi suất tối đa với các hình thức khác nhau. Hiện nay NHNN vẫn tiếp tục giảm mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam đối với hình thức gửi tiền không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 6 tháng. Đối với lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam có kỳ hạn lớn hơn 6 tháng, NHNN cho phép NHTM và khách hàng được thỏa thuận với nhau. Điều này chứng tỏ NHNN đã từng bước xóa bỏ cơ chế trần lãi suất huy động, hướng tới cơ chế lãi suất thỏa thuận để phù hợp với nhu cầu cung-cầu về vốn trên thị trường, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên việc gỡ bỏ cơ chế trần lãi suất vẫn được NHNN thực hiện một cách thận trọng để không gây ra những tác động xấu đến nền kinh tế.
- Lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ
Để tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện chủ trương chống đô la hóa của Chính phủ, chuyển từ quan hệ huy động – cho vay bằng
ngoại tệ sang quan hệ mua – bán bằng ngoại tệ, NHNN cũng đã có những điều chỉnh về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ theo hướng giảm dần. Hiện nay, NHNN quy định mức lãi suất tối đa bằng đô la Mỹ đối với các hình thức gửi tiền không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng) và cá nhân ở mức 0%/năm.
2.1.1.2 Quy định về lãi suất trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Lãi suất cho vay là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động cho vay của NHTM. Việc quyết định lãi suất cho vay sẽ phải dựa trên các thông số về mức độ kỳ vọng sinh lời của NHTM, rủi ro tín dụng và tỷ lệ an toàn vốn.
Từ cuối năm 2001, các NHTM thực hiện cho vay theo cơ chế lãi suất thỏa thuận theo Quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30/2/2002 và Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 30/11/2001.
“1.Lãi suất cho vay được hoàn toàn thả nổi theo nguyên tắc tự do thỏa thuận giữa bên đi vay và NHTM. Mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2.Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do tổ chức tín dụng ấn định vầ thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.”14
Quy định lãi suất cho vay theo cơ chế điều hành lãi suất cơ bản
Đến năm 2006, cũng giống như lãi suất huy động vốn, khi BLDS năm 2005 được ban hành, lãi suất cho vay đã bị giới hạn. Theo quy định tại Quyết
14 Điều 11 Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng (Ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
định số 16/2008/QĐ-NHNN thì lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối với các loại cho vay tương ứng. Tuy nhiên đối với khoản vay bằng đô la Mỹ mà doanh nghiệp đề nghị vay vốn ngân hàng để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu để mua máy móc, thiết bị để sản xuất các mặt hàng phục vụ xuất khẩu, các ngân hàng vẫn có quyền thỏa thuận lãi suất cho vay bằng đô la Mỹ đối với khách hàng dựa trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung-cầu vốn tín dụng bằng ngoại tệ ở trong nước do mức lãi suất cơ bản chỉ áp dụng với đồng Việt Nam.
Liên quan đến lãi suất quá hạn, BLDS năm 2005 và Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định 1627 đã quy định không thống nhất. Theo quy định tại Khoản 5 Điều 474 của BLDS năm 2005 thì trường hợp không trả được hoặc trả không đầy đủ nợ đến hạn, khách hàng vay phải trả cho ngân hàng khoản tiền lãi bằng lãi trong hạn cộng với lãi quá hạn. Lãi trong hạn được tính trên dư nợ gốc thực tế và theo lãi suất cho vay trong hạn được quy định trong hợp đồng tín dụng. Lãi quá hạn được tính trên dư nợ gốc thực tế quá hạn và theo lãi suất cơ bản do NHNN công bố với tương ứng với thời hạn cho vay tại thời điểm trả nợ. Trong khi đó Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 1627 không phân chia lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc thực tế quá hạn bao gồm lãi suất trong hạn và lãi suất quá hạn như quy định nói trên của BLDS mà cho phép khách hàng tự thỏa thuận nhưng không vượt quá lãi suất cho trong hạn. Điều này đã gây ra những cách hiểu khác nhau về cách tính lãi nợ quá hạn, dẫn đến những tranh chấp phát sinh giữa khách hàng và ngân hàng. Trên thực tế xét xử, Tòa án cũng không có được sự thống nhất về cách tính lãi nợ quá hạn này.
Quy định về lãi suất cho vay theo cơ chế lãi suất thỏa thuận
Thông tư số 07/2010/TT-NHNN quy định về cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận của TCTD đối với khách hàng được ban hành ngày 26/02/2010, theo đó, quy định TCTD cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận đối với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật
trên cơ sở cung – cầu vốn thị trường, mức độ tín nhiệm khách hàng vay. Ngày 14/4/2010, NHNN ban hành Thông tư số 12/2010/TT-NHNN hướng dẫn TCTD cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận: “TCTD thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận đối với khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống có hiệu quả15”. Như vậy, câu hỏi đặt ra là liệu đối với các dự án, phương án “không có hiệu quả” hoặc không tính được hiệu quả thì lãi suất sẽ được tính như thế nào hay vẫn phải thực hiện chế độ trần lãi suất cho vay quy định tại Điều 476 BLDS năm 2005? Thêm vào đó, Thông tư số 12/2010/TT-NHNN cũng chưa giải thích tiêu chí cho việc đánh giá một dự án, phương án sản xuất, kinh doanh là có hiệu quả hay không có hiệu quả. Đây được coi là một trong những bất cập của pháp luật khi quy định về lãi suất cho vay theo cơ chế thỏa thuận.
Luật các TCTD năm 2010 được thông qua ngày 16/6/2010 quy định TCTD và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD theo quy định của pháp luật . Tuy nhiên trong trường hợp ngân hàng có diễn biến bất thường, để đảm bảo an toàn hệ thống TCTD, NHNN có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của TCTD. Từ đó cho thấy pháp luật trao cho các TCTD và khách hàng vay vốn quyền thỏa thuận lãi suất trong hợp đồng tín dụng nhưng NHNN vẫn đóng vai trò kiểm soát hoạt động kinh doanh của NHTM.
Ngày 24/11/2015, BLDS năm 2015 được ban hành trong đó có những thay đổi quan trọng trong quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản đã gây ra những tranh cãi xung quanh quy định về lãi suất trong Luật các TCTD khi quy định về lãi suất trong BLDS năm 2015 và Luật các TCTD năm 2010 có sự “vênh” nhau.
15 Điều 1 Thông tư số 12/2010/TT-NHNN ngày 14 tháng 4 năm 2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn tổ chức tín dụng cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận;
Luật các tổ chức tín dụng đã đưa ra một điều khoản riêng quy định về phí và lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tất cả các loại hình TCTD. Theo đó, TCTD và khách hàng được thỏa thuận về mức lãi suất trong hoạt động cho vay. Như vậy, trong điều kiện bình thường lãi suất trong hoạt động ngân hàng sẽ thực hiện theo cơ chế tự thỏa thuận. Tuy nhiên cụm từ “theo quy định của pháp luật” trong Khoản 2 Điều 91 Luật các TCTD đã gây ra những cách hiểu khác nhau khi so sánh với quy định mới về lãi suất tại BLDS năm 2015: “Các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”16.
Với quy định về lãi suất trong Luật các TCTD, đã đặt ra câu hỏi liệu lãi suất áp dụng trong hoạt động ngân hàng có chịu sự điều chỉnh của BLDS, trong đó có quy định về trần lãi suất cho vay? Trong khi đó, BLDS năm 2015 không quy định trực tiếp việc loại trừ áp dụng trần lãi suất cho vay đối với hoạt động ngân hàng mà chỉ loại trừ trong trường hợp “luật khác có liên quan có quy định khác” mà luật khác ở đây được hiểu là pháp luật chuyên ngành.
Về mặt bản chất, hợp đồng vay tài sản cũng như hợp đồng tín dụng là một loại giao dịch dân sự. Do đó, việc điều chỉnh quan hệ này phải bảo đảm tuân thủ quy định trong BLDS, theo đó các bên trong hợp đồng vay có thỏa thuận về lãi suất nhưng không được vượt quá mức lãi suất giới hạn luật định. Việc quy định trần lãi suất giúp Nhà nước có thể điều tiết thị trường vay trong trường hợp cần có sự ổn định của kinh tế - xã hội, định hướng chuẩn mực ứng xử trong các quan hệ cho vay, thực hiện chính sách cấm hoặc hạn chế việc cho vay nặng lãi.
Tuy nhiên để bảo đảm không biến lãi suất trần trở thành công cụ pháp lý để hành chính hóa quan hệ dân sự, bảo đảm tính linh hoạt phù hợp với các quan hệ vay tài sản đa dạng, có thể được sửa đổi, bổ sung kịp thời để đáp ứng
16 Khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015