Nghiên Cứu Về Chính Quyền Địa Phương Ở Việt Nam


sóc sức khoẻ, giáo dục và bảo đảm an sinh xã hội cho người dân địa phương; phát huy vai trò của phụ nữ trong đời sống xã hội; giám sát việc bảo vệ môi trường; tổ chức thực hiện các chính sách đối với nông dân. Từ những phân tích về vai trò quản lý xã hội của chính quyền cơ sở ở Hàn Quốc, tác giả cho rằng đây là những kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam, trong đó nhấn mạnh việc cần giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho CQĐP trong việc giải quyết các vấn đề trong phạm vi từng địa phương [76].

1.1.2. Nghiên cứu về chính quyền địa phương ở Việt Nam

Ở Việt Nam, theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2019, CQĐP được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Cấp CQĐP gồm có HĐND và UBND được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [82].

Căn cứ quy định của pháp luật và thực tiễn mô hình tổ chức, hoạt động theo chức năng của CQĐP, đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về mô hình tổ chức của CQĐP, đưa ra các khuyến nghị đổi mới CQĐP ở Việt Nam.

Sách của Bùi Tiến Quý, Dương Danh Mỵ (1998) “Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay”đi sâu vào một số mặt về tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp tỉnh và cấp xã; nêu một số giải pháp nhằm làm cho bộ máy ấy ngày càng năng động, trong sạch và vững mạnh, đáp ứng được những nhiệm vụ chính trị của nhà nước ở địa phương. Theo tác giả, CQĐP ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một đơn vị hành chính lãnh thổ có đủ 3 yếu tố: HĐND, UBND, có ngân sách địa phương. CQĐP có 3 cấp Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn. Tác giả phân tích kỹ về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của 2 cơ quan HĐND, UBND theo luật định; từ đó nhấn mạnh một số giải pháp cơ bản như: xây dựng đội ngũ công chức hành chính, cơ quan nhà nước vững mạnh, vai trò của văn phòng ở địa phương, tiêu chuẩn xây dựng chính quyền cấp xã trong sạch, vững mạnh. Đặc biệt trong hoạt động của HĐND, tác giả cho rằng để nâng cao hiệu lực hoạt động của HĐND, một công việc phải được chú ý từ đầu là nâng cao chất lượng các kỳ họp HĐND các cấp; nghiên cứu lồng ghép 2 chức danh Bí thư Đảng uỷ và Chủ tịch HĐND xã, phường, thị trấn [85].


Trong cuốn sách Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã trong tiến trình cải cách hành chính" của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, (2002), nhóm tác giả khẳng định: chính quyền xã là cấp chính quyền cơ sở, nằm trong hệ thống tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; là trụ cột của hệ thống chính trị ở xã. Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước nói chung và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở xã nói riêng. Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã xuất phát từ yêu cầu xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường kỷ luật, trật tự, kỷ cương xã hội ở cơ sở; từ yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn theo đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đồng thời xuất phát từ yêu cầu tổ chức để mọi công dân tham gia các hoạt động tự quản theo pháp luật ngày càng nhiều và càng tốt hơn. Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã thể hiện ở 2 nội dung: một là đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND trong đó có thẩm quyền quyết định của HĐND, số lượng đại biểu HĐND, chất lượng đại biểu HĐND, phương thức hoạt động của HĐND, vai trò của Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã. Hai là đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND và bộ máy giúp việc của UBND. Bên cạnh đó là các điều kiện và phương tiện bảo đảm làm việc của chính quyền xã [8].

Trong cuốn sách Hệ thống chính trị ở nông thôn nước ta hiện nay (2005) tác giả Hoàng Chí Bảo đã xác định rò về mặt tổ chức của HTCT ở cơ sở nông thôn gồm; Tổ chức Đảng, Chính quyền, MTTQ và các thành viên của MTTQ: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội nông dân, Hội Cựu Chiến binh. Đồng thời, cuốn sách cũng đã phân tích tính chất quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của HTCT ở cơ sở như là những thuộc tính của hệ thống, dựa trên các nguyên tắc: i, Sự lãnh đạo của Tổ chức cơ sở Đảng đối với các bộ phận của HTCT; ii, Các thành viên HTCT hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp, pháp luật, theo các nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, tập trung dân chủ, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân; iii, Tính thống nhất của HTCT cơ sở thể hiện: Đảng lãnh đạo, Chính quyền điều hành, quản lý, các đoàn thể nhân dân đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân; iv, Tổ chức và hoạt động của HTCT


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

cơ sở hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống nhân dân, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” ở cơ sở [10].

Cuốn sách cũng đã tập trung phân tích tính chất cơ sở và đặc điểm nông thôn chi phối đến tổ chức và hoạt động của HTCT ở cơ sở. Về tính chất của cơ sở, sách đã khái quát: i, Cơ sở là nơi diễn ra mọi hoạt động và cuộc sống của nhân dân, nơi chính quyền trong lòng dân; ii, Cơ sở là nơi thực hiện đường lối, chính sách, luật pháp của Nhà nước, nơi thể hiện rò nhất nghị quyết Đảng được tổ chức và đi vào cuộc sống; iii, Cơ sở như là hình ảnh thu nhỏ của xã hội và đời sống xã hội. Nó là cái vi mô mang theo nội dung, tính chất của cái vĩ mô, một cái vĩ mô thực sự. Ở cơ sở ẩn chứa vô vàn sự phức tạp trong hoạt động lãnh đạo, quản lý cộng đồng. Về đặc điểm của nông thôn, sách khái quát: i, Nói đến nông thôn là nói đến làng. Làng là tiếng nói dân dã, ngôn ngữ của đời sống trong dân gian đã ăn sâu trong tâm lý, ý thức người dân qua nhiều thế hệ; ii, Làng Việt cổ truyền là cái nôi, cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng, phát triển giá trị văn hóa Việt, văn hóa làng của người Việt; iii, Tinh thần cộng đồng là tinh thần chủ đạo của văn hóa làng, có mặt tích cực và có mặt tiêu cực; thể hiện ở phong tục, tập quán, cả hủ tục và mỹ tục; iv, Làng tập hợp theo địa vực ngò, xóm, theo huyết thống, dòng họ, độ tuổi [10].

Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã trên địa bàn thành phố Hà Nội - 4

Luật án Tiến sỹ Khoa học chính trị của tác giả Phan Sĩ Thanh (2014): Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay nghiên cứu trên các chiều cạnh: Vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng; trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ công chức; chính sách đối với cán bộ công chức và cơ sở vật chất bảo đảm cho hoạt động của HTCT cơ sở. Trong đó, luận án nghiên cứu sâu về cơ chế bảo đảm vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với hệ thống chính trị và phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức. Luận án đã chỉ ra được những kết quả, thành công và những hạn chế về vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với HTCT và phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức trên địa bàn Tây Nguyên, giai đoạn 2011-2014, từ kết quả khảo sát ở một số địa phương. Trên cơ sở đó, luận án nhấn mạnh các giải pháp vận hành cơ chế nhằm không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với HTCT cơ sở và xem đó là khâu then chốt. Đồng thời cũng đã kiến nghị các biện pháp nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức cơ sở ở Tây Nguyên, nhất là đối với cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số [94].


Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay của Trần Công Dũng (2016) nhấn mạnh, chế định CQĐP đã được Hiến pháp năm 2013 quy định với những nội dung mang tính khái quát, thuận lợi cho việc xây dựng ở Việt Nam một hệ thống các cơ quan CQĐP dân chủ, năng động. Luật Tổ chức CQĐP ban hành năm 2015 khẳng định một lần nữa tổ chức và hoạt động của các cơ quan CQĐP cơ bản trở lại đúng với mô hình của Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 ở tất cả các cấp đơn vị hành chính. Tuy nhiên, một số nội dung quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan CQĐP vẫn còn một số những hạn chế, bất cập cần phải được khắc phục và đổi mới. Trong luận án, tác giả nghiên cứu hệ thống các cơ quan CQĐP ở Việt Nam trong lịch sử, bắt đầu từ thời kỳ trước Pháp thuộc, thời kỳ Pháp thuộc, giai đoạn 1945-1954, thời kỳ các Hiến pháp 1959, 1980, 1992; đồng thời đi sâu phân tích, đánh giá tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp, UBND các cấp theo quy định của pháp luật hiện hành (Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức CQĐP 2015). Từ đó đề ra yêu cầu, phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan CQĐP ở Việt Nam hiện nay, trong đó nhấn mạnh giải pháp về tiếp tục luật hoá sự phân định thẩm quyền đối với các cơ quan CQĐP; xây dựng cơ chế liên kết vùng giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; tiếp tục xây dựng một mô hình tổ chức các cơ quan CQĐP đô thị năng động theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013; hoàn thiện cơ chế giám sát và phản biện xã hội đối với các cơ quan CQĐP; nhấn mạnh việc tiếp tục xây dựng một thiết chế HĐND phát huy sức mạnh dân chủ và hoàn thiện tổ chức, hoạt động của UBND các cấp [25].

Luật án Tiến sỹ Luật học: Pháp luật về tổ chức chính quyền cấp xã ở Việt Nam hiện nay, của Trần Thị Minh Châu (2017) cho rằng, trải qua các thời kỳ phát triển của lịch sử , ở Việt Nam chính quyền cấp xã vẫn là cấp chính quyền thấp nhất trong bộ máy nhà nước nhưng có vai trò quan trọng trong việc vận dụng, thực hiện các quy định pháp luật của Nhà nước đến đời sống nhân dân. Qua việc hệ thống quá trình hình thành và phát triển pháp luật về tổ chức chính quyền cấp xã nước ta từ năm 1945 đến nay, tác giả nhấn mạnh đối với văn bản có giá trị hiệu lực cao nhất


trong mỗi thời kỳ lịch sử là Hiến pháp, thời kỳ nào cũng tồn tại những quy định về CQĐP như những định khung cơ bản, làm nòng cốt cho các văn bản dưới Hiến pháp để triển khai quy định rò và cụ thể. Mặc dù vậy, địa vị pháp lý của chính quyền xã chưa được quy định thống nhất trong văn bản quy phạm pháp luật qua các thời kỳ; chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp xã hoà cùng chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương; phân quyền, phân cấp quản lý đối với chính quyền cấp xã chưa rò ràng cụ thể và quy định của pháp luật về mô hình tổ chức chính quyền cấp xã phù hợp với từng đơn vị hành chính nông thôn, đô thị, hải đảo chưa rò ràng. Mặc dù vậy việc tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật về chính quyền cấp xã được thực hiện tương đối nghiêm túc. Từ những phân tích đó, tác giả cho rằng cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về tổ chức chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay [15].

Luận án Tiến sỹ ngành Lý luận và lịch sử lịch nhà nước và pháp luật: Hoàn thiện pháp luật về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của CQĐP ở Việt Nam, của Nguyễn Thị Hạnh (2017) đã đánh giá thực trạng pháp luật về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương ở Việt Nam, trong đó nhấn mạnh: pháp luật hiện hành quy định nội dung, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp CQĐP còn tồn tại nhiều bất cập. Sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sự chưa rò ràng về phân định thẩm quyền giữa các cấp CQĐP khiến cho việc xác định trách nhiệm quản lý của các cấp chính quyền gặp nhiều khó khăn. Pháp luật giao chức năng, nhiệm vụ cho CQĐP nhưng không giao kèm nguồn lực bảo đảm thực hiện nhiệm vụ. Từ đó, tác giả đề ra 04 nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của CQĐP ở Việt Nam hiện nay là: hoàn thiện pháp luật về phân định nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp CQĐP; hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, ngân sách; hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, nhân sự của các cấp CQĐP; cuối cùng là hoàn thiện pháp luật về những vấn đề khác nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với việc hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của CQĐP [45].


Bài viết: Một số yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, của Bùi Xuân Phái (2004) nhấn mạnh, trong hệ thống bộ máy nhà nước, chính quyền cấp xã có vị trí pháp lý rất đặc thù: đây là cấp chính quyền cơ sở, nơi chính quyền tiếp xúc trực tiếp với dân, giải quyết các vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt và lợi ích hàng ngày của người dân. Theo tác giả, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, trong đó có một số yếu tố chủ yếu như: yếu tố lịch sử truyền thống gồm tổ chức dân cư, lối sống, yếu tố tâm lý của dân cư, vấn đề tâm linh, tôn giáo; các nhân tố mới gồm: văn hoá, giáo dục, sự phát triển của nền kinh tế...Từ đó tác giả đưa ra một số kiến nghị, đề xuất về tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, trong đó vấn đề tiên quyết là giải quyết mối quan hệ giữa dân cư với chính quyền, bên cạnh đó là một số kiến nghị như: xác định rò hơn những vấn đề mà HĐND xã có quyền quyết định để tránh tình trạng phân quyền cát cứ bởi các làng xã; UBND xã nên hoạt động chuyên nghiệp hơn; nghiên cứu mô hình tự quản của các làng xã để xây dựng chế độ chế độ tự quản vừa đảm bảo cho việc phát huy tính tự chủ và mở rộng dân chủ ở làng xã, vừa đảm bảo khả năng kiểm soát của chính quyền cấp trên; công tác quy hoạch cán bộ phải xuất phát từ đặc điểm của từng địa phương; quan tâm vấn đề hiệp thương dân chủ trong bầu cử HĐND và cuối cùng là trong việc kiểm soát hoạt động của các cấp chính quyền cần có sự kết hợp giữa các quy định của pháp luật với phong tục, tập quán của địa phương [73].

Văn Tất Thu (2009) trong bài viết: Vị trí, vai trò của chính quyền trong hệ thống các cơ quan nhà nước, cho rằng tính thống nhất thông suốt của hệ thống hành chính nhà nước phụ thuộc vào việc xác định rò vị trí của CQĐP các cấp trong hệ thống các cơ quan nhà nước. Từ đó tác giả phân tích vị trí, vai trò của CQĐP trong hệ thống các cơ quan nhà nước. Bằng việc trích dẫn một số văn bản Luật, tác giả khẳng định chính quyền ở nước ta là chính quyền nhân dân, do nhân dân bầu ra thông qua cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mình là HĐND. HĐND bầu ra Uỷ ban hành chính (trước đây) và UBND (ngày nay). Trên cơ sở phân tích nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước theo hình thức cấu trúc trong nhà nước đơn nhất và theo nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất, tác giả cho rằng HĐND các


cấp không phải là cơ quan quyền lực nhà nước với ý nghĩa đầy đủ gồm 3 quyền. Tác giả cũng chỉ ra sự khác biệt giữa quyền giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và quyền giám sát của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; mối quan hệ giữa Chính phủ và CQĐP; quan hệ của Bộ, ngành với CQĐP. Từ đó khẳng định chính quyền địa phương nằm trong hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp và đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động của CQĐP, đó là có thể nghiên cứu tinh giản một cấp trung gian trong hoạt động và tổ chức của CQĐP [98].

Bài viết: Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã góp phần quản lý phát triển xã hội, của Nguyễn Thị Tuyết Mai (2015) nhận định xã là cấp cơ sở, có tầm quan trọng đặc biệt, là nơi tiếp nhận và trực tiếp truyền đạt, hướng dẫn triển khai, tổ chức thực hiện đến từng người dân mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trên cơ sở phân tích chức năng, nhiệm vụ và vai trò của chính quyền xã trong quản lý, phát triển xã hội; tác giả kiến nghị 5 biện pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã nhằm nâng cao chất lượng quản lý phát triển xã hội ở cơ sở, đó là: nâng cao nhận thức về vai trò của chính quyền xã trong quản lý phát triển xã hội, tổng kết việc thực hiện “Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn”, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền xã, tăng cường vị thế, vai trò, thẩm quyền, chức trách và trách nhiệm của UBND xã, nhất là Chủ tịch UBND xã, xây dựng cơ chế phối hợp và quan hệ trách nhiệm giữa xã và thôn, xây dựng mô hình tự quản ở thôn, xây dựng quy chế hoạt động của thôn và trưởng thôn [67].

Trong Luận án Tiến sỹ ngành Chính trị học: Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay của Nguyễn Tiến Toàn (2019), trên cơ sở đánh giá thực trạng vai trò của HTCT cấp xã trong xây dựng nông thôn mới, tác giả luận án chỉ ra được rằng HTCT cấp xã đang tập trung thể hiện vai trò: nắm bắt chỉ thị, nghị quyết, chính sách pháp luật, tuyên truyền vận động; xây dựng kế hoạch thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới, huy động nguồn lực; trong khi đó các vai trò: tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đề xuất, kiến nghị chưa được quan tâm đúng mức. Luận án cũng chỉ ra các thành viên của HTCT cấp xã đều thể hiện được vị thế, chỗ đứng, phát huy được vai


trò của mình trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên nổi bật nhất là vai trò của tổ chức cơ sở Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo HTCT cấp xã thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, trong khi đó, vai trò của HĐND và UBND xã trong tổ chức thực hiện, huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới còn nhiều bất cập. HĐND xã thể hiện được vai trò tích cực của mình trong kiểm tra giám sát thực hiện xây dựng nông thôn mới [122].

Tóm lại, các công trình nghiên cứu, các bài viết về CQĐP trên thế giới và ở Việt Nam đã đưa ra quan niệm và những vấn đề mang tính nguyên tắc trong tổ chức, hoạt động của CQĐP: Một là, CQĐP gồm cơ quan đại diện và cơ quan hành chính ở các địa phương (ở Việt Nam là HĐND và UBND); hai cơ quan này có nhiệm vụ tổ chức và quản trị đời sống xã hội của địa phương theo quy định của Hiến pháp của từng quốc gia; Hai là, uỷ ban quản lý hành chính địa phương là cơ quan hành pháp, có nhiệm vụ thi hành những vấn đề quản lý hành chính ở địa phương phù hợp với quyết định của cơ quan lập pháp; Ba là, hội đồng CQĐP có quyền ban hành luật ở từng địa phương, quyết định những vấn đề quan trọng và vấn đề ngân sách của địa phương; Bốn là,chính quyền tự quản địa phương giải quyết những vấn đề của cộng đồng địa phương, chịu trách nhiệm cho phần lớn các dịch vụ công; Năm là, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho CQĐP trong việc giải quyết các vấn đề trong phạm vi địa phương; Sáu là, tinh giản biên chế, giảm bớt gánh nặng chi phí; tổ chức và hoạt động của CQĐP trên tinh thần doanh nghiệp.

Các sách, luận án, bài viết về mô hình và hoạt động của CQĐP ở Việt Nam đã trình bầy khá sâu về các vấn đề: Một là, CQĐP gồm HĐND và UBND, được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã theo hệ thống hành chính; Hai là, CQĐP là một thành tố của HTCT; Ba là, xác định rò tính chất quan hệ, chức năng, nhiệm vụ của CQĐP trong HTCT; Bốn là, một số công trình nghiên cứu, bài viết nhấn mạnh tính chất cơ sở của CQĐP cấp xã, xác định rò vị thế, vai trò của CQĐP cấp xã; Năm là, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện mô hình và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của CQĐP; nhấn mạnh hoàn thiện mô hình và vận hành cơ chế: cấp ủy Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý và điều hành, tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội vận

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/06/2022