Khái Quát Về Hoạt Động Của Hội Đồng Nhân Dân X


đại biểu HĐND xã hoạt động không chuyên trách. Tính không chuyên trách là một yếu tố dễ tạo nên sự “lãng quên” vị thế, vai trò HĐND của các đại biểu. Như vậy, có thể thấy rằng, chất lượng và hiệu quả thực hiện chức năng, tổ chức các hoạt động của HĐND xã phụ thuộc chủ yếu vào Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã. Do đó, việc lựa chọn, bố trí Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND xã giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Đồng thời, việc bồi dưỡng, tập huấn cho các đại biểu HĐND xã nên phải là công việc thường xuyên, hàng năm, không chỉ theo nhiệm kỳ.

HĐND xã thường họp mỗi năm 2 lần. Tại hội nghị, HĐND bàn thảo và quyết định các vấn đề theo chức năng, quyền hạn. Các quyết định được biểu quyết theo đa số. Vì thế, tạo dựng sự đồng thuận cao trong các quyết định của HĐND xã là một vấn đề cần được quan tâm xây dựng. Bởi lẽ, các đại biểu HĐND xã là những người đại diện cho các nhóm xã hội ở địa phương, với các lợi ích vừa đồng nhất vừa khác biệt.

Với cách thức làm việc theo chế độ hội nghị và với phần đông các đại biểu không chuyên trách nên sự liên hệ giữa các đại biểu HĐND xã “không thật chặt chẽ”, trao đổi thông tin giữa các đại biểu ít diễn ra.

Bốn là, quá trình thực thi quyền lực, chức năng của HĐND chịu sự chi phối của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài hệ thống.

Xét theo HTCT xã, các yếu tố bên trong tác động, chi phối đến thực thi quyền lực, chức năng của HĐND xã là: Cấp ủy Đảng, UBND, Mặt trận Tổ quốc. Trong đó, cấp ủy Đảng, UBND là những yếu tố tác động, chi phối trực tiếp, mang tính quyết định đến hiệu quả hoạt động của HĐND xã.

Với tính cách là một “hệ thống con” trong HTCT, các yếu tố bên trong HĐND xã giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, quyền hạn của HĐND xã: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng ban và các đại biểu. Có thể khái quát thanh hai nhóm: Thường trực HĐND (Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các Trưởng, Phó ban) và nhóm đại biểu. Hai nhóm thành tố này có vai trò, vị thế và phạm vi ảnh hưởng khác nhau trong hoạt động của HĐND xã.

Các yếu tố bên ngoài tác động chi phối đến thực thi quyền lực, chức năng của HĐND xã là: điều kiện kinh tế - xã hội, các thành phần xã hội ở địa phương. Trong


các yếu tố đó, cấu trúc xã hội dân cư ở địa phương, bản sắc và truyền thống văn hóa tác động nhiều đến đến hoạt động của HĐND xã. Ở địa phương nào kinh tế phát triển, truyền thống cách mạng sâu đậm, Nhân dân có ý thức công dân cao thì ở đó hoạt động của HĐND xã có nhiều thuận lợi. Tính cộng đồng làng xã, dòng họ chi phối nhiều đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của các đại biểu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

2.1.3. Khái quát về hoạt động của Hội đồng nhân dân x

Theo quy định của pháp luật, HĐND xã có nhiệm vụ và quyền hạn: Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn; Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm một số chức danh của HĐND và UBND; Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã theo phân cấp; iám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của HĐND xã, giám sát hoạt động của Thường trực và các ban của HĐND, giám sát UBND; Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND xã bầu; Bãi nhiệm đại biểu HĐND xã và chấp nhận việc đại biểu HĐND xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu; Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND xã, của Chủ tịch UBND xã [82].

Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã trên địa bàn thành phố Hà Nội - 7

Với vai trò là cơ quan chính quyền địa phương và thực hiện pháp quyền xã hội chủ nghĩa, HĐND xã có các chức năng: i, Chức năng đại diện: HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra; ii, Chức năng quyết định: HĐND quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương; iii, Chức năng giám sát: HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực HĐND, UBND xã; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo hiến pháp và pháp luật ở địa phương.


Từ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND, HĐND xã và quy định về các hoạt động của HĐND, có thể khái quát nội dung hoạt động chủ yếu của HĐND xã: Một là, hoạt động ra quyết định (ban hành nghị quyết trên tất các các lĩnh vực); Hai là, hoạt động giám sát; Ba là, hoạt động liên hệ với cử tri.

Hoạt động của HĐND xã được thực hiện chủ yếu theo thiết chế hội nghị, các kỳ họp thường kỳ hoặc bất thường của HĐND, Thường trực HĐND; cuộc họp tiếp xúc cử tri,… và được quyết nghị theo đa số.

Ba hoạt động trên là sự cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND xã; là tập hợp vai trò xã hội của HĐND xã; là phương thức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã. Thực hiện đúng, tốt ba hoạt động đó, HĐND xã đã thực hiện đúng, tốt vai trò, chức năng xã hội là một thành tố của CQĐP, của HTCT cấp xã.

Kết quả hoạt động của HĐND xã được nhìn nhận từ nhiều góc độ, với nhiều cách thức đo lường, trong đó những ý kiến đánh giá của thành viên các thành tố của HTCT và cử tri là một cách thức chủ yếu.

Hoạt động ra quyết định (ban hành nghị quyết)

Hoạt động ra quyết định của HĐND xã bao gồm các quyết định về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và quyết định về công tác nhân sự.

Các quyết định của HĐND xã được thực hiện tại kỳ họp. Theo quy định trong Luật tổ chức Chính quyền địa phương, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; gồm 05 bước: i, Lập đề nghị xây dựng nghị quyết; ii, Soạn thảo và lấy ý kiến đối với dự thảo nghị quyết; iii, Thẩm định, trình UBND quyết định trình dự thảo Nghị quyết; iv, Các Ban HĐND tỉnh thẩm tra dự thảo nghị quyết; v, Thông qua dự thảo nghị quyết HĐND.

Ở tất cả các bước luôn đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa HĐND và UBND, các Ban HĐND và cơ quan tham mưu của UBND. Nó đòi hỏi sự vào cuộc, phối hợp ngay từ đầu giữa Thường trực HĐND, các Ban HĐND với UBND trong việc thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp. Đối với những nội dung còn nhiều ý kiến băn khoăn cần đưa ra bàn bạc và thống nhất hướng xử lý những vấn đề có thể


phát sinh trong thảo luận tại kỳ họp. Các báo cáo thẩm tra phải thực sự là cơ sở tin cậy để các đại biểu HĐND thảo luận và quyết định.

Yếu tố không thể không nhắc tới chính là vai trò của đại biểu trong việc thảo luận ban hành nghị quyết. Đại biểu HĐND hiểu chính xác, nắm rò vấn đề và tự tin thảo luận, nêu rò quan điểm đáng của mình thì HĐND mới có được những quyết định đúng đắn, có tính khả thi cao.

Các nghị quyết do HĐND ban hành là cơ sở pháp lý để UBND triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng ở địa phương. Vì vậy, sau khi ban hành nghị quyết, Thường trực, các Ban HĐND và đại biểu HĐND cần phối hợp với chính quyền tiến hành tiếp xúc cử tri để tuyên truyền nghị quyết tới các tầng lớp nhân dân; kết hợp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân trong quá trình tổ chức thực hiện nghị quyết đồng thời tăng cường giám sát việc thực hiện các nghị quyết đã ban hành.

Hoạt động giám sát

HĐND xã thực hiện giám sát qua hai hình thức: Một là, giám sát tại kỳ họp, bao gồm xem xét các báo cáo của Thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; chất vấn, trả lời chất vấn; Hai là, giám sát giữa hai kỳ họp bao gồm giám sát, khảo sát chuyên đề và Thường trực HĐND tổ chức phiên giải trình.

Hoạt động giám sát của HĐND, nhất là hoạt động giám sát chuyên đề có ý nghĩa quan trọng, thể hiện vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. Thông qua hoạt động giám sát, HĐND phát hiện những bất cập, hạn chế trong việc triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh, huyện, xã; những bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã. Từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, đồng thời góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở địa phương.


Tiêu chí đánh giá hoạt động giám sát có thể căn cứ vào một số nội dung như: i, Lựa chọn nội dung giám sát cần đảm bảo tính thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế địa phương, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề bức xúc, những ý kiến, kiến nghị của cử tri, tránh sự chồng chéo, trùng lặp; ii, Lựa chọn hình thức, phương thức giám sát đảm bảo thực chất, hiệu quả hướng đến các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; iii, Tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận giám sát và có thể tái giám sát khi cần thiết.

Hoạt động liên hệ với cử tri

Hoạt động liên hệ với cử tri được thực hiện thông qua các hoạt động chính: tiếp xúc cử tri, tiếp công dân và tuyên truyền, vận động nhân dân.

Tiếp xúc cử tri, tiếp công dân là trách nhiệm của đại biểu HĐND đã được quy định trong Luật. Thực tiễn hoạt động của HĐND cho thấy công tác tiếp xúc cử tri, tiếp công dân đóng vai trò quan trọng trong việc gắn chặt mối quan hệ giữa nhân dân với HĐND và đại biểu HĐND nói riêng. Thông qua các hoạt động này, HĐND nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, những ý kiến, kiến nghị của nhân dân và xem xét, đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết, trả lời công dân. Làm tốt công tác này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND, thể hiện rò vai trò của HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương.

Để hoạt động liên hệ với cử tri đạt kết quả tốt, trước hết đại biểu HĐND phải phát huy tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nghiêm túc việc tiếp xúc cử tri, tiếp công dân theo lịch đã được phân công; chủ động nghiên cứu các quy định, trau dồi các kỹ năng trong tiếp xúc cử tri, tiếp công dân như kỹ năng trình bày, lắng nghe, trả lời, giải thích để cử tri nắm vững và hiểu rò vấn đề… tạo không khí cởi mở, gần gũi trong buổi tiếp xúc cử tri, tiếp công dân.

Bên cạnh đó, hoạt động liên hệ với cử tri cũng cần Thường trực HĐND phải tăng cường đổi mới hình thức, nội dung và phương pháp tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, liên hệ với cử tri sao cho thiết thực, hiệu quả, phát huy dân chủ. Tăng cường công tác phối hợp giữa Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ và các cơ quan hữu quan trong hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân. Thường trực HĐND tăng


cường giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, tạo niềm tin trong nhân dân.

Kết quả của hoạt động liên hệ với cử tri là đại biểu HĐND phải nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, những ý kiến, kiến nghị của nhân dân và xem xét, đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết, trả lời công dân. Làm tốt công tác này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND, thể hiện rò vai trò của HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương.

Từ những phân tích ở trên, trong nghiên cứu hoạt động của HĐND xã, luận án nghiên cứu và làm rò: Hoạt động ra quyết định (ban hành nghị quyết); Hoạt động giám sát; Hoạt động nắm bắt ý kiến cử tri.

Hoạt động ra quyết định của HĐND xã được xác định trên các chỉ báo: quyết định về kinh tế; quyết định về văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và quyết định về nhân sự.

Hoạt động giám sát của HĐND xã được xác định trên các chỉ báo: iám sát tại kỳ họp, iám sát giữa hai kỳ họp

Hoạt động liên hệ với cử tri của HĐND xã được xác định trên các chỉ báo: tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, tiếp nhận kiến nghị cử tri và đơn thư; đôn đốc giải quyết kiến nghị và đơn thư khiếu nại của công dân; tuyên truyền, vận động cử tri.

2.1.4. Các yếu tố tác động đến hoạt động của Hội đồng nhân dân x

HĐND là một thành tố, tiểu hệ thống trong hệ thống chính trị cơ sở, do cử tri bầu ra, vì vậy hoạt động của HĐND xã chịu sự tác động chủ yếu từ các thành tố của HTCT xã, cấu trúc xã hội các đại biểu HĐND xã và cử tri.

Các thành tố của hệ thống chính trị xã

Những mô tả, phân tích về chính quyền địa phương và HTCT xã đã cho thấy mối quan hệ giữa HĐND xã với Cấp ủy đảng xã, UBND xã và Mặt trận Tổ quốc. Xem thế, trong phạm vi HTCT, các thành tố của HTCT xã tương tác lẫn nhau, vừa là nhân vừa là quả của nhau. Hoạt động của HĐND xã chịu sự tác động, chi phối của Cấp ủy đảng xã, UBND xã, Mặt trận Tổ quốc xã.


Trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, Đảng Cộng sản vừa là thành viên vừa là người lãnh đạo. Đảng đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược, những quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời Đảng là người lãnh đạo và tổ chức thực hiện Cương lĩnh, đường lối của Đảng. Vì vậy, mọi hoạt động của HĐND xã đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng ủy xã ra nghị quyết chuyên đề lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của HĐND; cho ý kiến, quyết định những vấn đề về chủ trương mang tính định hướng, chỉ đạo khi HĐND bàn, quyết định những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền HĐND để phù hợp với thực tiễn, yêu cầu của địa phương và đúng với phương hướng lãnh đạo, nghị quyết của Cấp ủy đảng; kịp thời chỉ đạo, lãnh đạo để HĐND bàn thảo biện pháp giải quyết những vấn đề nổi cộm, bức xúc tại địa phương. Đảng ủy xã thực hiện công tác quy hoạch, giới thiệu và sắp xếp cán bộ HĐND. Công tác cán bộ là công tác của các cấp ủy Đảng; lãnh đạo quy hoạch, sắp xếp cán bộ HĐND xã là một trong những chức năng quan trọng của Đảng ủy xã đối với HĐND xã.

UBND xã là cơ quan chấp hành của HĐND xã [82], hoạt động quản lý, điều hành của UBND xã có tác động lớn đến hoạt động của HĐND xã, thể hiện ở cả 3 nội dung: ra quyết định, giám sát và liên hệ với cử tri. Với hoạt động ra quyết định (ban hành nghị quyết), Thường trực HĐND phối hợp với UBND chuẩn bị các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết theo quy định; nội dung do UBND chuẩn bị càng kỹ thì nghị quyết do HĐND ban hành có chất lượng càng cao, có tính khả thi và đi vào cuộc sống. UBND xã cũng là cơ quan chịu trách nhiệm triển khai các Nghị quyết của HĐND trong thực tiễn. Nghị quyết của HĐND xã có được triển khai trong đời sống xã hội hay không, có phát huy hiệu quả hay không chính là ở công tác chỉ đạo, điều hành của UBND xã. Với hoạt động giám sát, chất vấn, giải trình, UBND thực hiện tốt các kết luận giám sát góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND, củng cố niềm tin của nhân dân đối với cơ quan dân cử; ngược lại nếu UBND thờ ơ, không quan tâm đến nội dung chất vấn, giám sát của HĐND hoặc có tâm lý làm cho xong thì hoạt động giám sát của HĐND không hiệu quả. Thông qua hoạt động giám sát, chất vấn của HĐND, những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của UBND xã đang gặp khó khăn, vướng mắc, đang chậm tiến độ hoặc còn có


nhiều ý kiến khác nhau được làm rò, từ đó tìm ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy công việc tốt hơn. Với hoạt động liên hệ với cử tri, UBND thực hiện tốt việc giải quyết các kiến nghị, các vấn đề bức xúc, các đơn thư khiếu nại tố cáo của cử tri, của công dân gửi gắm thông qua đại biểu HĐND sẽ giúp đại biểu HĐND thực hiện tốt nhất chức năng đại diện của mình.

MTTQ Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. MTTQ tham gia vào các hoạt động của HĐND trên các nội dung chính: i, Tham gia công tác bầu cử đại biểu HĐND; ii, Phối hợp tổ chức để đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri chuyên đề, tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp HĐND và tổng hợp kiến nghị cử tri; iii,Tham gia hoạt động giám sát của HĐND; iv, iám sát hoạt động của đại biểu dân cử; v, Tham gia góp ý kiến vào các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp HĐND xã; vi, Tham dự các kỳ họp của HĐND.

Từ những phân tích ở trên, có thể khái quát mối quan hệ giữa các thành tố trong HTCT với HĐND xã: i, Quan hệ giữa Cấp ủy đảng và HĐND là quan hệ mang tính chất lãnh đạo; ii, Quan hệ giữa HĐND và UBND là quan hệ giữa cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương với cơ quan chấp hành củaHĐND; iii, Quan hệ giữa HĐND và MTTQ là quan hệ giữa cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân với tổ chức là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân xã. Sự tác động, chi phối của các thành tố trong HTCT đối với hoạt động của HĐND xã dựa trên tính chất của các quan hệ đã xác định.

Cấu trúc xã hội của HĐND xã

Theo quy định của pháp luật, HĐND xã có từ 25 đến không quá 35 đại biểu, tùy theo số dân ở từng xã. HĐND xã gồm có chủ tịch, các phó chủ tịch, các ban và có thường trực HĐND [82]. Như vậy, từ cách tiếp cận hệ thống, HĐND xã là một hệ thống, có cấu trúc xã hội và quan hệ bên trong HĐND. Sự tồn tại, tính chỉnh thể của HĐND xã với tính cách là hệ thống phụ thuộc vào các thành tố và quan hệ giữa các thành tố, phụ thuộc vào việc thực hiện đúng vị trí, vai trò, chức năng của từng thành tố và của cả hệ thống. Theo đó, hoạt động của HĐND xã phụ thuộc vào cơ cấu HĐND xã, phụ thuộc vào cấu trúc xã hội của HĐND xã.

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 30/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí