Điểm Mới, Ý Nghĩa Lý Luận Và Ý Nghĩa Thực Tiễn


+ Huyện Mỹ Đức: Xã Hương Sơn (phát triển dịch vụ du lịch - chùa Hương, đạt chuẩn NTM); Xã Hùng Tiến (thuần nông, chưa đạt chuẩn NTM); Xã An Phú (xã miền núi, nhiều đồng bào dân tộc, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn)

+ Huyện Phú Xuyên: Xã Phượng Dực (có nghề phụ xen lẫn nông nghiệp, chưa đạt chuẩn NTM); Xã Khai Thái (thuần nông, đã đạt chuẩn NTM); Xã Phú Yên (làng nghề da giầy nổi tiếng, đạt chuẩn NTM)

+ Huyện Đông Anh (huyện NTM): Xã Hải Bối (có diện tích lớn đất bị thu hồi cho các dự án của huyện và Thành phố); Xã Vân Nội (vùng trồng rau an toàn); Xã Vòng La (ven đô, có khu công nghiệp Bắc Thăng Long).

- Cách thức điều tra: Điều tra bằng Phiếu (Bảng hỏi).

+ Đối tượng điều tra bằng phiếu: i, Điều tra toàn bộ đại biểu HĐND đang có mặt ở địa bàn khảo sát tại thời điểm điều tra; ii, Điều tra cán bộ giữ cương vị chủ chốt và công chức UBND, UBMTTQ, các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội xã; iii, Điều tra 25 người dân theo sự lựa chọn ngẫu nhiên từ những người tiếp xúc trực tiếp trong quá trình khảo sát thực tiễn.

+ Loại phiếu: Căn cứ vào nội dung luận án và những thông tin cần thu thập, phiếu điều tra được xây dựng thành 02 loại: một loại phiếu dành cho đại biểu HĐND xã và cán bộ UBND xã; một loại phiếu dành cho người dân.

+ Về thang đo: Luận án sử dụng thang đo đánh giá hoạt động của HĐND xã ở 03 mức: Tốt; Chưa tốt; Khó đánh giá.

Tốt: Các hoạt động đúng với quy định pháp luật, đúng quy trình, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương và cử tri cảm thấy hài lòng, đồng thuận.

Chưa tốt: Có những khâu, nội dung của hoạt động chưa thật đúng quy trình, chưa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương và cử tri cảm thấy chưa thật hài lòng, không thật đồng thuận.

Khó đánh giá: Sự chưa thật tường minh giữa tốt và chưa tốt; chưa đủ dữ liệu hoặc sự tự tin để đánh giá tốt, chưa tốt; sự lưỡng lự trong đánh giá.

+ Thời điểm điều tra, khảo sát: Tháng 10, 11,12 (quý 4) năm 2019

- Kết quả điều tra: 230 đại biểu HĐND xã; 129 cán bộ công chức UBND, UBMTTQ, các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội xã; 228 người dân.


Bảng 2.1. Cơ cấu mẫu điều tra



Cơ cấu x hội

Đối tượng điều tra

Đại biểu HĐND

(230 người)

Cán bộ công chức x

(129 người)

SL

Tỷ lệ %

SL

Tỷ lệ %

Giới tính

Nam

181

79,4%

92

71,9%

Nữ

47

20,6%

36

28,1%

Không trả lời

2


2



Tuổi

Dưới 25

3

1,3%

2

1,6%

26 - 30

10

4,3%

15

11,6%

31 - 40

75

32,6%

51

39,5%

41-50

62

26,9%

25

19,4%

Trên 50

73

32,7%

36

27,9%

Không trả lời

7


0



Học vấn

Tiểu học

1

0,4%

1

0,8%

THCS

13

5,7%

3

2,3%

THPT

66

28,6%

15

11,68%

CĐ, ĐH

141

61,3%

102

79,1%

Sau đại học

6

2,6%

6

4,7%

Không trả lời

3


2


Đảng viên

194

94,6%

105

89%


Thâm niên công tác

Dưới 5 năm

51

22,2%

28

21,7%

6 - 10 năm

49

21,3%

33

25,6%

11 - 15 năm

74

32,2%

36

27,9%

16 - 20 năm

19

8,3%

10

7,8%

Trên 20 năm

32

13,9%

22

17,1%

Không trả lời

5


0


Dân tộc

Kinh

203

88,2%

112

86,8%

Khác

27

11,8%

17

13,2%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã trên địa bàn thành phố Hà Nội - 3

Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả luận án, quý 4 năm 2019


Bảng 2.2. Cơ cấu x hội mẫu điều tra người dân


Cơ cấu x hội

Số lượng

Tỷ lệ %

Giới tính

Nam

132

57,9%

Nữ

96

42,1%


Tuổi

Dưới 25

1

0,4%

26 - 30

24

10,5%

31 - 40

76

33,3%

41-50

57

25%

Trên 50

70

30,7%


Học vấn

Tiểu học

6

2,6%

THCS

48

21,1%

THPT

100

43,9%

Cao đẳng

24

10,5%

Đại học

45

19,7%

Không trả lời

5


Đảng viên

21

9,2%

Đoàn viên

27

11,8%

Không

104

45,6%


Nghề nghiệp

Làm ruộng

135

59,2%

Buôn bán, dịch vụ

53

23,2%

Ngành nghề thủ công

10

4,4%

Nghề khác

30

13,1%

Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả luận án, quý 4 năm 2019

Cụ thể với từng địa bàn khảo sát: Huyện Đông Anh: 115 đại biểu HĐND, cán bộ, công chức xã; 75 người dân; Huyện Phú Xuyên: 121 đại biểu HĐND, cán bộ, công chức xã; 75 người dân; Huyện Mỹ Đức: 123 đại biểu HĐND, cán bộ, công chức xã; 78 người dân.


7. Điểm mới, ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn

7.1. Điểm mới của luận án

- Điểm mới về lý luận. Nghiên cứu hoạt động của HĐND xã dưới góc độ tiếp cận cấu trúc - chức năng, xác định các tiêu chí đánh giá hoạt động của HĐND xã từ chức năng theo quy định của pháp luật. Kết quả nghiên cứu gợi mở hướng nghiên cứu xã hội học về hệ thống chính trị cơ sở ở Việt Nam, trong đó HĐND xã là một thành tố.

- Điểm mới về thực tiễn. Sử dụng phương pháp xã hội học đánh giá hoạt động của HĐND xã của Hà Nội từ góc độ tiếp cận cấu trúc - chức năng, chỉ ra những kết quả, những hạn chế và những vấn đề đặt ra từ thực tế, định hướng cho việc đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND xã trong thời gian tới.

7.2. Ý nghĩa lý luận

- Luận án góp phần hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về HĐND nói chung, về hoạt động của HĐND và HĐND cấp xã nói riêng.

- Với việc ứng dụng các lý thuyết của xã hội học vào nghiên cứu về chất lượng hoạt động của HĐND; luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý thuyết và phương pháp nghiên cứu xã hội học nói chung và chuyên ngành Xã hội học chính trị nói riêng.

7.3. Ý nghĩa thực tiễn

- Những kết luận của luận án được kiểm chứng bằng nghiên cứu thực tế về thực trạng và những yếu tố tác động đến chất lượng hoạt động của HĐND cấp xã sẽ là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu và ban hành các quy định liên quan đến cơ cấu tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp nói chung, HĐND cấp xã nói riêng.

- óp phần nâng cao nhận thức cho các cấp ủy, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan trong hệ thống chính trị, các đại biểu HĐND và người dân về vị trí, vai trò của HĐND; từ đó có sự quan tâm thích đáng đối với những hoạt động của HĐND tại địa phương.

- Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các đại biểu HĐND và những người làm trong các cơ quan dân cử trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.


8. Kết cấu luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương:

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.

Chương 2. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn nghiên cứu hoạt động của HĐND x trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chương 3. Thực trạng hoạt động của Hội đồng nhân dân x trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.

3.1. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu.

3.2. Thực trạng hoạt động ra quyết định của Hội đồng nhân dân xã.

3.3. Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân xã.

3.4. Thực trạng hoạt động liên hệ với cử tri của Hội đồng nhân dân xã.

3.5. Việc thực hiện chức năng của Hội đồng nhân dân xã hiện nay và những vấn đề đặt ra.

Chương 4. Yếu tố tác động đến hoạt động của Hội đồng nhân dân x và giải pháp.

4.1. Các yếu tố tác động đến hoạt động của Hội đồng nhân dân xã.

4.2. Giải pháp để đảm bảo hoạt động của Hội đồng nhân dân xã đáp ứng được chức năng, nhiệm vụ.


Chương 1

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

1.1.1. Nghiên cứu về chính quyền địa phương trên thế giới

Ở hầu như tất cả các nước trên thế giới, chính quyền nhà nước được phân chia thành chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết đưa ra định nghĩa về CQĐP và mô tả, phân tích mô hình CQĐP ở các quốc gia.

Về khái niệm CQĐP: Theo Từ điển Black's Law Dictionary, CQĐP (local goverment) là “Chính quyền thành phố, thị xã, quận, hoặc bang. Cơ quan hành chính đối với khu vực địa lý nhỏ. Bầu các quan chức, thu thuế và làm nhiều việc mà chính phủ quốc gia có thể làm theo thẩm quyền. CQĐP thường chỉ kiểm soát khu vực địa lý cụ thể, không thể thực thi pháp luật vượt quá thẩm quyền pháp lý của mình”[125].

Tại Hội thảo khoa học về Tổ chức chính quyền địa phương - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam do Viện Nghiên cứu lập pháp phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức tại thành phố Cần Thơ, khái niệm về CQĐP được hiểu theo nghĩa rộng là "tất cả các cơ quan nhà nước đóng trên lãnh thổ địa phương mà hoạt động của chúng có tác động trong phạm vi lãnh thổ địa phương". Theo nghĩa hẹp, CQĐP là cơ quan đại diện và cơ quan hành chính các cấp; ở Việt Nam là HĐND và UBND, ở một số nước là Thị trưởng và Hội đồng Thành phố. Hai cơ quan này có nhiệm vụ tổ chức và quản trị đời sống xã hội của địa phương theo quy định của Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và các quyết định của chính các cơ quan này [127].

Về mô hình tổ chức CQĐP: Cho đến nay, trên thế giới, CQĐP thường tổ chức theo nguyên tắc tập quyền, phân quyền hoặc kết hợp nguyên tắc tập quyền và phân quyền.

CQĐP theo nguyên tắc phân quyền: còn gọi là mô hình chính quyền tự quản địa phương. Tổ chức và hoạt động của các tổ chức tự quản địa phương do các địa phương tự quy định nên rất tự do, đặc biệt đối với các đô thị, cách thức tổ chức và


thẩm quyền rất đa dạng, không theo một khuôn mẫu nào. Trong mô hình chính quyền tự quản địa phương không có đại diện của cơ quan trung ương hay chính quyền bang. Chức năng quản lý các CQĐP nói chung, chính quyền tự quản địa phương nói riêng thường giao cho một Bộ chuyên trách ở trung ương, là Bộ Nội vụ hoặc Bộ về CQĐP quản lý.

CQĐP theo nguyên tắc tập quyền: Mô hình này có đặc điểm là CQĐP do trung ương đặt ra, trực tiếp bổ nhiệm nhân sự hoặc có phân cấp và nằm trong hệ thống hành chính nhà nước thống nhất từ trung ương đến cơ sở. Bên cạnh việc thực hiện chức năng quản lý của nhà nước trung ương, các cơ quan CQĐP còn thực hiện các chức năng quản lý nhà nước ở địa phương. Hiện nay mô hình này còn tồn tại ở một vài nước đang phát triển. Cùng với xu hướng dân chủ hóa, mô hình này đang bị thu rất hẹp phạm vi áp dụng.

CQĐP kết hợp nguyên tắc tập quyền và phân quyền: Đặc điểm của mô hình này là ngoài việc bảo trợ của cấp trên, CQĐP còn chịu sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của những đại diện của chính quyền trung ương ở địa phương với bộ máy rất gọn có nhiệm vụ chính là giám sát chính quyền tự quản địa phương, đảm bảo sự thống nhất của chính sách quốc gia.

Bài viết Chính quyền địa phương ở Việt Nam, Trung Quốc, Thụy Điển, Hoa kỳ và một số kiến nghị, của Phạm Quang Huy (2014) đã trình bày, phân tích khái niệm và thực tế tổ chức CQĐP tại Việt Nam, Hoa Kỳ, Thụy Điển và Trung Quốc, đưa ra 3 kiến nghị xây dựng CQĐP ở nước ta, đó là: phải thiết lập mô hình CQĐP linh hoạt tùy thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị và văn hóa - xã hội của từng địa phương; Một số ban, ngành không cần thiết cần phải được loại bỏ, nhằm tinh giản biên chế của chính quyền địa phương, giảm bớt gánh nặng chi phí. CQĐP phải hoạt động trên tinh thần doanh nghiệp. Và cuối cùng là kiến nghị áp dụng thí điểm việc người dân được quyền thu thập ý kiến của cử tri tại cộng đồng địa phương, theo một tỷ lệ xác định, được tham gia trực tiếp vào chương trình nghị sự của HĐND, UBND cấp xã và/hoặc tham gia vào quá trình ra quyết định của chính quyền cấp xã [59].

Tác giả Lưu Kiếm Thanh (2015) trong bài viết:“Vai trò của chính quyền tự quản địa phương trong nền dân chủ Đan Mạch", đã phân tích, ở Đan Mạch có 3 cấp độ chính quyền: cấp nhà nước, bao gồm Nghị viện Chính phủ và các bộ (cơ cấu


nhà nước); chính quyền các hạt (quận, vùng); chính quyền cơ sở (còn gọi là chính quyền tự quản địa phương), cơ cấu lãnh đạo đều độc lập và do bầu cử; trong đó chính quyền tự quản địa phương là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống dân chủ của Đan Mạch. Chính quyền tự quản địa phương giải quyết những vấn đề của cộng đồng địa phương, chịu trách nhiệm cho phần lớn các dịch vụ công, bao gồm: chăm sóc trẻ em, giáo dục, các lĩnh vực xã hội và chăm sóc người già; chính vì vậy đây cũng là cấp chính quyền mà các công dân luôn quan tâm tới. Từ năm 1970 trở lại đây, chính quyền tự quản địa phương ở Đan Mạch đang trải qua thời kỳ thay đổi lớn: chính quyền tự quản địa phương dần dần đạt được sự chia sẻ công việc quản lý chính trị lớn hơn lĩnh vực công; nỗ lực tạo lập cơ cấu quản lý hiệu quả hướng tới thoả mãn những nhu cầu của công dân; phát triển linh động hơn khi công dân được hỗ trợ thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin mới; tăng cường hợp tác quốc tế... Từ quan điểm quốc tế, hệ thống chính quyền tự quản địa phương ở Đan Mạch là duy nhất và rất ít quốc gia đạt được mức độ phân cấp tương tự [90].

Từ kết quả Hội thảo “Tổ chức Chính quyền địa phương - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”, Đinh Xuân Thảo (2013) đã viết bài: Tổ chức chính quyền địa phương - kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam. Bài viết tóm tắt kết quả Hội thảo khoa học: Hội thảo đã làm rò khái niệm về CQĐP, các yếu tố cấu thành CQĐP và cơ chế hình thành CQĐP. Trên cơ sở phân tích hoạt động CQĐP của các nước như CHLB Đức, Hoa Kỳ, một số nước Tây Âu và Đông Nam Á, các chuyên gia cho rằng xu hướng tự quản được áp dụng khá phổ biến; từ đó phân tích thực trạng tổ chức CQĐP ở nước ta hiện nay. Kết quả của hội thảo đã cung cấp những luận cứ khoa học cho việc tiếp tục hoàn thiện pháp pháp luật về tổ chức và hoạt động của CQĐP ở Việt Nam [95].

Trong bài viết Vai trò quản lý phát triển xã hội của chính quyền cơ sở ở Hàn Quốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam, Nguyễn Minh Phương (2015) đã phân tích CQĐP, trong đó có chính quyền cơ sở ở Hàn Quốc có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề hành chính liên quan đến an sinh của dân cư địa phương, quản lý tài sản và có quyền tự chủ địa phương trong phạm vi luật định. Cấp thấp nhất trong bộ máy CQĐP của Hàn Quốc có thể xem là tương đương với cấp xã ở nước ta. Trên thực tế, chính quyền cơ sở ở Hàn Quốc đã thực hiện có hiệu quả các chính sách việc làm, phát triển nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy các dịch vụ y tế, chăm

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/06/2022