Tư Tưởng Hồ Chí Minh, Quan Điểm Của Đảng, Pháp Luật Của Nhà Nước, Chỉ Đạo Của Thành Phố Hà Nội Về Tổ Chức, Hoạt Động Của Hội Đồng Nhân


2.3. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH, QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC, CHỈ ĐẠO CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ

2.3.1. Quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân và Hội đồng nhân dân x

Trong những năm giữ cương vị là người đứng đầu nước Cộng hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao tư tưởng “Nước lấy dân làm gốc”. Theo tư tưởng của Người, bên cạnh làm chủ trực tiếp, Nhân dân còn thể hiện quyền làm chủ thông qua người đại diện của mình. Vì vậy, ngay sau khi thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 63/SL ngày 22/11/1945 thành lập HĐND các cấp.

Kế thừa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao vai trò của HĐND các cấp và quan tâm các cơ chế, chính sách phù hợp với từng giai đoạn, tạo điều kiện để HĐND các cấp phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong HTCT, đặc biệt là vai trò người đại diện của nhân dân.

Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975, đất nước ta trải qua các cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược; hoạt động của CQĐP trong đó có HĐND đều tập trung vào các nhiệm vụ chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đến năm 1986, Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng - lần đầu tiên Đảng ta đưa vào Nghị quyết việc “Nêu cao vị trí và vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, tạo điều kiện cho các cơ quan dân cử thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo Hiến pháp quy định”, thể hiện tầm quan trọng của các cơ quan dân cử trong HTCT.

Đến Đại hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng, với tinh thần đổi mới toàn diện, đồng bộ, đưa đất nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa; Đảng ta đã chủ trương “Cải tiến tổ chức và hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân để làm đúng chức năng quy định. Đổi mới tiêu chuẩn đại biểu, chế độ bầu cử và quy chế hoạt động của Quốc hội và hội đồng nhân dân”.

Để HĐND tiếp tục nâng cao vai trò của mình trong hệ thống CQĐP, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8 khoá VII năm 1995 đã ban hành Nghị quyết số


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

08-NQ/HNTW ngày 23/1/1995 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính, trong đó nêu nhiệm vụ “Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp. Đề cao trách nhiệm và kỷ luật của Hội đòng nhân dân, Ủy ban nhân dân trong việc chấp hành pháp luật và các quyết định của Quốc hội, Chính phủ và của cơ quan hành chính cấp trên. Tăng quyền chủ động của Hội đồng nhân dân trong việc quyết định những vấn đề mang tính địa phương, quyết định ngân sách trong phạm vi được phân cấp. Quy định cụ thể, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân từng cấp...” [4]. Như vậy, từ năm 1991, với Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng, vai trò của HĐND được nâng lên rò rệt. HĐND được tăng quyền chủ động trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương trong đó có tài chính, ngân sách. Bằng cách đó, Nhân dân được tham gia nhiều hơn vào hoạt động của chính quyền các cấp thông qua cơ quan đại diện của mình là HĐND.

Tiếp tục nâng cao vai trò của HĐND, tạo điều kiện để HĐND thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khoá VIII năm 1997 ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HNTW ngày 18/6/1997 về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh. Trong phần “Chủ trương, nhiệm vụ” nhấn mạnh cần phải “Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan dân cử (Quốc hội, hội đồng nhân dân) để các cơ quan này thực sự là cơ quan đại diện của nhân dân và là quan quyền lực nhà nước trong việc xem xét và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương” đồng thời nêu rò “Các cơ quan hành chính nhà nước phải nghiêm túc chấp hành các quyết định của cơ quan dân cử trong trách nhiệm, quyền hạn đã được pháp luật quy định và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan dân cử” [5, Tr.5].

Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã trên địa bàn thành phố Hà Nội - 9

Đối với hoạt động của HĐND, UBND các cấp “Kiện toàn và củng cố Hội đồng nhân dân các cấp để bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ và thẩm quyền đã được phân cấp; đồng thời đề cao trách nhiệm tham gia cùng chính quyền cấp trên thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với tổ chức theo ngành dọc trên địa bàn lãnh


thổ”, “Xây dựng Hội đòng nhân dân các cấp có thực quyền để thực hiện đầy đủ vai trò là cơ quan đại diện của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở từng cấp”. “Nghiên cứu phân biệt sự khác nhau giữa hoạt động của Hội đồng nhân dân và nhiệm vụ quản lý hành chính ở đô thị với hoạt động của Hội đồng nhân dân và nhiệm vụ quản lý hành chính ở nông thôn, có thể tiến hành thí điểm ở một vài địa phương để thấy hết các vấn đề cần giải quyết”. Riêng đối với HĐND xã, Nghị quyết nêu rò “Phát huy vai trò của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn trong việc xem xét, quyết định các nhiệm vụ về kinh tế, xã hội, an ninh trật tự, đời sống nhân dân, về ngân sách và giám sát việc điều hành của Uỷ ban nhân dân. Kiện toàn Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn với thành phần bao gồm những cán bộ chủ chốt của đảng bộ, mặt trận và các đoàn thể, đồng thời thu hút những người ngoài Đảng có đủ tiêu chuẩn, có nhiệt tình, có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn trong lao động sản xuất, có tín nhiệm trong nhân dân” [5].

Như vậy, ngay từ thời điểm này, Đảng ta đã rất coi trọng vai trò của HĐND đặc biệt trong việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời cũng đã nhận ra sự khác biệt trong hoạt động của HĐND giữa các khu vực khác nhau, để từ đó đề ra cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của HĐND phù hợp với điều kiện thực tế từng vùng.

Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HNTW ngày 18/6/1997 của Đảng, chất lượng hoạt động của các cơ quan dân cử từng bước được nâng lên, tuy nhiên hoạt động của HĐND các cấp giai đoạn này vẫn chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ và vị trí, vai trò được quy định trong Luật. Báo cáo của Bộ Chính trị kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX (tháng1/2004) đã chỉ rò: “Hội đồng nhân dân các cấp ở nhiều nơi hoạt động còn hình thức, nhiều đại biểu còn ít đóng góp vào công việc chung của hội đồng; một số vấn đề về tổ chức của HĐND vẫn chưa được làm rò và chưa có định hướng đổi mới một cách căn bản, nhất là cấp huyện và mô hình tổ chức chính quyền đô thị”. Đồng thời, báo cáo của Bộ Chính trị cũng đề ra nhiệm vụ: “Đổi mới tổ chức để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp; kiện toàn HĐND và UBND ba cấp thông qua việc tổ chức tốt cuộc bầu cử đại biểu HĐND”.


Báo cáo chính trị của Ban chấp hành tại Đại hội X của Đảng (tháng 4/2006) tiếp tục khẳng định, cần phải “Nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND và UBND, đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp. Phát huy vai trò giám sát của HĐND. Tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, phân định lại thẩm quyền đối với chính quyền ở nông thôn, đô thị, hải đảo”. iai đoạn này HĐND hoạt động theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005. Luật đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND các cấp theo hướng: quy định rò, cụ thể hơn nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền, có tính đến đặc thù của đơn vị hành chính đô thị, nông thôn…Có những nhiệm vụ HĐND ở cả 3 cấp đều phải thực hiện nhưng ở mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào phạm vi quản lý ở mỗi cấp. Tuy nhiên cơ cấu tổ chức của HĐND thời gian này còn có một số vướng mắc: cơ cấu của Thường trực HĐND so với UBND cùng cấp chưa cân xứng và phù hợp, chưa có quy định về việc bố trí Thường trực HĐND tham gia cấp uỷ, HĐND cấp xã chưa có các Ban HĐND…Chính điều này đã có những ảnh hưởng nhất định đến chất lượng hoạt động của HĐND nói chung và HĐND cấp xã nói riêng.

Từ thực tiễn hoạt động của HĐND các cấp, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 7 khóa XI ban hành Kết luận số 64-KL/TW, ngày 28/5/2013 về Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở” xác định một trong những giải pháp tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở là “Thực hiện mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch hội đồng nhân dân các cấp…”; “Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu, nhiệm vụ mới” [6, Tr.5].

Báo cáo chính trị tại Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng nhấn mạnh “Tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, bảo đảm cơ cấu và tiêu chuẩn, nâng cao chất lượng đại biểu, tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách một cách hợp lý” - coi đây là một trong những nhiệm vụ chính để xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trên tinh thần Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng, thực hiện Luật Tổ


chức chính quyền địa phương năm 2015, nhiệm kỳ 2016-2021 HĐND được tổ chức đầy đủ ở cả 3 cấp với những thay đổi đáng kể về cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động, điều này đã giúp cho HĐND hoạt động được tốt hơn, chất lượng hơn và từng bước đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.

Năm 2017, thực hiện mục tiêu tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức… Ban chấp hành trung ương khóa XII ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và Kế hoạch số 07- KH/TW ngày 27/11/2017 về thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Theo đó, đối với chính quyền địa phương ”Nghiên cứu, thực hiện giảm hợp lý số lượng đại biểu HĐND các cấp và giảm đại biểu HĐND công tác ở các cơ quan quản lý nhà nước; giảm số lượng phó chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động để thực hiện từ nhiệm kỳ 2021 - 2026” [7]. Trên cơ sở đó, Quốc hội đã ban hành Luật số 47/2019/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, theo đó giảm số lượng đại biểu HĐND ở cả 3 cấp phù hợp với mục tiêu tinh giản bộ máy.

2.3.2. L nh đạo, chỉ đạo của Thành ủy và kết quả hoạt động của Hội đồng nhân dân x

Thực hiện quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về HĐND, Thành ủy Hà Nội rất quan tâm tới việc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp trong chương trình hoạt động toàn khóa của mình.

Thành ủy ban hành Chương trình 01-CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội khoá XV về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy Đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên; năng lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền; chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân các cấp, giai đoạn 2011 - 2015”; Chương trình 01-CTr/TU của Thành uỷ khoá XVI về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ; tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) tạo


chuyển biến mạnh về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xây dựng hệ thống chính trị các cấp thực sự trong sạch, vững mạnh giai đoạn 2016-2020”

Đây là Chương trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong 8 chương trình công tác toàn khóa của Thành ủy Hà Nội khóa XV và XVI, tập trung vào những nhiệm vụ then chốt của công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố, nhằm xây dựng và củng cố toàn diện hệ thống chính trị của thành phố, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố các khóa XV và XVI. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng của nội dung nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp được xác định là “Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp”

Ban Thường vụ Thành ủy giao Đảng đoàn HĐND thành phố Hà Nội tham mưu ban hành Đề án số 04-ĐA/TU ngày 19/10/2012 của Ban Thường vụ Thành uỷ “Về nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016” và tiếp tục tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy các giải pháp chỉ đạo nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2021.

Thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội; chấp hành nghị quyết của cấp ủy các cấp, HĐND các xã của Hà Nội thường xuyên được kiện toàn về tổ chức, thực hiện các hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cấp trên. HĐND xã của Hà Nội đã thực hiện tương đối hiệu quả các hoạt động ra quyết định, giám sát và tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, từng bước đáp ứng được yêu cầu chức năng nhiệm vụ là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.

Báo cáo đánh giá 02 năm thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU ngày 19/10/2012 của Ban Thường vụ Thành uỷ “Về nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016” đã nhận định “Thực hiện Đề án 04- ĐA/TU của Thành ủy, các cấp ủy Đảng đã có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời, thường xuyên hơn đối với hoạt động của HĐND các cấp; nhất là trong việc định hướng những vấn đề quan trọng ở địa phương thuộc trách nhiệm, thẩm quyền quyết định của HĐND. Định kỳ 6 tháng, 1 năm và trước các kỳ họp


HĐND, Đảng Đoàn HĐND Thành phố và các cấp ủy Đảng ở các địa phương, cơ sở đã quan tâm xem xét tình hình tổ chức và hoạt động của HĐND, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội, thống nhất chủ trương lãnh đạo kỳ họp HĐND, thể chế nghị quyết của Trung ương, của cấp ủy thành nghị quyết của HĐND. Tham dự và có ý kiến chỉ đạo, định hướng tại các kỳ họp của HĐND các cấp. Các cấp ủy đảng, chính quyền đã chủ động quan tâm đến công tác nhân sự HĐND các cấp. Thực hiện Đề án 04, HĐND các xã đã cố gắng trong việc việc bố trí cán bộ chuyên trách của HĐND cấp xã: đến năm 2014 trong tổng số 584 xã, phường, thị trấn có 187 xã có Chủ tịch HĐND chuyên trách (chiếm 32%); 561 Phó Chủ tịch HĐND chuyên trách, chiếm 96%. Tuy nhiên vẫn còn 02 xã (tại thời điểm tháng 10/2014) chưa có Chủ tịch HĐND [105, Tr.12].

Việc tăng cường đại biểu HĐND chuyên trách giúp cho chất lượng và hoạt động của HĐND các cấp đã từng bước đi vào nề nếp, có chiều sâu và hoạt động đều trên tất cả các mặt: kỳ họp, giám sát, TXCT, tiếp công dân...Bởi lẽ khi đã hoạt động động chuyên trách, đại biểu có thể toàn tâm toàn ý cho hoạt động HĐND, dành thời gian để nghiên cứu chuyên sâu, tìm hòi các giải pháp, cách làm mới nhằm nâng cao chất lượng hoạt động HĐND, đại biểu chuyên trách cũng không bị ràng buộc bởi các vị trí công tác nên có thể thẳng thắn trình bày ý kiến của mình khi thảo luận tại kỳ họp, chất vấn, giám sát… Các kỳ họp HĐND cấp huyện đều dành ½ ngày cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, tạo điều kiện để đại biểu phát huy vai trò, tập trung trí tuệ và dân chủ, thảo luận các vấn đề quan trọng của địa phương. Một số quận, huyện, xã, phường tổ chức phát thanh, truyền hình trực tiếp các phiên chất vấn để cử tri theo dòi, giám sát. Một số xã, phường đổi mới hoạt động, mời đại diện cử tri tham dự kỳ họp HĐND. Thường trực HĐND quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn đã tổ chức tốt hoạt động giám sát, tập trung vào các nội dung quan trọng, được cử tri ghi nhận, hoan nghênh và đánh giá cao. Qua đó đã góp phần tháo gỡ khó khăn nhiều vấn đề lớn của Thành phố và các địa phương, đồng thời thấy rò trách nhiệm, tính chủ động, nghiêm túc trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND các cấp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội và thực hiện thắng lợi nghị quyết hàng năm của HĐND các cấp [105, ].


Mặc dù vậy, tại Báo cáo số 33-BC/ĐĐ của Đảng đoàn HĐND thành phố Hà Nội về tổng kết việc thực hiện Đề án 04 đã nêu rò “Thường trực HĐND một số xã, phường, thị trấn chưa chủ động trong đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND, thiếu quan tâm đến công tác bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND nên kết quả hoạt động còn hạn chế. Chưa có quy định về cán bộ chuyên trách giúp việc cho Thường trực HĐND cấp xã nên có phần ảnh hưởng đến hoạt động của HĐND cấp xã. Việc bố trí ngân sách phục vụ hoạt động của HĐND cấp huyện, xã chưa phù hợp với chức năng và nhiệm vụ các cơ quan của HĐND các cấp; ảnh hưởng đến tính độc lập trong công tác chung của HĐND” [36].

Nhiệm kỳ 2016-2021, trong tổng số 584 xã, phường, thị trấn có 126 Chủ tịch chuyên trách, 557 Phó Chủ tịch chuyên trách, 13 Trưởng ban chuyên trách, 35 Phó trưởng ban chuyên trách; cơ bản bố trí theo luật Tổ chức chính quyền địa phương; đảm bảo việc thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Đến cuối nhiệm kỳ, số lượng Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã chuyên trách giảm còn 385 người; số Trưởng ban, Phó Trưởng ban HĐND xã chuyên trách chỉ còn 21 người [113, PL.4].

Tiểu kết chương 2

HĐND xã là một hệ thống xã hội nằm trong hệ thống chính trị xã, là một trong hai thành tố cơ bản của chính quyền địa phương xã. HĐND xã có vị thế, vai trò, chức năng xã hội khác biệt so với các thành tố khác trong hệ thống chính trị. HĐND xã là cơ quan do nhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên về các hoạt động của mình.

Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, HĐND xã dựa trên 03 hoạt động chủ yếu: Hoạt động ra quyết định (ban hành nghị quyết); hoạt động giám sát, chất vấn; hoạt động nắm bắt ý kiến cử tri. Ba hoạt động này là sự cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND xã; là tập hợp vai trò xã hội của HĐND xã. Thực hiện đúng, tốt ba hoạt động đó nghĩa là HĐND xã đã thực hiện đúng, tốt vai trò, chức năng xã hội của mình là một thành tố của chính quyền địa phương, của hệ thống chính trị cấp xã.

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 30/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí