Vai Trò Và Các Nguyên Tắc Áp Dụng Pháp Luật Để Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Của Toà Án Nhân Dân

sự, chủ thể chủ yếu của tranh chấp đất đai là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình. Xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng và quyền tự định đoạt của các đương sự, tòa án nhân dân với vai trò là chủ thể chính của hoạt động áp dụng pháp luật chỉ là “trọng tài” trong việc giải quyết tranh chấp giữa các bên đương sự. Trước khi đưa vụ án ra xét xử tại phiên tòa, tòa án nhân dân phải tiến hành hòa giải, chỉ khi nào các bên đương sự (với trung gian hòa giải là tòa án) không tự giải quyết được tranh chấp với nhau thì tòa án mới đưa ra phán quyết trên cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các đương sụ, buộc bên vi phạm phải thực hiện.

- Khi áp dụng pháp luật với việc giải quyết các tranh chấp đất đau, pháp luật có quy định nguyên tắc áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật. Đây là đặc điểm riêng, khác hẳn với áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án khác. Nguyên tắc này xuất phát từ tính đa dạng, phong phú, phức tạp của các quan hệ dân sự, đặc biệt là trong tranh chấp đất đai. Pháp luật không thể dự liệu hết được mọi tình huống, trường hợp phát sinh trong thực tế, khi giải quyết tranh chấp, tòa án không thể từ chối đơn yêu cầu giải quyết vì lý do pháp luật chưa có quy định cụ thể.

1.2. Vai trò và các nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân

1.2.1. Vai trò của việc áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân

Với tư cách là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội, là phương tiện để thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng có hiệu lực và thực thi trên quy mô toàn xã hội. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý kinh tế, xã hội. Pháp luật là phương tiện đảm bảo cho quần chúng nhân dân tham gia quản lý nhà nước, xã hội và

đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được phát huy và thực hiện một cách nghiêm chỉnh.

Vai trò của áp dụng pháp luật thể hiện ở những khía cạnh sau:

Thứ nhất, hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN. Đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh, thống nhất. Mọi tổ chức và công dân đều nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật. Áp dụng đúng đắn pháp luật chính là cơ sở để bảo vệ pháp chế XHCN.

Thứ hai, vai trò của áp dụng pháp luật trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật đất đai nói riêng. Điều đó được thể hiện qua thực tiễn xét xử án tranh chấp đất đai. Các quy phạm của pháp luật dân sự và các quy phạm của pháp luật đất đai cũng như các quy phạm pháp luật khác có liên quan đều được kiểm nghiệm trong thực tiễn cuộc sống về tính phù hợp hay chưa phù hợp trong đời sống xã hội, tính đầy đủ, toàn diện hay chưa đầu đủ, còn có lỗ hổng trong quy phạm pháp luật, phát hiện ra những quy phạm pháp luật còn chung chung, chồng chéo dẫn đến những người áp dụng pháp luật có những cách hiểu khác nhau dẫn đến tình trạng áp dụng pháp luật một cách tuỳ tiện vi phạm tính thống nhất của pháp luật và nguyên tắc pháp chế XHCN. Ngược lại có những vi phạm diễn ra khác với dự đoán của người làm luật làm cho người áp dụng pháp luật còn lúng túng khi giải quyết, có những vi phạm mới chưa được pháp luật điều chỉnh, những quy phạm lỗi thời, không phù hợp vẫn còn tồn tại trong xã hội. Như vậy qua thực tiễn áp dụng trong hoạt động xét xử nói chung và trong xét xử các vụ án tranh chấp đất đai nói riêng chính là nơi kiểm nghiệm các quy phạm pháp luật trong thực tiễn để phát hiện những hạn chế đó, góp phần vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và hoàn thiện pháp Luật Đất đai nói riêng.

Thứ ba, áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân còn có vai trò răn đe những người có hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ và khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà nước và công dân theo quy định của pháp luật, giữ vững ổn định xã hội giữ gìn kỷ cương phép nước trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Thứ tư, vai trò của áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân còn có tác dụng trong phổ biến và tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân, đặc biệt thông qua các phiên toà xét xử công khai, các chủ thể áp dụng pháp luật đã phân tích, giải thích pháp luật để nhân dân hiểu rõ những gì pháp luật cho phép làm và những gì pháp luật cấm để từ đó giữ gìn sự đoàn kết trong nhân dân.

1.2.2. Các nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân

Hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân trong giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn Hà Nội - 4

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai được hiểu là hệ thống các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo có tác dụng định hướng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.

Nguyên tắc bảo đảm đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thực hiện vai trò đại diện cho chủ sở hữu

Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” [31, Điều 4].

Quy định như vậy có nghĩa là đất đai không thuộc sở hữu riêng của một tổ chức hay cá nhân nào. Các tổ chức, cá nhân chỉ là chủ thể của quyền quản lý và sử dụng đất. Quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai là quyền sở hữu duy nhất và tuyệt đối. Tính duy nhất và tuyệt đối thể hiện quyền sở hữu toàn dân bao trùm lên tất cả đất đai, dù đất đó đang do ai sử dụng. Việc sử dụng đất phải đảm bảo đúng quy hoạch, kế hoạch, mục đích sử dụng đất, tiết kiệm có hiệu quả và bảo vệ môi trường. Đây là nguyên tắc xuyên suốt quá trình quản

lý và sử dụng đất, phản ánh đặc trưng quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai. Vậy khi giải quyết tranh chấp đất đai các cơ quan có thẩm quyền phải tuân thủ chấp hành nguyên tắc này và coi nó là cơ sở để giải quyết tranh chấp đất đai. Từ đó cần quán triệt quan điểm của Đảng và nhà nước về không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nguyên tắc đảm bảo lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích về mặt kinh tế, khuyến khích tự hoà giải trong nội bộ quần chúng nhân dân

Hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai đã thể hiện được tư tưởng đổi mới trong việc điều hành các quan hệ xã hội về đất đai. Khi giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn về đất đai đều quan tâm chú ý giải quyết hài hoà lợi ích kinh tế giữa các đương sự. Đây là điểm mấu chốt để giải quyết các tranh chấp đất đai. Tuy nhiên theo quy định của luật đất đai trước khi đưa ra giải quyết các tranh chấp đất đai tại Toà án có thẩm quyền, nhất thiết các tranh này phải qua thủ tục hoà giải ở cấp xã, phường, thị trấn và pháp luật khuyến khích các bên đương sự tự thương lượng hoà giải. Đây là giải pháp hữu hiệu để giải quyết tranh chấp đất đai tại Toà án, qua việc hoà giải này đã thể hiện rõ ý chí, nguyện vọng của các bên và giảm được áp lực cho các cơ quan giải quyết tranh chấp đất đai.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai nhằm mục đích ổn định tình hình kinh tế, xã hội

Khi tranh chấp đất đai nảy sinh đã gây tác động lớn đến đời sống kinh tế, xã hội gây nên sự mâu thuẫn trong quan hệ xã hội, tạo ra gánh nặng cho Toà án giải quyết tranh chấp. Việc giải quyết tranh chấp đất đai một cách triệt để thì sẽ giúp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước ổn định và

đời sống nhân dân được cải thiện. Vì vậy việc giải quyết tranh chấp đất đai gắn liền với việc tổ chức sản xuất, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội và khi áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp đất đai cần phải quán triệt thực hiện nguyên tắc này.

Ngoài những nguyên tắc trên khi áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân cần phải tuân thủ một số nguyên tắc khác như thực hiện đúng phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp, bảo vệ các giao dịch đã thiết lập theo nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng truyền thống, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, tôn trọng tự do thoả thuận, trung thực, thiện chí và nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

1.3. Quy trình, nội dung áp dụng và điều kiện đảm bảo áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án nhân dân

1.3.1. Quy trình và nội dung áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án nhân dân

Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân cũng chính là sự biểu hiện cụ thể của áp dụng pháp luật nói chung. Tuy nhiên do đặc trưng của các quan hệ tranh chấp đất đai luôn phức tạp và đa dạng nên những quy định và thủ tục tố tụng dân sự đồng thời cũng phức tạp hơn và việc áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án tranh chấp đất đai theo quy trình sau:

Áp dụng pháp luật trong thụ lý hồ sơ vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất

Khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm thì cá nhân, cơ quan tổ chức có quyền khởi kiện đến toà án. Toà án trước tiên phải xác định loại vụ việc này có thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án hay không? Việc xác định này như sau:

Giai đoạn trước ngày 1/7/2014, tòa án áp dụng Luật Đất đai 2003 và

các văn bản hướng dẫn có liên quan. Theo đó, cán bộ tòa án phải xác định các bên đương sự có một trong các loại giấy tờ liên quan đến đối tượng tranh chấp được quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 thì vụ án không thuộc thẩm quyền Tòa án giải quyết; vụ án đã qua hòa giải ở chính quyền cấp cơ sở hay chưa), nếu thuộc thì thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện hay cấp tỉnh, có thuộc thẩm quyền theo lãnh thổ hay không hoặc Toà án phải thông báo cho các đương sự biết quyền được lựa chọn Toà án giải quyết yêu cầu khởi kiện của mình nếu pháp luật có quy định. Khi thụ lý vụ án Toà án phải xem xét yêu cầu khởi kiện, xác định nơi cư trú của đương sự hoặc xem xét nguyện vọng của các đương sự lựa chọn Toà án nào giải quyết và các giấy tờ có liên quan để xác định thẩm quyền giải quyết.

Giai đoạn từ 1/7/2014, tòa án áp dụng quy định của Luật đất đai Điều

203. Trong đó, có quy định: Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết. Các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 vẫn giữ nguyên các quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai 2003 và có bổ sung thêm một số trường hợp đó là:

- Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

- Giấy tờ được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

- Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này.

Về các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 đã được hướng dẫn tại Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15

tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai bao gồm:

1. Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18 tháng 12 năm 1980.

2. Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị số 299-TTg ngày 10 tháng 11 năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước do cơ quan nhà nước đang quản lý, bao gồm:

a) Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã xác định người đang sử dụng đất là hợp pháp;

b) Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã hoặc cơ quan quản lý đất đai cấp huyện, cấp tỉnh lập;

c) Đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.

3. Dự án hoặc danh sách hoặc văn bản về việc di dân đi xây dựng khu kinh tế mới, di dân tái định cư được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

4. Giấy tờ của nông trường, lâm trường quốc doanh về việc giao đất cho người lao động trong nông trường, lâm trường để làm nhà ở (nếu có).

5. Giấy tờ có nội dung về quyền sở hữu nhà ở, công trình; về việc xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng chứng nhận hoặc cho phép.

6. Giấy tờ tạm giao đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp

tỉnh; Đơn đề nghị được sử dụng đất được Ủy ban nhân dân cấp xã, hợp tác xã nông nghiệp phê duyệt, chấp thuận trước ngày 01 tháng 7 năm 1980 hoặc được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh phê duyệt, chấp thuận.

7. Giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giao đất cho cơ quan, tổ chức để bố trí đất cho cán bộ, công nhân viên tự làm nhà ở hoặc xây dựng nhà ở để phân (cấp) cho cán bộ, công nhân viên bằng vốn không thuộc ngân sách nhà nước hoặc do cán bộ, công nhân viên tự đóng góp xây dựng. Trường hợp xây dựng nhà ở bằng vốn ngân sách nhà nước thì phải bàn giao quỹ nhà ở đó cho cơ quan quản lý nhà ở của địa phương để quản lý, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

8. Bản sao giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và các giấy tờ quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành cấp huyện, cấp tỉnh đối với trường hợp bản gốc giấy tờ này đã bị thất lạc và cơ quan nhà nước không còn lưu giữ hồ sơ quản lý việc cấp loại giấy tờ đó [5, Điều 18].

Như vậy, tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và các tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

Cũng tại Luật Đất đai 2013 quy định:

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai là Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 21/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí