cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật” [4].
Thực hiện pháp luật có các hình thức sau: tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
Trong thực tiễn và khoa học pháp lý có nhiều quan niệm khác nhau về áp dụng pháp luật, song, tựu chung lại, áp dụng pháp luật được hiểu là hoạt động có tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước được thực hiện thông qua những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội khi được Nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với cá nhân, tổ chức cụ thể [4].
Áp dụng pháp luật có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, áp dụng pháp luật mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước. Hoạt động áp dụng pháp luật chỉ do những cơ quan nhà nước hay những người có thẩm quyền tiến hành và mỗi cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được giao một số hoạt động áp dụng pháp luật nhất định trong phạm vi thẩm quyền của mình. Trong một số trường hợp cá biệt, một số tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền cũng có thể tiến hành áp dụng pháp luật. Hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành chủ yếu theo ý chí đơn phương của các cơ quan nhà nước hay những người có thẩm quyền, không phụ thuộc vào ý chí của những chủ thể có liên quan. Trường hợp cần thiết, áp dụng pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế của nhà nước.
Trong quá trình áp dụng pháp luật các cơ quan nhà nước hay những người có thẩm quyền phải xem xét, cân nhắc thận trọng và dựa trên những quy phạm pháp luật đã được xác định để ra văn bản áp dụng pháp luật cụ thể. Văn bản áp dụng pháp luật là hình thức thể hiện chính thức của hoạt động áp dụng pháp luật; là văn bản pháp lý cá biệt mang tính quyền lực do các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền xây dựng, được nhà nước trao quyền
ban hành trên cơ sở những quy phạm pháp luật, nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các cá nhân, tổ chức hoặc xác định những biện pháp, trách nhiệm pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
Thứ hai, áp dụng pháp luật là hoạt động theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. Pháp luật xác định rõ ràng cơ sở, điều kiện, trình tự, thủ tục, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia trong quá trình áp dụng pháp luật. Các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền và các bên liên quan trong quá trình áp dụng pháp luật phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định có tính thủ tục đó, để tránh những sự tùy tiện có thể dẫn đến việc áp dụng pháp luật không đúng, không chính xác. Hình thức thể hiện của hoạt động áp dụng pháp luật là văn bản áp dụng pháp luật do cơ quan nhà nước, người và tổ chức có thẩm quyền ban hành có tính chất cá biệt, một lần đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể trong những trường hợp xác định, phải phù hợp với pháp luật và dựa trên những quy phạm pháp luật cụ thể; được thể hiện trong những hình thức pháp lý xác định như bản án, quyết định, lệnh Văn bản áp dụng pháp luật có hai loại: văn bản xác định quyền và nghĩa vụ của chủ thể và văn bản bảo vệ pháp luật chứa đựng những biện pháp trừng phạt, cưỡng chế đối với những cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật.
Thứ ba, áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã hội xác định Trên cơ sở những quy tắc xử sự chung trong quy phạm pháp luật; hoạt động áp dụng pháp luật cá biệt hóa một cách cụ thể và chính xác những quy phạm pháp luật nhất định. Các quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự chung nên không chỉ rõ được áp dụng vào việc giải quyết một vụ việc thực tế của một chủ thể cụ thể.
Thứ tư, áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo. Các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền khi áp dụng pháp luật phải nghiên cứu kỹ vụ việc, phân tích làm sáng tỏ cấu thành pháp lý của nó, trong trường hợp
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân trong giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn Hà Nội - 1
- Hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân trong giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn Hà Nội - 2
- Vai Trò Và Các Nguyên Tắc Áp Dụng Pháp Luật Để Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Của Toà Án Nhân Dân
- Hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân trong giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn Hà Nội - 5
- Các Điều Kiện Đảm Bảo Áp Dụng Pháp Luật Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Của Toà Án Nhân Dân
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
pháp luật chưa quy định hoặc quy định chưa rõ thì phải áp dụng tương tự để từ đó lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp, ra văn bản áp dụng pháp luật và tổ chức thi hành. Trong quá trình áp dụng pháp luật, người có thẩm quyền phải có ý thức pháp luật cao, có kinh nghiệm phong phú, có đạo đức trong sáng và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Mặt khác, các quy định của pháp luật thường mang tính chất chung, khái quát, song các vụ việc xảy ra trong thực tế lại đa dạng, phong phú nên muốn đưa ra một quyết định đúng đắn, chính xác vừa thấu tình, đạt lý thì đòi hỏi phải có tính sáng tạo của người áp dụng.
Tóm lại, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, tính quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể [16].
1.1.2. Khái niệm tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai
Luật đất đai 2003 quy định: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai” [27, Điều 4, Khoản 26]. Định nghĩa này tiếp tục được khẳng định lại khoản 24, Điều 3, Luật Đất đai 2013.
Trong khái niệm nêu trên, đối tượng của tranh chấp đất đai không phải là quyền sở hữu đất, các chủ thể tham gia tranh chấp không phải là các chủ thể có quyền sở hữu đối với đất. Đây là điều không phải bàn cãi vì Điều 53, Hiến pháp 2013 hay điều 4, Luật đất đai 2013 quy định rất rõ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Tranh chấp đất đai có những đặc điểm chủ yếu sau:
Một là, về chủ thể của tranh chấp đất đai là người có quyền quản lý và quyền sử dụng đất chứ không phải là người có quyền sở hữu đất đai. Quyền sử dụng đất của các chủ thể chỉ được xác lập dựa trên một quyết định giao
đất, cho thuê đất của Nhà nước hoặc được Nhà nước cho phép nhận chuyển nhượng từ các chủ thể khác hoặc được Nhà nước thừa nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất đang sử dụng. Vì vậy chủ thể của tranh chấp đất đai là cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức tham gia với tư cách là người quản lý, người sử dụng đất.
Hai là, thực tế nội dung của tranh chấp đất đai rất đa dạng và phức tạp. Đối với hoạt động quản lý và sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường được diễn ra rất đa dạng, việc sử dụng đất vào nhiều mục đích khác nhau với diện tích và nhu cầu sử dụng khác nhau. Do vậy việc quản lý và sử dụng đất không đơn thuần chỉ là việc quản lý và sử dụng một tư liệu sản xuất. Đất đai đã trở thành loại hàng hóa đặc biệt có giá trị kinh tế và giá trị của nó được biến động theo nền kinh tế thị trường, từ đó việc quản lý và sử dụng đất đai không chỉ đơn thuần là việc khai thác giá trị sử dụng mà bao gồm cả giá trị sinh lời của đất. Khi nội dung quản lý và sử dụng đất phong phú và phức tạp thì phát sinh những mâu thuẫn, bất đồng xung quanh việc này cũng trở nên căng thẳng và trầm trọng hơn.
Ba là, khi tranh chấp đất đai đã phát sinh thì sẽ phát sinh nhiều hậu quả không mong muốn như: gây mất ổn định về chính trị, phá vỡ các mối quan hệ trong xã hội, làm mất tình đoàn kết trong nội bộ quần chúng nhân dân, ảnh hưởng đến trật tự quản lý đất đai, đến sản xuất, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên tranh chấp và gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước và xã hội.
Bốn là, về đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý và quyền sử dụng đất.
Trên thực tế, tranh chấp đất đai không chỉ là hiện tượng phổ biến mà trong đó còn hết sức đa dạng về chủ thể cũng như nội dung tranh chấp. Tuy nhiên, về cơ bản tranh chấp đất đai được chia thành ba dạng như sau:
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất: là những tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó. Trong dạng tranh chấp này chúng ta thường gặp các loại tranh chấp về ranh giới đất; tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các quan hệ ly hôn, thừa kế; tranh chấp để đòi lại đất (đất đã cho người khác mượn sử dụng mà không trả lại, hoặc tranh chấp giữa người dân tộc thiểu số với người đi xây dựng vùng kinh tế mới…)
- Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất: dạng tranh chấp này thường xảy ra khi các chủ thể có những giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất hoặc các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư…
- Tranh chấp về mục đích sử dụng đất: đây là dạng tranh chấp ít gặp hơn, những tranh chấp này liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì. Thông thường những tranh chấp này cũng dễ có cơ sở để giải quyết vì trong quá trình phân bổ đất đai cho các chủ thể sử dụng, Nhà nước đã xác định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất. Tranh chấp chủ yếu do người sử dụng đất sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Trên cơ sở khái niệm tranh chấp đất đai chúng ta có khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai như sau: “giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đất đai”.
1.1.3. Khái niệm áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” [30, Điều 102, Khoản 1]. Xét xử là hoạt động đặc trưng, là chức
năng riêng có của tòa án nhân dân. Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của tòa án là một nội dung cụ thể, đặc biệt và quan trọng của hình thức áp dụng pháp luật nói chung.
Khi có tranh chấp đất đai, Luật Đất đai quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết việc tranh chấp đất đai là Tòa án nhân dân và Ủy ban nhân dân. Như vậy, tòa án không phải là cơ quan duy nhất giải quyết tranh chấp đất đai và tòa án cũng không phải là cơ quan giải quyết mọi tranh chấp đất đai, có những tranh chấp đất đai không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án mà thuộc thẩm quyền giải quyết của ủy ban nhân dân. Do đó, khi có chủ thể yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp đất đai thì tòa án phải căn cứ vào các quy định của pháp luật dân sự và pháp luật đất đai để xác định xem tranh chấp đó có thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án hay không, nếu thuộc thẩm quyền của mình thì tòa án sẽ thụ lý giải quyết để bảo vệ quyền, nghĩa vụ hợp pháp của các chủ thể có yêu cầu đó, nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì tòa án trả lại đơn yêu cầu và hướng dẫn họ gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Sau khi nhận được đơn khởi kiện của đương sự và vụ việc đúng thẩm quyền thì tòa án tiến hành thụ lý vụ án và giải quyết theo trình tự mà pháp luật tố tụng quy định như: thẩm tra, xác minh các tình tiết liên quan đến vụ án, lựa chọn quy phạm pháp luật điều chỉnh để giải quyết vụ án và cuối cùng là ra bản án, quyết định buộc các đương sự thi hành bằng các hình thức tự nguyện thi hành hoặc có sự cưỡng chế thi hành của cơ quan thi hành án.
Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất tại tòa án, ngoài cơ quan tòa án còn có sự tham gia của Viện kiểm sát và cơ quan thi hành án. Hai cơ quan này cùng giữ vai trò là chủ thể của hoạt động áp dụng pháp luật. Nếu thiếu sự tham gia của các chủ thể này thì có thể dẫn đến việc áp dụng pháp luật không chính xác, khách quan và triệt để. Tuy
nhiên, tòa án nhân dân là chủ thể chủ yếu trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại tòa án và khi xét xử, Thẩm phán, Hội đồng xét xử có quyền và nghĩa vụ nghiên cứu hồ sơ vụ án, đánh giá tính hợp pháp, tính có căn cứ pháp lý đối với yêu cầu của đương sự, lựa chọn các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp, chính xác và ban hành bản án, quyết định nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể pháp luật hoặc buộc các chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể hiểu áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân là một hoạt động mang tính tổ chức, tính quyền lực Nhà nước, trong đó, Nhà nước thông qua các Thẩm phán, Hội đồng xét xử căn cứ vào các quy phạm pháp luật đất đai và quy phạm pháp luật khác để ban hành một quyết định hoặc một bản án, quy định các quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp đất đai nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, góp phần vào việc giữ vững ổn định trật tự xã hội.
1.1.4. Đặc điểm áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân
Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp các vụ án dân sự nói chung và trong giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng của toà án nhân dân là sự biểu hiện của áp dụng pháp luật nói chung, nó chứa đựng đầy đủ đặc điểm của áp dụng pháp luật, tuy nhiên do tính chất đa dạng phức tạp của các quan hệ pháp luật dân sự cùng với những quy định về trình tự thủ tục giải quyết các vụ án dân sự của pháp luật tố tụng dân sự trong giải quyết các vụ án dân sự và những quy định cá biệt trong giải quyết tranh chấp đất đai của toà án nhân dân cho nên việc áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp đất đai có những đặc điểm riêng biệt khác, đó là:
- Ở giai đoạn đầu tiên của quy trình áp dụng pháp luật là tiến hành thu
thập chứng cứ, lấy lời khai của đương sự và tiến hành một số hoạt động tố tụng khác để làm rõ các tình tiết liên quan đến tranh chấp đất đai. Tòa án nhân dân là chủ thể chủ yếu của hoạt động này. Hoạt động đối chất, xem xét, thẩm định tại chỗ, ủy thác thu thập chứng cứ là nhiệm vụ của tòa án chứ không phải của các cơ quan điều tra như trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự nói chung và trong giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng. Viện kiểm sát tham gia phiên tòa đối với những vụ án do tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự khiếu nại, các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án, các vụ việc dân sự mà Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của tòa án.
Nếu như trong tố tụng hình sự, việc chứng minh tội phạm là trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng thì trong tố tụng dân sự, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là thuộc về đương sự. Xuất phát từ nguyên tắc tự định đoạt của đương sự cũng như tính chất, đặc điểm của việc giải quyết tranh chấp đất đai, khi tòa án thụ lý giải quyết vụ án tranh chấp đất đai thì tòa án đã có hồ sơ về vụ tranh chấp đó. Khi khởi kiện, bên nguyên đơn và bên bị đơn đều phải có nghĩa vụ xuất trình chứng cứ liên quan và tự chứng minh yêu cầu của mình. Trường hợp cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội khởi kiện thì tòa án nhân dân cũng yêu cầu các chủ thể này cung cấp tài liệu, chứng cứ cần thiết và tòa án chỉ tiến hành xác minh, thu thập những chứng cứ trong trường hợp cần thiết do Bộ luật tố tụng dân sự quy định. Trong những trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập chứng cứ, nhất là các chứng cứ có liên quan đến việc quản lý hồ sơ của các cơ quan nhà nước thì tòa án phải làm thay họ.
- Hoạt động áp dụng pháp luật nói chung được tiến hành chủ yếu theo ý chí đơn phương của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể bị áp dụng pháp luật. Trong quan hệ pháp luật dân