Hoàn thiện phương thức trả lương linh hoạt cho người lao động chuyên môn kỹ thuật cao trong ngành dầu khí Việt Nam - 26


KẾT LUẬN.


Dầu khí là ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt nam, được Chính phủ giao trọng trách tạo tích luỹ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế đất nước. Dầu khí cũng là ngành công nghiệp non trẻ, mới được xây dựng và trưởng thành hơn 3 thập kỷ, trong đó khai thác dầu khí mới được trên hai thập kỷ. Trong hơn 3 thập kỷ, ngành đã tạo lập và xây dựng nguồn nhân lực với số lượng hơn 3 vạn người, trong đó 97% lao động đã qua đào tạo, 20% được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có đủ trình độ kinh nghiệm và bản lĩnh thay thế lao động nước ngoài trên nhiều chức danh, kể cả những chức danh đảm đương những công việc phức tạp. Số nhân lực trên đang được giao quản lý, khai thác nguồn tài nguyên quý hiếm của quốc gia và quản lý sử dụng khối lượng vận tư, thiết bị kỹ thuật khổng lồ, công nghệ hiện đại. Chính phủ, các Bộ, Ngành đã giành nhiều quan tâm ưu đãi để phát triển nguồn nhân lực không chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt về sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, mà còn chuẩn bị chiến lược cho sự phát triển các hoạt động khai thác, sản xuất, chế biến dầu khí và cung ứng các dịch vụ lao động kỹ thuật trong tương lai. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam đã tiếp cận và tận dụng được nhiều kinh nghiệm trong quản lý sử dụng nguồn nhân lực, từ các tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới: Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Malaysia, Trung Quốc,… Trong những kinh nghiệm lớn đó có phương thức trả lương linh hoạt.

Trả lương linh hoạt phải dựa trên tổ chức lao động linh hoạt và tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương. Trả lương linh hoạt lấy tối đa hoá lợi ích chung toàn đơn vị, toàn Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam làm mục tiêu và áp dụng trước hết cho các lao động chuyên môn kỹ thuật cao - bộ phận ưu tú trong nguồn nhân lực dầu khí. Lý luận về trả lương linh hoạt chưa được tổng kết thành hệ thống. Những bài học kinh nghiệm từ phương thức trả lương linh hoạt vẫn còn được đánh giá theo nhiều chiều hướng khác nhau. Vì vậy đề tài mà luận án thực hiện, có những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, trên cơ sở


những tài liệu tổng hợp được từ thực tiễn, với kinh nghiệm ít nhiều có tích luỹ từ công tác quản lý lao động-tiền lương Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam, tác giả luận án đã cố gắng hoàn thành được những nội dung cơ bản sau:

1. Trình bày một cách hệ thống những nét cơ bản nhất, khái quát nhất lý luận về phương thức trả lương linh hoạt, đặc điểm và nội dung của trả lương linh hoạt trong các tập đoàn kinh doanh dầu khí hiện đại.

2. Hệ thống và khái quát về đặc điểm lao động chuyên môn kỹ thuật cao và những biểu hiện của nó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Phân tích những đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của ngành Dầu khí Việt Nam (lấy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam là nòng cốt) có ảnh hưởng đến thực hiện phương thức trả lương linh hoạt cho lao động chuyên môn kỹ thuật cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.

3. Phân tích thực trạng trả lương linh hoạt cho các chức danh công việc chuyên môn kỹ thuật cao thuộc ngành dầu khí trên 5 nội dung:

+ Các điều kiện để thực hiện phương thức trả lương linh hoạt.

Hoàn thiện phương thức trả lương linh hoạt cho người lao động chuyên môn kỹ thuật cao trong ngành dầu khí Việt Nam - 26

+ Xác định chức danh công việc và loại lao động được trả lương linh hoạt.

+ Thực trạng định mức lao động linh hoạt và định biên lao động linh hoạt.

+ Thực trạng đơn giá tiền lương và mức lương linh hoạt của các chức danh công việc chuyên môn kỹ thuật cao.

+ Thực trạng quản lý lao động-tiền lương và cơ chế giao khoán tiền lương cho các công việc sử dụng lao động chuyên môn kỹ thuật cao trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam.

4. Trên cơ sở những kết luận rút ra từ nội dung phân tích, luận án nêu một số quan điểm định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và phát huy ưu thế của trả lương linh hoạt trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam và đề xuất một số kiến nghị với Tập đoàn và Chính phủ.

Luận án đã đề cập đến một số vấn đề chưa được tổng kết đầy đủ về lý luận và thực tiễn, phạm vi nghiên cứu rộng, nhiều lĩnh vực kỹ thuật phức tạp, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả xin nghiêm túc tiếp thu và trân trọng


cảm ơn những góp ý khoa học của các Thày, Cô giáo Khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực, Viện Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và của các nhà khoa học trong và ngoài Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. (2004), “Kinh nghiệm sử dụng tiền lương-tiền thưởng trong quản lý nhân sự của BP”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Số 80 (tháng 2/2004), trang 55,56.


2. (2005), “Mấy vấn đề về trả lương linh hoạt”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Số 93 (tháng 3/2005), trang 52,53.


3. (2010), “Một số ý kiến về trả lương linh hoạt tại các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế”, Tạp chí Lao động và Công đoàn – Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Số 445- 446 (tháng 2/2010), trang 50, 51.


4. (2010), “ Lao động chuyên môn kỹ thuật cao và những yêu cầu về tổ chức trả lương linh hoạt cho lao động chuyên môn kỹ thuật cao trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam”, Tạp chí Lao động và Công đoàn – Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Số 447 (tháng 3/2010), trang 42, 43.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Phần tiếng Việt:


1. Abowd,A (1982), Tiền lương ảnh hưởng đến phân phối thu nhập.

2. A.Silem (2002), Bách khoa toàn thư về kinh tế học và khoa học quản lý,

Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà nội.

3. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2002), Bộ luật lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, Nhà xuất bản lao động-xã hội, Hà nội.

4. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2005), Các Thông tư về chính sách lao động tiền lương, thu nhập trong các DNNN, http://www.chinhphu.vn

5. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2005), Tài liệu hôi thảo cải cách chính sách tiền lương trong thời kỳ chuyển đổi ở Việt Nam, http://www.chinhphu.vn

6. Vũ Đình Bách, Ngô Đình Giao (1993), Đổi mới và hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội.

7. Chính phủ (2002), Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về tiền lương.

8. Chính phủ (2004), Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004, Quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước.

9. Chính phủ (2006), Quyết định 386/QĐ-TTg ngày 09/3/2006, Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025.

10. Chính phủ (2007), Nghị định 141/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007, Quy định chế độ tiền lương đối với Công ty mẹ do Nhà nước làm chủ sở hữu và các công ty con trong Tập đoàn kinh tế.


11. Chính phủ (2007), Nghị định 86/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007, Quy định quản lý lao động và tiền lương trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.

12. Chính phủ (2009), Nghị định 101/2009/NĐ-CP ngày 05/11/2009, Thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước.

13. Chính phủ (2010), Nghị định 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010, Về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

14. Christian Batal (2002), Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực nhà nước. Tập 1 và tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Trần Xuân Cầu (2002), Giáo trình Phân tích lao động xã hội, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà nội.

16. Mai Quốc Chánh (2001), “Quan điểm và Phương hướng cải cách tiền lương trong giai đoạn mới”, Kinh tế và Phát triển, (43).

17. D.Begg (1992), Kinh tế học, Nhà xuất bản giáo dục, Hà nội.

18. David W. Pearce (1999), Từ điển Kinh tế học hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội.

19. Đỗ Minh Cương, Nguyễn Thị Doan (2003), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng cộng sản Việt nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt nam lần thứ VII, lần thứ VIII, lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội.

21. Đảng cộng sản Việt nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt nam lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội.

22. Nguyễn Kinh Đỉnh (2002), “Tiền lương phải phù hợp với giá trị lao động”,

Lý luận Chính trị, (1).


23. Nhà xuất bản trẻ (2006), Bản chất quản trị nguồn nhân lực, Nxb Trẻ, Hà Nội,

24. G.Ashaues (1993), Những kiến thức cơ bản về kinh tế, Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội.

25. George T.Milkovich, John W.Boudrean (2002), Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội.

26. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2001), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lê nin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội.

27. Hiebert.M (1993), “Cuộc cách mạng về tiền lương Việt nam làm cho tiền lương phản ánh trách nhiệm”, Kinh tế Viễn đông: , (28).

28. Hội đồng biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam (1995,2002,2003,2005),

Từ điển Bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

29. Konoke – Matsushita (1994), Bản lĩnh trong kinh doanh và cuộc sống, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội.

30. Vũ Khang (2001), “Tiền lương tối thiểu và vấn đề thất nghiệp”, Kinh tế và Phát triển, (48).

31. Nguyễn Hồng Minh, Đào Thanh Hương, Lê Minh Tâm (1997), Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu ngành. Đề tài cấp bộ - Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

32. PaulA.Samuenson và Wiliam D.Nordhans (1997), Kinh tế học , Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội.

33. Tô Phi Phượng (1996), Giáo trình lý thuyết thống kê, Nxb giáo dục, Hà Nội.

34. Trần Ngọc Phác, Trần Thị Kim Thu (2006), Giáo trình lý thuyết thống kê, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Nxb Thống kê, Hà Nội.

35. Bùi Tiến Quý,Vũ Quang Thọ (1997), Chi phí tiền lương của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội.


36. Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Vân Điềm (2004), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Lao động, Hà Nội.

37. Đỗ Tiến Sâm (2000), “Tình hình vấn đề về phân phối thu nhập trong quá trình phát triển kinh tế ở Trung Quốc thời kỳ cải cách”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc” (4), Hà Nội.

38. Nguyễn Hữu Thân (2003), Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Thống kê.

39. Phạm Đức Thành, Mai Quốc Chánh (1998), Giáo trình Kinh tế lao động, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội.

40. Phạm Đức Thành, Mai Quốc Chánh (1998), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội.

41. Phạm Đức Thành (2000), “Về chế độ phân phối thu nhập và tiền lương trong dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội IX của Đảng”, Kinh tế và Phát triển, (40).

42. Nguyễn Tiệp (2005), Giáo trình nguồn nhân lực, Trường Đại học Lao động Xã hội, Nxb Lao động Xã hội.

43. Thomas Gordon (2001), Đào tạo người lãnh đạo hiệu quả, Nxb Trẻ.

44. Tổng công ty dầu khí Việt nam (2003), Các quy chế tuyển dụng lao động, quy chế an toàn, quy chế lặn của các đơn vị thành viên, Hà nội.

45. Tổng công ty dầu khí Việt nam (2004), Báo cáo thu hoạch kinh nghiệm khảo sát các Tập đoàn Dầu khí trên thế giới, Hà nội.

46. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (2008), Báo cáo định biên của các đơn vị thành viên 2008, Hà nội.

47. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (2008),Báo cáo Tài chính năm 2008, Hà nội.

48. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (2008), Báo cáo Tổng kết Công tác dịch vụ kỹ thuật dầu khí, Hà nội.

49. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (2009), Báo cáo thống kê của các đơn vị thành viên và Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro (2003- 2009), Hà nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022