- Các dịch vụ tài chính khác:
Về hoạt động tư vấn tài chính: định hướng là dịch vụ chiến lược, là dịch vụ đặc trưng của công ty, PVFC thực hiện các hoạt động tư vấn liên quan đến hoạt động tài chính doanh nghiệp, trong đó xác định các hoạt động tư vấn trọng tâm là:
Tư vấn tài chính dự án
Tư vấn tài chính doanh nghiệp.
Tư vấn chuyển đổi doanh nghiệp.
Tư vấn phát hành chứng từ có giá.
Tư vấn đầu tư chứng khoán.
Tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp và mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
Bao thanh toán: Tập trung vào đối tượng khách hàng là các đơn vị thành viên của Tập đoàn, một số doanh nghiệp khác có quan hệ mật thiết đến hoạt động của Công ty và hoạt động Dầu khí.
Hoạt động ngoại hối: Triển khai song song với các sản phẩm dịch vụ sử dụng đồng Việt nam, trong đó ưu tiên thực hiện các nghiệp vụ như thu xếp chuyển đổi ngoại tệ không kỳ hạn, có kỳ hạn. Chú trọng đầu tư kỹ thuật, xây dựng đội ngũ chuyên gia để hoạt động có hiệu quả các hoạt động ngoại hối.
Nhóm các sản phẩm dịch vụ nền tảng:
- Huy động vốn:
Đảm bảo tạo dựng được nguồn vốn vững chắc, ổn định đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Công ty đặc biệt là vốn trung và dài hạn. Các nguồn huy động vốn đa dạng, chú trọng tạo vốn từ nguồn tiền tệ của Tập đoàn và các đơn vị thành viên thông qua tài khoản trung tâm của Tập đoàn, các nguồn vốn từ hệ thống Ngân hàng thương mại Việt nam, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước. Thực hiện chủ trương "tối đa hoá hạn mức tín dụng tại các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính Việt nam, tăng cường nguồn vốn bổ
sung từ các tổ chức tài chính quốc tế". Đa dạng hoá các hình thức huy động bao gồm huy động từ phát hành và đại lý phát hành trái phiếu; uỷ thác quản lý vốn và quản lý dòng tiền; nhận uỷ thác đầu tư, nhận uỷ thác quản lý vốn, huy động từ uỷ thác của Chính phủ, Bộ Tài chính; quản lý vốn cho Tập đoàn và một số Tập đoàn kinh doanh khác của Việt nam; vốn lưu động của các đơn vị thành viên Tập đoàn; huy động từ các tổ chức tài chính khác như bảo hiểm, quỹ đầu tư... Sử dụng thị trường chứng khoán và huy động vốn qua phát hành trái phiếu Công ty là kênh chủ yếu để huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển. Tìm kiếm và khơi thông nguồn vốn quốc tế qua các hình thức vay thương mại, đồng tài trợ, nguồn đầu tư trực tiếp FDI vào ngành Dầu khí trong đó PVFC là đơn vị nhận uỷ thác trung chuyển.
Bảng3.2. Dự kiến huy động vốn của PVFC giai đoạn 2007-2011
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | |
1. | Tiền gửi và tiền vay của các tổ chức tài chính khác | 12,000 | 14,100 | 18,000 | 22,200 | 28,600 |
2. | Nguồn vốn vay khác và nguồn vốn uỷ thác | 29,500 | 36,900 | 46,100 | 57,600 | 72,100 |
3. | Tiền gửi của khách hàng | 786 | 943 | 1,200 | 1,400 | 1,600 |
4. | Phát hành giấy tờ có giá | 2,200 | 3,700 | 4,500 | 6,000 | 6,500 |
5. | Tổng cộng | 44,486 | 55,643 | 69,800 | 87,200 | 108,800 |
6. | Tốc độ tăng trưởng bình quân | 25.08% | 25.44% | 24.93% | 24.77% |
Có thể bạn quan tâm!
- Chi Tiết Dư Nợ Đến Thời Điểm 13/03/2008 Của Công Ty Cp Hàng Hải Viễn Dương
- Đánh Giá Hoạt Động Cho Vay Dự Án Của Công Ty Tài Chính Dầu Khí:
- Định Hướng Phát Triển Hoạt Động Cho Vay Dự Án Của Công Ty Tài Chính Dầu Khí
- Hoàn thiện hoạt động cho vay dự án của công ty tài chính dầu khí (PVFC) - 12
- Hoàn thiện hoạt động cho vay dự án của công ty tài chính dầu khí (PVFC) - 13
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
( Nguồn: Phương án cổ phần hóa công ty Tài chính Dầu Khí)
- Hoạt động tín dụng:
Thực hiện phương châm "sử dụng tổng hoà các loại nguồn vốn để hình thành lãi suất hoà đồng, có tính cạnh tranh cao". Đáp ứng tối đa nhu cầu vốn tín dụng của các dự án trong ngành, đặc biệt đẩy mạnh cho vay trung và dài
hạn, quan tâm phát triển tín dụng uỷ thác. Hoạt động tín dụng được thực hiện đảm bảo an toàn, được kiểm soát chặt chẽ.
Bảng3.3:. Dự kiến hoạt động tín dụng giai đoạn 2007-2011
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | |
1. | Cho vay các TCTD | 1,800 | 2,000 | 2,200 | 2,500 | 2,700 |
2. | Cho vay trực tiếp các TCKT, cá nhân trong nước | 9,200 | 11,000 | 13,200 | 15,800 | 18,900 |
3. | Cho vay uỷ thác | 750 | 900 | 1,100 | 1,300 | 1,500 |
4. | Tổng cộng | 11,750 | 13,900 | 16,500 | 19,600 | 23,100 |
5. | Tốc độ tăng trưởng bình quân | 18.30% | 18.71% | 18.79% | 17.86% |
( Nguồn: Phương án cổ phần hóa công ty Tài Chính Dầu Khí)
Tổng dư nợ cho vay giai đoạn 2007 – 2011 ước tính 90.000 tỷ đồng, trong đó dự kiến cho vay các doanh nghiệp và dự án trong ngành khoảng 30% (tương đương hơn 30.000 tỷ đồng), đáp ứng gần 40% nhu cầu vốn vay của ngành.
Nhóm các sản phẩm dịch vụ thực hiện nhiệm vụ chính trị:
- Chiến lược phát triển khách hàng:
Khách hàng của PVFC là các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, đối tượng phục vụ chủ yếu là Công ty mẹ, các đơn vị thành viên, CBNV ngành Dầu khí, các tổ chức cá nhân có quan hệ hợp tác cùng phát triển. Chính sách khách hàng cụ thể như sau:
-Với các tổ chức tài chính ngân hàng: Quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng thương mại quốc doanh và các định chế tài chính khác của Việt Nam. Tăng cường hợp tác cùng các định chế tài chính quốc tế.
-Với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN): PVFC là một định chế tài chính phi ngân hàng, là công cụ của Tập đoàn để thực thi các chính sách tài chính.
-Với các doanh nghiệp là đơn vị thành viên của PVN: Củng cố và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác với mục tiêu hỗ trợ tối đa cho hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp mọi sản phẩm dịch vụ tài chính phục vụ các đơn vị.
-Với các doanh nghiệp ngoài PVN: Mở rộng trên cơ sở có sự lựa chọn, đánh giá, ưu tiên các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển.
- Chiến lược về tổ chức và mạng lưới hoạt động.
Tập trung phát triển tại các khu vực trung tâm Dầu khí, tài chính ngân hàng, trung tâm kinh tế Việt Nam và một số chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài phục vụ cho hoạt động đầu tư nước ngoài của Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam và kết nối với các trung tâm tài chính quốc tế.
3.1.2. Định hướng hoạt động cho vay dự án của công ty Tài chính Dầu Khí
Với nhu cầu vốn ngày càng cao đáp ứng cho nhu cầu tồn tại, phát triển trong nền kinh tế thị trường, số dư cho vay, đặc biệt là cho vay dự án của PVFC trong thời gian tới sẽ còn tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này đòi hỏi công ty Tài chính Dầu Khí cần có một định hướng cụ thể cho hoạt động cho vay dự án của công ty, đó là:
Hoạt động thu xếp vốn và tài trợ tài chính các dự án: Thu xếp vốn và tài trợ tài chính dự án là nghiệp vụ trọng yếu của công ty. PVFC phải chuẩn bị đủ điều kiện về cán bộ, về nghiệp vụ, mạng lưới và quan hệ hợp tác với các định chế tài chính trong và ngoài nước đảm bảo: Thu xếp vốn thành công cho các dự án phát triển của PVN và các đơn vị thành viên, tài trợ cho các dự án của các tổ chức và cá nhân khác phù hợp với mục tiêu kinh doanh và phát triển của PVFC.
Triển khai đồng bộ và kết hợp nhuần nhuyễn các dịch vụ và sản phẩm tài chính (đồng tài trợ, tín dụng xuất nhập khẩu, gọi vốn cổ phần, ủy
thác đầu tư, phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các hình thức tạo vốn thông qua thị trường chứng khoán...) để thỏa mãn nhu cầu to lớn về vốn cho các dự án trong và ngoài ngành Dầu khí.
Đầu tư tài chính: Xây dựng và quản lý danh mục đầu tư với phương châm hoạt động “PVFC là một nhà đầu tư chuyên nghiệp”. Phát huy tối đa hạn mức đầu tư dự án được phép, nâng cao khối lượng vốn ủy thác đầu tư, tập trung vào các dự án trong ngành, tham gia một số dự án ngoài ngành đạt hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo an toàn vốn đầu tư. Đẩy mạnh hoạt động mua bán doanh nghiệp và chuyển nhượng cơ hội đầu tư. Nhận ủy thác và quản trị vốn đầu tư theo yêu cầu của khách hàng. Đầu tư dự án song song với cung cấp các dịch vụ tài chính của PVFC.
Hoạt động cho vay gắn liền với đầu tư tài chính và quản lý dự án, phát huy tối đa các dịch vụ tài chính kèm theo. Gắn kết các dịch vụ hỗ trợ hoạt động cho vay dự án để tăng tính hấp dẫn của hoạt động cho vay, gắn kết lợi ích giữa công ty tài chính và chủ đầu tư.
Cho vay dựa trên quá trình thẩm định, phân tích dự án một cách chi tiết với tất cả các chỉ tiêu tài chính liên quan đến dự án phải được tính toán một cách kĩ lưỡng để phòng ngừa rủi ro khi cho vay dự án không khả thi.Cho vay dựa trên cơ sở có tài sản đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của pháp luật.
Tham gia đồng tài trợ, ủy thác cho vay với những tổ chức tín dụng khác để phát huy tối đa sức mạnh về vốn, kinh nghiệm, đồng thời hạn chế rủi ro.
3.2.Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay dự án của công ty Tài Chính Dầu Khí
3.2.1.Xây dựng chiến lược phát triển dài hạn cho hoạt động cho vay dự án
Trên con đường trở thành một định chế tài chính xương sống của nền kinh tế, PVFC không ngừng nỗ lực để khẳng định thương hiệu thông qua chất lượng các dịch vụ mà công ty hiện nay đang thực hiện.
Muốn vậy, trước hết PVFC cần có chiến lược phát triển dài hạn, với tầm nhìn tăng trưởng, phát triển những sản phẩm dịch vụ hỗ trợ đi kèm việc phát triển hoạt động cho vay dự án của công ty. Công ty cần chú trọng việc định vị thương hiệu, phát triển những sản phẩm dịch vụ hỗ trợ đi kèm với việc phát triển hoạt động cho vay dự án. Hoạt động cho vay dự án hiện nay là một mảng nhỏ trong hoạt động tín dụng của công ty, do đó chưa có nhiều dịch vụ hỗ trợ đi kèm. Công ty cần có kế hoạch phát triển mảng dịch vụ này một cách hợp lý, cùng với việc mở rộng quy mô dự án, đa dạng hóa các loại hình cho vay dự án như cho vay hợp vốn, cho vay theo hình thức tín chấp....Hơn nữa, với đặc thù loại hình doanh nghiệp là một công ty tài chính, PVFC không được thực hiện các nghiệp vụ thanh toán hộ khách hàng trong cho vay dự án, hạn chế tính hấp dẫn của hoạt động cho vay dự án của công ty. Điều này đòi hỏi cần có nhiều dịch vụ đi kèm với hoạt động cho vay như tư vấn lập dự án kinh doanh, kết hợp với các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thanh toán.
Hai là, định hướng cho vay dự án đối với các ngành kinh tế trọng điểm trong từng thời kỳ. Khi Việt Nam gia nhập WTO, cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp được mở rộng, do đó nhu cầu vốn để đầu tư dự án ngày càng tăng. Điều cần thiết là phải xác định rõ chính sách tín dụng của công ty trong từng thời kỳ, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế để kịp thời điều chỉnh hoạt động cho vay hiệu quả. Các nhà hoạch định chính sách của PVFC cần phải luôn sâu sát với sự phát triển của kinh tế và ngành ngân hàng trong từng thời kỳ khác nhau, từ đó vạch ra các định hướng và chiến lược phát triển hoạt động cho vay dự án và nâng cao hiệu quả kinh doanh trong từng thời kỳ nhất định.
Ba là, phân cấp tín dụng rõ ràng đối với trụ sở và chi nhánh. Có qui định rõ ràng về quy mô cho vay dự án đối với trụ sở và các chi nhánh khác nhau. Cụ thể là, ở những nơi có nền kinh tế phát triển, nhu cầu vay vốn lớn và kinh doanh có hiệu quả thì phải được xét cấp tín dụng với mức cao hơn. Tách
bạch chức năng kinh doanh và chức năng quản lý tại các Phòng, ban thực hiện nghiệp vụ cho vay. Phải có cơ chế phối hợp giữa các bộ phận tại hội sở và chi nhánh để thực hiện cho vay hiệu quả.
Bốn là, phối hợp chặt chẽ với các Ngân hàng, nhằm cung cấp các dịch vụ trọn gói về cho vay, thanh toán và các sản phẩm phái sinh khác. Công ty cần xác định rõ rằng sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng không chỉ ở yếu tố chi phí (lãi suất cho vay) mà cạnh tranh trong các dịch vụ đi kèm cũng là nhóm yếu tố không kém phần quan trọng. Việc phối hợp với các ngân hàng khác trong cho vay dự án vừa có tác dụng giảm bớt đối thủ cạnh tranh trong cho vay, vừa bù đăp được những hạn chế của công ty như không được thực hiện chức năng thanh toán (ngân hàng thực hiện hộ) và nguồn vốn cho vay bị hạn chế do vốn điều lệ ít.
3.2.2.Nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của các dự án lớn
Để mở rộng quy mô hoạt động, công ty Tài Chính Dầu Khí cần có kế hoạch tăng vốn điều lệ công ty. Với vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ, hiện nay vốn điều lệ công ty đã tăng lên 5000 tỷ. Tuy nhiên, do hiện nay nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu vốn ngày càng tăng lên, bên cạnh đó công ty còn bị hạn chế về hạn mức cho vay của các công ty tài chính. Tính trên vốn điều lệ, hạn mức cho vay là 15% đối với một dự án. Để có thể đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án lớn và cạnh tranh với hệ thống các ngân hàng thương mại hiện nay đang rất phát triển, công ty cần có chiến lược tăng vốn. Mặt khác, hoạt động huy động vốn cũng cần được đẩy mạnh. Để tăng cường được hoạt động huy động vốn, cần có chính sách lãi suất hấp dẫn khách hàng, từ đó thu hút được tiền gửi từ phía khách hàng. Do công ty tài chính không được huy động tiền gửi dưới một năm, nên chỉ có thể huy động các nguồn tiền gửi trung và dài hạn, cần đặc biệt quan tâm đến việc phát hành trái phiếu và giấy tờ có giá để thực hiện huy động vốn.
Trong tiến trình hội nhập, việc liên kết, liên doanh với các tổ chức tín dụng khác để có thể cho vay các dự án lớn là một điều hết sức cần thiết. Đối với các dự án yêu cầu vốn lớn, vượt quá hạn mức của công ty, công ty có thể cùng tham gia tài trợ với các tổ chức tín dụng khác, gọi là hoạt động thu xếp cần có mối liên hệ mật thiết với các tổ chức tín dụng khác bằng biệc ký kết các hợp đồng hợp tác kinh doanh, cùng hỗ trợ nhau trong hoạt động.
3.2.3.Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng
“Tầm nhìn tăng trưởng - Cam kết vững chắc - Thành công tài chính” là tôn chỉ hoạt động của Công ty Tài chính Dầu khí. Tư tưởng của tôn chỉ thể hiện rõ nhiệm vụ chiến lược của Công ty là: đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển của ngành Dầu khí Việt nam và vận hành sinh lời hiệu quả nhất mọi nguồn tài chính tiền tệ của ngành Dầu khí.
Để thực hiện thành công các mục tiêu và cam kết trên, Công ty tài chính Dầu khí coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực, văn hoá Công ty và hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin tài chính ngân hàng. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đặt trọng tâm vào công tác tuyển dụng, đào tạo đội ngũ với chế độ đãi ngộ hợp lý và môi trường làm việc văn minh hiện đại.
Con người luôn là nhân tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả của mọi hoạt động kinh tế xã hội. Trong hoạt động cho vay thì đội ngũ cán bộ tín dụng là những người trạc tiếp tiến hành cho vay cũng như chịu trách nhiệm về chất lượng của các khoản vay đó. Các cán bộ tín dụng không chỉ cho quyết định cho vay mà còn có khả năng tư vấn, giúp cho các DNVVN xây dựng các dự án phát triển kinh doanh đảm tính khả thi cao, đồng thời kiểm tra giám sát việc thực hiện dự án, thu hồi gốc và lãi đúng hạn.
Năng lực cũng như phẩm chất của các cán bộ tín dụng có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của khoản vay. Do vậy, để đảm bảo an toàn tín dụng, cần thường xuyên nâng cao trình độ cũng như đạo đức nghề nghiệp đối với các cán bộ tín dụng nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác.