- Nhóm làm việc trong nhà: Trong phòng điều khiển, buồng máy, nhà ăn… Những đối tượng này ít vận động và vận động nhẹ nhàng hơn và do đó đòi hỏi các tiêu chí thể lực thấp hơn.
Bảng 2.1: Chuẩn thể lực
Mức đề nghị | Ghi chú | ||
Lao động trên boong, sàn, tháp | Khác | ||
1.Chiều cao đứng cm | Nam 158 Nữ 151 | Nam 154 Nữ 147 | Các giá trị đề nghị chỉ có giá trị tham khảo. Giá trị cụ thể sẽ được xác định tùy theo nhu cầu tuyển dụng cho từng vị trí cụ thể |
2. Trọng lượng cơ thể kg | Nam 47 Nữ 43 | Nam 45 Nữ 40 | |
3.Chỉ số BMI | 18,5 ≤ BMI ≤ 30 | BMI = 30 – 35: cần tầm soát kỹ về tim mạch, tiểu đường… trước khi kết luận BMI > 35: KĐĐK; BMI < 18,5: XTTH | |
4. Lực bóp tay thuận (kg) | Nam 31 Nữ 27 | Các giá trị đề nghị chỉ có giá trị tham khảo. Giá trị cụ thể sẽ được xác định tùy theo nhu cầu tuyển dụng cho từng vị trí cụ thể | |
5. Lực bóp tay không thuận kg | Nam 28 Nữ 24 | ||
6. Lực kéo thân kg | 200% trọng lượng cơ thể |
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao chất lượng nhân lực của tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam - 2
- Các Nghiên Cứu Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Trong Ngành Dầu Khí
- Vai Trò Của Chất Lượng Nhân Lực Với Tổ Chức, Doanh Nghiệp
- Quản Lý Nguồn Nhân Lực Nhằm Mục Tiêu Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Ngành Dầu Khí
- Cây Mục Tiêu Của Quản Lý Nguồn Nhân Lực Tổ Chức
- Một Số Bài Học Về Nâng Cao Chất Lượng Nhân Lực Đối Với Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Nguồn: [73]
Ba là, tâm lực.
Tâm lực của NL bao gồm thái độ làm việc, tâm lý làm việc và khả năng chịu áp lực công việc hay còn gọi là năng lực ý chí của NL.
- Thái độ làm việc chính là ý thức của NL trong quá trình làm việc. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào khí chất và tính cách mỗi cá nhân. Khi đứng trong một tổ chức, họ buộc phải tuân thủ các quy tắc, nội quy làm việc nhất định. Tuy nhiên, không phải bất cứ một người nào cũng đều có ý thức, trách nhiệm và sự tự giác tuân thủ các quy tắc và nội quy làm việc triệt để. Đặc biệt, khi văn hóa doanh nghiệp không được quan tâm, các cấp quản trị trong doanh nghiệp không thật sự chú ý kiểm soát các hoạt động thì thái độ làm việc của công nhân có thể bê trễ làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc, chất lượng sản phẩm. Ngành dầu khí có nhiều công đoạn sản xuất, chỉ cần một công đoạn nào đó người công nhân có thái độ làm việc không đúng mực, có thể ảnh hưởng rất lớn đến bầu không khí làm việc chung, đến công đoạn sản xuất tiếp theo, chất lượng sản phẩm, tiến độ hoàn thành…. Vì
vậy, ngoài các nhóm tiêu chí về trí lực, thể lực thì thái độ làm việc là nhóm yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng NL trong doanh nghiệp.
Thái độ của người lao động cho thấy cách nhìn nhận của người đó về vai trò, trách nhiệm, mức độ nhiệt tình đối với các công việc, điều này sẽ được thể hiện qua các hành vi của họ. Một người có kỹ năng tốt nhưng thái độ không đúng thì hiệu quả đóng góp sẽ không cao.
- Tâm lý làm việc là vấn đề nội tâm chủ quan của cá nhân mỗi người trong doanh nghiệp. Tâm lý làm việc có thể chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan. Ảnh hưởng của yếu tố khách quan dẫn đến nội tâm chủ quan có thể là: chế độ thù lao của doanh nghiệp, đánh giá sự thực hiện công việc, bầu không khí làm việc tại nơi làm việc, thời gian làm việc, bản thân công việc, khả năng mắc bệnh nghề nghiệp… Các yếu tố chủ quan chủ yếu phụ thuộc vào khí chất, tính cách của mỗi người. Tuy nhiên, khuôn khổ và nội quy của doanh nghiệp là hàng rào để họ thực hiện chức trách và nhiệm vụ theo lý trí và tư duy khoa học. Đối với NL trực tiếp ngành dầu khí, ngoài các yếu tố khách quan và chủ quan nói chung, nơi làm việc và tính chất khắc nghiệt của ngành hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến tâm lý làm việc của NL.
Như vậy, thái độ làm việc là những hành vi biểu hiện bên ngoài, tâm lý làm việc là những cảm xúc bên trong con người. Khi cảm xúc biến động khiến tâm lý làm việc biến động theo và ảnh hưởng đến thái độ làm việc của NL, làm thay đổi hành vi trong sản xuất của NL. Khi NL kiểm soát được hành vi của bản thân, nghĩa là kiểm soát được cảm xúc, tâm trạng biểu hiện bằng thái độ, bằng hành vi đúng đắn là thể hiện NL có kiến thức, có sự hiểu biết nhất định và phần đó được coi là có chất lượng về mặt tâm lực.
Như vậy, nói đến chất lượng NL là nói đến cả 3 yếu tố: trí lực, thể lực và tâm lực. Ở đây, thái độ tâm lực là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của người lao động với công việc cũng như với tổ chức. Một người có thể có kiến thức sâu rộng, kỹ năng chuyên nghiệp nhưng thái độ bàng quan với cuộc sống, vô trách nhiệm với xã hội thì chưa chắc đã làm tốt công việc.
Các yếu tố thuộc tâm lực có liên quan chặt chẽ đến văn hóa doanh nghiệp. Xuất phát từ văn hóa truyền thống của dân cư trong một nước có ảnh hưởng rất lớn đến tư duy, suy nghĩ, lề thói, cách sống… tạo nên văn hóa, đạo đức của con người, những hành vi và thái độ thể hiện tại nơi làm việc thường biểu hiện khía cạnh phẩm chất đạo đức. Tuy có ảnh hưởng của văn hóa toàn cầu, trình độ và sự nhận thức giúp
con người có thể kiểm soát hành vi, nhưng không phải bất cứ tình huống nào, thời điểm nào con người cũng kiểm soát được. Do đó, nhóm tiêu chí thuộc về phẩm chất đạo đức của NL là rất khó đánh giá, khó đưa ra một công thức hay một nhận định hay có thể lượng hóa được. Trong mỗi thời điểm, mỗi hoàn cảnh lại có những biểu hiện không giống nhau. Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống các tiêu chí đánh giá về chất lượng NL, có tiêu chí về phẩm chất đạo đức của con người nhưng không thể luôn ứng dụng, luôn khách quan trong mọi tình huống.
Khả năng chịu áp lực công việc là tiềm năng ẩn chứa trong mỗi cá nhân con người. Đó là sự bền bỉ của con người trong công việc cả về trí lực và thể lực. Trí lực là cơ sở để NL có khả năng chịu áp lực, nhưng thể lực là điều kiện cần thiết không thể thiếu để con người giải quyết công việc hàng ngày và kéo dài thời gian làm việc nếu có yêu cầu.
2.2. ĐẶC TRƯNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM
2.2.1 Đặc trưng chung của ngành công nghiệp Dầu khí
Đặc điểm sản phẩm và vị trí của ngành dầu khí
Sản phẩm dầu khí là loại nhiên liệu chiến lược của nền kinh tế quốc dân, ngoài ra còn được sử dụng làm nguyên liệu cho kỹ nghệ chất dẻo, kỹ nghệ tơ sợi, kỹ nghệ bột giặt, kỹ nghệ phân bón và nhiều kỹ nghệ khác. Dầu khí còn là sản phẩm nguyên liệu cho thực phẩm. Vì vậy, nhiều quốc gia đã coi công nghiệp dầu khí là ngành công nghiệp chủ lực cho việc đẩy nhanh nhịp độ phát triển nền kinh tế quốc dân.
Ở Việt nam, dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, Chính phủ đã cho phép ngành dầu khí được áp dụng cơ chế quản lý đặc thù, như ưu đãi về việc sử dụng các nguồn lực, đầu tư nhiều kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, tạo điều kiện cho Tập đoàn được áp dụng phương thức tổ chức lao động và trả lương linh hoạt cho một số công việc quan trọng trên dây chuyền.
Đặc điểm công việc và dây chuyền sản xuất
Hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ở Việt nam được tiến hành chủ yếu ở ngoài khơi, trên các giàn khoan biển, các công trình, thiết bị nổi, tàu chở dầu, tàu dịch vụ kỹ thuật, nên lao động dầu khí là loại lao động thuộc công nghiệp nặng có độ phức tạp cao, một số công việc phải thuê chuyên gia nước ngoài, cách tổ chức có những điểm đặc thù. Lực lượng lao động thường xuyên làm việc trên biển chiếm từ 30 – 40% tổng số lao động dầu khí.
Công trình dầu khí ngoài khơi có nhiệm vụ chính là thăm dò và khai thác dầu khí trên biển. Đây là một mảng công việc rất lớn và quan trọng của ngành công nghiệp dầu khí. Các công việc, nhiệm vụ cụ thể được thực hiện trên các công trình dầu khí ngoài khơi bao gồm: khoan, sửa chữa giếng khoan, chống ăn mòn; vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, lặn; định lượng xạ; bơm trám xi măng, dung dịch khoan; bốc mẫu giếng khoan; xử lý vùng đáy giếng khoan; gọi dòng dầu khí; khảo sát, thử vỉa giếng khoan; karota; bắn nổ mìn giếng khoan; vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị khai thác, xử lý dầu, khí; vận hành, sửa chữa các thiết bị, máy móc; phòng ngừa và xử lý sự cố dầu khí trên các giàn khoan, khai thác; móc cáp treo hàng; vận hành máy X-ray, máy quang phổ Auger, lắp ráp, sửa chữa các công trình dầu khí; vận hành cẩu nổi; phân tích các mẫu lưu thể và dầu thô… Nhìn chung đây là những công việc rất nặng nhọc, rất nguy hiểm, thường xuyên chịu tác động của tiếng ồn, độ rung và các yếu tố thời tiết như nắng, gió … Có nhiều nhiệm vụ còn phải thực hiện trong không gian hẹp hoặc cheo leo hoặc phải thực hiện trong môi trường có khí độc, hóa chất độc, phóng xạ; có nhiều công việc khác người lao động phải chịu áp suất cao, áp lực công việc cao, tính chính xác cao… Các công việc, nhiệm vụ thực hiện trên các công trình dầu khí cùng đặc điểm về điều kiện lao động tương ứng được trình bày trong Bảng 2.2.
Bảng 2.2: Các nghề nghiệp, công việc nặng nhọc của Ngành Dầu khí
Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc | |
1 | Khoan dầu khí trên các giàn khoan ngoài biển | Làm việc ngoài trời, công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc, sóng và gió. |
2 | Sửa chữa giếng khoan dầu khí trên các giàn khoan ngoài biển | Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung và hóa chất độc. |
3 | Chống ăn mòn các công trình dầu khí ngoài biển | Công việc nặng nhọc, nguy hiểm chịu tác động của bụi, hóa chất độc, ồn, rung, sóng và gió. |
4 | Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy tàu chứa dầu | Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của rung và ồn cao. |
5 | Thợ lặn dầu khí | Công việc rất nặng nhọc, rất nguy hiểm, chịu tác động của áp suất cao. |
6 | Địa vật lý Karota, định lượng xạ giếng khoan dầu khí trên các giàn khoan ngoài biển | Công việc nguy hiểm, chịu tác động của chất phóng xạ, ồn và rung. |
7 | Bơm trám xi măng, dung dịch | Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác |
Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc | |
khoan dầu khí trên các giàn khoan ngoài biển | động của hóa chất độc, ồn và rung. | |
8 | Bốc mẫu giếng khoan dầu khí trên các giàn khoan ngoài biển | Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của hóa chất độc, ồn và rung. |
9 | Xử lý vùng đáy giếng khoan dầu khí trên các giàn khoan ngoài biển | Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của các loại hóa chất độc, ồn và rung. |
10 | Gọi dòng dầu khí trên các giàn khoan dầu khí ngoài biển | Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của hóa chất độc, ồn và rung. |
11 | Khảo sát, thử vỉa giếng khoan dầu khí trên các giàn khoan ngoài biển | Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của hóa chất độc, ồn, rung. |
12 | Karota khí trên các giàn khoan dầu khí ngoài biển | Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của hóa chất độc, ồn và rung. |
13 | Bắn nổ mìn giếng khoan dầu khí trên các giàn khoan dầu khí ngoài biển | Công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, chịu tác động của hơi khí độc. |
14 | Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị khai thác, xử lý dầu khí trên các giàn khoan, khai thác dầu khí ngoài biển. | Nơi làm việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung và hóa chất độc. |
15 | Vận hành, sửa chữa các thiết bị, máy móc trên tàu chứa dầu và trên các công trình dầu khí ngoài biển | Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, rung, thường xuyên tiếp xúc với dầu, mỡ. |
16 | Phòng ngừa và xử lý sự cố dầu khí trên các giàn khoan, khai thác dầu khí ngoài biển | Công việc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn, rung. |
17 | Móc cáp treo hàng trên các công trình dầu khí ngoài biển | Công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió, ồn và rung. |
18 | Vận hành máy X-ray, máy quang phổ Auger | Thường xuyên chịu tác động của các tia xạ. |
19 | Lắp ráp, sửa chữa các công trình dầu khí | Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn và bụi nồng độ rất cao. |
20 | Khảo sát thực địa biển | Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của điện từ trường, ồn, rung, sóng gió. |
21 | Vận hành cẩu nổi từ 600 tấn trở lên | Công việc nguy hiểm, chịu tác động của sóng gió, ồn và rung. |
22 | Bác sỹ sinh lý lặn | Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của áp suất cao. |
23 | Phân tích các chỉ tiêu đặc biệt P, V, T của lưu thể và dầu thô | Thường xuyên tiếp xúc với thủy ngân, và các dung môi hữu cơ. |
Nguồn: [73]
Đặc điểm công nghệ sản xuất kinh doanh
Các sản phẩm dầu, khí ở nước ta chủ yếu ở khu vực thềm lục địa ngoài biển cách bờ từ 50 km trở lên. Các mỏ dầu khí có cấu tạo đặc thù khác với những mỏ dầu khí của các nước trên thế giới: sản phẩm dầu khí của các nước nằm trên phần đáy móng của mỏ, sản phẩm dầu khí của nước ta nằm dưới đáy móng, do đó thăm dò và khai thác dầu khí khó khăn hơn.
Đặc điểm trên đòi hỏi công nghiệp dầu khí của nước ta phải sử dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại. Theo kinh nghiệm, bất cứ một nước nào có công nghiệp dầu khí đều phải đầu tư vốn lớn, công nghệ hiện đại và phải chịu rủi ro cao. Xuất phát từ yêu cầu đó, trong nhiều năm qua công nghệ sản xuất được sử dụng trong PVN là những công nghệ tiên tiến, hiện đại của các nước phát triển như Nga, Mỹ, Anh, Pháp,… có giá trị lớn.
Với quy mô tài sản cố định đang sử dụng lớn như vậy, trong mấy năm lại đây có sự đổi mới và hiện đại hoá nhanh, nên nhiều vị trí trên dây chuyền sản xuất, khai thác dầu khí đã thay đổi về trình độ phức tạp của công việc, đòi hỏi phải có lực lượng lao động chuyên môn kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu phát triển công nghệ của ngành dầu khí. Bên cạnh đó, cách thức phân công, hiệp tác và bố trí nhân lực cũng đã xuất hiện yêu cầu cần thay đổi. Sự chuyên môn hoá sâu một chức năng hoặc một công việc nào đó của lao động, đã không còn bảo đảm hiệu quả tối ưu, thay vào đó là yêu cầu mở rộng kiêm nhiệm công việc dưới hình thức tổ chức lao động linh hoạt. Do vậy các hình thức trả thù lao linh hoạt cho lao động cũng là một hệ quả tất yếu.
Qua quá trình hoạt động và phát triển của ngành công nghiệp dầu khí, đứng trên góc độ của nhà đầu tư, có thể rút ra các đặc trưng chính của ngành công nghiệp dầu khí như sau:
Chịu nhiều rủi ro: Hoạt động dầu khí liên quan tới tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên dưới lòng đất nên không thể khẳng định một cách chắc chắn kết quả của quá trình đầu tư. Đôi khi có thể đầu tư lớn nhưng không thu được hoặc thu không đủ vốn đầu tư. Những rủi ro đó không chỉ tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên địa chất mà cả điều kiện về kinh tế, chính trị.
Ứng dụng công nghệ cao và cần lượng vốn đầu tư lớn: Do điều kiện khai thác dầu khí tại những vùng nước sâu, xa bờ, điều kiện địa chất thủy văn phức tạp nên đòi hỏi lĩnh vực này phải ứng dụng hầu như tất cả những công nghệ tiên tiến nhất đã được phát minh trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Để ứng dụng được những công nghệ cao thì cần phải có một lượng vốn đầu tư khá lớn. Do vậy, mọi nhà đầu tư vào lĩnh vực dầu khí đều phải tính đến khả năng sử dụng lượng vốn lớn và ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện có.
Mang tính quốc tế: Do chịu nhiều rủi ro và sử dụng vốn đầu tư lớn cho nên hợp tác quốc tế trở thành một đặc thù mang tính phổ biến của ngành Dầu khí. Rất khó có thể tìm thấy một công ty hay quốc gia nào có hoạt động dầu khí lại không có hợp tác quốc tế. Hợp tác quốc tế nhằm mục đích san sẻ rủi ro và tạo ra một lượng vốn đầu tư đủ lớn cho hoạt động của mình.
Lĩnh vực đầu tư có khả năng đem lại siêu lợi nhuận: Khi các phát hiện dầu, khí có tính thương mại và đưa vào phát triển, khai thác thì sẽ thu được một khoản lợi nhuận lớn. Thông thường, nếu có phát hiện thương mại, chi phí cho một thùng dầu chỉ bằng khoảng 1 3 giá bán. Chẳng hạn, khu vực Trung Đông là khu vực có tiềm năng dầu khí lớn, chi phí sản xuất chỉ khoảng 1USD thùng; trong khi đó giá bán có lúc đạt trên 30 USD thùng. Có thể nói, nhờ đặc trưng rất hấp dẫn này mà các nhà đầu tư đã chấp nhận rủi ro để bỏ vốn đầu tư vào hoạt động dầu khí.
Công nghiệp dầu khí có tính lan tỏa cao: Sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí có tính lan tỏa cao và ảnh hưởng đến thị trường cũng như sự phát triển của các ngành khác. Sự gắn liền và nhạy cảm với thị trường được xem xét trên hai góc độ: Thị trường cho các sản phẩm thượng nguồn dầu thô là thị trường thế giới, việc mua bán, giá cả theo thị trường thế giới; Nguyên liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra của lĩnh vực hạ nguồn dầu khí rất nhạy cảm về thị trường. Do vậy, khi quyết định đầu tư cho một dự án dầu khí nói chung cần phải tính đến tính nhạy cảm của thị trường và hiệu quả kinh tế của dự án.
2.2.2. Tóm lược các quá trình lao động sản xuất chủ yếu của ngành dầu khí
Theo Luật Dầu khí Việt Nam 1993 “Dầu khí” là dầu thô, khí thiên nhiên và hydrocarbon ở thể khí, lỏng hoặc rắn trong trạng thái tự nhiên nhưng không kể than, đá phiến sét, bitum hoặc các khoáng sản khác có thể chiết xuất được dầu. “Hoạt động dầu khí” là hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí, kể cả các hoạt động phục vụ trực tiếp cho các hoạt động này. Có nhiều cách chia hoạt động dầu khí ra thành các lĩnh vực khác nhau. Ở đây, hoạt động dầu khí được chia thành ba lĩnh vực hoạt động chính:
1 Hoạt động tìm kiếm - thăm dò - khai thác còn gọi là lĩnh vực thượng nguồn, hoặc khâu đầu, hoặc Upstream được tính từ khi bắt đầu các hoạt động khảo sát địa vật lý, xử lý tài liệu địa chấn, khoan thăm dò v.v... cho tới khi đưa dầu hoặc khí lên tới miệng giếng.
2 Hoạt động vận chuyển - Tàng trữ dầu khí còn gọi là lĩnh vực trung nguồn, hoặc khâu giữa, hoặc Midstream là khâu nối liền khai thác với chế biến và tiêu thụ. Quá trình phát triển của nó gắn liền với quá trình khai thác dầu khí, bao gồm các kho chứa, các hệ thống vận chuyển bằng đường ống và tàu dầu.
3 Các hoạt động thuộc lĩnh vực chế biến dầu khí, kinh doanh phân phối sản phẩm v.v... còn gọi là lĩnh vực hạ nguồn, hoặc khâu sau, hoặc Downstream : bao gồm các hoạt động lọc, hoá dầu, chế biến dầu và khí. Nó được tính từ khi nhận dầu
hay khí từ nơi xuất của khu khai thác đến quá trình lọc, chế biến, hoá dầu và kinh doanh phân phối các sản phẩm dầu, khí đó. Trên thế giới, mỗi công đoạn có sức hấp dẫn riêng của nó và có quan hệ phụ thuộc hoặc quyết định chi phối lần nhau.
Công tác thăm dò địa chất, địa vật lý
Đây là giai đoạn đầu tiên nhằm sơ bộ xác định tính và định lượng sự có mặt của dầu và khí. Trong giai đoạn này, các nhà địa chất thu thập các thông tin về đặc điểm của đất đá, xác định khả năng có đất đá chứa dầu. Các quan sát đá trên bề mặt cũng góp phần chỉ ra các cấu trúc đất đá có thể chứa dầu hoặc khí. Các mẫu lõi, nhật ký giếng khoan, các khảo sát địa chất cho biết vị trí tương đối và đặc tính của các lớp đất đá và của các vỉa dầu hoặc khí. Trước đây các công tác này được thực hiện bởi các công ty thăm dò dầu khí như: các đoàn địa chất, công ty địa vật lý... ngày nay công việc này đang tiếp tục tiến hành tại XNLD Vietsovpetro. Các chuyên viên khảo sát thực địa phải làm việc ở những vùng hoang vu, xa trung tâm, hay ngoài khơi trong những điều kiện khí hậu khắc nghiệt như những công việc: thực địa ven bờ, đất liền, trên biển, công nhân nổ mìn địa chấn, thợ máy, kỹ thuật viên đo lường phóng xạ. Đặc biệt giai đoạn này có các yếu tố nguy hiểm như:
- Việc rò rỉ chất phóng xạ có thể gây nhiễm xạ
- Nổ mìn có thể gây chấn động khu vực
Đối với các nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, mức độ tiếp xúc với dung môi và hoá chất độc hại cao hơn các phòng thí nghiệm thông thường khác như tiếp xúc với những hoá chất cực độc: HF, HCN... đặc biệt hoá chất dễ gây cháy nổ như ete dầu hoả. Đó là các công việc như gia công và phân tích mẫu, phân tích độ rỗng, đo spectral gama, chụp ảnh dưới ánh nắng cực tím, vận hành X-ray, vận hành kính hiển vi điện tử, gia công mẫu thạch học, X-ray độ hạt, phân tích PVT...