Đặc Trưng Cơ Bản Của Ngành Công Nghiệp Dầu Khí Việt Nam

phức tạp vì dầu khí là nguồn năng lượng đặc thù, không tái sinh mà phân bố lại không đồng đều giữa các quốc gia. Vì vậy mà dầu khí là lĩnh vực quan trọng, chi phối đáng kể các mối quan hệ chính trị, ngoại giao của các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Các nước đều muốn dành quyền sở hữu các dầu mỏ, có chiến lược để nhằm đạt được quyền sở hữu đó.

Đối với nền kinh tế Việt Nam, dầu khí có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp Dầu khí là ngành kinh tế, kĩ thuật đa ngành và liên ngành, cung cấp nguyên nhiên vật liệu, các sản phẩm hóa dầu cho các ngành khác như điện lực, hóa chất…

Bất kì một quốc gia nào muốn tăng trưởng phát triển bền vững cũng cần có chiến lược an ninh năng lượng dầu khí với sự duy trì nguồn cung cấp ổn định, lâu dài.Ngành dầu khí đóng góp to lớn vào việc tạo công ăn việc làm cho người dân. Đời sống dân cư dần được cải thiện.

Trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã thông qua việc chỉ đạo của Tập đoàn dầu khí để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, thi hành các chính sách kinh tế vĩ mô. Đưa ra chính sách hợp lý, kịp thời đối với các doanh nghiệp kinh doanh đạm, LPG (Liquefied petroleum gas: khí đốt hóa lỏng), xăng dầu, bán dầu thô. Có thể nói là nhờ có các Tập đoàn kinh tế Việt Nam nói chung và Tập đoàn dầu khí Quốc Gia Việt Nam nói riêng mà lạm pháp ở Việt Nam đã được đẩy lùi.

Việc xây dựng các Trung tâm lọc-hoá dầu sẽ kéo theo sự phát triển một loạt các ngành công nghiệp và dịch vụ khác như sản xuất vật liệu xây dựng, gia công chế biến sản phẩm, hàng tiêu dùng, công nghiệp nhẹ, vận tải, du lịch… tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phương và tạo công ăn việc làm cho hàng vạn người lao động.

Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam với chức năng, nhiệm vụ chính là nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến, tàng trữ, vận chuyển dầu

khí, làm dịch vụ về dầu khí sẽ là nhân tố chính để thúc đẩy ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam phát triển.

3. Đặc trưng cơ bản của ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam

Dầu khí là một ngành kinh tế kĩ thuật phức tạp, một trong những ngành cung cấp năng lượng chủ yếu cho đất nước. Hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến và phân phối sản phẩm dầu khí luôn luôn phụ thuộc và gắn bó hữu cơ với nhau. Sản phẩm được sản xuất từ dầu, khí rất đa dạng, phục vụ cho hầu hết các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng… của quốc gia và nhiều ngành kinh tế khác.

Công nghiệp dầu khí là một ngành đòi hỏi sử dụng những kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại, phức tạp, đồng bộ và liên quan hầu hết đến các ngành kinh tế khác. Do trong suốt quá trình tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí ở vùng nước sâu, xa bờ, có điều kiện địa chất, thủy văn phức tạp, nếu không sử dụng những công nghệ tiên tiến thì không cho hiệu quả khai thác cao. Các nhà dầu tư trước khi quyết định đầu tư vào lĩnh vực này đều phải tính đến việc sử dụng ngồn vốn lớn và công nghệ tiên tiến hiện đại nhất hiện có.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Công nghiệp dầu khí đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, tỷ lệ rủi ro cao, đồng thời cũng là ngành tạo ra nhiều lợi nhuận, có tích lũy lớn từ nội bộ. Để tìm kiếm, phát hiện và khai thác các mỏ dầu khí người ta thường phải đầu tư rất nhiều vốn để thực hiện từ khâu tìm kiếm, thăm dò, thẩm định, khai thác. Vì vậy mà hoạt đồng dầu khí thường gặp rủi ro lớn, thậm chí thất bại. Trung bình tại khu vực Đông Nam Á, để khoan một giếng khoan thăm dò người ta phải đầu tư từ 5 đến 30 triệu USD. Trung bình cứ khoan 100 giếng khoan thăm dò thì có khoảng từ 20 đến 25 giếng khoan có phát hiện dầu khí và chỉ khoảng 10% số cấu tạo địa chất phát hiện dầu khí có đủ điều kiện chuyển sang phát triển và khai thác. Để đầu tư khai thác một mỏ thì phải mất từ 1.2 đến 2 tỉ USD. Nhưng khi đi vào khai thác thì trong khoảng thời gian là 5 đến 10 năm có thể thu hồi lại chi phí đã bỏ ra. Trong khi đó thì đời mỏ kéo dài từ 30 đến

50 năm, có thể là nhiều hơn. Như vậy dầu khí là một ngành đem lại khoản lợi nhuận khổng lồ cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, lĩnh vực dầu khí còn chịu những rủi ro thị trường về giá cả, điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận thu được của ngành dầu khí.

Mô hình tập đoàn kinh tế - hoạt động của tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2006 - 2008 và xu hướng phát triển - 6

Công nghiệp dầu khí còn mang tính hợp tác quốc tế. Do chịu nhiều rủi ro và vốn đầu tư lớn nên hợp tác quốc tế trở thành đặc trưng của ngành công nghiệp dầu khí. Hầu như không có một công ty trong ngành dầu khí hoạt động mà không có sự hợp tác quốc tế. Mục đích của hợp tác quốc tế là để chia sẻ rủi ro và có vốn đầu tư đủ lớn để tiến hành thăm dò và khai thác dầu khí. Với Việt Nam, hợp tác quốc tế không chỉ là san sẻ rủi ro, huy động vốn đầu tư mà còn nhằm mục đích học hỏi về công nghệ và kinh nghiệm của các nước khác.

Dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, được các nhà lãnh đạo, các cơ quan Đảng và Nhà nước quan tâm, thúc đẩy phát triển. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày 09/03/2006, phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025, với mục tiêu phát triển là: Phát triển ngành Dầu khí trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đồng bộ, bao gồm: tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và xuất, nhập khẩu. Xây dựng Tập đoàn Dầu khí mạnh, kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế. Nổi bật thành tựu 30 năm qua là ngành đã làm tốt việc thăm dò, khai thác và chế biến một số sản phẩm từ khí nhằm đảm bảo an ninh năng lượng. Ngành dầu khí nước ta hôm nay có vị trí trong cộng đồng các quốc gia khai thác dầu trên thế giới và đứng thứ tư ở khu vực Ðông - Nam Á.

4. Mô hình tổ chức Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam


TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM

CÔNG TY ME TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

Biểu đồ 3: Mô hình tổ chức Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam


CHÍNH PHỦ


BỘ CÔNG THƯƠNG


CÁC TCT TNHH MỘT THÀNH VIÊN

CÁC CTY TNHH MỘT THÀNH VIÊN


CÁC TCT CỔ PHẦN


CÁC CT CỔ PHẦN


CÁC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN


CÁC ĐƠN VỊ KHÁC

Tên chính thức: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam Tên viết tắt: PVN

Các đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

I. Các công ty nắm 100% vốn

1. Tổng Công ty Thăm dò & khai thác Dầu khí (PVEP)

2. Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS)

3. Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil)

4. Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power)

5. Công ty TNHH 1TV LHD Bình Sơn

II. Các công ty nắm cổ phần chi phối (trên 50% VĐL)

1. Tổng Công ty cổ phần Khoan & Dịch vụ khoan DK (PVDrilling)

2. Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC)

3. Tổng Công ty CP Vận tải Dầu khí (PV Trans)

4. Tổng Công ty cổ phần Tài chính Dầu khí (PVFC)

5. Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí (PVI)

6. Tổng Công ty CP Dịch vụ tổng hợp Dầu khí (Petrosetco)

7. Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí (PVC)

8. Tổng Công ty CP Phân đạm và Hoá chất dầu khí (PVFCCo)

9. Tổng Công ty CP Dung dịch khoan & hoá phẩm Dầu khí (DMC)

10. Công ty CP Du lịch Dầu khí Phương Đông (PTC)

11. Công ty CP Chứng khoán Dầu khí (PVS)

12. Công ty CP Phát triển nguồn lực và dịch vụ Dầu khí Việt Nam

13. Công ty CP Thể thao văn hóa dầu khí

14. Công ty CP Công nghệ thông tin, Viễn thông và Tự động hóa Dầu khí (PV Tech)

Các đơn vị liên kết của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

1. Công ty CP truyền thông Dầu khí (PV Media)

2. Công ty CP Đầu tư tài chính Công đoàn DKVN (PVFI)

3. Công ty CP Đầu tư Cảng Phước An

4. Công ty cổ phần Đình Vũ

5. Công ty TNHH Lọc hoá dầu Nghi Sơn

6. Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank)

7. XNLD Dầu khí Vietsopetro (VSP)

Các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

1. Viện Dầu khí Việt Nam (VPI)

2. Trường Cao đẳng nghề Dầu khí

3. Trung tâm lưu trữ Dầu khí (PAC)

4. Trung tâm ứng cứu sự cố tràn dầu phía Nam (NASOS)

Các công ty con đều có pháp nhân độc lập với công ty mẹ, công ty mẹ sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ dưới các hình thức khác nhau như:

Các công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên: công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ. Các công ty này được hình thành từ việc chuyển đổi các doanh nghiệp thành viên của tổng công ty không nằm trong đối tượng cổ phần hóa, hoặc những công ty thực hiện cổ phần hóa bộ phận sau khi đã tách ra các bộ phận để cổ phần hóa và bản thân công ty không thể tiến hành cổ phần hóa toàn bộ ( trở thành công ty mẹ cấp 2) chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Các công ty cổ phần được hình thành bằng cách cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty và các Công ty cổ phần được thành lập mới, trong đó Tổng công ty góp vốn với tư cách là cổ đông sáng lập.

Các công ty liên doanh, tổng công ty nắm cổ phần chi phối (>= 50%); các công ty liên doanh, trong đó một phần vốn điều lệ do Công ty mẹ sở hữu (<50%), nếu công ty tự nguyện tham gia tập đoàn.

Vốn điều lệ của Tập đoàn tại thời điểm thành lập là 76.177.961.000.000 (Bảy mươi sáu nghìn, một trăm bay mươi bảy tỉ, chín trăm sáu mốt triệu đồng). Thủ tướng vừa đồng ý về chủ trương tăng vốn điều lệ của Tập đoàn

Dầu khí Việt Nam (01/2009), phù hợp với việc thực hiện các dự án đầu tư và cân đối các nguồn vốn thuộc chủ sở hữu tăng thêm hàng năm. Thủ tướng giao PVN xác định cụ thể cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu hàng năm để điều chỉnh tăng vốn điều lệ, thực hiện việc cân đối và hạch toán vào thời điểm 31/12 hàng năm cùng việc lập báo cáo quyết toán năm. Như vậy là vốn điều lệ hiện tại của PVN là 118.000.000.000.000 (một trăm mười tám nghìn tỉ đồng).

5. Những thay đổi cơ bản của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khi chuyển từ mô hình Tổng công ty sang mô hình tập đoàn

5.1. Thay đổi về tình hình tổ chức hoạt động

Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91 với cơ cấu tổ chức gồm cơ quan Tổng công ty, 9 doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, 4 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 4 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đào tạo, 1 đơn vị liên doanh cùng với một số Ban quản lý dự án.

Tính đến cuối năm 2008, cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam bao gồm Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các công ty con: 4 tổng công ty TNHH 1 thành viên, 9 Tổng công ty cổ phần, 4 công ty TNHH ( trong đó 3 công ty TNHH 1 thành viên), 5 công ty cổ phần, 1 công ty liên doanh (XNLD VSP), 1 viện nghiên cứu, 1 trường cao đẳng nghề dầu khí và 6 ban quản lý dự án.

Chuyển từ liên kết theo kiểu hành chính sang liên kết bằng cơ chế đầu tư tài chính. Đối với các công ty TNHH 1 thành viên do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn, Công ty mẹ chỉ thực hiện chức năng chủ sở hữu vốn đối với công ty con, không can thiệp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty con bằng các mệnh lệnh hành chính. Còn đối với các công ty cổ phần thì Công ty mẹ chỉ thực hiện quyền cổ đông, thành viên góp vốn, bên liên doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp và điều lệ công ty con.

Doanh nghiệp đổi mới phương thức quản trị, quyết định mục tiêu, chiến lược phát triển, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt, quyết định các dự án đầu tư, phát triển, phân phối, lợi nhuận… nhằm nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, nâng cao khả năng thích ứng với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Chủ sở hữu chỉ quyết định các vấn đề lớn và tăng cường công tác kiểm tra giám sát đồng thời tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp, xóa bỏ những quy định “xin-cho” bất hợp lý và gây phiền hà.

Việc đổi mới cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý triển khai theo hướng gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo thực hiện chức năng quản lý.

Tập đoàn dầu khí trở thành tập đoàn kinh tế kinh doanh đa ngành theo hướng lấy công nghiệp dầu khí làm nòng cốt, phát triển kinh doanh sang các lĩnh vực tài chính, thương mại, bảo hiểm… có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Về quản lý nhà nước và thực hiện các quyền sở hữu đối với tập đoàn. Chính phủ thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Hội đồng quản trị thực hiện một số quyền của chủ sở hữu theo pháp luật hiện hành và điều lệ tổ chức hoạt động của Tập đoàn dầu khí Việt Nam.

5.2. Điểm tiến bộ từ mô hình tập đoàn kinh tế mang lại so với mô hình tổng công ty

Quan hệ giữa Tập đoàn và các đơn vị thành viên không còn mang tính chất hành chính, mối quan hệ về kinh tế được xác lập. Vai trò chi phối, điều hành về chiến lược, công nghệ, thị trường của Tập đoàn với các thành viên là rõ ràng, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các thành viên được phát huy mạnh mẽ, các hoạt động sự nghiệp đã có điều kiện đáp ứng được nhu cầu, nhiệm vụ. Do đó, mô hình mới đã tạo dựng được và phát huy sức mạnh tổng thể, lợi thế so sánh để

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí