Xác Định Mức Lương Linh Hoạt Của Các Chức Danh Lao Động Chuyên Môn Kỹ Thuật Cao.


Ngoài những nhận xét đã nêu về định mức lao động cho chức danh công việc của thuyền trưởng, máy trưởng tàu dịch vụ dầu khí, ở những chức danh còn lại, ta lại thấy có một số điểm trong định mức lao động khác với những chức danh công việc trên bờ và các ngành khác như sau:

(1) Mặc dù đã có mức biên chế nhưng không phải chức danh nào cũng có thể xác định được mức thời gian hay mức sản lượng, mà tuỳ tính chất công việc để áp dụng mức phục vụ. Đối với chức danh kiểm định viên, chỉ giao việc theo người với những ràng buộc chặt chẽ về quyền lợi và trách nhiệm; đối với chức danh thợ lặn trưởng lại khó xác định mức hơn, mà chỉ quy định được giờ lặn đảm bảo tối thiểu trong ca và những yêu cầu về chất lượng công việc phải hoàn thành; đối với các chức danh thợ trên cao, thợ máy bơm dung dịch khoan, thợ cẩu cũng không thể xác định mức thời gian hay mức sản lượng, bởi tính chất công việc của họ độc lập, phải tự xử lý cũng như phải kiêm nhiệm công việc khi cần thiết, do đó định mức áp dụng với họ chỉ là mức phục vụ theo ca làm việc.

(2) Thời gian làm việc và nghỉ ngơi của các loại lao động này cũng hoàn toàn khác với các loại lao động khác ở chỗ, một tháng họ làm việc ngoài biển 15 ngày và về bờ nghỉ 15 ngày. Như vậy, người quản lý, điều hành có thể linh hoạt bố trí thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc quá trình làm việc tùy thuộc yêu cầu của từng công việc. Đây là mấu chốt của tổ chức lao động linh hoạt đối với các công việc phải sử dụng LĐCMKTC.

2.3.2.5. Xác định mức lương linh hoạt của các chức danh lao động chuyên môn kỹ thuật cao.

Xác định chức danh công việc là đối tượng của phương thức trả lương linh hoạt, đồng thời xác định các phương pháp định mức phù hợp với tổ chức lao động linh hoạt cho các đối tượng trên là tiền đề để xác định các mức lương linh hoạt.

Mặc dù những mô tả, phân tích trên chưa phải đã toàn diện, chi tiết về các công việc dầu khí được áp dụng phương thức trả lương linh hoạt, nhưng đấy là những chỉ dẫn cơ bản nhất để hiểu được sự cần thiết và tác dụng tích cực của trả lương linh hoạt cho những công việc loại này. Vì hầu hết các công việc được xác


định là đối tượng của trả lương linh hoạt đều khó tính toán một cách chính xác mức sản lượng (hoặc mức thời gian) như lý thuyết, mà chủ yếu áp dụng mức phục vụ, để tính số lượng biên chế trong mỗi bộ phận, nên mức tiền lương linh hoạt được tính theo ngày phục vụ và phân biệt rõ thời gian ngoài biển và thời gian vào bờ. Đây là điểm khác biệt rất căn bản giữa phương thức trả lương linh hoạt với trả lương theo truyền thống. Do đặc thù của các công việc dầu khí (như đã trình bày ở mục 2.2.luận án này) nên việc đánh giá hiệu quả của trả lương linh hoạt không đơn thuần chỉ dựa vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ của mỗi loại chức danh là đối tượng của trả lương linh hoạt, mà chủ yếu dựa vào sự đảm bảo tính liên tục, thông suốt, yêu cầu về an toàn và hiệu quả chung của dây chuyền khoan, khai thác dầu khí. Khó có thể nói loại lao động nào có thể quyết định hiệu suất làm việc của dây chuyền, bởi vì mọi vị trí đều quan hệ trực tiếp với nhau, phụ thuộc vào nhau, chi phối lẫn nhau. Ngoại trừ các chức danh khoan, khai thác, giám sát hợp đồng là ở công đoạn trung tâm của dây chuyền, nhưng những công việc này cũng sẽ đình trệ nếu thiếu các khâu như: vận chuyển, bốc, xếp của tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí; cẩu, lắp ráp, kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị khoan, khai thác dưới biển... Hơn nữa, khi thực hiện hình thức tổ chức lao động linh hoạt, hầu hết các chức danh đã đề cập đến ở trên, đều đang kiêm nhiệm một số công việc, thậm chí cả những chức năng quan trọng mà nếu bình thường sẽ phải tăng biên chế, tăng chi phí. Nhiều chức danh công việc trong số đó đang bố trí người Việt nam thực hiện, thay vì phải thuê chuyên gia nước ngoài có chi phí cao, đồng thời tạo ra môi trường để đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên giỏi từ thực tiễn công việc, để lao động Việt nam có thể làm chủ công nghệ khoan, khai thác dầu khí trong tương lai gần. Có thể nói, tổ chức lao động linh hoạt có ý nghĩa trên nhiều mặt, không chỉ về kinh tế mà cả về mặt xã hội, không chỉ trực tiếp đến hiệu quả của dây chuyền sản xuất khai thác dầu khí mà cả tương lai của nguồn nhân lực dầu khí, thậm chí có chuyên gia đã khẳng định rằng, khó hình dung được sự thành công trong tổ chức sản xuất khai thác dầu khí của Việt nam nếu


không giải quyết được vấn đề tổ chức lao động linh hoạt và áp dụng phương thức trả lương linh hoạt.

i. Đối với các chức danh trả lương linh hoạt do tổ chức lao động linh

hoạt:

Vì các chức danh được xác định là đối tượng trả lương linh hoạt phải duy

trì công việc của họ liên tục 24h/ngày và 365 ngày/năm theo yêu cầu của dây chuyền sản xuất, khai thác dầu khí, nên các kíp lao động luân phiên nhau trong một khoảng thời gian, có 50% trực tiếp làm việc ngoài biển và 50% vào bờ nghỉ. Mức tiền lương linh hoạt cũng phân chia thành 2 loại: cho thời gian làm việc ngoài biển và cho thời gian vào bờ. Mức lương ngày của các chức danh vừa kể trên trong 2 năm 2008 và 2009 như biểu 2.11:

Biểu 2.11: Mức tiền lương ngày của các chức danh công việc được trả lương linh hoạt do tổ chức lao động linh hoạt

Các chức danh được trả lương linh hoạt

Mức lương linh hoạt ngày (1000đ)

Năm 2008

Năm 2009

Ngoài

biển

Vào

bờ

Tỷlệ (%)

4=(2/3)

Ngoài

biển

Vào

bờ

Tỷlệ (%)

7=(5/6)

1

2

3

4

5

6

7

Thuyền trưởng tàu dịch vụ

kỹ thuật dầu khí


1.125


447


251,67


1.282


585


219,14

Máy trưởng tàu dịch vụ kỹ

thuật dầu khí


892


346


257,80


1.028


413


248,91

Thợ trên cao

516

255

202,35

600

281

213,52

Thợ bơm dung dịch khoan

588

286

205,59

689

312

220,83

Thợ lái cẩu

608

306

198,69

725

340

213,23

Kiểm định thiết bị khoan

606

343

176,67

727

343

211,95

Thợ lặn trưởng

530

250

212,00

587

262

224,04

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.

Hoàn thiện phương thức trả lương linh hoạt cho người lao động chuyên môn kỹ thuật cao trong ngành dầu khí Việt Nam - 16

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Công tác dịch vụ kỹ thuật dầu khí)

Phân tích các số liệu biểu 2.11, ta có một số nhận xét về mức tiền lương linh hoạt:


(1) Mức tiền lương ngày phân biệt rất rõ giữa thời gian tác nghiệp ngoài biển và thời gian vào bờ nghỉ ngơi, thấp nhất là chênh lệch 176,67% (kiểm định thiết bị khoan) và cao nhất là 251,67% (thuyền trưởng tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí). Điều này phản ánh rất đúng sự tuân thủ nguyên tắc trả lương theo hao phí lao động, đồng thời xoá bỏ trên thực tế mức lương đánh đồng giữa làm việc và nghỉ ngơi, làm cho tính linh hoạt của đơn giá tiền lương có ý nghĩa tích cực.

(2) Các chức danh công việc đòi hỏi loại lao động có chất lượng cao, được đào tạo công phu, dày dạn kinh nghiệm có thể kiêm nhiệm một số chức năng gần chuyên môn chính, tạo điều kiện tiết kiệm biên chế, nâng cao tính khẩn trương, liên tục của công việc (một yêu cầu rất quan trọng khi tiến hành công việc dầu khí ngoài biển), được trả mức lương cao: thuyền trưởng, máy trưởng tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí; thợ trên cao, thợ bơm dung dịch khoan. Mức lương linh hoạt đang khuyến khích người lao động giỏi một nghề, thành thạo một số nghề khác gần chuyên môn với nhau, kế tiếp về thời gian, không gian hoặc bổ trợ cho nhau. Đây cũng là sự tác động tích cực trở lại của mức lương ngày linh hoạt tới tổ chức lao động linh hoạt.

Biểu 2.12: Mức tiền lương ngày của lao động nước ngoài mà Tập đoàn đã thuê trong các năm 2008, 2009.

Các chức danh được trả lương linh hoạt

Mức lương ngày(1000đ)

Năm 2008

Năm 2009

Thuyền trưởng tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí

4.756

4.868

Máy trưởng tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí

3.700

4.420

Thợ trên cao

690

833

Thợ bơm dung dịch khoan

740

865

Thợ lái cẩu

652

738

Kiểm định thiết bị khoan

1.233

1.302

Thợ lặn trưởng

705

941

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Công tác dịch vụ kỹ thuật dầu khí)

(3) Mặc dù so với mức lương ngày trả cho lao động nước ngoài (Biểu 2.12) vẫn có khoảng cách lớn, nhưng mức lương trên đã từng bước khuyến khích sự thay


thế chuyên gia nước ngoài bằng lao động kỹ thuật Việt nam, giải quyết được hai mục tiêu bức xúc hiện nay trong Tập đoàn:

- Tiết kiệm chi phí tiền lương, do đó tiết kiệm chi phí sản xuất;

- Vừa triệt để sử dụng vừa tăng cường đào tạo đội ngũ lao động hiện có của Tập đoàn.

Theo số liệu ở Biểu 2.11 và Biểu 2.12 trên thì cùng chức danh nhưng mức lương ngày của lao động nước ngoài cao hơn từ 1,79% (thợ lái cẩu) đến 329,96%(máy trưởng tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí). Cũng lưu ý rằng, đây mới chỉ là mức lương theo chức danh, còn khi thuê lao động nước ngoài các chi phí còn tăng do phải thực hiện các loại phụ cấp: chỗ ở, vé máy bay cho người và tư trang cá nhân từ nước họ đến làm việc...Tuy vậy, sau từng năm, mức lương của lao động Việt nam cũng tăng lên một cách tích cực, nhất là các chức danh kiểm định viên, thợ trên cao, thợ lái cẩu thuộc Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí. Vì vậy có thể thấy, những điều chỉnh linh hoạt về giá lương được thực hiện trong 2 năm qua đã góp phần hội nhập thị trường lao động trong nước với thị trường lao động quốc tế, nhất là khi cổ phần hóa, các doanh nghiệp cổ phần có thể chủ động xây dựng thang lương, bảng lương, có mức giá công không giãn cách quá xa so với giá công lao động dầu khí trên thị trường lao động khu vực và quốc tế.

Mức lương linh hoạt tháng cũng phụ thuộc trực tiếp vào công việc đảm nhận và phân biệt thời gian làm việc ngoài biển và thời gian vào bờ. Lương trả cho lao động nước ngoài rõ ràng là rất cao so với mức lương hiện tại trả cho lao động Việt nam, nhưng đó là mức lương làm việc. Hay nói cách khác Tập đoàn chỉ cho phép ký hợp đồng thuê chuyên gia nước ngoài cho thời gian làm việc ngoài biển và không hợp đồng khi vào bờ. Trong khi đó mức lương tháng trả cho lao động Việt nam bao gồm 2 phần và phân biệt rất rõ giữa làm việc và nghỉ ngơi. Hiện trạng các mức lương linh hoạt 2 năm 2008 và 2009 của các chức danh dịch vụ kỹ thuật dầu khí theo biểu 2.13.


Biểu 2.13: Mức lương tháng của các chức danh công việc được trả lương linh hoạt do tổ chức lao động linh hoạt


Các chức danh được trả lương linh hoạt

Mức lương linh hoạt tháng

Năm 2008

Năm 2009

Ngoài biển

Vào bờ

Ngoài biển

Vào bờ


Mức lương (1000đ)


Mức

lương (1000d)


Mức

lương (1000đ)

Tăng so với 2008

(%)


Mức

lương (1000đ)

Tăng so với 2008

(%)

Thuyền trưởng tàu dịch vụ

kỹ thuật dầu khí


14.625


5.811


16.666


113,95


7.605


130,87

Máy trưởng tàu dịch vụ kỹ

thuật dầu khí


11.596


4.498


13.364


115,25


5.369


119,36

Thợ trên cao

6.708

3.315

7.800

116,27

3.653

110,19

Thợ bơm dung dịch khoan

7.644

3.718

8.957

117,17

4.056

109,09

Thợ lái cẩu

7.904

3.978

9.425

119,24

4.420

111,11

Kiểm định thiết bị khoan

7.878

4.459

9.451

119,96

4.459

100,00

Thợ lặn trưởng

6.890

3.250

7.631

110,75

3.406

104,80

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Công tác dịch vụ kỹ thuật dầu khí)

Phân tích số liệu biểu 2.13, ta có một số nhận xét:

Thứ nhất, các mức lương cùng chức danh trả cho lao động Việt nam, mặc dù còn khác biệt rất lớn so với lao động nước ngoài (thuyền trưởng: 6700 USD 126.568.000 VNĐ; máy trưởng: 6000 USD 114.920.000 VNĐ; kiểm định thiết bị khoan : 1800 USD 33.852.000 VNĐ...) nhưng đã tăng lên hàng năm cả đối với thời gian làm việc ngoài biển, cả thời gian vào bờ (so sánh 2009/2008):

- Mức lương thuyền trưởng tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí tăng 13,95% cho thời gian làm việc ngoài biển và 30,87% cho thời gian vào bờ.

- Mức lương máy trưởng tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí tăng 15,25% thời gian làm việc ngoài biển và 19,36% thời gian vào bờ.


- Mức lương của thợ trên cao tăng 16,27% thời gian làm việc ngoài biển và 10,19% thời gian vào bờ.

- Thợ bơm dung dịch khoan, mức lương tăng 17,17% khi làm việc ngoài biển và 9,09 % khi vào bờ.

Mức lương của các chức danh khác đều có xu hướng tăng tương tự. Đây là mức tăng tích cực, tạo điều kiện rút ngắn sự phân biệt về giá tiền công giữa lao động Việt nam và lao động nước ngoài cùng chức danh, có kết quả làm việc giống nhau. Điều này cũng giảm bớt sự chia cắt thị trường lao động của ngành dầu khí vốn là ngành có sự liên thông khá rõ nguồn cung ứng lao động nội địa với các trung tâm cung ứng dịch vụ lao động nước ngoài.

Thứ hai, nhìn tổng thể, mức lương của lao động Việt nam và mức lương thoả thuận với các chuyên gia nước ngoài vẫn có một khoảng cách rất lớn. Tất nhiên, việc thuê lao động nước ngoài vẫn có những ưu việt nhất định, chẳng hạn:

- Được chủ động lựa chọn lao động chất lương cao như yêu cầu của công việc;

- Chỉ phải trả lương cho thời gian làm việc trực tiếp ngoài biển không phải trả lương vào bờ;

- Học hỏi được kinh nghiệm tổ chức, quản lý nhân lực của nước ngoài, tiếp thu được tinh thần, tác phong, kỷ luật làm việc của lao động nước ngoài trong lĩnh vực khoan, khai thác dầu khí.

Như đã phân tích, mức lương trả cho lao động Việt nam cùng chức danh, thường chỉ bằng 23 - 75%, hãn hữu mới đạt 98% của mức lương trả cho lao động nước ngoài. Chúng tôi cho đây là một tồn tại cần nghiên cứu, điều chỉnh. Nguyên nhân, không phải do định mức lao động hoặc sự phân biệt về chất lượng lao động, mà chủ yếu do giá lương (giá công lao động) trả cho lao động Việt nam vẫn lệ thuộc quá nhiều vào những quy định “cứng” của Chính phủ. Thành thử: các mức lương vẫn bị mất đi một phần tính linh hoạt cần thiết, trong điều kiện tổ chức lao động của ngành dầu khí.

ii.Đối với lao động trả lương linh hoạt do quan hệ cung cầu lao động:


Lao động được trả lương do quan hệ cung cầu lao động trong hoạt động dầu khí, chủ yếu nằm ở bộ phận giám sát các hoạt động khai thác dầu khí thuộc Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP). Lực lượng lao động này cũng mang tính chất khan khiếm trên thị trường. Năng lực làm việc của họ không chỉ thể hiện qua kết quả đào tạo ở các trường lớp, mà còn thể hiện ở kinh nghiệm, sự khéo léo, linh hoạt và cách thức ứng xử, tinh thần trách nhiệm cao của họ trong công việc hàng ngày. Vì vậy, trả lương cho loại lao động này phụ thuộc vào quan hệ cung cầu lao động và phải được điểu chỉnh theo thời gian. Thực hiện cách thức này, việc trả lương phải được thỏa thuận và điều chỉnh linh hoạt. Tính linh hoạt thể hiện ở chỗ, khi giá công trên thị trường tăng thì điều chỉnh tăng tiền lương, khi giá công trên thị trường giảm thì tiền lương được điều chỉnh giảm, nhưng vẫn chủ động thuê được lao động khi có rất nhiều nhà thầu dầu khí có tiềm lực tài chính cùng tham gia thị trường lao động. Vấn đề là ở chỗ, giải quyết như thế nào để người sử dụng lao động và người lao động không phải liên tục thay đổi mức lương một cách sự vụ, mà có thể dựa trên một nguyên tắc: trả 1 phần theo mức lương chức danh và 1 phần điều chỉnh theo thị trường. Hiệu quả và tính khoa học trong cách thức trả lương này phụ thuộc ở cách thức xác định khoản lương điều chỉnh theo thị trường.

Trên thực tế các nhà quản trị nhân lực xác định theo nhiều cách. Có khi họ trả cao hơn thị trường, có khi trả thấp hơn thị trường, có khi lại giữ ổn định trong một thời gian. Nhưng trong một chu kỳ, không làm tăng quá cao chi phí về tiền lương, nhưng vẫn tăng hiệu quả sử dụng lao động chuyên môn kỹ thuật cao. Có thể thấy kinh nghiệm trả lương của 3 nhà thầu dầu khí theo biểu 2.14 dưới đây.

Theo số liệu biểu 2.14 thì mức lương 3 tháng đầu năm bình quân của ba nhà thầu là 70 triệu VNĐđ/tháng. Vì Petronas trả bằng mức bình quân trên thị trường, nên để thu hút thêm lao động, họ phải điểu chỉnh tăng lương thêm 8% so với ban đầu, tiếp theo họ lại tăng 12 % và cuối cùng giữ ổn định ở 7%. Trong khi đó, BP thỏa thuận 3 tháng đầu năm cao, để giảm chi phí họ buộc phải điều chỉnh giảm 9%, nhưng do Petronas điều chỉnh, nên họ phải tiếp tục tăng lên 7%, rồi 9%.

Xem tất cả 244 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí