BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------
ĐẶNG THỊ THANH LOAN
MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘNG CƠ DU LỊCH, HÌNH ẢNHĐIỂM ĐẾN VÀ LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Có thể bạn quan tâm!
- Mối quan hệ giữa động cơ du lịch, hình ảnh điểm đến và lựa chọn điểm đến - Nghiên cứu trường hợp điểm đến du lịch tỉnh Bình Định - 2
- Mối quan hệ giữa động cơ du lịch, hình ảnh điểm đến và lựa chọn điểm đến - Nghiên cứu trường hợp điểm đến du lịch tỉnh Bình Định - 3
- Kết Cấu Của Báo Cáo Nghiên Cứu Chương 1: Tổng Quan Về Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 290 trang tài liệu này.
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------
ĐẶNG THỊ THANH LOAN
MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘNG CƠ DU LỊCH, HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN VÀ LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 62.34.05.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. BÙI THỊ THANH
2. PGS.TS. PHẠM XUÂN LAN
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHIA VIỆT NAM ÐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ kinh tế“Mối quan hệ giữa động cơ du lịch, hình ảnh điểm đến và lựa chọn điểm đến - Nghiên cứu trường hợp điểm đến du lịch tỉnh Bình Định” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Bùi Thị Thanh và PGS.TS. Phạm Xuân Lan.
Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực. Nội dung của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Đồng thời, tôi cũng xin cam đoan rằng tất cả mọi sự giúp đỡ về tài liệu, phỏng vấn chuyên gia, điều tra khảo sát… cho việc thực hiện luận án này đều được cám ơn bằng lời hoặc bằng văn bản và các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa
học của luận án này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2016
Người thực hiện luận án
Đặng Thị Thanh Loan
LỜI CẢM ƠN
Luận án này đã không thể được hoàn thành nếu thiếu sự cổ vũ, hướng dẫn và hỗ trợ của nhiều cá nhân và tổ chức. Tôi muốn gửi những lời tri ân, những lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình đến tất cả những người đã trực tiếp hay gián tiếp hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án này.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các GS, PGS, TS thuộc Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là các Thầy Cô Khoa Quản trị kinh doanh, đã tận tình giảng dạy hướng dẫn tôi hoàn thành các học phần trong chương trình đào tạo tiến sĩ của nhà trường. Qua đó đã giúp tôi có được những kiến thức, những kinh nghiệm cần thiết để thực hiện luận án này.
Tiếp theo, tôi xin gửi lời cám ơn trân trọng nhất đến với cô PGS.TS. Bùi Thị Thanh, thầy PGS.TS. Phạm Xuân Lan đã rất nhiệt tình hướng dẫn khoa học để giúp tôi hoàn thành được công trình nghiên cứu này. Trong những năm qua, Cô và Thầy đã tận tình dìu dắt, chỉ bảo, hướng dẫn tôi thực hiện luận án. Những nhận xét, đánh giá của Cô và Thầy, đặc biệt là những gợi ý về hướng giải quyết vấn đề trong suốt tiến trình nghiên cứu, thực sự là những bài học vô cùng quý giá đối với tôi không chỉ cho việc thực hiện luận án này mà cả trong công việc giảng dạy, nghiên cứu, hướng dẫn của một giảng viên sau này.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Đại học Huế, người Thầy hướng dẫn khoa học ban đầu khi tôi bắt đầu làm nghiên cứu sinh. Mặc dù vì lý do công việc, Thầy không thể tiếp tục trực tiếp hướng dẫn cho tôi nhưng Thầy đã luôn dõi theo và động viên tôi trong quá trình tôi thực hiện luận án.
Ngoài ra, một người mà tôi sẽ không quên cám ơn là thầy GS.TS. Nguyễn Đình Thọ. Mặc dù Thầy không phải là người hướng dẫn khoa học nhưng Thầy đã hướng dẫn tôi rất nhiều về phương pháp nghiên cứu và phương pháp xử lý số liệu trong thời gian viết luận án này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các quý thầy cô giảng viên và nhà quản trị trong lĩnh vực du lịch cùng các khách du lịch đã dành thời gian và tâm huyết tham gia thảo luận nhóm và cho tôi cơ hội tiếp xúc để có cuộc phỏng vấn sâu. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn quí anh, chị hướng dẫn viên của một số đơn vị lữ hành; quí anh, chị lễ tân của một số resort, khách sạn ở Bình Định cùng với một số em sinh viên của Trường Đại học Quy Nhơn đã rất nhiệt tình giúp đỡ tôi thực hiện việc thu thập dữ liệu trực tiếp từ khách du lịch. Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới tập thể Lãnh đạo và các đồng nghiệp thuộc Trường Đại học Quy Nhơn đã luôn động viên và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận án.
Cuối cùng là lời tri ân, lời cám ơn đến những người thân yêu nhất trong đại gia đình của tôi đã âm thầm hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất và truyền nhiệt huyết để tôi hoàn thành luận án. Đặc biệt, tôi rất cám ơn chồng tôi, người cũng là một giảng viên đại học nhưng đã nhường cho tôi được đi học nghiên cứu sinh trước và sẵn sàng hỗ trợ tôi trong việc chăm sóc hai con thơ trong lúc tôi tập trung nghiên cứu và viết luận án.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 11 năm 2016
MỤC LỤC
Trang LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC HÌNH xi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu 1
1.1.1. Về mặt lý thuyết 1
1.1.2. Về mặt thực tiễn 6
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 12
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13
1.4. Phương pháp nghiên cứu 15
1.5. Đóng góp mới của nghiên cứu 15
1.6. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu 16
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 18
2.1. Một số khái niệm cơ bản 18
2.1.1. Du lịch 18
2.1.2. Khách du lịch 20
2.1.3. Điểm đến du lịch 20
2.1.4. Sản phẩm du lịch 22
2.2. Lý thuyết hành vi 23
2.2.1. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng 23
2.2.2. Lý thuyết hành vi du lịch 25
2.2.3. Ứng dụng lý thuyết hành vi du lịch trong kinh doanh du lịch 28
2.3. Động cơ du lịch 30
2.3.1. Khái niệm 30
2.3.2. Các thành phần động cơ du lịch 32
2.4. Hình ảnh điểm đến 34
2.4.1. Khái niệm 34
2.4.2. Các thành phần của hình ảnh điểm đến 35
2.5. Rào cản du lịch 39
2.6. Lựa chọn điểm đến 41
2.6.1. Khái niệm 41
2.6.2. Các cách tiếp cận 45
2.6.3. Một số nghiên cứu thực nghiệm 47
2.7. Mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu 58
2.7.1. Động cơ du lịch và hình ảnh điểm đến 58
2.7.2. Động cơ du lịch và lựa chọn điểm đến 58
2.7.3. Hình ảnh điểm đến và lựa chọn điểm đến 59
2.7.4. Rào cản du lịch và hình ảnh điểm đến 60
2.7.5. Rào cản du lịch và lựa chọn điểm đến 60
2.8. Mô hình nghiên cứu 64
2.8.1. Mô hình lý thuyết 64
2.8.2. Mô hình cạnh tranh 64
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 68
3.1. Quy trình nghiên cứu 68
3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ 68
3.1.2. Nghiên cứu chính thức 73
3.2. Thang đo nghiên cứu 77
3.2.1. Kết quả phát triển thang đo bằng nghiên cứu sơ bộ định tính 77
3.2.2. Kết quả kiểm định thang đo bằng nghiên cứu sơ bộ định lượng 86
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 91
4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu 91
4.2. Đánh giá sơ bộ thang đo chính thức 91
4.2.1. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha 93
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 93
4.3. Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định (CFA) 94
4.3.1. Kết quả CFA các thang đo đa hướng 94
4.3.2. Kết quả CFA các thang đo đơn hướng 101
4.3.3. CFA chung cho tất cả các thang đo (mô hình tới hạn) 102
4.4. Kiểm định mô hình nghiên cứu 104
4.4.1. Kiểm định mô hình lý thuyết chính thức 104
4.4.2. Kiểm định mô hình cạnh tranh 107
4.4.3. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 109
4.5. Phân tích cấu trúc đa nhóm 110
4.5.1. Kiểm định sự khác biệt theo đặc điểm nhân khẩu xã hội học của khách du lịch
........................................................................................................................ 110
4.5.2. Kiểm định sự khác biệt theo đặc điểm chuyến đi của khách du lịch 117
4.6. Thảo luận 124
4.6.1. Mức độ tác động của từng yếu tố trong mô hình 124
4.6.2. Giá trị trung bình của từng yếu tố trong mô hình 130
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 132
5.1. Kết luận 132
5.2. Đề xuất hàm ý chính sách 136
5.2.1. Hàm ý 1: Từ mối quan hệ giữa động cơ du lịch và hình ảnh điểm đến cần phân
khúc khách du lịch để có chiến lược tiếp thị phù hợp 137
5.2.2. Hàm ý 2: Từ mối quan hệ giữa động cơ du lịch và lựa chọn điểm đến cần tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo, xúc tiến du lịch 138
5.2.3. Hàm ý 3: Từ mối quan hệ giữa hình ảnh điểm đến và lựa chọn điểm đến cần nâng cao hình ảnh điểm đến 139
5.2.4. Hàm ý 4: Từ mối quan hệ giữa rào cản du lịch và hình ảnh điểm đến cần xây
dựng sản phẩm du lịch đặc trưng nhằm tăng khả năng cạnh tranh điểm đến 145