Các Chức Danh Trả Lương Linh Hoạt Do Quan Hệ Cung Cầu Lao Độn G


Mặc dù là một dịch vụ vận chuyển hàng hoá trên biển, nhưng hoạt động của tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí có nhiều điểm khác biệt với dịch vụ vận tải biển thông thường. Chính sự khác biệt này đã đặt ra yêu cầu tổ chức lao động linh hoạt trên tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí. Những khác biệt chủ yếu được trình bày tại phụ lục số 5.

Hiện nay, công việc tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí do Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC) đảm nhận và đang hoạt động chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam, cách bờ biển Vũng tàu khoảng từ 50 km trở ra. Hiện nay PTSC cũng mới giới hạn tổ chức lao động và thực hiện phương thức trả lương linh hoạt cho một số chức danh công việc sau của tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí:

- Chức danh thuyền trưởng tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí;

- Chức danh máy trưởng tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí;

Sở dĩ phải tiến hành trả lương linh hoạt cho 2 chức danh này vì:

Thứ nhất, về trình độ, đây là loại LĐCMKTC có số lượng cung ứng hạn chế, nhiều năm trước đây phải thuê chuyên gia nước ngoài (Anh, Mỹ, Nga, Ấn độ,…).

Thứ hai, về hợp đồng lao động, theo yêu cầu của người lao động (thuyền trưởng, máy trưởng – bên cung ứng lao động) chỉ ký ngắn hạn, do vậy để có nguồn nhân lực đảm bảo cho dây chuyền hoạt động liên tục, đòi hỏi phải có chính sách lương linh hoạt để thu hút lao động.

Thứ ba, trên thị trường lao động: giá công cao và thay đổi thường xuyên theo quan hệ cung cầu lao động.

Thứ tư, về tổ chức công việc do đặc trưng của nó, phải tổ chức linh hoạt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.

để:

- Phù hợp với tổ chức sản xuất của giàn khoan dầu khí mà các liên doanh,

Hoàn thiện phương thức trả lương linh hoạt cho người lao động chuyên môn kỹ thuật cao trong ngành dầu khí Việt Nam - 14

nhà thầu dầu khí đang tiến hành trên biển Đông;

- Sử dụng tối đa quỹ thời gian làm việc, năng lực, kinh nghiệm của LĐCMKTC, góp phần giảm các chi phí về nhân công;


- Bảo đảm đủ nhu cầu lao động để thực hiện các công việc dịch vụ lỹ thuật dầu dầu khí (vận tải, xếp dỡ, cứu hộ,…) trong mọi điều kiện;

- “Giữ chân” được đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng trong điều kiện khan hiếm nguồn cung lao động.


b. Các chức danh công việc về khoan, khai thác dầu khí trên giàn khoan cố định ngoài biển:

Để lấy sản phẩm dầu và khí từ trong lòng đất, người ta phải khoan từ mặt đất đến tầng sản phẩm dầu, khí và dùng các thiết bị bơm hút để đưa sản phẩm lên. Vì vậy trong dây chuyền thăm dò, khai thác dầu khí, công việc khoan, khai thác là quan trọng nhất. Đây là những công việc vận hành các thiết bị khoan, thiết bị khai thác dầu khí được tiến hành trên các giàn khoan cố định ngoài biển với mức nước biển sâu từ 50m đến 100m và được tiến hành trong điều kiện đặc biệt năng nhọc và nguy hiểm, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu, thời tiết. Người lao động làm công tác khoan, khai thác dầu khí ngoài am hiểu sâu về chuyên môn công việc của mình, đồng thời phải có những kinh nghiệm và kỹ năng làm việc về địa chất mỏ, về một số công việc khác như động lực, hoá chất, ... và có tính độc lập cao trong thực hiện công việc.

Hiện nay, công tác dịch vụ kỹ thuật khoan, khai thác do Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVDrilling) đảm nhận. Có nhiều công việc, nhiều chức danh trước đây phải thuê chuyên gia quốc tế. Đến nay, lao động dầu khí Việt nam đã có thể lần lượt thay thế các vị trí đó mà vẫn hoàn thành công việc với chất lượng cao. Do vậy, PVDrilling đã thực hiện trả lương linh hoạt cho một số chức danh công việc dây chuyền khoan, khai thác dầu khí có tính chất công việc phức tạp đòi hỏi cả kỹ năng lý thuyết và kỹ năng thực hành cao, đồng thời phải kiêm nhiệm được một số công việc theo yêu cầu của tổ chức lao động trên giàn khoan biển. Những chức danh công việc đó là:

(1) Kiểm định thiết bị khoan: Kiểm định là một công việc rất quan trọng, quyết định sự an toàn của cả kíp khoan, của cả mỏ. Người kiểm định là người


quyết định cao nhất cho phép (hay không cho phép) các thiết bị hoạt động. Công việc của người kiểm định khoan phải được tiến hành khẩn trương, trong thời gian ngắn, để đánh giá sự chính xác và an toàn của thiết bị. Ngoài trình độ chuyên môn cao, sự thông thạo các tiêu chuẩn quốc tế về thiết bị khoan, khai thác như tiêu chuẩn API, DS-1, BS, ASTM, AWS… Kiểm định viên còn phải giỏi về ngoại ngữ, dày dạn kinh nghiệm và đặc biệt phải có tinh thần trách nhiệm cao và kỹ năng làm việc tuyệt đối chuẩn xác;

(2) Thợ trên cao (Derrickman): Đây là một chức danh trong kíp khoan làm việc trên giàn khoan có độ cao từ 30m trở lên tính từ mặt sàn công nhân phụ khoan thao tác. Trong quá trình làm việc, thợ trên cao phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

Kéo thả cần khoan ở trên cao từ 30m trở lên;

Chịu trách nhiệm đầu ra của dung dịch như: sàng rung, máy tách khí, máy lọc cát;

Bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa, thay thế thiết bị trên tháp khoan;

Làm các công việc của thợ khoan khi cần thiết;

Vận hành và sử dụng xe nâng;

Làm việc gần mặt nước biển mỗi khi thay thế thiết bị đối áp (B.O.P).

Thợ trên cao chịu sự chỉ huy của kíp trưởng kíp khoan, nhưng do đặc điểm công việc (ở trên cao), nên một mặt người thợ phải hiểu mệnh lệnh của kíp trưởng (phần lớn là người nước ngoài), nắm chắc các quy trình vận hành thiết bị, một mặt chủ động thực hiện các thao tác nhất là khi kiểm tra, sửa chữa, thay thế thiết bị trên tháp khoan;

(3)Thợ máy bơm dung dịch khoan (Pumpman): Trong quá trình mũi khoan cắm vào lòng đất với tốc độ cao, cọ sát với nhiều tầng đất đá khác nhau, sinh ra ma sát cực lớn, có thể gẫy mũi khoan, cháy, nổ. Vì thế dung dịch khoan phải được bơm vào làm trơn, giảm ma sát, hạ nhiệt độ. Dung dịch phải được pha tuỳ thuộc độ sâu làm việc của mũi khoan, tính chất của tầng đất, đá mà mũi khoan đi qua, tốc độ vận hành của máy... Ngoài lý thuyết đã có, người thợ chủ yếu quan sát


các lớp đất đá lấy lên từ giếng khoan để pha dung dịch khoan và điều khiển máy bơm cho hợp lý. Thợ máy bơm dung dịch khoan làm việc dưới hầm kín, nhiệt độ trên 40oC đòi hỏi phải có một sức khỏe dẻo dai để làm việc;

(4)Thợ lái cẩu (Crane Operator): Nhiệm vụ của thợ lái cẩu là điều khiển cẩu lắp ráp các đường ống hoặc các thiết bị phục vụ quá trình khoan; bốc dỡ vật tư, thiết bị và hàng hoá từ tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí lên giàn và chất thải, phế liệu từ giàn xuống tàu; hướng dẫn, chỉ đạo giám sát các công việc trên sàn giàn khoan; bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị nâng hạ. Thợ lái cẩu chịu sự chỉ huy của kíp trưởng khi lắp ráp các thiết bị khoan, chịu sự chỉ huy của thuyền trưởng tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí khi cẩu hàng lên, xuống giàn…


c. Các chức danh công việc kiểm tra, lắp ráp, sửa chữa công trình dầu khí dưới biển:

Dầu và khí nước ta chủ yếu khai thác tại các mỏ ngoài thềm lục địa thuộc Biển Đông cách bờ từ 50 km trở lên, các giàn khoan khai thác dầu khí chủ yếu là những giàn cố định đặt ngoài biển có độ sâu từ 50m – 60m, có nơi sâu hơn đến hàng trăm mét. Vì vậy, sau một thời gian làm việc, giàn khoan biển phải tiến hành bảo dưỡng sữa chữa, trong đó có phần chân đế giàn khoan phải sửa chữa hoặc bảo dưỡng ngay dưới biển. Mặt khác, sản phẩm khí được đưa vào bờ thông qua hệ thống nén khí trung tâm ngoài biển và hệ thống đường ống dẫn. Hệ thống đường ống này được đặt cách mặt nước biển từ 50m đến 80 m có nơi sâu hơn, do vậy khi cần bảo dưỡng sửa chữa, cũng phải tiến hành dưới biển.

Đảm nhận công việc trên là thợ lặn có trình độ cao nhưng cũng đồng thời phải là chuyên gia giỏi về cơ khí. Do tính chất công việc kiểm tra, lắp ráp, sửa chữa các công trình dầu khí dưới biển, hoàn toàn không giống các công việc lặn bình thường, cũng không giống như kiểm tra sửa chữa các công trình dầu khí trên bờ, nên cần thiết phải có cách thức tổ chức lao động và phương thức trả lương phù hợp để khuyến khích người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hiện nay, công tác kiểm tra, lắp ráp, sửa chữa các công trình dầu khí dưới biển đang giao


cho Trường Cao đẳng nghề dầu khí và thường phải áp dụng trả lương linh hoạt cho: Thợ lặn trưởng kiêm kiểm tra, lắp ráp, sửa chữa các công trình dưới biển.

ii. Các chức danh trả lương linh hoạt do quan hệ cung cầu lao động

Bên cạnh các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tự tiến hành, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam còn ký hợp đồng với các Nhà thầu dầu khí nước ngoài cùng tham gia tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại các mỏ thuộc thềm lục Việt Nam. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cử những cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật thuộc chuyên ngành địa chất, khoan, khai thác dầu khí tham gia giám sát các hợp đồng do Nhà thầu dầu khí nước ngoài tiến hành, để bảo vệ quyền lợi của Việt Nam.

Các công việc giám sát hợp đồng dầu khí có đặc điểm:

- Tiến hành độc lập, đồng thời, song hành với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí. Đây là những công việc nhằm kiểm định, phản biện, đánh giá lại các kết quả tìm kiếm thăm dò, khai thác mà các nhà thầu đang tiến hành, để có những đề xuất, báo cáo các cấp (Tổng công ty, Tập đoàn) có biện pháp xử lý kịp thời phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.

- Đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao về nhiều lĩnh vực: khoan, khai thác, địa chất, cơ khí, hóa, điện, kinh tế, dự báo,…Chuyên gia đảm trách các công việc này ngoài kỹ năng lý thuyết được đào tạo bài bản, phải có kinh nghiệm thực tế trên hiện trường tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí; có khả năng nhận xét, kiểm định và đánh giá các báo cáo của các bộ phận trên dây chuyền.

Hiện nay, số lao động này do Tổng công ty Thăm dò khai thác Dầu khí tuyển chọn và quản lý. Do công việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí ở nước ta và các nước trong khu vực ngày càng tăng, nên nhu cầu lao động dầu khí có trình độ cao, đặc biệt là lao động kiểm định và giám sát có trình độ như trên ngày càng lớn, dẫn đến cầu lao động thường cao hơn rất nhiều so với cung lao động. Vì vậy, các công ty dầu khí, các nhà thầu dầu khí, thường có những chính sách thu hút lực lượng lao động này bằng cách đưa ra các mức lương hấp dẫn và thay đổi một cách linh hoạt theo quan hệ cung cầu lao động.


2.3.2.3. Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật của các chức danh công việc:

Trên cơ sở mức độ phức tạp công việc và yêu cầu tổ chức lao động, tiêu chuẩn những LĐCMKTC đảm nhận các công việc trên như sau:

Yêu cầu đối với chức danh thuyền trưởng tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí:

+ Là kỹ sư hàng hải.

+ Có kinh nghiệm làm thuyền trưởng trên tàu vận tải biển 3 năm, làm việc trên tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí ít nhất 6 tháng.

+ Có sức khoẻ tốt để làm việc ngoài biển dài ngày.

+ Thông thạo tiếng Anh chuyên ngành dầu khí và Luật hàng hải quốc tế.

+ Trải qua sát hạch và được cấp chứng chỉ tàu dầu, chứng chỉ cứu sinh, cứu hộ, sơ cấp cứu và các chứng chỉ theo quy định của ngành hàng hải, chính quyền cảng và tổ chức IMO.

Yêu cầu đối với chức danh máy trưởng tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí:

+ Là kỹ sư hàng hải chuyên ngành cơ, điện.

+ Có kinh nghiệm làm máy trưởng trên tàu vận tải biển 3 năm, làm việc trên tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí ít nhất 6 tháng.

+ Có sức khoẻ tốt để làm việc ngoài biển.

+ Thông thạo tiếng Anh chuyên ngành dầu khí và Luật hàng hải quốc tế.

+ Trải qua sát hạch và được cấp chứng chỉ tàu dầu, chứng chỉ cứu sinh, cứu hộ, sơ cấp cứu và các chứng chỉ theo quy định của ngành hàng hải, chính quyền cảng và tổ chức IMO.

Yêu cầu đối với chức danh kiểm định thiết bị khoan:

- Kỹ sư cơ khí/kỹ sư khoan đã qua thực tế khoan 10 năm được bồi dưỡng về kiến thức chống phá huỷ, thông thạo các tiêu chuẩn quốc tế về thiết bị khoan, khai thác như tiêu chuẩn API, DS-1, BS, ASTM, AWS… ;

- Thông thạo tiếng Anh chuyên ngành khoan, khai thác dầu khí;

- Trải qua sát hạch và được cấp chứng nhận quốc tế BOSIET (chứng chỉ an toàn khi làm việc trên biển);

- Có sức khoẻ, chịu đựng được môi trường đặc biệt nặng nhọc, độc hại.


Yêu cầu đối với chức danh thợ trên cao:

- Kỹ sư khoan đã qua thực tế khoan 1 năm hoặc công nhân khoan 6/6;

- Thông thạo tiếng Anh chuyên ngành khoan, khai thác dầu khí;

- Trải qua sát hạch và được cấp chứng nhận quốc tế BOSIET (chứng chỉ an toàn khi làm việc trên biển);

- Có sức khoẻ, chịu đựng được môi trường đặc biệt nặng nhọc, độc hại và làm việc liên tục với cường độ cao.

Yêu cầu đối với chức danh thợ máy bơm dung dịch khoan:

- Là kỹ sư cơ khí đã được bổ túc về kiến thức khoan, khai thác dầu khí hoặc công nhân khoan 5/6 đã làm việc bơm và pha chế dung dịch khoan từ 1 năm trở lên;

- Thông thạo tiếng Anh chuyên ngành khoan, khai thác dầu khí;

- Được sát hạch và cấp chứng chỉ BOSIET (chứng chỉ an toàn khi làm việc trên biển);

- Có sức khoẻ tốt, chịu đựng môi trường làm việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, cường độ lao động cao.

Yêu cầu đối với chức danh thợ lái cẩu:

- Thợ lái cẩu phải đạt bậc 4/6 có thâm niên trong nghề từ 1 năm trở lên và có bằng lái cẩu ngoài biển theo tiêu chuẩn quốc tế;

- Thông thạo tiếng Anh chuyên ngành khoan, khai thác dầu khí;

- Được sát hạch và cấp chứng nhận quốc tế BOSIET (chứng chỉ an toàn khi làm việc trên biển);

- Sức khoẻ tốt, chịu được cường độ làm việc căng thẳng và nhiệt độ môi trường trên 40oC.

Yêu cầu đối với chức danh thợ lặn trưởng:

- Là thợ lặn bậc 4/4 được đào tạo về kỹ thuật sửa chữa các công trình biển, đạt bậc 5/6 công nhân kỹ thuật cơ khí dầu khí;

- Có chứng chỉ quốc tế về công tác lặn dưới biển;


- Sức khoẻ tốt theo quy định của thợ lặn;

- Thông thạo tiếng Anh chuyên ngành dầu khí ;

- Được sát hạch và cấp chứng nhận quốc tế BOSIET (chứng chỉ an toàn khi làm việc trên biển).

Yêu cầu của chức danh giám sát hợp đồng dầu khí:

- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành địa chất, khoan, khai thác dầu khí.

- Có trình độ phân tích, tổng hợp và dự báo tốt. Trung thực và trách nhiệm cao khi xử lý các công việc thuộc chuyên môn.

- Nắm vững Luật pháp Việt Nam và Luật quốc tế có liên quan đến lĩnh vực dầu khí.

- Có kinh nghiệm làm việc trong công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí ít nhất 7 năm.

- Sử dụng thành thạo ngoại ngữ tiếng Anh chuyên ngành địa chất, khoan, khai thác dầu khí để làm việc với nhà thầu dầu khí ;

- Trải qua sát hạch và được cấp chứng nhận quốc tế BOSIET (chứng chỉ an toàn khi làm việc trên biển);

- Có sức khoẻ, chịu đựng được môi trường đặc biệt nặng nhọc, độc hại.

2.3.2.4. Định mức lao động và định biên lao động linh hoạt.


Đối với các chức danh cần áp dụng trả lương linh hoạt do quan hệ cung cầu lao động (cán bộ giám sát các hợp đồng dầu khí), định biên lao động tương tự như các loại lao động khác.

Một số chức danh khác định mức lao động và định biên lao động linh hoạt được phân định và tiến hành như sau:

i. Đối với chức danh công việc trên tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí.

Tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí làm nhiệm vụ vận chuyển người và hàng hóa cho các giàn khoan biển, kết hợp phục vụ cứu hộ, cứu nạn trên biển. Vì vậy tàu hoạt động liên tục 24h/ngày và 365ngày/năm. Công tác định mức lao động cho các chức danh theo từng vị trí trên tàu, dựa trên các mức phục vụ và định biên lao

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022