Những Kết Quả Đạt Được Và Những Tồn Tại Cần Khắc Phục Khi Thực Hiện Phương Thức Trả Luơng Linh Hoạt Cho Lao Động Chuyên Môn Kỹ Thuật Cao Thuộc


- Lcv: căn cứ vào đặc tính tàu, khối lượng công việc giao trong hợp đồng, nhật ký tàu để xác định.

Với cách giao khoán tiền lương theo quy định trên, có thể tính được tổng lương một tháng của một thuyền trưởng với các thông số sau:

Hcbi = 5,26; Mn = 640.000đ; Ni = 26; Hcdi = 7,36; Khq = 2; Ltn = Lcdi; Lkt = 30% Lcdi; Ltt = 30% Lcdi; Lcv = 2% tổng tiền lương tính theo lương chức danh trong tháng; phụ cấp đi biển:150.000đ/ngày.

+ Lcbi = [(6,28 x 650.000)/26] x 26 = 4.082.000(đồng)

+ Lcdi = [(7,36 x 650.000x2)/26] x 26 = 9.568.000 (đồng)

+ Ltn = 9.568.000 (đồng)

+ Lkt = 30/100 x 9.568.000 = 2.870.400 (đồng)

+ Ltt = 30/100 x 9.568.000 = 2.870.400 (đồng)

+ Lcv = 2/100 x (9.568.000 + 9.568.000 + 2.870.400 + 2.870.400) =

497.536 (đồng).

+ Phụ cấp đi biển một tháng: 150.000 x 26 = 3.900.000 (đồng)

- Lương của thuyền trưởng khi làm việc ngoài biển:Tli = 4.082.000 + 9.568.000 + 9.568.000 + 2.870.400 + 2.870.400 + 497.536 +

3.900.000 = 33.356.336 (đồng).

- Lương của thuyền trưởng về bờ (nghỉ): giả định trong 6 tháng làm việc Lcdi đều như nhau, thì Tli = 4.082.000 + 9.568.000 = 13.650.000 (đồng)

b. Đối với các chức danh công việc khoan, khai thác dầu khí.

b.1. Tiền lương của kiểm định viên, Thợ bơm dung dịch khoan, Thợ trên cao được xây dựng theo hệ thống thang lương riêng của Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí, theo đó tiền lương được quy định cho khi làm việc ngoài biển (15 ngày, 11 ngày làm việc và 3 ngày nghỉ thứ bẩy, chủ nhật) và khi vào bờ (nghỉ 15 ngàygồm: lương chức danh và phụ cấp công việc đặc thù, phụ cấp khuyến khích khi làm việc ở vùng biển nước ngoài, tiền lương điều động bằng 30% mức phụ cấp công việc đặc thù). Tiền lương được tính theo công thức sau:


Khi làm việc trên biển:


Tli = [(Hs x Ml)/22]x Ni + PCĐTi + PCkknn + PCĐB

Trong đó:

+Tli: Tiền lương khi làm việc ngoài biển

+Ml: Mức lương chức danh hệ số 1 được điều chỉnh theo hiệu quả sản xuất kinh doanh và giá công lao động trên thị trường.

+ Ni: Ngày làm việc thực tế

+Hs: Hệ số lương theo chức danh như sau:

Biểu 2.15: Hệ số lương của một số chức danh khoan, khai thác dầu khí


TT

Chức danh

Hệ số lương

1

Kiểm định viên

3,78

2

Thợ trên cao

3,09

3

Thợ bơm dung dịch khoan

3,43

4

Thợ lái cẩu

3,74

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.

Hoàn thiện phương thức trả lương linh hoạt cho người lao động chuyên môn kỹ thuật cao trong ngành dầu khí Việt Nam - 18

(Nguồn: Hệ thống thang lương, bảng lương PVDrilling)

+ PCĐTi: Phụ cấp công việc đặc thù được tính theo ngày làm việc thực tế và được tính cho từng chức danh và điều chỉnh linh hoạt theo công việc đảm nhận. Đối với Kiểm định viên, Thợ bơm dung dịch khoan, Thợ lái cẩu được quy định từ 360.000 đ/ngày đến 480.000đ/ngày; Thợ trên cao được quy định từ 280.000 đ/ngày đến 370.000đ/ngày.

+ PCkknn: phụ cấp khi hoạt động ở vùng biển nước ngoài và được tính bằng 25% x [(Hs x Ml)/22x Ni + PCĐTi]

+ PCĐB : Phụ cấp đi biển Khi vào bờ:

Tli = [(Hs x Ml)/22] x Ni

b.2. Cách giao việc:


b.2.1. Nội dung giao việc cho kiểm định viên được thể hiện thông qua hợp đồng giao việc giữa kíp trưởng kíp khoan và kiểm định viên. Nội dung của hợp đồng bao gồm:

- Khối lượng công việc kiểm định;

- Cấp kiểm định;

- Thời gian kiểm định;

- Những thoả thuận khác.

b.2.2. Nội dung giao việc cho thợ trên cao, thợ bơm dung dịch khoan, thợ lái cẩu gồm: khối lượng khoan, khai thác phải thực hiện trong tháng tính theo số m khoan và số giờ máy bơm hút dầu thô; địa điểm giàn khoan phục vụ; trách nhiệm đảm bảo an toàn thiết bị, giàn khoan, an toàn biển và đảm bảo môi trường; những giao kèo khác. Đối với từng cá nhân trong kíp, do kíp trưởng phân công hàng ngày và được ghi vào trong sổ nhật ký khoan.

b.3. Đánh giá thực hiện công việc: Hàng tháng, bộ phận quản trị nhân sự cùng bộ phận kỹ thuật căn cứ hợp đồng công việc, nhật ký trong quá trình khoan để xác định Hs, Ml, ngày tác nghiệp để tính phụ cấp thực hiện công việc, chế độ tiền thưởng.

Với cách giao khoán như trên cũng có thể tính được lương của các chức danh tháng 5 năm 2009:

Tiền lương khi làm việc trên biển:

Biểu 2.16: Tiền lương khi làm việc trên biển của một số chức danh khoan, khai thác dầu khí Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Chức danh

(HsxMl)/22x11

PCĐTi

PCkknn

PCĐB

Tổng lương

1

Kiểm định

7,56

3,96

2,83

1,65

16

2

Thợ trên cao

6,18

3,08

2,31

1,65

13,22

2

Thợ bơm DDK

6,86

3,96

2,70

1,65

15,17

4

Thợ lái cẩu

7,48

3,96

2,86

1,65

15,95

(Mức lương chức danh hệ số 1 chọn trong tháng 5 năm 2008 là 2.000.000 đồng) (Nguồn: Bảng lương tháng 5/2009 PVDrilling)


Tiền lương khi vào bờ:

Biểu 2.17, Tiền lương khi vào bờ của một số chức danh khoan, khai thác dầu khí

Đơn vị tính: Triệu đồng


TT

Chức danh

(HsxMl)/22x11

PCĐTi

PCkknn

PCĐB

Tổng lương

1

Kiểm định

7,56

0

0

0

7,56

2

Thợ trên cao

6,18

0

0

0

6,18

2

Thợ bơm DDK

6,86

0

0

0

6,86

4

Thợ lái cẩu

7,48

0

0

0

7,48

(Nguồn: Bảng lương tháng 5/2009 PVDrilling)

c. Đối với chức danh công việc kiểm tra, lắp ráp, sửa chữa các công trình dưới biển (chức danh công việc thợ lặn trưởng):

c.1. Tiền lương của thợ lặn trưởng tại trạm lặn cũng gồm Lcbi, Lcdi tính toán tương tự như các chức danh thuyền trưởng, máy trưởng tàu dịch vụ dầu khí và các khoản trả thêm: phụ cấp làm việc ngoài biển, phụ cấp thợ lặn (Theo thông tư số 06/LB-TT ngày 28/1/1997 của Liên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Tài chính) và phụ cấp kiêm nhiệm (có mức cao nhất không quá 50% Lcdi).

Thợ lặn trưởng khi về bờ nghỉ ngơi được hưởng lương gồm: Lcbi+Lcdi cho số ngày nghỉ khi vào bờ.

c.2. Cách giao việc: tương tự như các chức danh trên, giao việc cho trạm lặn là hợp đồng công việc bao gồm các nội dung chủ yếu:

- Địa điểm lặn, độ sâu lặn;

- Khối lượng công việc kiểm tra, sửa chữa, lắp ráp;

- Thời gian tiến hành và kết thúc công việc;

- Quy định về an toàn lặn, an toàn thiết bị, an toàn và vệ sinh môi trường trên biển;

- Những giao kèo khác.

Ngoài ra, những hoạt động lặn hàng ngày được số liệu viên ghi chép cụ thể trong nhật ký lặn.


c.3. Đánh giá thực hiện công việc: hàng tháng, bộ phận quản trị nhân lực của Trường căn cứ kết quả thực hiện hợp đồng giao việc, nhật ký lặn của trạm để xác định Khq, Hcdi, phụ cấp thợ lặn, phụ cấp kiêm nhiệm thêm công việc

Với cách giao khoán trên, có thể tính được tiền lương hàng tháng của thợ lặn trưởng có các thông số sau: Hcbi = 5,75; Hcdi = 7,64; Mn = 650.000 đ; Khq = 2; Ni = 13; lặn ở độ sâu 30m và thực hiện hàn cắt trong tháng là 11,5 giờ; phụ cấp kiêm nhiệm thêm công việc = 50% Lcdi; phụ cấp đi biển = 150.000đ/ngày.

+ Lcbi = [(5,75 x 650.000)/26] x 13 = 1.868.750 (đ);

+ Lcdi = [(7,64 x 650.000 x2)/26] x 13 = 4.966.000 (đ);

+ Phụ cấp thợ lặn: 40/100 x 650.000 x 11,5 x (1+0,3) = 3.887.000 (đ);

+ Phụ cấp kiêm nhiệm thêm công việc: 50/100x4.966.000 = 2.483.000(đ);

+ Phụ cấp làm việc trên biển: 150.000 x 13 = 1.950.000 (đ).

- Lương của thợ lặn trưởng khi làm việc ngoài biển (15 ngày): Tli = 1.868.750+ 4.966.000 +3.887.000 +2.483.000+1.950.000 = 15.154.750(đ).

- Lương của thợ lặn trưởng khi về bờ (nghỉ 15 ngày): Tli = 1.868.750 + 4.966.000

= 6.834.750 (đ).

d. Đối với chức danh giám sát các hợp đồng chia sản phẩm dầu khí:

d.1. Tiền lương của cán bộ giám sát hợp đồng chia sản phẩm dầu khí được tính theo công thức sau:

Tli = Lcdi + Tql + PCĐB


Trong đó: - Tli : tiền lương tháng

- Lcdi = Mlcd /22 x Ni. Mlcd là mức lương thỏa thuận khi ký kết hợp đồng lao động; Ni là số ngày công làm việc trong tháng.

- Tql: Tiền thưởng từ quỹ lương. Khoản tiền thưởng này thường được tính vào tháng 12 bằng 1 tháng lương theo thỏa thuận khi ký kết hợp đồng lao động. Tính bình quân trong năm thì 1 tháng được hưởng bằng 1/12 tháng lương.

- PCĐB: Phụ cấp đi biển = 150.000 đồng/ngày.


d.2. Nội dung giao việc cho cán bộ giám sát được thể hiện thông qua hợp đồng giao việc giữa cơ quan quản lý (Tổng công ty Thăm dò khai thác Dầu khí) và giám sát viên. Nội dung của hợp đồng bao gồm:

- Khối lượng công việc giám sát và các thông số kỹ thuật phải giám sát;

- Trách nhiệm giám sát;

- Thời gian giám sát;

- Những thoả thuận khác.

Bên cạnh đó cán bộ giám sát còn phải thực hiện các quy định về việc phối hợp với các nhà thầu dầu khí nước ngoài, quy định về an toàn trên biển…

d.3. Đánh giá thực hiện công việc: Hàng tháng, bộ phận quản trị nhân sự cùng bộ phận kỹ thuật căn cứ hợp đồng giao việc, bảng chấm công để thanh toán lương hàng tháng và làm căn cứ để theo dõi tình hình thực hiện công việc làm cơ sở cho việc điều chỉnh tiền lương sau này.

Với cách giao khoán trên, có thể tính được tiền lương hàng tháng của cán bộ giám sát theo các thông số sau: Mlcd = 55.000.000 đồng, Ni = 22, ngày công đi biển trong tháng 12 ngày.

+ Lcdi = 55.000.000/22 x 22 = 55.000.000

+ Tql = 55.000.000/12 = 4.583.333

+ PCĐB = 150.000 x 12 = 1.800.000

Lương của cán bộ giám sát trong tháng: Tli = 55.000.000 +4.583.333 + 1.800.000 = 61.383.333 đồng.

Qua cách giao khoán và những giải trình trên, luận án xin nêu một số nhận xét:

- Trong kết cấu các mức lương tháng, tiền lương chức danh kiểm định viên, thợ trên cao, thợ bơm dung dịch khoan, thợ lái cẩu là linh hoạt nhất và khá tương thích với giá công lao động trên thị trường. Sự linh hoạt thể hiện ở cách xây dựng hệ số lương và điều chỉnh mức lương chức danh theo hiệu quả và mức độ quan trọng của công việc trong dây chuyền sản xuất. Hay nói cách khác, mức lương của các chức danh này được thỏa thuận theo công việc và tính khan hiếm trên thị trường lao động. Phần phụ cấp lương đặc thù được tính theo ngày và tuỳ


theo mức độ công việc để điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với từng loại lao động và từng công việc. Các khoản phụ cấp khi người lao động làm việc ở vùng biển nước ngoài, cộng với phụ cấp điều động cũng thể hiện rõ tính linh hoạt của tiền lương nhằm đạt mục tiêu là thuê được đủ và đúng loại lao động có chất lượng theo đúng yêu cầu công việc.

Tương tự như vậy các chức danh thuyền trưởng, máy trưởng tàu dịch vụ dầu khí, thợ lặn trưởng, tiền lương cũng có sự phân biệt linh hoạt khi làm việc ngoài biển, khi vào bờ. Các khoản tiền lương khác, như lương thay thế người nước ngoài, lương theo tuyến, lương kiêm nhiệm thêm công việc, áp dụng đối với chức danh cao nhất là thuyền trưởng (chiếm tới 47,37% trong mức lương tháng) cũng rất linh hoạt, vì nó được tính theo lương chức danh, đồng thời có thể được xem xét, điều chỉnh phù hợp với đặc điểm công việc từng tháng.

- Tuy nhiên, cách giao khoán còn bộc lộ một số tồn tại:

+ Ngoài Kiểm định viên, Thợ trên cao, Thợ bơm dung dịch khoan, Thợ lái cẩu, cán bộ giám sát hợp đồng dầu khí, các chức danh khác đều có phần lương cơ bản , đây là chế độ lương theo quy định của Nhà nước, gắn với trình độ đào tạo và thâm niên của người lao động mà không gắn với công việc mà người lao động đảm nhận. Do vậy, nếu lấy hệ số lương được xếp theo quy định tại Nghị định 205/2004/NĐ- CP để trả lương là chưa phù hợp với đặc điểm công việc dầu khí. Đặc biệt hệ số lương này được thiết kế chung cho các loại công việc được quy đổi một cách tương đối, do đó khi vận dụng vào thực tế không phù hợp.

+ Phần lương kiêm nhiệm thêm công việc ở một số chức danh như thuyền trưởng, máy trưởng, thợ lặn... chưa đủ khuyến khích người lao động. Nguyên nhân chính là nguồn quỹ lương được xác định phụ thuộc vào các quy định của Nhà nước nên hạn hẹp.

+ Phần phụ cấp đi biển chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tiền lương tới 12,48% (đối với thợ trên cao), 11,7%(đối với thuyền trưởng) nhưng lại trả một cách bình quân (đã ra làm việc ngoài biển là được nhận mức phụ cấp giống nhau).


+ Hệ thống giao và đánh giá kết quả thực hiện công việc cho các chức danh trên mới tiến hành trong thời gian gần đây và đang hoàn thiện đặc biệt là bộ tiêu chí đánh giá khả năng thực hiện công việc trên các giàn khoan biển, vận tải và sửa chữa các công trình dưới đáy biển. Do vậy, trong giai đoạn hiện tại, những quy định này chưa được chi tiết, vẫn chủ yếu dựa vào số liệu và kinh nghiệm đánh giá chủ quan của người quản lý. Kết quả điều tra xã hội học từ 425 LĐCMKT cho thấy 92,94%số người cho rằng đánh giá kết quả thực hiện công việc dựa theo đánh giá chủ quan của người quản lý. Tương tự như vậy khi hỏi 25 chuyên gia, quản trị viên, quản lý lao động tiền lương cho thấy:

- Không có ai cho rằng đánh giá dựa trên hệ thống tiêu chuẩn xây dựng khoa học;

- 16% số người cho rằng đánh giá dựa trên một số tiêu chuẩn khoa học nhưng chưa hoàn thiện;

- 84% số người cho rằng đánh giá dựa trên kinh nghiệm của người quản lý điều hành.

2.4. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI CẦN KHẮC PHỤC KHI THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC TRẢ LUƠNG LINH HOẠT CHO LAO ĐỘNG CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT CAO THUỘC TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM

Nghiên cứu và phân tích hiện trạng trả lương linh hoạt ở Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam cho thấy, bên cạnh những yếu tố tích cực đạt được, cũng không phải không còn những tồn tại, khiếm khuyết, nhất là sự thiếu hoàn thiện của các điều kiện thực hiện phương thức trả lương linh hoạt. Luận án có một số nhận xét chung như sau:

2.4.1. Những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện phương thức trả lương linh hoạt đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

Một là, phương thức trả lương linh hoạt đã đáp ứng được yêu cầu của tổ chức lao động linh hoạt nhằm thực hiện những công việc dầu khí có đặc điểm đặc thù và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Như đã phân tích, những

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022