Đối Với Chức Danh Công Việc Khoan, Khai Thác Dầu Khí:


động. Về lý thuyết đối với các loại thiết bị làm việc liên tục và đòi hỏi tính kỷ luật cao về hiệp tác lao động, mỗi người đảm nhận một vị trí trên thiết bị, áp dụng mức phục vụ sẽ có nhiều ưu việt. Trong trường hợp này, mức phục vụ nhằm xác định số lượng và cơ cấu các chức danh trên tàu, tương ứng với nó là số lương nhân viên cần thiết để đảm bảo cho tàu hoạt động liên tục theo những yêu cầu đặt ra. Các mức phục vụ xây dựng cho tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí vừa theo thông lệ quốc tế, vừa căn cứ vào điều kiện làm việc cụ thể của tàu, yêu cầu phục vụ và khả năng của đoàn thuỷ thủ. Hiện nay, Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí có 16 tàu phục vụ trên biển, đều thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ: vận chuyển và cứu hộ, cứu nạn. Mỗi tàu, theo lý lịch, có 13 chức danh, đó là: Thuyền trưởng; Thuyền phó; Máy trưởng; Máy 1; máy 2, Máy 3; Hoa tiêu; Thuỷ thủ trưởng; Thuỷ thủ; Thợ bốc xếp; Điện trưởng; Bác sỹ; Cấp dưỡng. Hệ thống các chức danh này là thống nhất cho tất cả các tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí và đảm bảo cho tàu hoạt động liên tục như nhiệm vụ đặt ra cho nó. Vì vậy, theo các chức danh đã xác định và theo lý lịch tàu, số lượng nhân viên được biên chế trên tàu là 35 người. Định mức phục vụ và biên chế trên mỗi tàu theo biểu 2.8 dưới đây.

Với định mức như biểu 2.8, trước đây chức danh thuyền trưởng và máy trưởng do người nước ngoài đảm nhận. Việc thuê lao động nước ngoài được thực hiện thông qua những thông báo công khai về nhu cầu, đàm phán với đại diện nhà cung ứng lao động, thời gian của một hợp đồng và đặc biệt là mức lương thỏa thuận. Thông thường phía PTSC phải chấp nhận các điều kiện của nhà cung ứng dịch vụ, vì đây là loại LĐCMKTC rất khan hiếm, vì vậy bên thuê lao động (PTSC) hay rơi vào tình thế bị động, tăng chi phí. Giá thuê ứng với mức lương của 2 chức danh thuyền trưởng và máy trưởng phải thuê chuyên gia nước ngoài, quỹ lương phải trả cho mỗi tàu mỗi tháng không dưới 200.000USD. Đây là mức chi quá lớn dẫn đến hiệu quả công tác của tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí không cao. Trong khi đó, do được đào tạo đặc biệt từ các trung tâm của Tổng công ty và đã cùng làm việc với chuyên gia, thuỷ thủ quốc tế một thời gian, được tích luỹ tốt những kỹ năng làm việc trên tàu, nên nhiều thuyền trưởng, máy trưởng, thuỷ thủ


Việt nam đã tự đảm nhận một số chức danh trên. Nhiều tàu hiện nay được vận hành hoàn toàn bằng người Việt Nam. Chức danh, thuyền trưởng và máy trưởng đã được áp dụng đơn giá tiền lương và các mức lương linh hoạt. Do vậy trước đó, vấn đề tổ chức lại lao động (theo hình thức linh hoạt) và khảo sát, đánh giá, tính toán lại các mức phục vụ để biên chế linh hoạt hơn, đã được thực hiện. Bộ phận nghiệp vụ của Tổng công ty phối hợp với quản trị viên kỹ thuật và định mức lao động tiến hành khảo sát và phân tích nhiệm vụ của chức danh thuyền trưởng, thuyền phó, hoa tiêu, máy trưởng, bác sỹ đã thống nhất xác định:

Thứ nhất, thuyền trưởng có thể và cần kiêm nhiệm chức danh thuyền phó.


Thứ hai, toàn bộ hành trình của tàu dịch vụ kỹ thuật từ bờ ra giàn và ngược lại đều do thuyền trưởng chỉ huy. Khi dắt tàu ghé các giàn khoan cố định (để trả hoặc nhận hàng), nếu biên chế nhân viên hoa tiêu, sẽ lãng phí vì thời gian làm việc không nhiều, trong khi các thuỷ thủ đã quen thuộc luồng lạch, quen cách cập giàn. Trên thực tế, thuyền trưởng đồng thời kiêm chức danh hoa tiêu.

Thứ ba, các thuỷ thủ được huấn luyện kỹ các biện pháp sơ cứu và chăm sóc sức khoẻ trên tàu, đồng thời tàu chỉ hoạt động ở vùng thềm lục địa, thường xuyên qua lại các giàn khoan, ghé bờ, nên không biên chế bác sỹ.

Thứ tư, khi tàu cập giàn hoặc cập bờ, thuỷ thủ chuyển từ nhiệm vụ vận hành tàu sang bốc, xếp hàng hoá nên không bố trí chức danh bốc, xếp.

Thứ năm, các công việc trên tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí là những công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm, nên trong danh mục nghề do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội quy định, thời gian làm việc của đoàn thủy thủ chỉ là 6 h/ngày. Nhưng trên thực tế do phải làm việc liên tục các giờ trong ngày và các ngày trong năm, với 16 tàu (5 tàu nhỏ, 11 tàu to) việc bố trí 6h/ca và đổi ca sẽ lãng phí người và thiết bị - chi phí tốn kém. Do đó, bộ phận quản trị nhân sự và tổ chức lao động tại các tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí đã thống nhất: các nhân viên làm việc trên tàu sẽ có 6 tháng làm việc trên biển và 6 tháng vào bờ nghỉ ngơi.


Biểu 2.8: Định mức phục vụ và biên chế tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí


STT

Chức danh

Theo lý lịch

(Người)

Theo thực tế

(Người)

1

Thuyền trưởng

2

1

2

Máy trưởng

2

1

3

Thuyền phó

2


4

Máy 1

3

1

5

Máy 2

3

1

6

Máy 3

3

1

7

Hoa tiêu

3


8

Thuỷ thủ trưởng

3

1

9

Thuỷ thủ

3

3

10

Thợ làm hàng, móc cẩu…

3


11

Điện trưởng

3

3

12

Bác sỹ

3


13

Cấp dưỡng

2

2


Tổng số

35

14

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.

Hoàn thiện phương thức trả lương linh hoạt cho người lao động chuyên môn kỹ thuật cao trong ngành dầu khí Việt Nam - 15

(Nguồn: Định biên lao động của Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí)

Như vậy, do quá trình soát xét lại các mức phục vụ, tổ chức linh hoạt quá trình hợp tác, phối hợp giữa các loại lao động trên tàu, biên chế nhân lực trên mỗi tàu giảm đi và hiện định biên thực tế như biểu 2.8. Theo biên chế thực tế, thuyền trưởng kiêm thuyền phó. Thời gian nghỉ ngơi của thuyền trưởng và máy trưởng luân chuyển cho nhau. Thủy thủ trưởng được giao nhiệm vụ chỉ huy đội thủy thủ vừa vận hành tàu vừa làm nhiệm vụ bốc xếp hàng hoặc nhận mệnh lệnh của thuyền trưởng để chỉ đạo thủy thủ cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xẩy ra. Mức phục vụ này đã được áp dụng từ năm 1996 và thực tế hoạt động của cả đội tàu (16 tàu) vẫn an toàn, thông suốt, liên tục, hoàn thành mọi nhu cầu vận chuyển, xếp dỡ và cứu nạn.

Kết quả điều tra tại phiếu điều tra loại 1 về thực hiện mức lao động đối với tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí cho thấy:


- Không có người nào cho rằng mức phục vụ trên tàu là thấp;

- 50,53% người được hỏi cho rằng mức phục vụ trên tàu là tương đối phù hợp;

- 42,10% người được hỏi cho rằng mức phục vụ trên tàu là phù hợp;

- Chỉ có 7,37% người được hỏi cho rằng mức phục vụ trên tàu là cao.

Tương tự như vậy, theo phiếu điều tra loại 2 tỷ lệ này là: 0%, 52%, 40%,

8%.

Từ đặc điểm hoạt động của tàu, những cải tiến linh hoạt của định mức và

bố trí nhân lực, có thể nhận xét:

(1) Biên chế thực tế của tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí chỉ bằng 40% so với biên chế theo lý lịch của tàu, nhờ giảm một số chức danh công việc và số lao động trên tàu theo hướng: khuyến khích kiêm nhiệm; tăng hiệu quả sử dụng lao động; xây dựng biểu đồ làm việc hợp lý.

(2) Thời gian làm việc của các chức danh trên tàu được tổ chức linh hoạt phù hợp với đặc điểm của công việc làm ngoài biển, khác hẳn với thời gian làm việc cố định trên bờ hoặc trên những tàu vận tải biển khác.

ii. Đối với chức danh công việc khoan, khai thác dầu khí:

Đây là những công việc được thực hiện trên các giàn khoan cố định ngoài biển. Đây là những công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đồng thời đòi hỏi kỹ sư, công nhân khi thực hiện những công việc này phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, dày dạn kinh nghiệm và giỏi ngoại ngữ để có thể hiệp tác chặt chẽ với các chuyên gia khoan trên giàn.

Các công việc khoan, khai thác cũng phải tiến hành liên tục 24h/ngày và 365 ngày/năm, đòi hỏi, khâu tổ chức lao động phải linh hoạt theo công việc và hợp lý để giảm bớt lãng phí nhân lực chất lượng cao, nhưng vẫn đảm bảo tiến độ khai thác. Hiện nay công tác khoan tổ chức làm việc theo kíp (gần như các kíp thợ xuống hầm lò đào than), mỗi kíp làm việc 12 h liên tục, mỗi giếng khoan tổ chức 2 kíp. Mỗi tháng, mỗi kíp làm việc 15 ngày trên giàn và 15 ngày vào bờ nghỉ. Trong 1 ca làm việc, công tác khoan được tổ chức đảm bảo tính chính xác cao, sự phối hợp chặt chẽ từ kíp trưởng, phiên dịch, thông tin, thợ trên cao, thợ


phụ khoan, thợ bơm dung dịch, thợ điện, máy, cơ khí,… và để công việc được tiến hành liên tục trên giàn, định biên lao động mỗi kíp khoan theo biểu 2.9:

Biểu 2.9: Định biên lao động cho một kíp khoan dầu khí


STT

Chức danh

Số người

1

Kíp trưởng

1

2

Thợ trên cao

1

3

Thợ phụ khoan

7

4

Thợ máy bơm dung dịch khoan

2

5

Thợ móc cáp, cẩu hàng

7

6

Thợ máy, cơ khí , hàn, điện

7

7

Thợ sơn

3

8

Thợ lái cẩu

1

9

Trực thông tin và phiên dịch

2

10

Bác sỹ

1

11

Thủ kho

1

12

Đốc công sàn

1

13

Thợ sửa chữa nội thất

1

14

Kiểm định viên thiết bị khoan

1


Cộng

36

(Nguồn: Định biên lao động của Tổng công ty cổ phần Khoan và dịch vụ khoan dầu khí)

Sau đây, xin phân tích chi tiết định mức lao động của 4 chức danh đặc biệt trong kíp được áp dụng trả lương linh hoạt.

a/ Chức danh công việc kiểm định thiết bị khoan:

Đặc điểm sản phẩm dầu khí dễ bắt lửa, trong dầu và khí còn có những tạp chất độc hại như lưu huỳnh, khí sun phua rơ,… Do vậy khi khoan xuống mỏ và hút dầu, khí lên đòi hỏi các thiết bị phải chịu được áp suất lớn, chịu va đập và có độ chính xác khi vận hành. Vì thế, mỗi kíp khoan trước và sau thời gian làm việc đều phải tiến hành kiểm tra lại thiết bị. Việc này do kiểm định viên thiết bị trên giàn thực hiện.


Với đặc điểm công việc của kiểm định như đã trình bày ở mục 2.3.2.2, người ta không thể ấn định mức thời gian hay mức sản lượng cho công tác kiểm định. Cách duy nhất trong công tác định mức và tổ chức lao động là giao việc theo người với những quy chế ràng buộc nghiêm ngặt về quyền lợi và trách nhiệm của các kiểm định viên. Mỗi kiểm định viên tự tổ chức công việc của họ, để đạt được những yêu cầu cao nhất trong kiểm tra, đánh giá thiết bị, đồng thời cũng không làm gián đoạn hoặc ảnh hưởng đến tiến độ hoạt động khoan, khai thác trên giàn. Hiện nay nhiều kiểm định viên phải thuê từ các trung tâm cung ứng lao động của nước ngoài.

b/ Chức danh công việc thợ trên cao (Derrickman):

Do đặc điểm công việc như trình bày ở mục 2.3.2.2, định mức lao động áp dụng cho chức danh này là định biên theo kíp thợ, mỗi kíp một người, làm việc 12h/ngày. Mỗi tháng thợ trên cao làm việc 15 ngày trên giàn và 15 ngày vào bờ nghỉ để tiếp tục ra giàn khoan tháng sau.

Nói chung đây cũng là loại lao động cùng lúc thực hiện nhiều công việc khác nhau, nhưng có liên quan với nhau trên giàn khoan, kiêm nhiệm một số công việc mà lẽ ra phải bố trí thêm thợ chuyên trách. Vì thế, tổ chức làm việc và tổ chức trả lương cho loại lao động này cũng hết sức linh hoạt, nhằm mục đích kiểm soát tốt hơn chi phí nhân công, khuyến khích tăng năng suất lao động, hoàn thành công việc có hiệu quả và trách nhiệm cao.

c/ Chức danh công việc thợ máy bơm dung dịch (Pumpman).

Tương tự như chức danh thợ làm việc trên cao, đặc điểm công việc của thợ máy bơm dung dịch khoan đã được trình bày ở mục 2.3.2.2, nên loại thợ này cũng được biên chế theo kíp, mỗi kíp 2 người, làm việc 15 ngày và nghỉ 15 ngày/tháng. Người thợ tự tổ chức công việc của mình theo yêu cầu của kíp khoan. Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, sức khoẻ và tinh thần trách nhiệm cao là điều kiện không thể thiếu để họ hoàn thành nhiệm vụ. Do đó, kể từ khi lao động Việt Nam thay thế lao động nước ngoài, PVDrilling đã áp dụng trả lương linh hoạt cho chức danh này.


d/ Chức danh công việc thợ lái cẩu (Crane Operator)

Thợ lái cẩu được định mức biên chế theo kíp, mỗi kíp một người, làm việc 15 ngày và nghỉ 15 ngày/tháng. Không thể ghép chức danh lái cẩu vào bất cứ chức danh nào trên giàn, hay nói cách khác thợ lái cẩu vẫn là một chức danh độc lập và rất quan trọng đối với dây chuyền khoan, khai thác dầu khí.

Việc trả lương linh hoạt được áp dụng với thợ lái cẩu nhằm kích thích hiệu quả làm việc, hoàn thành tốt các yêu cầu của chức danh lái cẩu trên giàn khoan và trách nhiệm cao đối với công việc của cả giàn. Ngoài ra, trả lương linh hoạt còn nhằm khuyến khích thợ lái cẩu kiêm nhiệm các chức danh khác: sửa chữa bảo dưỡng thiết bị nâng hạ, phục vụ bốc xếp, vận chuyển hàng từ tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí lên giàn và ngược lại; khuyến khích thay thế thợ lái cẩu phải thuê từ các trung tâm cung ứng lao động nước ngoài bằng thợ Việt nam.

iii. Đối với chức danh công việc kiểm tra, lắp ráp, sửa chữa các công trình dưới biển:

Đây là các công việc được thực hiện dưới đáy biển, ở độ sâu từ 50m trở lên, có nơi đến 100m để kiểm tra sự vận hành an toàn, liên tục của các công trình dầu khí dưới biển: đường ống dẫn khí đồng hành, chân đế giàn khoan, các thiết bị ngầm dưới biển phục vụ cho quá trình khoan, khai thác dầu khí...Trong dây chuyền khoan, khai thác dầu khí, đây tuy là những công việc có tính chất phục vụ, nhưng không thể thiếu, có khi quyết định đến tiến độ, và tính liên tục của dây chuyền công nghệ. Mặt khác các công việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa ... tiến hành dưới đáy biển nhưng vẫn đòi hỏi cực kỳ chính xác, chất lượng cao nên thường phải thuê các chuyên gia nước ngoài với chi phí tiền lương rất lớn. Các công việc thuộc loại này áp dụng mức phục vụ và định biên lao động theo trạm. Mỗi trạm thông thường biên chế các chức danh theo biểu 2.10.

Trong các chức danh trên, thợ lặn trưởng có nhiệm vụ quan trọng và phức tạp nhất. Trong bộ tiêu chuẩn chức danh để tuyển dụng hoặc thuê chuyên gia quốc tế có quy định nhiệm vụ thợ lặn trưởng như sau:


- Chỉ huy toàn bộ kíp lặn thực hiện công việc theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật và an toàn lao động. Hướng dẫn thợ lặn kiểm tra, lắp ráp, bảo dưởng, sửa chữa thiết bị, công trình dưới biển hoặc yêu cầu thợ lặn phục vụ quá trình làm việc của mình. Tổ chức các ca làm việc của thợ lặn.

Biểu 2.10: Định biên lao động một trạm lặn


STT

Chức danh

Số người

1

Thợ lặn trưởng kiêm làm công tác kiểm tra, sửa chữa lắp ráp các công trình dầu khí dưới biển (gọi tắt là thợ lặn trưởng)

Thợ lặn

Số liệu viên

Bác sỹ sinh lý lặn Kỹ thuật viên thiết bị

Cộng

2


2


3

3

1

4

1

5

2


9

(Nguồn: Định biên lao động của Trường Cao đẳng Nghề dầu khí)

- Trực tiếp xử lý những tình huống phức tạp nhất mà các thợ lặn trong kíp không thực hiện được. Chịu trách nhiệm về chất lượng công việc và sự an toàn của kíp lặn.

Công việc của thợ lặn trưởng cũng rất khó định mức bởi nhu cầu công việc không thường xuyên, không có tính lặp lại theo một quy trình giống nhau. Thời gian làm việc dưới nước (lặn xuống đáy biển) phụ thuộc vào độ sâu và sự tập trung sức lực cho công việc sửa chữa, bảo dưỡng, lắp ráp. Theo các quy phạm hiện hành về nghề lặn, khi công việc được hoàn thành, thợ lặn phải được đưa vào buồng giảm áp, sau đó lên bờ. Nhưng cũng có trường hợp, do sự cố, có tín hiệu, thợ lặn cũng được đưa ngay về buồng giảm áp kể cả khi công việc đang dở dang. Tuy vậy có quy định giờ làm việc tối thiểu của thợ lặn trưởng ở dưới biển là 45 phút/ngày. Hiện nay trong các công việc dầu khí, thợ lặn trưởng là chức danh được áp dụng đơn giá lương linh hoạt.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022