Sự Cần Thiết Và Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Hoàn Thiện Pháp Luật Về Phòng, Chống Tham Nhũng

đạo luật. Hiến pháp và các đạo luật vừa là cơ sở pháp lý, vừa là nguồn pháp luật quan trọng để nghiên cứu xây dựng và HTPL về PCTN.

Thứ tư, pháp luật về PCTN phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ. Pháp luật về PCTN phải có sự đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật khác và trong pháp luật về PCTN thì các quy phạm pháp luật cũng cần có sự đồng bộ với nhau. Các quy định về giải pháp trong phòng ngừa tham nhũng cũng phải có sự đồng bộ, không được thừa thiếu, sơ hở để lợi dụng tham nhũng. Các giải pháp trong phát hiện tham nhũng và xử lý tham nhũng cũng cần đồng bộ để phát huy được sức mạnh tổng hợp vào việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý tham nhũng, từng bước giảm bớt tệ tham nhũng trong thực tế. Nếu pháp luật về PCTN thiếu sự đồng bộ thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác PCTN.

Thứ năm, pháp luật về PCTN phải đảm bảo tính phù hợp với thực tiễn. Các quy định của pháp luật về PCTN xây dựng phải dựa trên cơ sở thực trạng đấu tranh PCTN, bảo đảm sự phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước. Thực tiễn chính là tiêu chuẩn để kiểm tra, đánh giá lại pháp luật có phù hợp không, có hiệu lực, hiệu quả không, các biện pháp phòng ngừa cũng như phát hiện, xử lý tham nhũng có bảo đảm được tính khả thi trên thực tế hay không. Pháp luật về PCTN phải được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội hiện đang tồn tại; thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng cầm quyền; bảo đảm tính hợp lý trong việc phản ánh và bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân tránh khỏi sự xâm hại của hành vi tham nhũng; phù hợp với đạo đức, văn hóa dân tộc, thuần phong mỹ tục của đất nước. Ngoài ra, các phương pháp, cách thức điều chỉnh của pháp luật về PCTN cũng phải phù hợp với trình độ phát triển của đất nước.

Thứ sáu, pháp luật về PCTN phải được xây dựng trên cơ sở trình độ kỹ thuật pháp lý cao. Theo đó, hệ thống các quy phạm pháp luật về PCTN phải được cấu trúc một cách chặt chẽ, logic, khoa học theo chương, mục, điều,

khoản, điểm; các khái niệm, định nghĩa, thuật ngữ được sử dụng phải bảo đảm sự chuẩn xác, đơn nghĩa, trong sáng về ngôn ngữ, bảo đảm dễ hiểu và phù hợp với khả năng nhận thức, ý thức pháp luật của xã hội. Trong từng văn bản quy phạm pháp luật thì các bộ phận và các quy định đều có cấu trúc thích hợp và giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất nội tại với nhau.

Thứ bảy, pháp luật về PCTN phải dự liệu điều chỉnh được những quan hệ pháp luật có khả năng xảy ra trên thực tế. Nói cách khác, pháp luật phải có tính tiên phong, chẳng hạn, pháp luật phải lường trước những hành vi tham nhũng có thể xảy ra (mặc dù thực tế chưa xảy ra) để nhằm chủ động trong phòng ngừa và xử lý tham nhũng.

Thứ tám, pháp luật về PCTN phải đảm bảo tính ổn định. Đây là yêu cầu cần thiết, bởi không thể thường xuyên đảo lộn các quan hệ xã hội bằng việc thay đổi pháp luật. Ngạn ngữ Anh có câu: “Pháp luật thay đổi thường xuyên thì tệ hơn là không có pháp luật”.8

Thứ chín, pháp luật về PCTN của Việt Nam cũng cần phải có sự tương thích với các nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế, nhất là các điều khoản bắt buộc trong công ước, điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế đã được ký kết, phê chuẩn hoặc tham gia. Trên thực tế, không chỉ pháp luật PCTN mà cả hệ thống pháp luật Việt Nam còn có những điểm chưa tương thích với pháp luật quốc tế, vì ít nhiều nó cũng chịu sự ảnh hưởng hoặc phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán, truyền thống đặc thù của Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, pháp luật về PCTN của Việt Nam cần phải có sự tương thích với các nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế, nhất là các điều khoản bắt buộc trong công ước, điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế đã được ký kết, phê chuẩn hoặc tham gia, trong đó pháp luật về PCTN của Việt Nam cũng cần được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện theo hướng ngày càng tương thích với Công ước của LHQ về chống tham nhũng – một văn bản pháp lý mang tính quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn, tham gia.


8 Nguyên văn: “The law that changes every day is worse than no law at all”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

1.3. Sự cần thiết và các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng

1.3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay - 5

Để lý giải sự cần thiết phải HTPL về PCTN thì phải xem xét pháp luật PCTN hiện nay đạt ở mức độ nào và đã đóng góp được những gì cho công tác PCTN thông qua khả năng điều chỉnh của pháp luật đối với thực trạng tham nhũng. Điều này thể hiện ở một số điểm sau đây:

Thứ nhất, pháp luật hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác đấu tranh PCTN bởi thực trạng tham nhũng vẫn còn ở mức độ nghiêm trọng, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều địa phương và nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.

Thứ hai, Nhà nước ta đang không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung, có quy định bị hủy bỏ. Khi các quy định của pháp luật nói chung có sự thay đổi, dù ít hay nhiều cũng sẽ có những tác động đến các quy định của pháp luật về PCTN. Do đó, để bảo đảm sự thống nhất trong hệ thống pháp luật, thì các quy định của pháp luật về PCTN phải được đối chiếu, rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Qua thực tế cho thấy có những quy định của pháp luật về PCTN chỉ phù hợp với thời điểm nghiên cứu, xây dựng, ban hành, sau một thời gian, các quy định khác đã có sự thay đổi, đòi hỏi pháp luật về PCTN cũng phải có sự thay đổi theo.

Thứ ba, pháp luật luôn là sự phản ánh đời sống thực tiễn của đất nước mà thực tiễn đó lại luôn vận động, phát triển không ngừng nên nếu không kịp thời sửa đổi, bổ sung thì pháp luật về PCTN không theo kịp thực tiễn, khó có thể thực hiện chức năng phòng ngừa, phát hiện, xử lý được những hành vi tham nhũng xảy ra trên thực tế.

Thứ tư, so với các công ước, điều ước và thông lệ quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia thì pháp luật về PCTN nói riêng của nước ta còn có những khoảng cách, thiếu sự tương thích nhất định.

1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Để HTPL về PCTN cần phải nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến nó. Trong thực tế, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về PCTN, nhưng các yếu tố ảnh hưởng lớn nhất và cơ bản nhất là: cơ chế quản lý kinh tế; cơ chế tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước; chế độ chính trị và vai trò của đảng cầm quyền; ý thức pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật về PCTN; yếu tố văn hóa, truyền thống dân tộc và hợp tác quốc tế về PCTN.

1.3.2.1. Cơ chế quản lý kinh tế


Cơ chế quản lý kinh tế là hệ thống các chính sách, pháp luật của Nhà nước quy định về quản lý và điều hành nền kinh tế. Cơ chế quản lý kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát sinh, thay đổi, chấm dứt nhiều quan hệ xã hội trong đó có các hành vi tham nhũng.

Ở nước ta, cơ chế thị trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Đây là môi trường để những quan hệ kinh tế vận động, phát triển một cách linh hoạt theo phương thức tự do cạnh tranh trong kinh doanh nên đã phát huy được, năng lực, sở trường của các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế, và cơ chế thị trường cũng làm cho các nguồn lực trong xã hội được huy động một cách tối đa, với sự tham gia rất tích cực của các chủ thể trong nền kinh tế và tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội theo nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, do những mặt trái của cơ chế thị trường nên đã nẩy sinh tham nhũng ở nhiều nơi, nhất là ở những địa bàn, lĩnh vực mà pháp luật còn sơ hở và sự quản lý của Nhà nước yếu kém, buông lỏng hoặc không đủ khả năng để theo kịp sự vận động của cơ chế thị trường. Vì vậy, trong quá trình HTPL về PCTN cần cố gắng dự liệu được các dạng của hành vi tham nhũng sẽ nẩy sinh trong cơ chế thị trường để xây dựng các quy định của pháp luật vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các quan hệ kinh tế phát triển nhưng vừa đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng một cách

nhanh chóng, kịp thời.

1.3.2.2. Cơ chế tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước

Tham nhũng là sự lạm dụng quyền lực nhà nước để phục vụ lợi ích cá nhân, do đó, việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước là một trong những yếu tố tác động đến thực trạng tham nhũng. Những quốc gia được tổ chức theo mô hình phân quyền, hay nói cách khác, quyền lực được phân chia theo các nhánh theo hướng “có sự kiềm chế, đối trọng lẫn nhau” thì sẽ giảm rõ sự lạm quyền và đây chính là điều kiện để hạn chế tham nhũng. Đối với các quốc gia được tổ chức theo hình thức tập quyền, hay nói cách khác, quyền lực nhà nước được tập trung vào một nhánh quyền lực nào đó thì sẽ rất dễ xẩy ra tình trạng lạm quyền và tất nhiên, tham nhũng sẽ có cơ hội phát triển hơn. Vì thế, cần xuất phát từ cơ chế tổ chức quyền lực nhà nước để thiết kế hệ thống các quy định kiểm soát quyền lực phù hợp nhằm hạn chế phát sinh tham nhũng và có đủ được để phát hiện, xử lý tham nhũng một cách có hiệu quả.

Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Đây là mô hình tổ chức quyền lực nhà nước khá đặc thù so với các nước trên thế giới. Trong đó, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; tất cả quyền lực đều tập trung vào nhân dân. Với việc tổ chức quyền lực này đã tạo ra sự bảo đảm quyền lực nhà nước được thực hiện một cách dân chủ, tập trung, đồng thời, tạo nên sức mạnh tổng hợp và bảo đảm việc thực hiện quyền lực được chính xác, thuận lợi. Chính cách thức tổ chức quyền lực này cũng đã tạo ra sự đồng thuận hơn trong đề xuất chính sách và triển khai các biện pháp đấu tranh PCTN. Tuy nhiên, sự tập trung, thống nhất quyền lực đã làm nẩy sinh những bất cập trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước. Để phát hiện được cáchành vi lợi dụng sự tập trung, thống nhất đó để tham nhũng là một vấn đề không đơn giản hoặc nếu có phát hiện ra được thì cũng rất khó xử lý hoặc có xử lý thì cũng khó có thể nghiêm minh, kịp thời.

Do vậy, để PCTN một cách hiệu quả trong điều kiện tổ chức quyền lực nhà nước tập trung, thống nhất là một vấn đề khó khăn, đòi hỏi phải có sự quyết tâm rất cao và nhất thiết phải sử dụng các biện pháp kiểm soát quyền lực nhà nước phù hợp, mạnh mẽ nhằm phát hiện, xử lý được sự lạm dụng quyền lực nhà nước để tham nhũng. Vì thế, trong quá trình HTPL về PCTN cần phải quan tâm đến hoàn thiện các quy định về tổ chức quyền lực nhà nước, trong đó phải xây dựng được các cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước hiệu quả và tổ chức được các cơ quan đủ năng lực, sức mạnh phát hiện, xử lý sự lạm quyền, lợi dụng quyền lực nhà nước để vụ lợi, tham nhũng. Điều đó đòi hỏi bất cứ một nhánh quyền lực nhà nước nào, bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lực hoặc được trao quyền lực nhà nước nào cũng phải được tổ chức, hoạt động một cách công khai, minh bạch (trừ những vấn đề mang tính cơ mật quốc gia) để nhân dân và các nhánh quyền lực khác, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thể giám sát được việc thực hiện quyền lực nhà nước. Đồng thời, phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quyền lực nhà nước để phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp lợi dụng quyền lực để phục vụ lợi ích cá nhân, có như vậy mới hạn chế được tham nhũng nẩy sinh cũng như phát hiện, xử lý được các hành vi tham nhũng.

1.3.2.3. Chế độ chính trị và vai trò của đảng cầm quyền


Trong xã hội mặc dù Nhà nước là cơ quan quản lý nhưng việc đề ra các chủ trương, đường lối và quyết định các nhân sự cao cấp trong bộ máy của các cơ quan nhà nước lại phụ thuộc khá nhiều vào chế độ chính trị và vai trò của đảng cầm quyền. Ở các quốc gia đương đại, cơ chế đảng cầm quyền gắn liền với cơ chế tổ chức vận hành quyền lực nhà nước. Đảng cầm quyền mặc dù không trực tiếp ra quyết định về quản lý nhà nước nhưng thông qua việc thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực của đảng cầm quyền chi phối quyền lực nhà nước. Thông qua vai trò lãnh đạo của mình, những người trong đảng cầm quyền đã thực hiện quyền lực nhà nước một cách gián tiếp nhưng có tính khả thi rất cao và tất nhiên sẽ không tránh khỏi sự lợi dụng quyền lực để tham

nhũng. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, đảng cầm quyền có thể can thiệp được vào quá trình thực hiện các biện pháp về phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng. Nếu như đảng cầm quyền có sự quyết tâm và đề ra được những biện pháp mạnh mẽ trong PCTN thì nhà nước mới có điều kiện để minh bạch các hoạt động. Nhất là xây dựng được cơ chế phòng ngừa và cương quyết, nghiêm túc trong chỉ đạo xử lý các vụ việc tham nhũng, không kể người có hành vi tham nhũng là ai, giữ bất cứ cương vị nào thì mới hy vọng tham nhũng được ngăn chặn và đẩy lùi. Ngược lại, nếu đảng cầm quyền đồng loã, dung dưỡng tham nhũng, thờ ơ với việc phát hiện và xử lý tham nhũng thì nó sẽ là căn bệnh ngày càng nghiêm trọng. Chính ý chí và sự quyết tâm của đảng cầm quyền sẽ được các cơ quan quyền lực nhà nước thể chế hoá thành pháp luật về PCTN, đồng thời, tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về PCTN đã được ban hành.

Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội thông qua các chủ trương, đường lối, chính sách nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đảng đã đề ra các chủ trương, đường lối, chính sách rõ ràng và mạnh mẽ trong PCTN để các cơ quan nhà nước thể chế hoá thành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật. Đảng cũng ban hành nhiều nghị quyết lãnh đạo, động viên các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân tham gia vào công tác PCTN nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp trong PCTN. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Luật PCTN và nhiều văn bản quy phạm pháp luật về PCTN được ban hành; hệ thống các cơ quan chuyên trách PCTN cũng được hình thành. Công tác PCTN đã thu được những kết quả khả quan, đặc biệt đã triển khai cơ bản các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, phát hiện, xử lý được nhiều vụ án tham nhũng. Có thể khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định kết quả của công tác PCTN. Tuy nhiên, vẫn còn một số bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hoá, biến chất, không những không tham gia tích cực vào đấu tranh PCTN mà còn tham gia,

giúp sức hoặc dung túng, bao che hành vi tham nhũng. Trong quá trình lãnh đạo, một số cấp uỷ Đảng cũng chưa quan tâm đúng mức đến công tác PCTN hoặc còn tỏ ra thiếu kiên quyết trong xử lý tham nhũng, do đó, kết quả PCTN đạt được chưa toàn diện, có một số mặt công tác trong PCTN chưa đáp ứng được yêu cầu, tình hình tham nhũng có chuyển biến nhưng còn chậm.

1.3.2.4. Ý thức pháp luật của các chủ thể có th m quyền xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Ý thức pháp luật có 3 nội dung là: sự hiểu biết về pháp luật; thái độ đối với pháp luật và khả năng thực hiện và áp dụng pháp luật. Thông qua ý thức pháp luật của mình, các chủ thể có thẩm quyền áp đặt hay tác động đến quá trình xây dựng, HTPL về PCTN hay nói cách khác, cho ra đời những quy định về PCTN thể hiện được những tư tưởng, quan điểm của họ. Nếu các chủ thể đó đại diện cho giai cấp tiến bộ thì sẽ có những quy định về PCTN nhằm bảo đảm lợi ích chung cho xã hội mà trước hết là lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong xã hội. Ngược lại, nếu các chủ thể đó có tư tưởng lạc hậu, cá nhân chủ nghĩa, cộng với thói tham lam, ích kỷ, thì sự tác động của họ vào các quy định của pháp luật về PCTN sẽ có xu hướng thiên lệch để bảo vệ những lợi ích riêng của họ, khi đó, pháp luật PCTN khó có thể trừng phạt thích đáng đối với những k tham nhũng.

Ở nước ta, ý thức pháp luật thống trị là ý thức pháp luật của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Cùng với sự phát triển của xã hội Việt Nam, ý thức pháp luật của giai cấp công nhân và nhân dân lao động sẽ trở thành một hệ thống tư tưởng và quan điểm pháp luật chung thống nhất của toàn xã hội. Nhờ vậy mà các quy định của pháp luật về PCTN hướng đến bảo vệ những lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích

hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan. Các quy định của pháp luật về PCTN đều hướng tới mục tiêu tích cực đó là phòng ngừa, ngăn chặn việc nẩy sinh các hành vi tham nhũng trong xã hội, đồng thời, phát hiện và xử lý kịp thời tham nhũng. Ý thức pháp luật là “điều kiện quan trọng để hình thành,

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 07/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí