Cơ sở pháp lý cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý đối với thị trường vàng ở Việt Nam và các kiến nghị pháp lý - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


HOÀNG MINH THÁI


CƠ Sở PHáP Lý CHO NGÂN HàNG NHà NƯớC THựC HIệN CáC BIệN PHáP QUảN Lý ĐốI VớI THị TRƯờNG VàNG

ở VIệT NAM Và CáC KIếN NGHị PHáP Lý


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


HOÀNG MINH THÁI


CƠ Sở PHáP Lý CHO NGÂN HàNG NHà NƯớC THựC HIệN CáC BIệN PHáP QUảN Lý ĐốI VớI THị TRƯờNG VàNG

ở VIệT NAM Và CáC KIếN NGHị PHáP Lý


Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60 38 01 07


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THUẬN


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Hoàng Minh Thái

MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC THỰC

HIỆN CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VÀNG 9

1.1. Khái quát về thị trường vàng 9

1.1.1. Đặc trưng của thị trường vàng ở Việt Nam 9

1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường vàng trong nước 15

1.1.3. Mối quan hệ giữa thị trường vàng với các bộ phận còn lại của

thị trường tài chính 20

1.1.4. Sự cần thiết quản lý thị trường vàng bởi Ngân hàng Nhà nước 21

1.1.5. Nguyên tắc quản lý thị trường vàng 28

1.2. Các biện pháp quản lý thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước32

1.2.1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch và pháp luật quản lý đối với thị trường vàng 32

1.2.2. Cấp và thu hồi giấy phép đối với các chủ thể kinh doanh vàng 33

1.2.3. Thanh tra, kiểm tra 35

1.2.4. Tham gia thị trường vàng 36

1.3. Đặc điểm cơ sở pháp lý để Ngân hàng Nhà nước quản lý thị trường vàng 38

1.3.1. Quan hệ xã hội được điều chỉnh 38

1.3.2. Phương pháp điều chỉnh 39

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 40

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VÀNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 42

2.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp xây dựng chiến lược, kế hoạch và pháp luật quản lý đối với thị trường vàng 42

2.2.1. Quy định pháp luật 42

2.2.2. Thực tiễn áp dụng 43

2.2. Quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp cấp và

thu hồi giấy phép đối với các chủ thể kinh doanh vàng 52

2.2.1. Quy định pháp luật 52

2.2.2. Thực tiễn áp dụng 55

2.3. Quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp thanh

tra, kiểm tra 58

2.3.1. Quy định pháp luật 58

2.3.2. Thực tiễn áp dụng 60

2.4. Quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp tham

gia thị trường vàng 63

2.4.1. Quy định pháp lý 63

2.4.2. Thực tiễn áp dụng 65

2.5. Một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn áp dụng pháp luật 68

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 71

Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VÀNG

Ở VIỆT NAM 73

3.1. Những yêu cầu đặt ra để Ngân hàng Nhà nước nâng cao

hiệu quả hoạt động quản lý thị trường vàng 73

3.2. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý thị trường vàng 76

3.2.1. Phương hướng hoàn thiện 76

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Ngân hàng Nhà nước

thực hiện các biện pháp quản lý thị trường vàng 80

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 90

KẾT LUẬN 91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

DANH MỤC SƠ ĐỒ



Số hiệu sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

Sơ đồ 2.1:

Biểu đồ chênh lệch giữa giá trong nước và thế giới

sau 19 phiên đấu thầu bán vàng của Ngân hàng Nhà nước, từ 28/3 đến 17/5.


66

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Cơ sở pháp lý cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý đối với thị trường vàng ở Việt Nam và các kiến nghị pháp lý - 1

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Không giống với các loại hàng hóa thông thường, vàng là nơi lưu giữ giá trị lâu dài, ổn định nên thường được dân chúng tìm đến như một biện pháp bảo đảm cho sản nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế, hoặc chiến tranh. Trong nhiều năm trở lại đây, thị trường vàng Việt Nam liên tục diễn biến với nhiều đợt lên xuống giá bất thường và dường như tách biệt với thị trường vàng thế giới. Việc biến động giá vàng không theo quy luật cung cầu đã gây thiệt hại cho không ít cho những người gửi gắm khoản tiết kiệm cá nhân vào vàng và làm mất lòng tin của người dân vào chính sách quản lý cũng như các tổ chức kinh doanh vàng. Từ thời điểm ngày 27/11/2009, tại Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XII số 43/2009/QH12, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ “Cần thực hiện các biện pháp tích cực, linh hoạt để ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, ổn định thị trường vàng trong nước thích ứng với biến động của thị trường vàng thế giới”. Đồng thời, Khoản 17 Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Quốc hội thông qua số 26/2010/QH12 đã tiếp tục khẳng định Ngân hàng Nhà nước thực hiện nhiệm vụ: “Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng”. Trong báo cáo của Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân số 422/BC-MTTW-ĐCT ngày 17/05/2013 (Tại kỳ họp thứ năm Quốc hội khóa XIII) vẫn tồn tại nhiều ý kiến về việc: “Tình trạng giá vàng trong nước chênh lệch quá lớn với giá vàng thế giới hiện nay dẫn đến sự băn khoăn, thiếu tin tưởng của cử tri và nhân dân về năng lực của cơ quan nhà nước hữu quan trong việc quản lý điều hành thị trường vàng”. Diễn biến đó

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/11/2023