PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Tham nhũng ngày nay không còn là vấn đề riêng của từng quốc gia mà trở thành vấn đề chung của toàn cầu. Ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng đã được nhiều quốc gia xác định thành mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ở nước ta, tham nhũng đã và đang kìm hãm sự phát triển kinh tế của đất nước, làm xói mòn giá trị đạo đức, văn hóa, gia đình, xã hội. Điều đáng lo ngại là tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt. Đặc biệt, tham nhũng làm giảm sút niềm tin của nhân dân, làm sai lệch các chủ trương, chính sách của Đảng, dẫn đến nguy cơ chệch định hướng, “là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”. Mặt khác, tham nhũng đã làm cản trở quá trình hội nhập sâu vào thế giới.
Trong nhiều nghị quyết, Đảng ta đã xác định rõ nhiệm vụ là phải thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh PCTN và yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh PCTN để nhanh chóng ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn này. Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật PCTN. Luật này đã lần lượt được sửa đổi, bổ sung vào năm 2007 và năm 2012. Ngày 20 tháng 11 năm 2018, Quốc hội đã thông qua Luật PCTN mới, thay thế cho Luật PCTN 2005. Trên thực tế, pháp luật về PCTN vẫn còn hạn chế, trong đó, còn một số quan hệ chưa được pháp luật quy định, điều chỉnh hoặc nhiều quy định của Luật PCTN chưa được hướng dẫn thực hiện cụ thể. Đặc biệt, một số quy định được ban hành nhưng khi triển khai cho thấy không phù hợp hoặc có mâu thuẫn, chồng chéo. Vì vậy, hoàn thiện pháp luật về PCTN là một niệm vụ cấp thiết. Để hoàn thiện pháp luật về PCTN, cần nghiên cứu cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về PCTN; đánh giá thực trạng pháp luật về PCTN; đề
xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về PCTN. Việc nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ trên.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu đề tài được trình bày trong khóa luận có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật về PCTN ở nước ta hiện nay.
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay - 1
- Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay - 3
- Khái Niệm Và Các Tiêu Chí Hoàn Thiện Pháp Luật Về Phòng, Chống Tham Nhũng
- Sự Cần Thiết Và Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Hoàn Thiện Pháp Luật Về Phòng, Chống Tham Nhũng
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
- Khóa luận là tài liệu tham khảo trong công tác PCTN.
- Khóa luận là tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy, tuyên truyền pháp luật về PCTN ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của khóa luận là xác định cơ sở hoàn thiện pháp luật về PCTN ở Việt Nam; đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật về PCTN hiện hành ở nước ta, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế của pháp luật trong lĩnh vực đó; từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về PCTN ở nước ta hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm sáng tỏ khái niệm tham nhũng, PCTN, pháp luật về PCTN, hoàn thiện pháp luật về PCTN; vai trò của pháp luật đối với PCTN; các tiêu chí để hoàn thiện pháp luật về PCTN; sự cần thiết và các yếu tố ảnh hưởng đến hoàn thiện pháp luật về PCTN.
- Hệ thống hóa các quy định của pháp luật về PCTN hiện hành, xác định các ưu điểm và chỉ ra những hạn chế của pháp luật về PCTN.
- Đề xuất các quan điểm, yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật về PCTN nhằm tạo thuận lợi cho công tác đấu tranh PCTN có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận chỉ nghiên cứu các nội dung cơ bản của pháp luật về PCTN thể hiện trong Luật PCTN và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này, xác định ưu điểm, hạn chế của pháp luật về PCTN, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện các quy định về phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng; tổ chức, hoạt động của cơ quan PCTN; phát huy vai trò, trách nhiệm của công dân, tổ chức trong PCTN; hợp tác quốc tế về PCTN; tổ chức, bộ máy các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức có hiệu quả; đánh giá thực trạng tham nhũng, hiệu quả công tác PCTN và hoàn thiện pháp luật trên một số lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Khóa luận được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, dựa trên cơ sở quan điểm, chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ của Đảng về PCTN hiên nay, nhất là Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí…
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài cơ bản là các phương pháp truyền thống như: phân tích, so sánh, chứng minh, hệ thống hóa, thống kê, tổng hợp…
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
1.1. Khái niệm, vai trò của pháp luật về phòng, chống tham nhũng
1.1.1. Khái niệm pháp luật về phòng, chống tham nhũng
1.1.1.1. Khái niệm tham nhũng
Tham nhũng là hiện tượng xã hội quen thuộc có mối quan hệ mật thiết với sự tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nước. Xét về mặt lý luận, không thể tách dời được nạn tham nhũng ra khỏi bộ máy nhà nước, bộ máy cai trị, quản lý. Tham nhũng được coi là căn bệnh đặc trưng của mọi nhà nước, là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực, là căn bệnh khó có thể tranh khỏi hay chữa trị tận gốc của các chế độ. Hình thức, tính chất, mức độ và phương thức tham nhũng khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội.
Tham nhũng là hiện tượng mà không ai có thể phủ nhận về sự tồn tại cũng như tác hại của nó đối với nhà nước, đối với xã hội. Tuy nhiên khi nghiên cứu về vấn đề tham nhũng vẫn chưa có một định nghĩa chung về tham nhũng nào được thừa nhận chính thức và áp dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu.
Ở góc độ chung nhất, thuật ngữ “tham nhũng” (corruption) có gốc là một động từ tiếng La-tinh “corruptus” – nghĩa là lạm dụng (abuse), phá hoại (destroy) hay vi phạm (break).
Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International – TI) – một tổ chức phi chính phủ quốc tế đi đầu trong công cuộc phòng chống tham nhũng định nghĩa “Tham nhũng là bao gồm hành vi vi phạm của công chức trong khu vực công, dù là chính trị gia hay công chức dân sự, trong đó họ làm giàu một cách không đúng đắn hoặc bất hợp pháp cho bản thân hay cho người thân của mình bằng cách lạm dụng quyền lực công đã giao cho họ”.
Ngân hàng thế giới (World Bank –WB) đưa ra định nghĩa khá giản dị,
ngắn gọn về tham nhũng như sau: “Tham nhũng là hành vi lạm dụng quyền lực công để thu lợi ích riêng”.1
Hai định nghĩa của WB và TI có tính hấp dẫn bởi sự rõ ràng, cô đọng, súc tích, và đều có điểm chung là nhìn nhận về tham nhũng được giới hạn trong khu vực công.
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (Asian Development Bank – ADB), nhược điểm của những định nghĩa này là chưa chú trọng đúng mức đến tham nhũng ở khu vực tư và tác động của việc chống tham nhũng ở khu vực này với cuộc chiến chống tham nhũng ở khu vực công. Vì vậy, ADB đã đưa ra hai định nghĩa dựa trên sự sửa đổi, bổ sung những định nghĩa kể trên của WB và TI. Định nghĩa thứ nhất có nội dung ngắn gọn, xác định tham nhũng là: “sự lạm dụng quyền lực công hoặc tư để thu lợi riêng”. Định nghĩa thứ hai có nội dung toàn diện hơn, xác định tham nhũng là: “hành động lạm dụng chức vụ để làm giàu bất chính hoặc bất hợp pháp cho bản thân hoặc cho những người thân cận của một bộ phận nhân viên ở cả khu vực công và khu vực tư, hoặc
để tạo cơ hội cho những kẻ khác làm như vậy”.2
Ở Việt Nam, Luật PCTN năm 2018 định nghĩa: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. (Điều 3 Khoản 1).
Nhằm cụ thể hóa quy định ở Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 xác định khái niệm “Người có chức vụ, quyền hạn” là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm: a) Cán bộ, công chức, viên chức; b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân;
1 World Bank 1997, Helping Countries Combat Corruption: The Role of the World Bank, Washington DC, tr.8.
2 Nguyễn Đăng Dung – Phạm Hồng Thái – Chu Hồng Thanh – Vũ Công Giao (2013), Giáo trình Lý luận và pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.33.
sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức; đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Có thể thấy, Luật PCTN 2018 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh tham nhũng sang khu vực tư khi quy định về người có chức vụ, quyền hạn bao gồm cả người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức. Đây là một trong những điểm mới của Luật PCTN 2018 so với Luật PCTN 2005 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều vào các năm 2007 và 2012). Nếu như Luật PCTN 2005 chỉ tập trung điều chỉnh vấn đề tham nhũng trong khu vực công, đưa ra định nghĩa về tham nhũng cơ bản tương thích với các định nghĩa của WB và TI thì đến Luật PCTN năm 2018 đã có sự mở rộng hơn về phạm vi và trở nên phù hợp với định nghĩa của ADB, nhìn nhận và điều chỉnh vấn đề tham nhũng ở phạm vi toàn diện hơn. Luật PCTN năm 2018 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật ra khu vực ngoài nhà nước.
Mặc dù có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về tham nhũng do các cách tiếp cận khác nhau nhưng bất luận là ở góc độ nào thì các khái niệm này đều thống nhất với nhau ở một điểm, đó là tham nhũng luôn được coi như là sự lợi dụng quyền lực (công – công cộng, của chung) để thu thu lại lợi ích (vật chất hoặc phi vật chất). Quyền lực và lợi ích kinh tế là hai dấu hiệu đặc trưng, cơ bản của tham nhũng.
Năm 1887, Lord John Acton (1834 - 1902) - một nhà sử học người Anh đã đưa ra một nhận định kinh điển về mối liên hệ giữa quyền lực và sự kiểm soát quyền lực: “Quyền lực dẫn tới sự tha hóa. Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến sự tha hóa tuyệt đối”.3 Tuy nhiên, sự tha hóa của quyền lực không chỉ là sự
3 Nguyễn Đăng Dung - Vũ Công Giao (2012), “Hiến pháp và cuộc chiến chống tham nhũng” trong cuốn Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr.174.
tha hóa chung chung mà nó luôn hướng tới nững lợi ích cụ thể, đó chính là tham nhũng. Xã hội loài người đã chỉ ra nguồn gốc của tệ nạn tham nhũng là lòng tham của con người hướng tới lợi ích. Lợi ích được hiểu theo những nhu cầu và mục đích của con người. Những nhu cầu (vật chất và tinh thần) của con người luôn có xu hướng gia tăng từng ngày. Những mục đích nhằm thỏa mãn những nhu cầu, do đó cũng không ngừng nảy sinh. Một số người nảy sinh xu hướng tận dụng quyền lực, địa vị, chức vụ được giao để trục lợi cá nhân, chiếm đoạt dưới mọi hình thức giá trị, tiền bạc, của cải của Nhà nước, của xã hội và của người khác nhằm thỏa mãn nhu cầu, lợi ích của bản thân. Đó những yếu tố chủ yếu dẫn đến tham nhũng.
Mặc dù lợi ích và quyền lực là nguồn gốc của tham nhũng nhưng phải khẳng định rằng, tham nhũng chỉ có thể được “hiện thực hóa”, trở thành “u nhọt” hủy hoại một đất nước khi nó được dung dưỡng trong một môi trường nhất định, khi mà ở đó sự kiểm soát quyền lực tỏ ra kém hiệu quả và một nền quản trị yếu kém, nhiều kẽ hở.
1.1.1.2. Khái niệm phòng, chống tham nhũng
PCTN là tổng thể các biện pháp mà nhà nước áp dụng để phòng ngừa, ngăn chặn sự phát sinh các hành vi tham nhũng, phát hiện được và xử lý các hành vi tham nhũng.
Bản chất của hoạt động PCTN là chống lại lòng tham của con người, đồng thời kiểm soát có hiệu quả việc thực hiện quyền lực công.
Như đã trình bày ở phần trên, tham nhũng được xem như một thói hư tật xấu của con người, nó sẽ phát tác khi có điều kiện và điều kiện đó không có gì thích hợp hơn là nắm giữ trong tay quyền lực, của cải. Quyền lực luôn có xu hướng tha hóa nên nó cần được kiểm soát. Quyền lực không thể được thực hiện một cách chung chung trừu tượng mà luôn thông qua những con người cu thể. Mà con người, dù là bất kỳ ai thì do bản chất là thu vén cho lợi ích riêng nên nguy cơ lạm dụng quyền hành cũng rất là lớn. Để chống lại nguy cơ đó thì cần phải có những biện pháp chống lại, làm giảm bớt lòng
tham của con người và tăng cường sự kiểm soát việc thực hiện quyền lực công hay quyền lực nhà nước.
Ở nước ta, hoạt động phòng, chống tham nhũng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt. Tham nhũng được coi là “quốc nạn” của đất nước, là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nghị quyết số 14 ngày 15 tháng 5 năm 1996 của Bộ chính trị về lãnh đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng đã nhận định: “Tình trạng tham nhũng đã và đang gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng, làm xói mòn bản chất của Đảng và Nhà nước, làm tha hoá đội ngũ cán bộ, đảng viên, tiếp tay
cho các thế lực thù địch lợi dụng chống phá ta, uy hiếp sự tồn vong của chế độ”.4 Trong chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, Chính phủ nhận định: “Tham nhũng trở thành vật cản lớn cho thành công của công cuộc đổi mới, cho sức chiến đấu của Đảng, đe dọa sự tồn vong của chế độ”.5 Như vậy, phòng, chống tham nhũng không chỉ có mục đích đơn thuần là làm giảm tình hình vi vi phạm pháp luật nói chung, tội phạm nói riêng mà nó còn có ý nghĩa quan trọng bảo vệ sự vững mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Do đó, phòng, chống tham nhũng cần được xem như là một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của toàn Đảng, toàn dân trong giai đoạn hiện nay.
Như vậy, đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự sống còn của chế độ, hạnh phúc của nhân dân và tương lai của dân tộc. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng chỉ có thể giành được thắng lợi như mong muốn khi có sự kiên quyết trong chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, của chính quyền cũng như sự hưởng ứng, tham gia tích cực của mỗi công dân.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng, hai thành tố hợp thành nội dung của cuộc đấu tranh này là phòng và chống tham nhũng. Việc “phòng” và “chống” tham những là hai hoạt động khác nhau nhưng có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.
4 Ban Nội chính Trung ương (2005), Một số văn bản của Đảng về phòng chống tham nhũng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.204-205.
5 Chính phủ (2009), Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, Hà Nội.