Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quá Trình Tiêu Hoá, Hấp Thu

Chất hữu cơ: Gồm các men tripxin, kimotrypsin, polypeptidaza, amilaza, maltaza, lactaza, saccaraza, lipaza.

Tác dụng tiêu hóa của men dịch tụy Men tiêu hóa protit:

+ Tripxin: Là men tiêu hóa protit mạnh và chủ yếu của dịch tụy, khi mới tiết ra nó ở dạng không hoạt động là tripxinogen. Nó được hoạt hóa bởi men enterokinaza do dịch ruột tiết ra thành men tripxin hoạt động.

Men tiêu hóa protit:

+ Men kimotrypsin:

Có tác dụng như tripxin nhưng yếu hơn. Khi mới tiết ra nó ở dạng kimotrysinogen không hoạt động, nhờ sự hoạt hóa của tripxin nó trở thành kimotripsin hoạt động.

*Men tiêu hóa glucid

*Men tiêu hoá Lipid

- Tiêu hoá hoá học

Tác dụng tiêu hóa của men dịch mật

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

* Thành phần, tính chất của dịch mật:

Mật không ngừng được sinh ra ở gan và được dữ trữ trong túi mật, chỉ khi cần thiết tiêu hóa mật mới được đổ vào tá tràng (5- 10 phút trước khi ăn). Ở loài ngựa không có túi chứa mật nên dịch mật theo ống dẫn đổ trực tiếp vào tá tràng.

Dịch mật là một chất lỏng, nhầy, vị đắng, có màu xanh thẫm đối với gia súc ăn cỏ, có màu vàng xanh đối với gia súc ăn thịt. Dịch mật có pH = 7,5 – 8,6. Trong dịch mật chứa 97,5% là nước. 2,5% vật chất khô gồm có: chất nhầy muxin, các muối mật (glyconatnatri, glycocholate natri), các sắc tố mật (bilirubin, biliverdin).

*Tác dụng của dịch mật:

Dịch mật tuy không có men tiêu hóa nhưng nó giữ vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa vì:

+ Kích thích nhu động ruột.

+ Trung hòa tính axit trong thức ăn từ dạ dày đi xuống.

+ Cắt mỡ thành những hạt nhỏ,để men lipaza tác động có hiệu quả.

+ Làm tăng tác dụng của enzyme tiêu hoá: lipaza, amilaza, proteaza

+ Chống lên men thối.

+ Giúp sự hấp thu các vitamin A, D, E, K. Nếu thiếu mật chỉ có 30% lipit được tiêu hóa.

Lượng mật tiết ra trong 1 ngày đêm ở gia súc như sau: Ngựa: 6-7.8 lít; Bò: 0.7-9.5 lit; lợn: 2.4-3.8 lít.

Tác dụng tiêu hóa của men dịch ruột

* Thành phần, tính chất của dịch ruột:

Dịch ruột do 2 loại tuyến ở niêm mạc ruột non tiết ra là: Tuyến liaberkun có trên toàn bộ ruột non và tuyến brunner chỉ có ở phần tá tràng.

Dịch ruột là chất lỏng nhớt, màu vàng nhạt, pH = 8,2 – 8,7.

Dịch ruột chứa 98% nước. 2% vật chất khô gồm có: Muối khoáng, chất nhầy muxin, các men tiêu hoá: amilaza, maltaza, lactaza, saccaraza, polypeptidaza, dipeptidaza, lipaza, enterokinaza.

Ngoài ra còn có một số men khác tác dụng trên sự hấp thu nằm trong niêm mạc ruột không tiết ra ngoài (như men photphotaza, nucleaza, proteaza).

*Men tiêu hóa glucid

Gồm các enzyme giống và tham gia phân giải như trong dịch tuỵ: Maltaza, Lactaza, Sacaraza

*Men tiêu hoá Lipid

*Các enzyme tiêu hoá Protein và axit Nucleic

*Tác dụng của chất nhầy muxin:

Chất nhầy muxin luôn được tiết ra trên toàn bộ niêm mạc dạ dày, ruột non, có tác dụng bảo vệ niêm mạc khỏi bị tác dụng của men tiêu hoá, đặc biệt là men tiêu hóa protit.

* Kết quả tiêu hoá ở ruột non

Nhũ trấp từ dạ dày xuống ruột non được biến đổi cơ học và hóa học biến thành dưỡng chấp gồm:

Nước, muối khoáng, vitamin.

Gluxit: Glucoza, galactoza, fructoza.

Protit: Axit amin.

Lipit: Axit béo và glyxerin.

Những chất này sẵn sàng hấp thu qua niêm mạc ruột vào máu đi nuôi cơ

thể.

3.1.4. Tiêu hoá ở ruột già

Phần thức ăn không được hoặc chưa được tiêu hóa hoặc hấp thu ở ruột non sẽ được chuyển xuống ruột già. Ruột già cũng có hai tác động cơ học và hóa học.

-Tiêu hóa cơ học:

Vận động của ruột già cũng như ruột non nhưng yếu và chậm hơn. Nhờ nhu động của ruột già các chất cặn bã được chuyển xuống dưới. Khi tới trực tràng thì thần kinh trực tràng được kích thích trực tiếp gây nhu động đẩy phân ra ngoài.

Ở loài thỏ, ngựa, dê còn có sự co thắt ruột già để tạo thành khuôn phân, những viên phân nhỏ, lổn nhổn.

-Tiêu hóa hoá học:

Các chất đang được tiêu hóa dở dang ở ruột non, khi xuống tới ruột già vẫn được tiếp tục tiêu hóa nhờ dịch tiêu hóa từ ruột non đưa xuống.

Đối với gia súc ăn thịt sự tiêu hóa ở ruột già ít quan trọng vì thức ăn được tiêu hóa và hấp thu gần như hoàn toàn ở ruột non.

Đối với gia súc ăn tạp (như lợn) ruột già tiêu hóa khoảng 9- 11% celluloza.

Loài nhai lại ruột già tiêu hóa khoảng 15- 20% celluloza.

Loài ngựa, thỏ ăn cỏ nhưng lại có dạ dày đơn thì tiêu hóa celluloza rất mạnh nhờ hệ vi sinh vật sống cộng sinh rất phong phú ở manh tràng (khoảng 40- 50% celluloza được tiêu hóa tại đó).

Sản phẩm sinh hơi của quá trình là các axit béo và một số chất khí: CH4, H2S… được hấp thu qua vách ruột già, một phần thải ra ngoài qua lỗ hậu môn.

3.2. Sinh lý quá trình hấp thu

3.2.1. Khái niệm sự hấp thu

Hấp thu là một quá trình chuyển các chất dinh dưỡng sau khi đã được tiêu hóa thành những dạng đơn giản vào máu qua niêm mạc của những bộ phận hấp thu như dạ dày, ruột non, ruột già. Mức độ hấp thu ở các bộ phận này khác biệt

nhau. Sự hấp thu là một quá trình sinh lý đặc trưng cho các tế bào sống của ống tiêu hóa.

3.2.2. Cơ quan hấp thu Dạ dày

Chỉ hấp thu được nước và rượu là chủ yếu, một ít đường gluco và khoáng vì do chất nhầy muxin phủ kín bề mặt niêm mạc dạ dày. Ở loài nhai lại còn hấp thu được axít béo bay hơi.

Ruột non

Là bộ phận hấp thu chủ yếu của cơ thể vì trên bề mặt niêm mạc của ruột non có nhiều nếp gấp, trên đó lại có nhiều lông nhung (khoảng 2500 lông nhung/1cm2).

Lông nhung có cấu tạo phù hợp để làm nhiệm vụ hấp thu như:

+ Ở giữa lông nhung có mao quản bạch huyết.

+ Quanh mao quản bạch huyết có tiểu động tĩnh mạch để dẫn máu tới và đi.

Ruột già

Chỉ hấp thu được nước, muối khoáng, một ít glucoza do sự phân giải celluloza. Riêng ở loài ngựa, thỏ sự hấp thu ở ruột già rất quan trọng.

3.2.3. Đường vận chuyển chất dinh dưỡng

- Đường máu

Những chất sau đây được hấp thu qua lông nhung ruột, vào tĩnh mạch về gan, từ gan về tim, sau cùng được phân bố đi khắp cơ thể:

Nước.

Muối khoáng.

Vitamin tan trong nước (nhóm B,C).

Các loại đường đơn: Glucoza, galactoza, fructoza. Các axit amin.

30% axit béo và glyxerin.

- Đường bạch huyết

Những chất sau đây được hấp thu vào lông nhung ruột, theo đường bạch huyết về tim và cuối cùng được phân bố đi khắp cơ thể.

70% axit béo và glyxerin còn lại, lipit nhũ tương.

Các vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K)

Như vậy dù được hấp thu theo hai con đường khác nhau nhưng dưỡng chất đều được đưa về tim, từ tim phân bố cho các cơ quan bộ phận.

3.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá, hấp thu

Gia súc khỏe mạnh, bộ máy tiêu hóa lành lặn, bình thường.

Thức ăn được chế biến hợp lý có độ mịn nhất định, có mùi vị thơm ngon, chất lượng tốt. Thức ăn được phối hợp cân đối các thành phần cần thiết.

Cho gia súc uống nước đầy đủ. Đối với loài nhai lại cần lưu ý tạo điều kiện nghỉ ngơi yên tĩnh để chúng nhai lại được tốt.

Tạo các phản xạ có điều kiện trong ăn uống: Cho gia súc ăn đúng giờ, cho ăn hợp lý. Ví dụ cho gia súc ăn thức ăn tinh trước thức ăn thô sau.

Câu hỏi và bải tập

1. Trình bày kết cấu các phần hệ tiêu hóa của ngựa?

2. Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng là bộ phân tiêu hóa và hấp thu chính ở ruột non?

3. Nêu quá trình tiêu hóa ở ruột non?

4. Nêu sinh lý quá trình hấp thu ở vật nuôi?

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập (điểm điều kiện) dựa trên hình thức kiểm tra từng học sinh về vị trí, hình dạng và chức năng của hệ tiêu hóa.

Ghi nhớ

Mỗi nội dung học sinh đều phải xác định được vị trí, chức năng từng phần của bộ máy tiêu hóa trên cơ thể gia súc.



Giới thiệu

Bài 3: BỘ MÁY HÔ HẤP

Mã bài: B03

Bài 3 giới thiệu hình thái, vị trí, đặc điểm và chức năng hoạt động của bộ máy hô hấp ở trạng thái bình thường của vật nuôi, là cơ sở cho việc xác định đặc điểm và chức năng khi cơ thể vật nuôi bị bệnh.

Mục tiêu

- Trình bày được cấu tạo bộ máy hô hấp gia súc.

- Phân tích được hoạt động sinh lý của hệ hô hấp.

- Mô tả được hình thái, màu sắc, cấu tạo bình thường của hệ hô hấp của một số loài vật nuôi.

- Thấy được vai trò trao đổi khí trong đời sống vật nuôi, có thái độ quan tâm đến việc ứng dụng để hiểu biết về sinh lý hô hấp trong chăn nuôi thú y để nâng cao thể lực và sức sản xuất cho vật nuôi.

Nội dung chính

1. Giải phẫu bộ máy hô hấp

1.1. Đường dẫn khí

1.1.1. Xoang mũi

1.1.2. Yết hầu

1.1.3. Thanh quản

1.1.4. Khí quản

1.1.5. Phế quản

1.2. Cơ quan trao đổi khí- Phổi

1.2.1. Xoang ngực và xoang phế mạc

1.2.2. Phổi

2. Sinh lý quá trình hô hấp

2.1. Một số khái niệm về hô hấp

2.2. Hoạt động hô hấp

2.2.1. Hít vào

2.2.2. Thở ra

2.3. Phương thức hô hấp và ý nghĩa thực tiễn

3. Sự trao đổi khí ở mô bào


1. Giải phẫu bộ máy hô hấp

Mọi động vật đều cần oxy để sống. Nhu cầu oxy của cơ thể còn cao hơn nhu cầu về thức ăn và nước uống. Con chó có thể nhịn ăn 3 tuần, nhịn uống 3 ngày nhưng không nhịn thở quá 3 phút. Thở (hít vào và thở ra). Hô hấp là đưa oxi từ không khí vào phổi rồi vào máu và đến các mô bào đồng thời thải khí Cacbonic từ phổi ra ngoài.

Bộ máy hô hấp bao gồm: Đường dẫn khí và cơ quan trao đổi khí (Phổi).

1.1. Đường dẫn khí: Xoang mũi, yết hầu, thanh quản, khí quản, phế quản

1.1.1. Xoang mũi: là xoang nhỏ ở vùng đầu được giới hạn bởi 2 lỗ mũi, sau có 2 lỗ thông với yết hầu, trên là xương mũi, dưới là vòm khẩu cái ngăn cách với xoang miệng.

-Lỗ mũi: là 2 hốc tròn hoặc hình trứng. Là nơi cho không khí đi vào xoang mũi. Cấu tạo bởi sụn giống neo tàu thuỷ làm chỗ bám cho cơ mũi. Bên ngoài phủ bởi lớp da.

Cấu tạo xoang mũi: xoang mũi được cấu tạo khung xương gồm các xương: xương mũi, xương hàm trên, xương liên hàm, khẩu cái, lá mía

Niêm mạc: bao phủ toàn bộ mặt trong xoang mũi chia làm 2 khu:

+ Khu niêm mạc hô hấp: chiếm 2/3 phía trước mặt trong xoang mũi. Niêm mạc màu hồng có các lông để cản bụi, tế bào biểu mô phủ có lông rung dưới là các tuyến tiết dịch nhầy và mạng lưới mao mạch dày đặc

Chức năng: cản bụi, lọc sạch, tầm ướt và sưởi không khí trước khi đưa vào phổi trên niêm mạc khứu giác

+ Khu niêm mạc khứu giác màu nâu nằm ở phía sau. Trên niêm mạc có thần kinh khứu giác. Chức năng: cảm nhận được mùi hương trong không khí.

1.1.2. Yết hầu

Là khoảng trống ngắn thông với hốc mũi, xoang miệng, thanh quản, thực quản.

1.1.3. Thanh quản

Thanh quản nằm phía trên khí quản. Niêm mạc thanh quản đặc biệt mẫn cảm với các chất hoặc khí lạ nhờ đó nó ngăn cản ngoại vật, kiểm soát không khí được hít vào. Thanh quản được cấu tạo bởi các mảnh sụn và cơ. Phía trước thanh quản có sụn tiểu thiệt (còn gọi là nắp thanh quản) để đóng thanh quản lại khi gia súc nuốt thức ăn.

1.1.4. Khí quản

Là một ống nối tiếp của những vòng sụn không hoàn toàn. Gọi là vòng sụn không hoàn toàn vì sụn có hình chữ C và lớp cơ trơn mỏng nối hai đầu sụn lại. Phía ngoài khí quản được bao bởi màng liên kết. Lót mặt trong khí quản là lớp màng nhầy có tiêm mao và các tuyến tiết chất nhầy.

1.1.5. Phế quản

Phế quản gồm hai nhánh lớn được phân ra từ khí quản. Phế quản phải lớn hơn trái vì có một nhánh ngang sang phải gọi là phế quản phụ. Từ phế quản tỏa ra nhiều nhánh phế quản vừa, nhỏ và vi phế quản. Vi phế quản tận cùng nối với một túi nhỏ gọi là phế bào (phế nang).

Hình 14 Sụn tiểu thiệt ngựa Hình 15 Phổi ngựa 1 2 Cơ quan trao đổi khí Phổi 1Hình 14 Sụn tiểu thiệt ngựa Hình 15 Phổi ngựa 1 2 Cơ quan trao đổi khí Phổi 2

Hình 14: Sụn tiểu thiệt ngựa Hình 15: Phổi ngựa


1.2. Cơ quan trao đổi khí: Phổi

- Vị trí, hình thái phổi

Phổi gia súc chiếm gần trọn lồng ngực, uốn cong theo chiều cong của lồng ngực và các bộ phận trong xoang ngực như tim, mạch máu, thực quản. Phổi có hình tháp, đỉnh phổi hướng về phía trước (phía khí quản). Đáy phổi hướng về phía sau, cong, lõm tương ứng với cơ hoành.

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 22/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí