tham nhũng ngày càng bào mòn, phá hủy và gây ra những hậu quả nặng nề cho kinh tế - xã hội của các quốc gia. Tùy theo mức độ, điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội của mình mà từng quốc gia đã nghiên cứu và tìm ra những giải pháp riêng để phòng ngừa, đẩy lùi tệ nạn này.
Qua nghiên cứu và phân tích thực tiễn hoạt động chống tham nhũng ở một số quốc gia trên thế giới cho thấy có những kinh nghiệm chống tham nhũng hết sức quý báu mà Việt Nam có thể vận dụng, đó là:
2.2.1. Tổ chức cơ quan chống tham nhũng hoạt động độc lập, trong sạch, hiệu quả
Đấu tranh chống tham nhũng tức là đấu tranh chống lại các hành vi trái pháp luật của những người có chức vụ, quyền hạn nằm trong bộ máy nhà nước, hay nói cách khác là đấu tranh với thói hư tật xấu của những k cầm quyền. Cuộc chiến này không giống như hoạt động chống các tội phạm thông thường. Do đó, để đạt hiệu quả không nên chỉ chú trọng giao nhiệm vụ chống tham nhũng cho các cơ quan bảo vệ pháp luật mà phải thành lập tổ chức chống tham nhũng độc lập với các cơ quan nhà nước, trực thuộc người đứng đầu Chính phủ. Tổ chức này phải có những quyền hạn nhất định, được áp dụng các biện pháp trong sạch, nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ công chức, trước hết phải có những quy định cụ thể về chức trách, nhiệm vụ, quy chế làm việc, trách nhiệm rõ ràng.
Kinh nghiệm này đã được áp dụng và mang lại những kết quả to lớn tại nhiều quốc gia như Anh, Mỹ, CHLB Đức, Singapore, Trung Quốc, In-đô-nê- xi-a, Hàn Quốc… Các nước này đã thành lập các cơ quan chuyên trách chống tham nhũng trực thuộc Tổng thống hoặc Thủ tướng, có vị trí độc lập với cơ quan hành pháp và các cơ quan khác. Người đứng đầu các cơ quan này do Tổng thống, Thủ tướng hoặc Nhà vua bổ nhiệm.
Điển hình là Cục Điều tra chống tham nhũng Singapore (CPIB) thành lập năm 1952 với thẩm quyền được trao rất lớn. CPIB trực thuộc Thủ tướng Chính phủ, có quyền độc lập điều tra và ngăn chặn tham nhũng. CPIB là cơ
quan duy nhất chịu trách nhiệm điều tra về các hiện tượng tham nhũng trong tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, pháp lý hay các cơ quan công quyền, khu vực tư nhân, hoặc xã hội dân sự. CPIB được quyền điều tra đối với người bị tình nghi tham nhũng bất kể người đó là ai. Tục ngữ có câu “thượng bất chính, hạ tắc loạn”, giữ một hệ thống liêm khiết, trong sạch phải bắt đầu ngay từ những người đứng đầu. Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã từng khẳng định, một khi những nhà lãnh đạo chủ chốt kém liêm khiết, không nghiêm khắc đòi hỏi những chuẩn mực cao, lúc đó cấu trúc toàn vẹn của hệ thống hành chính sẽ yếu đi và cuối cùng nó sẽ sụp đổ.15 Chính vì vậy, Luật pháp Singapore trao cho CPIB thẩm quyền điều tra cả Thủ tướng nếu cơ quan này có căn cứ để nghi ngờ Thủ tướng có hành vi tham nhũng. Trong trường hợp Thủ tướng bị tình nghi tham nhũng, CPIB có thể xin đặc quyền của Tổng thống để tiến hành cuộc điều tra, vì vậy có thể xóa bỏ mọi cản trở và điều này được quy định trong Hiến pháp. CPIB không hề bị can thiệp trong quá trình điều tra những vụ án tham nhũng. Trong thực tế, mỗi năm, CPIB tiến hành điều tra khoảng 300 vụ và đã tiến hành điều tra đến cấp Bộ trưởng.16
Ngoài ra, CPIB có các điều tra viên dày kinh nghiệm và thực sự liêm chính. Thành viên của CPIB có quyền chọn cơ chế hưởng lương theo công chức hoặc hưởng phần thưởng thu được từ Quỹ PCTN (INVEST Fund - Quỹ được trích nộp từ tiền tịch thu tài sản tham nhũng). Các thành viên của CPIB nếu phạm tội tham nhũng hay che giấu tội phạm tham nhũng sẽ bị mất toàn bộ lương hưu và tiền thưởng.
Hay như ở Trung Quốc đã thành lập Ủy ban giám sát quốc gia – một cơ quan chống tham nhũng siêu quyền lực, bao gồm Ủy ban giám sát trung ương và các Ủy ban giám sát địa phương. Hệ thống ủy ban này “trùm” lên tất cả các cơ quan Đảng, Nà nước, các tổ chức và tư nhân. Về danh nghĩa, Ủy ban
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Cần Thiết Và Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Hoàn Thiện Pháp Luật Về Phòng, Chống Tham Nhũng
- Pháp Luật Và Kinh Nghiệm Về Phòng, Chống Tham Nhũng Trong Lịch Sử Phong Kiến Việt Nam
- Xử Lý Hành Vi Tham Nhũng Trong Pháp Luật Phong Kiến Việt Nam
- Những Giá Trị Tham Khảo Cho Việc Hoàn Thiện Pháp Luật Phòng, Chống Tham Nhũng Ở Việt Nam Hiện Nay
- Nội Dung Của Pháp Luật Về Trách Nhiệm Của Người Đứng Đầu Cơ Quan, Tổ Chức, Đơn Vị
- Chỉ Số Cảm Nhận Tham Nhũng (Cpi) Được Cải Thiện
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
15 Dương Nguyễn (2018), Kinh nghiệm chống tham nhũng của Singapore, Tạp chí điện tử Thanh tra Việt Nam, xem tại http://thanhtravietnam.vn/quoc-te/kinh-nghiem-chong-tham- nhung-cua-singapore-181803
16 Lã Văn Huy (2013), Pháp luật về phòng chống tham nhũng của Singapore và bài học cho Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật (ĐHQGHN), Hà Nội, tr.62.
giám sát quốc gia là cơ quan độc lập trực thuộc Quốc hội, ngang hàng với Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; song, về bản chất, đây là cơ quan của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước, do Ban Kiểm tra Trung ương Đảng lãnh đạo. Cơ quan này được giao quyền hạn rất lớn, được truyền thông quốc tế gọi bằng biệt danh “siêu cơ quan chống tham nhũng” và được xem như là hình thành một nhánh quyền lực mới tại Trung Quốc bên cạnh các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp.17
2.2.2. Khuôn khổ pháp lý chống tham nhũng toàn diện và mạnh mẽ
Để PCTN, Singapore đã ban hành Đạo luật Ngăn chặn Tham nhũng (POCA), trong đó đặt nghĩa vụ chứng minh cho các bị cáo thấy rằng họ đã sở hữu tài sản một cách hợp pháp. Bất kỳ một sự giàu có nào không được giải trình hợp lý với các nguồn thu nhập được kê khai sẽ bị điều tra và có thể bị tịch thu.
Thủ tục điều tra hành vi tham nhũng được quy định là một thủ tục đặc biệt. Chủ tịch, Điều tra viên chuyên ngành CPIB có quyền bắt, khám xét, thu giữ tang vật (Điều 15), có quyền điều tra như cơ quan cảnh sát mà không cần có sự phê chuẩn của cơ quan công tố (Điều 17), có thể ra quyết định, tiến hành điều tra đối với các thông tin trong tài khoản ngân hàng, cổ phần (Điều 18).18 Mức độ điều tra đối với người bị nghi vấn là rất kỹ, bao gồm tài sản của vợ, con; các suất học bổng, quà tặng mà vợ, con người đó được nhận; các công ty do vợ, con người đó tham gia góp vốn. Những người từ chối cung cấp
thông tin, tẩu tán tài sản hay cản trở quá trình điều tra sẽ bị phạt đến 10.000 SGD. Người nào được CPIB yêu cầu đều phải cung cấp thông tin trung thực, nếu từ chối cung cấp thông tin hoặc đưa thông tin sai sự thật sẽ bị xử phạt, thậm chí bị phạt tù.
17 Cầm Thị Lai (2018), Sách lược phòng, chống tham nhũng của Trung Quốc và những giá trị tham khảo với Việt Nam, trong cuốn “Các lý thuyết, mô hình, cách tiếp cận về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng”, Nxb. Hồng Đức, tr.577.
18 https://sso.agc.gov.sg/Act/PCA1960#pr18-
Hình phạt đối với tội phạm tham nhũng được pháp luật Singapore quy định cụ thể và nghiêm khắc. Người có hành vi tham nhũng theo quy định của POCA sẽ phải chịu hình thức phạt tiền hoặc/và bị phạt tù,19 đồng thời người phạm tội sẽ bị tịch thu sung công khoản vụ lợi và phải nộp phạt một khoản tiền tương đương với khoản vụ lợi bị tịch thu với tư cách là tiền phạt bổ sung. Ngoài ra, người phạm tội tham nhũng còn phải bồi thường cho cơ quan nhà nước bị thiệt hại theo thiệt hại thực tế phát sinh hoặc nộp một khoản tiền tương đương với khoản vụ lợi đã nhận.
Các hành vi hối lộ, tham nhũng đều bị trừng phạt ở bất cứ khu vực nào, cấp độ nào, dù tư nhân hay cơ quan chính phủ, dân thường hay quan chức cao cấp. Cá nhân nào phạm tội tham nhũng, ngoài việc bị mức án giam, còn phải thanh toán đầy đủ số tiền nhận hối lộ, nếu không sẽ được “cộng” vào hình thức phạt giam.
2.2.3. Kê khai và công khai tài sản - công cụ quan trọng để phòng, chống tham nhũng
Kê khai và công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức là một trong những công cụ quan trọng, cần thiết để tăng cường minh bạch và phòng, chống tham nhũng.
Theo Điều 8.5 của Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC) mà Việt Nam là một thành viên “mỗi quốc gia thành viên nỗ lực thiết lập các biện pháp và cơ chế yêu cầu công chức báo cáo cơ quan có thẩm quyền về các vấn đề có liên quan trong đó có những hoạt động công việc, các khoản đầu tư bên ngoài hay tài sản hoặc quà tặng giá trị lớn, những thứ mà có thể gây xung đột lợi ích khi họ thực hiện công vụ”.
Xây dựng một cơ chế để kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn cũng là một nội dung quan trọng của Luật phòng, chống tham nhũng mà Quốc hội Việt Nam thông qua tháng 11 năm 2018 và có hiệu lực từ
19 https://singaporelegaladvice.com/law-articles/all-you-need-to-know-about-corruption-in- singapore/
ngày 1 tháng 7 năm 2019. Để hướng dẫn nội dung này, dự kiến Chính phủ sẽ ban hành nghị định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Tại Georgia (Gruzia), Chính phủ xây dựng và áp dụng hệ thống giám sát kê khai tài sản với mục tiêu chính là nâng cao tính minh bạch, liêm chính trong các cơ quan công quyền và ngăn ngừa xung đột lợi ích.
Đây là một trong những mô hình kê khai điện tử thành công nhất trên thế giới hiện nay. Các bản kê khai được nộp trực tuyến qua trang web www.declaration.gov.gedo Cơ quan Nội vụ Georgia (CSB) quản lý và có thể truy cập công khai. CSB có trách nhiệm đảm bảo việc tiếp nhận các bản kê khai, công khai thông tin về tình hình tài sản của cán bộ, công chức và kiểm soát việc nộp bản kê khai.
Theo quy định của Luật chống Xung đột Lợi ích Georgia và văn bản hướng dẫn, việc xác minh các bản kê khai tài sản của công chức được tiến hành trên cơ sở lựa chọn ngẫu nhiên bởi hệ thống điện tử và yêu cầu bằng văn bản có cơ sở. Ngoài ra, các bản kê khai cần xác minh cũng được chọn bởi một ủy ban độc lập do người đứng đầu CSB thành lập. Ủy ban gồm 5 thành viên (trong đó có 3 đại diện của các tổ chức phi chính phủ và 2 đại diện của giới học thuật) sẽ lựa chọn các bản kê khai cần xác minh căn cứ vào một số tiêu chí như chức vụ của cán bộ, rủi ro tham nhũng cụ thể, lợi ích công cộng và các vi phạm được phát hiện từ hoạt động giám sát. Số bản kê khai được chọn ngẫu nhiên và số bản kê khai do Ủy ban chọn không được vượt quá 5% mỗi loại trên tổng số bản kê khai. Kết quả của hoạt động xác minh sẽ được công khai trên trang web của CSB vào cuối mỗi năm dương lịch.
Năm 2017, CSB đã xác minh tổng cộng 287 bản kê khai. Kết quả, số lượng bản kê khai được đánh giá tốt chiếm 20%, 78% bản kê khai bị đánh giá tiêu cực và 2% bản kê khai thuộc diện dừng giám sát.
2.2.4. Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ công chức, nhất là vấn đề tiền lương
Một trong những nguyên nhân của tệ tham nhũng ở các nước thời gian qua là mức lương của cán bộ, công chức thấp, không đủ sống, buộc họ phải xoay sở kiếm thêm, kể cả bằng phương pháp sách nhiễu, vòi vĩnh khi có cơ hội. Chính vì vậy, một trong những biện pháp mang lại hiệu quả cao mà nhiều nước đã áp dụng trong quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, đó là cải cách, điều chỉnh hệ thống tiền lương, chế độ đãi ngộ vật chất, tinh thần đối với cán bộ công chức, làm cho cán bộ, công chức đủ sống bằng lương. Và khi đó, nếu tham nhũng họ phải trả giá đắt khi bị phát hiện, buộc họ phải cân đo cẩn trọng hơn, vì tham nhũng lợi ít, hại nhiều - mất lương, mất việc, mất nguồn sống chính. Còn nếu lương chỉ là nguồn phụ thì họ ít đắn đo hơn và trả giá ít hơn, nên họ vẫn liều lĩnh tham nhũng. ở các nước phát triển như: Đan Mạch, Anh, Đức... sỡ dĩ ít có tình trạng tham nhũng là bởi mức thu nhập của công chức nhà nước rất cao, làm công chức nhà nước là niềm mơ ước, tự hào đối với mọi người. Bên cạnh đó, mức xử lý đối với tội tham nhũng lại rất nghiêm minh, vì vậy, công chức nhà nước không thể tham nhũng để chấp nhận rủi ro.
2.2.5. Bảo đảm cơ chế giám sát của công chúng có hiệu quả
Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, muốn chống tham nhũng thành công thì không thể chỉ dựa vào nỗ lực của các cơ quan nhà nước mà nhất thiết phải phát huy được vai trò, trách nhiệm và có được sự tham gia, ủng hộ tích cực của toàn xã hội; phải xây dựng được cơ chế xã hội, ở đó các cơ quan báo chí và người làm công tác báo chí có quyền độc lập, tự chủ trong việc lấy tin, viết bài và được pháp luật bảo hộ khi bị ngăn cản, can thiệp, đả kích. Khi có thông tin của xã hội và người dân, cơ quan đấu tranh chống tham nhũng có nhiệm vụ xác minh đầy đủ và kịp thời các nguồn tin chống tham nhũng trên báo chí và có trách nhiệm trong việc bảo vệ bí mật đối với người tố cáo, tố giác tội phạm. Ở Trung Quốc, đơn tố cáo, tố giác của
nhân dân về tham nhũng là nguồn quan trọng nhất để từ đó phát hiện ra tội phạm. Theo thống kê có tới 80% vụ án tham nhũng khám phá được là do nhân dân, báo chí tố giác và hơn 90% là do nhân dân, báo chí cung cấp đầu mối. Nếu tội tham nhũng được phát hiện và xử lý thì người tố giác, tố cáo tội phạm được hưởng một tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng số giá trị tài sản mà cơ quan đấu tranh chống tham nhũng thu giữ được.
2.2.6. Xây dựng nên văn hóa “phi tham nhũng”
Singapore đã luôn nỗ lực chạy đua với thời gian để phát triển một xã hội với nền văn hóa nói không với tham nhũng, môi trường văn hoá ở Singapore phản đối mạnh mẽ với tham nhũng. Họ không tha thứ, không chấp nhận hiện tượng bôi trơn xã hội để đạt được mục đích trong công việc. Khi đối mặt với những hành vi tham nhũng, người dân Singapore luôn sẵn sàng đứng ra tố cáo. Họ tin tưởng rằng bất cứ ai vi phạm luật pháp cũng sẽ bị trừng phạt nghiêm minh. Chính phủ không chấp nhận sự che đậy, dù quan chức vi phạm có chức vụ lớn đến đâu đi nữa.
Giải pháp “4 không với tham nhũng” của Singapore bao gồm:
Không dám tham nhũng: Theo quy định của Chính phủ Singapore, công chức, quan chức hàng tháng phải trích một tỷ lệ tiền lượng để gửi vào quỹ tiết kiệm. Khởi đầu là 5%, sau đó tăng dần theo tỷ lệ tăng lương. Quan chức có chức vụ càng cao, tỷ lệ % trích tiết kiệm càng cao. Số tiền đó do Ngân hàng Nhà nước quản lý. Khi nghỉ hưu, số tiền tiết kiệm nói trên thuộc quyền sở hữu của công chức. Nếu công chức, quan chức phạm tội tham nhũng, dù chỉ bị xử lý hành chính, buộc thôi việc, thì toàn bộ số tiền gửi tiết kiệm sẽ bị Nhà nước trưng thu. Quan chức có chức vụ càng cao mà tham nhũng thì số tiền bị trưng thu càng lớn.
Không thể tham nhũng: Hàng năm, viên chức, công chức, quan chức từ Trung ương tới cơ sở đều phải làm tờ khai báo các khoản tài sản của bản thân và của vợ/chồng bao gồm: Tiền thu nhập, tiền gửi tiết kiệm, tiền cổ phiếu, đồ trang sức, ô tô, nhà đất. Đối với tài sản tăng lên so với năm trước, đương sự
phải giải trình rõ nguồn gốc. Số tài sản tăng lên không giải trình được nguồn gốc có thể bị coi là do tham nhũng mà có, nên sẽ bị Nhà nước trưng thu.
Không cần phải tham nhũng: Chế độ tiền lương ở Singapore bảo đảm cho viên chức, công chức, quan chức Singapore đủ sống theo mức sống chung của xã hội nước này và còn có thể chu cấp cho gia đình con cái. Do vậy, để tồn tại ở mức trung bình khá trong xã hội họ không cần tham nhũng.
Không được tham nhũng: Theo quy định của Chính phủ Singapore, công chức chỉ được nhận quà tặng với giá trị 100 đôla Singapore trở xuống. Nếu trên mức đó, người được tặng phải tìm cách từ chối hoặc muốn nhận thì phải xin phép lãnh đạo trực tiếp có ý kiến cho phép thì mới được nhận. Trường hợp nhận quà tặng quá mức quy định (100 đôla) mà không được phép của cấp trên thì công chức phải nộp vào tài khoản “Quỹ nộp phạt” do nhận quà tặng quá mức quy định được tính quy ra tiền. Số tiền hối lộ và nhận hối lộ bị phát hiện thì người hối lộ và người nhận hối lộ sẽ bị xử lý theo Luật Hình sự.
2.2.7. Ứng dụng điện thoại tố cáo tham nhũng
Công nghệ đang được sử dụng ngày càng hiệu quả ở nhiều quốc gia để phòng, chống tham nhũng. Các ứng dụng tố cáo tham nhũng dựa trên nền tảng quần chúng (crowd-based) cho phép người dân tố cáo ngay lập tức các vụ hối lộ một cách ẩn danh bằng điện thoại thông minh. Một số ứng dụng sử dụng dữ liệu để tạo ra “bản đồ điểm nóng”, tổng hợp các báo cáo để xác định các ngành, khu vực hoặc tổ chức nơi diễn ra nhiều tham nhũng nhất (Kukutschka 2016).
Ở Ấn Độ, một nền tảng cung cấp dịch vụ quần chúng nổi tiếng “Tôi đã trả một khoản hối lộ” (I Paid a Bribe) cho phép người dân tố cáo các trường hợp tham nhũng khi các cán bộ công chức yêu cầu hối lộ. Nền tảng này nhằm mục đích xây dựng bằng chứng và xác định các ngành và cơ quan hay xảy ra tham nhũng. Nền tảng đã ghi lại hơn 180.000 báo cáo kể từ khi được ra mắt vào tháng 8/2010. Cách tiếp cận này đã được nhân rộng ở hơn 25 quốc gia