Pháp Luật Và Kinh Nghiệm Về Phòng, Chống Tham Nhũng Trong Lịch Sử Phong Kiến Việt Nam

phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Vì vậy, trong quá trình HTPL về PCTN cũng cần phải lưu ý đến ý thức PCTN của giai cấp cầm quyền trong xã hội. Bên cạnh đó, việc HTPL về PCTN cũng phụ thuộc vào ý thức của các chủ thể tổ chức hoạt động PCTN. Từ những hành động cụ thể trong PCTN các chủ thể có thể áp đặt được ý chí của mình trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật và từ hoạt động thực tiễn này cũng là cơ sở cho việc HTPL về PCTN.

1.3.2.5. Yếu tố văn hoá, truyền thống dân tộc


Văn hoá là sản phẩm tinh hoa của con người, là yếu tố quyết định các xử sự của con người và gắn bó với con người. Văn hóa được hiểu là toàn bộ những hoạt động sáng tạo và những giá trị của nhân dân một nước, một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Yếu tố văn hóa thường chi phối và ảnh hưởng đến pháp luật, có sự tác động đến việc xây dựng và HTPL nói chung và pháp luật về PCTN nói riêng, trong đó nhiều quy phạm pháp luật được xác lập dựa trên cơ sở nền tảng của văn hoá. Mối quan hệ giữa pháp luật về PCTN với các yếu tố văn hoá được thể hiện ở chỗ pháp luật về PCTN là cơ sở pháp lý quan trọng để nuôi dưỡng các yếu tố văn hoá phát triển lành mạnh và là công cụ để bảo vệ những chuẩn mực đạo đức, những ứng xử có văn hoá trong xã hội. Pháp luật cũng ghi nhận những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, những ứng xử hay trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, pháp luật là cơ sở pháp lý, là chuẩn mực để góp phần vào việc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các trường hợp lợi dụng văn hóa ứng xử để thực hiện các hành vi tham nhũng. Mặt khác, việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc của dân tộc cũng sẽ góp phần đẩy lùi tệ nạn tham nhũng và bản thân những yếu tố văn hoá này cũng tác động trực tiếp đến pháp luật nói chung và pháp luật về PCTN nói riêng. Vì vậy, trong quá trình HTPL về PCTN cũng cần chú ý các yếu tố văn hóa để xây dựng các quy định làm sao vừa phát huy, bảo vệ được những giá trị văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời, loại bỏ, ngăn chặn sự

xâm nhập các luồng văn hóa độc hại và xử lý những trường hợp lợi dụng các ứng xử văn hóa để vụ lợi, tham nhũng.

1.3.2.6. Hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng

Tham nhũng ngày nay là mối quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới và trên thực tế có nhiều quốc gia đã chung tay vì một thế giới không tham nhũng, trong đó, có hơn 150 quốc gia đã tham gia phê chuẩn Công ước của LHQ về chống tham nhũng- một trong những bản công ước quan trọng đối với việc xây dựng các quy định phòng ngừa tham nhũng, phát hiện, xử lý tham nhũng, tổ chức cơ quan PCTN, phát huy vai trò, trách nhiệm của công dân, tổ chức trong PCTN trong hệ thống pháp luật quốc gia, góp phần vào việc PCTN ở mỗi quốc gia và trên thế giới. Trong phạm vi hẹp hơn, một số quốc gia đã có sự liên kết để cùng nhau thoả thuận xây dựng các điều ước quốc tế hay các chương trình hợp tác quốc tế đa phương, song phương về PCTN.

Đối với Việt Nam, việc tham gia và thúc đẩy các quan hệ hợp tác về PCTN là nội dung được Nhà nước ta quan tâm. Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn Công ước của LHQ về chống tham nhũng. Sau đó, đã nghiên cứu xây dựng, ban hành kế hoạch thực hiện Công ước với những lộ trình cụ thể, trong đó, chỉ rõ những nội dung cần nghiên cứu để nội luật hoá Công ước. Ngoài ra, Việt Nam cũng đàm phán ký kết các Thoả thuận hợp tác quốc tế về PCTN và tham gia nhiều diễn đàn, hội nghị quốc tế đa phương về PCTN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

1. Tham nhũng là hành vi trái pháp luật của người có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao thực hiện công vụ, nhiệm vụ nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc công vụ, nhiệm vụ đó để vụ lợi cá nhân, làm thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Do đó, Nhà nước cần phải áp dụng nhiều biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn sự phát sinh các hành vi tham nhũng, phát hiện được và xử lý các hành vi tham nhũng xảy ra trên thực tế một cách có hiệu quả.

2. Để PCTN, Nhà nước sử dụng nhiều công cụ trong đó có pháp luật. Pháp luật về PCTN là tổng thể các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm 57 quyền ban hành nhằm xác định các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng; tổ chức, hoạt động của cơ quan PCTN; phát huy vai trò, trách nhiệm của công dân, tổ chức trong PCTN; hợp tác quốc tế về PCTN và các biện pháp bảo đảm nhằm PCTN có hiệu quả.

Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay - 6

3. Trong PCTN, pháp luật đóng vai trò rất quan trọng. Pháp luật PCTN là cơ sở pháp lý để nhận diện tham nhũng; tạo lập khuôn khổ pháp lý để phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng; là cơ sở pháp lý để các cơ quan PCTN thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình trong PCTN; phát huy vai trò, trách nhiệm của công dân, tổ chức trong PCTN; tiến hành các hoạt động hợp tác quốc tế PCTN; là chuẩn mực để các chủ thể lựa chọn những xử sự phù hợp trong đời sống pháp lý.

4. Hoàn thiện pháp luật về PCTN là quá trình làm cho các quy định của pháp luật về PCTN ngày càng minh bạch, toàn diện, thống nhất, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn PCTN của đất nước và được xây dựng trên cơ sở trình độ kỹ thuật lập pháp cao. Do đó, trong quá trình HTPL về PCTN cần phải xác định được những hạn chế trong việc bảo đảm các tính thống nhất, đầy đủ, minh bạch và phù hợp với thực tiễn của nó, trên cơ sở đó luận chứng để tìm ra các giải pháp làm cho pháp luật về PCTN ngày càng hoàn thiện hơn.

CHƯƠNG 2

PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG LỊCH SỬ PHONG KIẾN VIỆT NAM VÀ

Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI


2.1. Pháp luật và kinh nghiệm về phòng, chống tham nhũng trong lịch sử phong kiến Việt Nam

Trong cách hiểu của người Việt xưa, tham quan ô lại, sách nhiễu nhân dân, ăn hối lộ, đục khoét của công, vơ vét tiền của dân, cậy quyền làm bậy… được dùng để chỉ những k có chức, quyền và lợi dụng chức, quyền đó, bằng những thủ đoạn, cách thức khác nhau để mưu lợi cho riêng mình.

Những hành vi này xâm hại đến trật tự kinh tế của xã hội phong kiến, phá hoại kỷ cương phép nước, khiến dân chúng lầm than, cực khổ và sinh lòng oán thán triều đình. Chính vì vậy, ngăn chặn, đầy lùi tệ nạn tham nhũng là một trong những mục tiêu quan trọng của các triều đại phong kiến, không những để bảo vệ quyền lợi kinh tế của giai cấp cầm quyền mà nó còn nhằm xây dựng một trật tự xã hội ổn định, thịnh vượng, một chế độ hợp lòng dân. Bởi sự vững mạnh, lâu bền của ngôi thiên tử trong bất kỳ triều đại nào đều không chỉ nhờ thấm nhuần và thực thi Vương đạo mà cần được sự trung thành và thương yêu nhà vua của quần thần, sự “tâm quy” của muôn dân. Do vậy, “công tâm” là chiến thuật lấy lòng dân của bất cứ triều đại nào cần duy trì sự ổn định để xây dựng và bảo vệ vương quyền. Triết lý này được thể hiện rõ nét trong các quy định pháp luật của các triều đại phong kiến Việt nam, thể hiện qua các Chỉ, Dụ, Sắc, Lệnh của Nhà vua và triều đình phong kiến. Các thiết chế về tổ chức bộ máy hành chính cùng với chế độ, chính sách quản lý đội ngũ quan lại đã được hình thành và phát triển cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước trong từng giai đoạn, từng thời kỳ lịch sử.

Đề ngăn chặn tham nhũng trong bộ máy, các nhà nước phong kiến đã tiến hành rất nhiều biện pháp như từ việc cải cách bộ máy nhà nước, tuyển chọn người hiền tài để giúp dân, giúp nước, giám sát bộ máy quan lại để đánh giá đạo đức và năng lực làm việc, xử lý hành vi tham nhũng...

Các biện pháp phòng, chống tham nhũng thời kỳ phong kiến nhìn chung đều thể hiện khá rõ tư tưởng và quan điểm của các triều đại. Đó là luôn đề cao biện pháp phòng ngừa tham nhũng, coi phòng ngừa là một trong những biện pháp quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc xây dựng và duy trì một bộ máy nhà nước phong kiến trong sạch, không có chỗ cho những tên tham quan, ô lại.

2.1.1. Phòng ngừa tham nhũng – giải pháp cốt lõi trong phòng, chống tham nhũng dưới thời phong kiến

Nghiên cứu các quy định pháp luật phong kiến cũng có thể nhận thấy rằng, mặc dù những đạo luật nổi tiếng của các triều đại phong kiến Việt Nam mà chúng ta còn lưu giữ được cho đến ngày nay là những Bộ hình luật thì thấy pháp luật thiên về việc quy định các biện pháp trừng phạt. Tuy vậy, các Bộ hình luật cũng như những Sắc, Lệnh, Chỉ dụ, của các vị vua phong kiến cũng thể hiện rất rõ tinh thần, tư tưởng phòng ngừa tham nhũng. Tuy rằng trong từng giai đoạn, thời kỳ khác nhau ứng với mỗi triều đại khác nhau, những tinh thần ấy được cụ thể hoá bằng những biện pháp khác nhau song luôn góp phần quan trọng vào việc xây dựng một bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh, một đội ngũ quan lại thanh liêm. Tinh thần, tư tưởng đó được thể hiện rõ qua các biện pháp chính sau:

Thứ nhất, chú trọng cải cách hành chính và tuyển chọn, sử dụng quan lại.

Các đạo luật phong kiến Việt Nam đều có rất nhiều quy định về xây dựng bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh. Bộ luật tiêu biểu là Bộ luật Hồng Đức với nhiều điều luật thể hiện sự cải cách mạnh mẽ dưới triều Lê. Dưới thời vua Lê Thánh Tông, cải cách mạnh mẽ và hiệu quả nhất đó là chế

độ quan lại luôn ràng buộc, giám sát lẫn nhau. Quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận, khu vực, quan lại được quy định rõ ràng và có sự giám sát lẫn nhau. Mỗi bộ phụ trách một việc, các bộ chịu sự giám sát của các khoa, các hiến ty giám sát công việc của các Đạo; các quan lại giám sát lẫn nhau, quan trên giám sát quan dưới. Bộ máy nhà nước phong kiến thời Lê Thánh Tông được xem là bộ máy phong kiến tập quyền vững mạnh, chặt chẽ, thể hiện sức mạnh chi phối của chính quyền Trung ương xuống địa phương trong cả nước và quyền lực tối cao của người đứng đầu nhà nước.

Việc tuyển chọn quan lại thời Lê dựa vào nhiều con đường như khoa cử, tiến cử, khảo công, khảo khoá... Triều đình còn thường xuyên tổ chức các kỳ khảo công nhằm khảo xét việc hay, dở và năng lực của quan lại hàng năm. Nhà vua còn tổ chức các khoa thi Hoành từ để chọn người hiền tài trong số quan lại đương chức. Trong việc lựa chọn quan lại, thanh liêm luôn được xem là tiêu chuẩn hàng đầu. Đặc biệt dưới thời Lê Thánh Tông, lần đầu tiên chế độ thử việc đối với quan lại đã được áp dụng.

Dưới thời Nguyễn, mặc dù tuyển chọn và tin dùng quan lại chưa được xây dựng thành một chính sách, quốc sách xuyên suốt, rõ ràng, bài bản… nhưng cách lựa chọn người tài của các vị vua cũng luôn thể hiện sự chú trọng, quan tâm, cất nhắc người xuất thân từ giới tinh hoa xã hội, có công trạng với dân tộc, quốc gia… quan tâm đến nguồn gốc gia đình tinh hoa, khí phách để phát hiện, bồi dưỡng. Với phương châm của vua Minh Mạng: Hiền tài là đồ dùng của nhà nước, vì vậy rất muốn trong triều có người tài giỏi, ngoài nội không sót người hiền, để tô điểm mưu to, vang lừng đức hoá. Đây chính là những nguyên tắc mang lại hiệu quả trong việc chọn người điều hành quản lý và duy trì trật tự xã hội của triều Nguyễn.

Một trong những biện pháp rất được các triều đại tin dùng đó là lệ “hồi tỵ”. Theo lệ này thì viên quan đứng đầu một địa hạt không được phép nhậm chức tại quê hương mình, không được lấy vợ là người sở tại, không được phép có bất động sản trên địa hạt mình cai quản, không được có người cấp

phó là đồng hương, và điều quan trọng là các quan lại này đều được dịch chuyển địa hạt cai quản theo một chu trình nhất định.

Trong lịch sử hành chính nhà nước Việt Nam, vua Lê Thánh Tông là vị vua đầu tiên đã ban hành và thực hiện luật “hồi tỵ” rất cụ thể và nghiêm túc. Trong Bộ luật Hồng Đức, ông quy định những điều khoản phải “hồi tỵ” như sau: “Cha con, thầy trò, anh em, vợ chồng, thông gia… không được làm, không được tổ chức thi cùng một nơi”; “Các quan phủ, huyện, châu xét đặt xã trưởng, hễ là anh em ruột, anh em con chú, con bác, bác cháu, cậu cháu với nhau thì chỉ ch một người làm xã trưởng, không được cho cả hai cùng làm để trừ mối tội bè phái hùa nhau”; “Các viên quản quân, quản dân nếu người nào có quê quán ở ngay phủ, huyện mình cai trị, có nhà ở nha môn mình làm việc, thì Bộ lại điều động đi nơi khác, chọn người khác bổ thay”.9

Luật “hồi tỵ” dưới thời vua Minh Mệnh được mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng và bổ sung những quy định mới, bao gồm:

- Quan lại ở các bộ, trong kinh và ở các tỉnh, huyện hễ có bố, con, anh em ruột, chú bác, cô dì cùng làm một chỗ đều phải đổi đi chỗ khác. Đối với Viện Thái y là viện chuyên giữ việc thuốc men, chữa bệnh cần phải cha truyền con nối thì không phải áp dụng luật “hồi tỵ”.

- Những quan lại, ai quê ở phủ, huyện nào thì cũng không được làm việc tại nha môn của phủ, huyện ấy.

- Quan lại ở các nha thuộc phủ, huyện ai là người cùng làng thì phải chuyển đi nha môn khác làm việc.

- Quan lại không được làm quan ở chính quê hương mình, quê vợ mình, thậm chí cả nơi đi học lúc còn tr .

- Người có quan hệ thông gia với nhau, thầy trò cũng không được làm quan cùng một chỗ.

- Khi thanh tra, thụ lý án, nếu trong đó có tình tiết liên quan đến người thân phải bẩm báo để triều đình cử người khác thay thế.



9 Đại Việt sử ký toàn thư, “Bản kỷ thực lục kỷ nhà Lê”, tập II, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội – 2004, tr.534; 556.

- Quan lại không được coi thi, chấm thi ở nơi nào có những người ruột thịt, thân quen ứng thí. Nếu có, phải tâu trình thay người khác.

- Nghiêm cấm các quan đầu tỉnh không được đặt quan hệ giao du, kết thân, kết hôn với đàn bà, con gái ở nơi mình trị nhậm, cấm tậu nhà, tậu ruộng… trong địa hạt cai quản của mình.10

Những quy định trong luật “hồi tỵ” được ban hành và áp dụng dưới triều vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mệnh rất cụ thể, đối tượng và phạm vi áp dụng luật rất rộng rãi đã góp phần làm cho bộ máy nhà nước được củng cố, tránh được tình trạng cục bộ, bè phái, địa phương chủ nghĩa, các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả hơn. Có thể nói, luật “hồi tỵ” là một phương pháp phòng ngừa tham nhũng rất hiệu quả, nhiều tư tưởng tiến bộ trong luật “hồi tỵ” sẽ là các gợi mở góp phần bổ sung, hoàn thiên pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, thiết lập một chế độ lương bổng công bằng, hợp lý cho đội ngũ quan lại.

Một trong những biện pháp được các triều đình phong kiến thiết lập và luôn cố gắng thực hiện đó là định rõ chế độ bổng lộc cho đội ngũ quan lại tuỳ thuộc vào chức quan và tính chất công việc cũng như khả năng của từng người. Ngay khi lên ngôi, Vua Lê Thánh Tông đã lập ra quan chế, lễ nghi, chế độ lộc điền, tiền tuế bổng cho các quan văn võ trong triều. Những ai làm điều gì nhũng lãm thì đều phải nghiêm trị.11 Chế độ bổng lộc này được xác định trên nguyên tắc: “Cấp bổng lộc để khuyến khích người có công, tùy theo trách

nhiệm nặng hay nhẹ, những hoàng tông và công thần tuy không có hạng định về phẩm tước, mà cấp lộc còn có từng bậc khác nhau, huống chi các quan văn, quan võ trong kinh và ngoài các đạo chức việc không giống nhau, thì việc cấp lộc nên làm cho tỏ rõ việc nặng nhọc, việc nhàn rỗi…”.12 Vua Lê Thánh Tông


10 Nguyễn Minh Trường, Cải cách hành chính dưới triều Minh Mệnh (1820 – 1840), Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội – 1996, tr.204 – 205.

11 Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Nxb. Tổng hợp TP HCM, tr.230.

12 Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội – 1998, tr. 469 - 474.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 07/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí