Cơ Cấu Vốn Fdi Theo Ngành Kinh Tế Và Quy Mô Dự Án Fdi Còn Hiệu Lực Giai Đoạn 1998-2015 Tại Bình Dương


usd/dự án, thứ ba là Hà Lan 32,45 triệu USD/dự án, tiếp theo là Thái Lan 23,2 triệu usd/dự án, Anh 20,73 triệu usd/dự án…

Song, có một dấu hiệu tích cực đó là các quốc gia có những dự án đầu tư tại Bình Dương đã có sự thay đổi rõ rệt, nếu giai đoạn đầu chủ yếu là các quốc gia ở khu vực châu Á, chính sách thu hút FDI đã có hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, thu hút nhiều DN ở châu Âu, châu Mỹ. Việc mở rộng cơ cấu của các quốc gia, vùng lãnh thổ ở các châu lục khác là kết quả từ công tác xúc tiến đầu tư, đồng thời cũng là tín hiệu cho việc tiếp cận những nguồn công nghệ, tư duy quản lý mới từ các quốc gia ở những châu lục này.

* Cơ cấu FDI theo ngành kinh tế

Dưới tác động của các doanh nghiệp FDI, cơ cấu kinh tế của Bình Dương từ năm 1997 đến nay đã chuyển dịch mạnh mẽ. Năm 1997, Bình Dương có cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ và nông nghiệp với tỷ lệ tương ứng là 50,45% - 26,8% - 22,8%. Tuy giá trị công nghiệp chiếm 50,45% nhưng lúc bấy giờ giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh chỉ khoảng 4.000 tỷ đồng. Đến cuối năm 2015, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch đúng hướng với tỷ trọng công nghiệp 60,3%, dịch vụ 37,3%, nông nghiệp 2,7%, công nghiệp của tỉnh tiếp tục khẳng định là ngành chủ lực, tốc độ tăng trưởng cao, từng bước phát triển theo chiều sâu và tạo động lực cho phát triển đô thị. Cụ thể, năm 2015 giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt đến 216.598 tỷ đồng.

Nếu xét riêng khu vực FDI, qua số liệu tổng hợp thì cơ cấu FDI Bình Dương giai đoạn 1998-2005 và giai đoạn 2006-2015 cơ bản về chưa có sự thay đổi khác biệt. FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, một số dự án đầu tư mới vào bất động sản, dịch vụ thương mại, nhưng riêng lĩnh vực nông nghiệp thì khá hạn chế, chiếm tỷ trọng khá thấp so với tổng số dự án FDI. Song sự gia tăng về vốn của ngày càng nhiều các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia có năng lực về tài chính và công nghệ đã giúp Bình Dương chuyển dịch mạnh mẽ từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp và là động lực cho sự phát triển kinh tế, tăng ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động…

* Cơ cấu qui mô doanh nghiệp FDI


Quy mô dự án FDI có khoảng biến động khá lớn, tính theo vốn đăng ký bình quân thì quy mô dự án khoảng 8,93 triệu USD/dự án, nếu tính theo vốn pháp định thì thấp hơn, quy mô bình quân 3,53 triệu USD/dự án.

Bảng 2.3: Cơ cấu vốn FDI theo ngành kinh tế và quy mô dự án FDI còn hiệu lực giai đoạn 1998-2015 tại Bình Dương



Lĩnh vực


Số dự án


Tỷ lệ (%)

Vốn đăng ký

(triệu usd)

Vốn đăng

ký/dự án (triệu usd)

Vốn pháp định

(triệu usd)

Vốn pháp

định/dự án (triệu usd)

Nông, lâm, thủy sản

13

0,54

184,58

14,20

107,76

8,29

Công nghiệp – xây dựng


2.225


93,02


17.312,49


7,78


7292,86


3,28

Dịch vụ

154

6,44

3.853,19

25,02

1044,26

6,78

Tổng cộng

2.392

100

21.350,26

-

8.444,88

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 11

(Nguồn: Tính toán tác giả theo NGTK Bình Dương 2015)


Nếu như trước đây, các dự án FDI vào Bình Dương chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa, có khi vốn đăng ký ban đầu chỉ 5 triệu USD nhưng nhờ thủ tục đăng ký nhanh gọn, hạ tầng ngày càng hoàn thiện nên nhiều dự án đã tăng vốn lên đến 100 triệu USD. Song gần đây, đã có những dự án FDI với quy mô lớn lên đến trên 200 triệu USD.

- Cơ cấu trình độ công nghệ của doanh nghiệp FDI

Trong những năm gần đây do liên tục tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ và thu hút đầu tư nước ngoài, nên trình độ công nghệ của công nghiệp tỉnh đã được nâng lên một bước. Sản phẩm công nghiệp của Bình Dương khá đa dạng, chất lượng ngày càng nâng cao đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước. Một số mặt hàng công nghiệp của Bình Dương chiếm tỷ lệ cao trong kim ngạch xuất khẩu trong vùng KTTĐ phía Nam và cả nước.

Không chỉ gây ấn tượng mạnh về số lượng nhà đầu tư và nguồn vốn đăng ký, tình hình đầu tư vào Bình Dương trong thời gian qua cũng ghi nhận những điểm sáng về lĩnh vực và quy mô cũng như trình độ công nghệ. Thu hút đầu tư tăng tốc sẽ mang đến nhiều thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ, đô thị… có giá trị tăng cao, công nghệ hiện đại, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh.


Có thể thấy, so với giai đoạn đầu mới tái lập tỉnh, thu hút FDI chỉ tập trung chủ yếu vào những ngành có công nghệ tương đối thấp và thâm dụng lao động như dệt may, da giày, chế biến nông sản… Thì hiện nay, tỉnh đã tạo ra sức thu hút từ một số ngành công nghệ cao hơn như công nghiệp điện, điện tử, cơ khí… Song tỷ lệ đóng góp của các ngành này chỉ chiếm một tỷ lệ chưa tương xứng.

Trong giai đoạn đầu thực hiện chính sách đổi mới, tỉnh Bình Dương đã xác định mô hình phát triển phù hợp thông qua kêu gọi các dự án FDI có quy mô nhỏ và vừa, bình quân khoảng 3,78 triệu USD/dự án (Nguyễn Văn Hiệp, 2012), nhằm khai thác lợi thế về nhân công và triển khai giai đoạn chuyển tiếp trong sự nghiệp công nghiệp hóa. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm, chính sách này chưa được điều chỉnh phù hợp, với quy mô dự án FDI ở mức trung bình (theo số vốn đăng ký bình quân đối với các dự án còn hiệu lực là 8,24 triệu USD/dự án, theo số vốn pháp định là 3,26 triệu USD/dự án) thì công nghệ của các doanh nghiệp FDI ở mức trung bình, chưa có những dự án đột phá với công nghệ cao. Bên cạnh đó, số lao động đang làm việc đã qua đào tạo vẫn còn ở tỷ lệ khá thấp là 24,85% (Niên giám thống kê Bình Dương 2015), chứng tỏ công nghệ nói chung của các DN trên địa bàn Bình Dương, cũng như doanh nghiệp FDI chưa được cải thiện.

Theo kết quả nghiên cứu, phần đông ý kiến nhận định trình độ phát triển kỹ thuật công nghệ ở Bình Dương chưa tương xứng với tiến trình phát triển công nghiệp của tỉnh. Phần lớn các máy móc kỹ thuật cao là do nhập từ bên ngoài về, nhưng vẫn chưa phát triển kịp so với các thành phố lớn ở Việt Nam và các nước trong khu vực.

2.2.3. Đánh giá chung

2.2.3.1. Những thành tựu và tiến bộ đạt được

Sau 20 tái lập tỉnh và tiến hành chính sách thu hút đầu tư, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Bình Dương đã biến vùng đất thuần nông thành tỉnh công nghiệp với 29 KCN có kết cấu hạ tầng khá hoàn chỉnh, đồng bộ. Trên phạm vi toàn tỉnh, đến tháng 6/2015, trong số 29 khu công nghiệp đã thành lập với tổng diện tích trên 9.500ha, chiếm 9,5% về số lượng và 11,3% về diện tích KCN cả nước. Các khu công nghiệp đã hoàn thành việc xây dựng, thì kết cấu hạ tầng trong và ngoài khu


công nghiệp được đầu tư đồng bộ và hiện đại, góp phần thay đổi diện mạo của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh thu hút đầu tư vào KCN. (Ban Quản lý các KCN Bình Dương, 2016).

Môi trường pháp luật và quản lý nhà nước, tỉnh Bình Dương đã triển khai và thực hiện nhiều chính sách mở cửa thông thoáng nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các cấp ủy, chính quyền địa phương đã tập trung quyết liệt chỉ đạo công tác cải cách hành chính, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và là yếu tố quyết định đến môi trường đầu tư của tỉnh nhà. Đáng chú ý là việc đưa vào hoạt động trung tâm hành chính công của Tỉnh nhằm thực hiệu có hiệu quả với cơ chế một cửa; áp dụng công nghệ thông tin, dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật, thủ tục hành chính được tích hợp công khai trên trang thông tin của tỉnh để DN và nhân dân cùng đóng góp ý kiến. Công tác quy hoạch được tỉnh chú trọng, thường xuyên có những điều chỉnh kịp thời so với yêu cầu thực tế. Công tác xúc tiến đầu tư, gặp gỡ DN được lãnh đạo tỉnh chú trọng thông qua các diễn đàn gặp gỡ DN, các chuyến công du nước ngoài, tiếp khách quốc tế…

Công tác phát triển nguồn nhân lực được chú trọng đúng mức đã tạo ra một lực lượng lao động đông đảo, trình độ chuyên môn tay nghề từng bước được nâng lên, thực hiện tốt chương trình xây dựng nhà ở xã hội cho người lao động, người có thu nhập thấp. Công nghiệp hỗ trợ được quan tâm, phát triển nhanh trong những năm gần đây. Dịch vụ xử lý môi trường ngày càng được cải thiện. Dịch vụ logistic ngày càng được chú trọng, quan tâm đầu tư cả về số lượng và chất lượng. Dịch vụ tín dụng phát huy vai trò hỗ trợ cho DN,…

Những thành quả nêu trên của môi trường thu hút đầu tư của tỉnh đã giúp gia tăng sự hài lòng của nhà đầu tư vào môi trường kinh doanh của Bình Dương và là động lực quan trọng giúp tỉnh luôn nằm trong top đầu bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và là một trong những địa phương luôn dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài trong những năm qua.

2.2.3.2 Những hạn chế, tồn tại

Bên cạnh những thuận lợi, thành quả cơ bản, môi trường thu hút FDI ở Bình Dương vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại cần tập trung khắc phục.


- Đối với môi trường pháp luật và quản lý nhà nước

+ Chính sách cải cách thủ tục hành chính theo hướng một cửa còn nhiều rào cản nên gặp khó khăn trong quá trình triển khai. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong khai thác các loại thủ tục hành chính chưa được thực hiện đồng bộ. Sự phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan hành chính Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề cho DN, nhà đầu tư chưa được thực hiện một cách nhịp nhàng.

+ Thủ tục hành chính có được cải thiện (rút ngắn thời gian) nhưng số thủ tục còn phức tạp, thiếu sự thống nhất trong cấp phép đầu tư giữa các cấp quản lý, trùng lắp khi thông qua các sở ban ngành. Trình độ quản lí và trình độ thao tác nghiệp vụ của một số cán bộ trực tiếp tiếp nhận, xử lí hồ sơ của DN còn hạn chế.

+ Trình độ quản lý công nghiệp, đô thị chưa tương xứng trong khi nguồn lực cho đầu tư xây dựng ngày càng khó khăn, năng lực thực thi, nhất là quy hoạch, xây dựng, quản lý, vận hành đô thị còn hạn chế.

+ Chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ hỗ trợ DN, nhất là dịch vụ tư vấn pháp lý, thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, dịch vụ vận tải, logistics, dịch vụ liên quan đến khoa học – công nghệ,… chưa đầy đủ, đồng bộ và hấp dẫn.

+ Vấn đề an ninh trong các KCN chưa đảm bảo. Luật pháp bảo vệ DN khi có các vấn đề xảy ra còn chưa chặt chẽ.

- Đối với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

+ Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật chưa phát triển đồng bộ, gây ảnh hưởng đến nhiều hoạt động khác nhau của DN. Giao thông đường bộ chưa đảm bảo, đặc biệt là khu vực nút giao thông ở cửa ngỏ vào các KCN thường xuyên bị tắt nghẽn, hệ thống chiếu sáng, biển hiệu của đường xá chưa phát triển hoàn thiện. Giao thông đường thủy chưa phát huy hết tiềm năng, Tàu lớn không thể vào, do các sông vào tỉnh Bình Dương đều là sông cạn.

+ Giá điện cao do Bình Dương chưa chủ động về nguồn năng lượng điện để cung cấp cho doanh nghiệp FDI.Hạ tầng xã hội có phát triển nhưng chưa đáp ứng kịp nhu cầu xã hợi do gia tăng dân số cơ học.

- Đối với nguồn nhân lực


+ Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, biến động nguồn lao động thường xảy ra đặc biệt là vào thời điểm sau các kỳ nghỉ dài. Dân số tăng nhanh, chủ yếu là lao động nhập cư gây nhiều áp lực về hạ tầng giáo dục, nhà ở, y tế, việc làm và các chính sách an sinh xã hội. Công tác bảo vệ môi trường chưa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

+ Giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề chưa phù hợp với nhu cầu hiện nay. Chưa có nhiều cơ chế phối hợp, liên kết giữa DN với cơ sở đào tạo tại địa phương nhằm phát triển nguồn nhân lực một cách bài bản, có trình độ và tay nghề cao nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, hoạt động của DN.

- Đối với công nghiệp hỗ trợ: Trong công nghiệp hỗ trợ, số lượng các nhà cung cấp các chi tiết, linh kiện đơn giản sản xuất trong nước chưa nhiều. Các DN có vốn đầu tư trong nước sản xuất sản phẩm chủ yếu là gia công theo đơn đặt hàng từ nước ngoài với phần lớn nguyên liệu do các nhà đặt gia công cung cấp.

- Đối với các dich vụ liên quan

+ Bình Dương vẫn chưa đáp ứng nhu cầu xử lý môi trường được so với sự phát triển của các DN; Công nghệ vận hành kho bãi, phục vụ nhu cầu logistics chưa đạt yêu cầu của chủ đầu tư.

+ Cho đến nay Bình Dương vẫn chưa có Trung tâm xúc tiến thu hút FDI. Những bất cập và tồn tại trong quá trình hoàn thiện môi trường thu hút FDI ở

Bình Dương đã và đang cần có những giải pháp thấu đáo cả về khoa học lẫn thực tiễn.

2.2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế, thiếu sót

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, những hạn chế trong môi trường thu hút FDI tại Bình Dương bắt nguồn từ một số nguyên nhân chủ yếu nhưu sau:

- Nguyên nhân khách quan

+ Là tỉnh nằm ở khu vực Đông Nam bộ, không tiếp giáp biển, hệ thống sông ngòi tương đối hạn chế, mực nước cạn, nên giao thông đường thủy của tỉnh bị giới hạn.

+ Từ năm 2006 đến nay, nền kinh tế của Việt Nam nói chung và tình hình kinh tế - xã hội của Bình Dương không nằm ngoài tầm ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, đặc biệt là năm 2008. Giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Các nhà đầu tư có thái


độ dè dặt trong việc sử dụng đồng vốn của mình, nhiều DN do không chủ động trong việc đối phó với những thay đổi bất thường của nền kinh tế thế giới nên dẫn đến hoạt động khó khăn, rồi dẫn đến phá sản. Tình hình an ninh chính trị trên biển đông, đặc biệt trong năm 2014 đã ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của công nhân, lao động và các doanh nghiệp FDI, qua đó đã có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất kinh doanh của các DN FDI trên địa bàn tỉnh.

- Nguyên nhân chủ quan.

Tuy có những nguyên nhân chủ quan nêu trên nhưng những hạn chế tồn tại của tỉnh Bình Dương về MTĐT FDI chủ yếu là từ những nguyên nhân chủ quan.

+ Nhận thức của một số ngành, cấp, một số cán bộ chưa đúng mức về vai trò quan trọng và tính nhạy cảm của MTĐT FDI đối với việc thu hút đầu tư FDI. Đáng chú ý là chưa thấy hết tác hại của những biểu hiện tiêu cực trong quá trình thu hút các nhà đầu tư nước ngoài như nhũng nhiễu trong việc giải quyết thủ tục hành chính, lạm dụng quyền lực để kinh doanh trang bị phòng cháy; chưa xữ lý có hiệu quả và hạn chế được tình trạng đình công tràn lan; thực hiện kiểm tra trùng lắp làm mất thời gian công sức của DN; chưa có giải pháp hiệu quả hiện tượng chuyển giá nội bộ gây thất thu thuế…

+ Cơ chế quản lý và phương thức thực hiện các yếu tố của MTĐT thu hút FDI còn có những bất cập như: chưa phát huy được vai trò của chính quyền cấp huyện, thị xã, thành phố trong việc quản lý và phục vụ các DN FDI; phân quyền của các bộ ngành trung ương cho địa phương cấp tỉnh về cấp phép đầu tư còn hạn chế; sự phối hợp giữa bộ ngành trung ương với chính quyền tỉnh chưa chặt chẽ nhất là trong lĩnh vực quản lý ô nhiễm môi trường, chống thất thu thuế và quản lý lao động.

+ Năng lực trình độ, khả năng tham mưu, đề xuất cụ thể hoá chủ trương chính sách của một số cơ quan cấp tỉnh và đội ngũ cán bộ còn hạn chế. Tính bảo thủ, quan liêu ở một số cán bộ công chức còn chậm được khắc phục với các biểu hiện như: chỉ làm việc với công văn giấy tờ không sâu sát cơ sở, không nắm bắt được tình hình thực tế và nhu cầu nguyện vọng chính đáng của nhà đầu tư; sự thay đổi quá nhanh và không thể tiên lượng được đối với nhà đầu tư của pháp luật, chính


sách nhà nước trung ương và các quyết định của chính quyền tỉnh… đã làm nản lòng các nhà đầu tư.

+ Xây dựng MTĐT thu hút FDI không chỉ cần quyền lực và xử lý hành chính mà yếu tố quyết định là phải có nguồn vốn đầu tư, nhất là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.Tuy nhiên việc thực hiện xã hội hóa nguồn vốn trong đầu tư ở tỉnh Bình Dương còn chưa đáp ứng được nhu cầu nhất là đối với những công trình hạng mục thuộc trách nhiệm cung ứng vốn từ ngân sách như giao thông ngoài khu công nghiệp; công trình cấp nước cho khu công nghiệp và các dự án ngoải khu công nghiệp; xây dựng nhà ở xã hội và các thiết chế văn hóa,giáo dục mầm non;cung ứng hàng tiêu dùng cho công nhân.

Tóm tắt chương 2:

Chương 2 của luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng của các yếu tố cấu thành -cũng là những nhân tố tác động đến môi trường thu hút FDI tại Bình Dương trong thời gian qua. Trong đó nổi lên hai vấn đề chủ đạo:

- Trong quá trình phát triển kinh tế từ sau ngày tái lập tỉnh, Bình Dương đã đi đầu trong việc xây dựng mô hình khu, cụm công nghiệp. Với chủ trương “Trải chiếu hoa mời gọi đầu tư, trải thảm đỏ thu hút nhân tài” cùng với công tác hoàn thiện MTĐT, việc mời gọi và thu hút đầu tư đã đưa Bình Dương trở thành địa điểm ưu tiên lựa chọn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong thời gian qua.

- Tuy nhiên, môi trường thu hút đầu tư FDI của Bình Dương hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là về: chất lượng ngành logistics, sự biến động chưa thể kiểm soát nguồn nhân lực, hạn chế của các dịch vụ hỗ trợ DN, trình độ quản lý của Nhà nước,…

Mâu thuẫn giữa kết quả, vị thế hiện tại và các thách thức tiềm ẩn đòi hỏi chính quyền Bình Dương cần sớm các những giải pháp chiến lược nhằm hoàn thiện môi trường thu hút FDI trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 06/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí