Hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 14


+ Với kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu có giá trị lớn, tỉnh cần có cơ chế khuyến khích phát triển các DN trong nước đầu tư kho ngoại quan và cung ứng dịch vụ vận tải, giao nhận. Tuy các cảng xuất chủ yếu hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng cách gần, nhưng trong quá trình phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh thì chi phí vận chuyển phát sinh khá lớn do nhiều nhân tố như kẹt xe, quy định giờ xe chạy,… bao gồm cả chủ trương di dời các cảng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo quy hoạch thì việc liên kết vùng trong phát triển đường giao thông, đặc biệt là nghiên cứu quy hoạch xây dựng hệ thống đường sắt liên tỉnh từ Bình Dương

- Đồng Nai đến Cảng Thị Vải ở Bà Rịa - Vũng Tàu phục vụ cho xuất nhập khẩu hàng hóa của vùng Đông Nam Bộ, trong đó có Bình Dương là vấn đề cần nghiên cứu trong thời gian tới.

+ Căn cứ vào chiến lược phát triển logistics tỉnh cần ban hành các chính sách phù hợp và phải đảm bảo tính khả thi cũng như kiểm soát được việc thực thi xac chính sách này. Quan tâm phát triển cửa ngõ phía Tây của TP.HCM, liên kết với cụm cảng Cái Mép – Thị Vải, hoàn thiện và phát triển hệ thống đường bộ và đường sắt, quy hoạch logistics khu công nghiệp Tân Uyên, Mỹ Phước và Bến Cát, phát triển cảng sông và kết nối với sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất.

+ Song song với việc phát triển các khu dân cư ở gần các khu, cụm công nghiệp tập trung, để phục vụ nhu cầu đi lại làm việc của lao động công nghiệp, nhất là lao động địa phương, cần phát triển tốt và đồng bộ hệ thống giao thông công cộng. Đây cũng là một bước cải thiện điều kiện hạ tầng để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp. Phát triển hệ thống dịch vụ đại lý vận tải biển gắn liền với dịch vụ bến cảng sông của tỉnh hỗ trợ cho các DN sản xuất và xuất nhập khẩu.

- Kiện toàn bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCCC tại cơ sở, chủ động thực hiện và giải quyết các vấn đề về bảo đảm an toàn PCCC ở các KCN; Đầu tư hạ tầng kỹ thuật xử môi trường, đặc biệt là trong các KCN. Thực hiện nghiêm chế tài đối với các DN vi phạp quy định về xử lý chất thải, gây ô nhiễm môi trường. Tiếp tục kêu gọi các dự án công nghệ sạch, tuyệt đối không gây ô nhiễm môi trường; Hiện đại hóa và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm hóa, hoạt động của ngành hải quan.


- Kiến nghị Trung ương thực hiện các cơ chế chính sách ưu đãi về nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, vốn ODA, về trái phiếu Chính phủ, tín dụng kế hoạch, các ưu đãi cao hơn về thuế, tiền thuê đất trong các KCN; đồng thời ban hành quy chế phối hợp giữa các ngành, các địa phương.

- Quan tâm thu hút đầu tư, phát triển dịch vụ kiểm định chất lượng sản phẩm, dịch vụ tư vấn pháp lý - kinh tế - kỹ thuật, dịch vụ bảo vệ nhằm hoàn thiện môi trường các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp FDI.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Tóm tắt chương 3

Dựa trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng về môi trường thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian qua, chương 3 đã trình bày năm quan điểm trong việc hoàn thiện môi trường đầu tư FDT tỉnh Bình Dương đến năm 2025. Trong đó, chính quyền địa phương cần nâng cao hơn nữa nhận thức và quyết tâm hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư FDI với tinh thần “trải chiếu hoa mời gọi đầu tư, trải thảm đỏ thu hút nhân tài”.

Hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 14

Bên cạnh đó, tác giả đã đề xuất 05 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường thu hút FDI tại Bình Dương trong thời gian tới. Trong đó, các giải pháp để hoàn thiện đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng (đặc biệt là hạ tầng giao thông) và giải pháp phát triển nguồn nhân lực ổn định, chất lượng cao là hai yêu cầu quan trọng, cấp bách trong việc hoàn thiện môi trường thu hút FDI của tỉnh trong thời gian tới.


KẾT LUẬN


Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, việc hoàn thiện môi trường thu hút FDI nhằm tiếp tục phát triển khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được xem là một giải pháp chiến lược mà tỉnh Bình Dương đã xác định ngay từ những năm đầu đổi mới theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986). Trong thời gian qua, dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận nhưng môi trường thu hút FDI của Bình Dương cũng còn nhiều vấn đề cần tiếp tục giải quyết. Vì vậy, đề tài “Hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương” là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhất định.

Bằng phương pháp phân tích tổng hợp các nguồn dữ liệu thứ cấp và tổ chức khảo sát thu thập dữ liệu sơ cấp định tính, đề tài đã thực hiện mục tiêu là phân tích đánh giá thực trạng về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường thu hút FDI ở Bình Dương trong thời gian tới.

Xuất phát điểm là một tỉnh mà nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu, sau 20 năm tái lập, với chủ trương “Trải chiếu hoa mời gọi đầu tư, trải thảm đỏ thu hút nhân tài”, thu hút mạnh mẽ nhiều nguồn vốn, kể cả trong và ngoài nước với nhiều thành phần kinh tế tham gia, Bình Dương đã khẳng định được tính đúng đắn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trở thành một mô hình mà nhiều tỉnh, thành của cả nước nghiên cứu và học tập. Với những nỗ lực vượt bật của lãnh đạo tỉnh, đến đầu năm 2017, Bình Dương đang đứng thứ hai cả nước về thu hút FDI (sau thành phố Hồ Chí Minh).

Tuy nhiên, môi trường thu hút đầu tư FDI của Bình Dương hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là về: chất lượng ngành logistics, sự biến động chưa thể kiểm soát nguồn nhân lực, hạn chế của các dịch vụ hỗ trợ DN, trình độ quản lý của Nhà nước còn hạn chế,…

Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong thời gian qua, góp phần hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư FDI, chính quyền địa phương ở Bình Dương cần thống nhất năm quan điểm:


Thứ nhất: Nâng cao hơn nữa nhận thức và quyết tâm hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư FDI với tinh thần “Trải chiếu hoa mời gọi đầu tư, trải thảm đỏ thu hút nhân tài”.

Thứ hai: Hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư FDI phải kết hợp căn cứ nhu cầu nguyện vọng của nhà đầu tư với định hướng thu hút FDI của nhà nước trung ương và địa phương.

Thứ ba: Hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư FDI cần kết hợp yêu cầu đồng bộ với yêu cầu có trọng tâm trọng điểm.

Thứ tư: Kết hợp nhịp nhàng vai trò của nhà nước cấp trung ương với cấp tỉnh để thực hiện có kết quả cao nhất việc hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh.

Thứ năm: Qúa trình hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư FDI phải thực hiện theo qui hoạch và huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế.

Theo các quan điểm đó, quá trình hoàn thiện môi trường thu hút FDI ở Bình Dương cần tiến hành đồng bộ năm nhóm giải pháp: (1) hoàn thiện môi trường pháp luật và hiệu quả quán lý nhà nước; (2) xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ doanh nghiệp FDI, (3) đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, (4) phát triển công nghiệp hỗ trợ, (5) hoàn thiện các dịch vụ có liên quan. Trong đó, nhóm giải pháp hoàn thiện kết cấu hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực là hai yêu cầu cấp bách. Việc thực hiện các giải pháp cần chú trọng đến chiều sâu của các yếu tố cấu thành môi trường thu hút FDI của tỉnh.

Với mục tiêu được khẳng định theo Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2016-2020 là “Xây dựng Bình Dương trở thành đô thị văn minh, giàu đẹp”, thì nâng cao hiệu quả môi trường thu hút FDI là một trong những giải pháp mang tính quyết định, khai thác tối đa nguồn lực từ bên ngoài trong thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt

Bá Sơn, 2014. “Áp dụng các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư Bình Dương”. Tuổi trẻ Online, 15/5/2014. <http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20140515/ap-dung-cac- bien-phap-bao-ve-nha-dau-tu/607398.html>. [Ngày truy cập: 15 tháng 02 năm 2017].

Ban Quản lý Các KCN Bình Dương, 2015. “Các KCN Bình Dương: 20 năm trải chiếu hoa mời gọi các nhà đầu tư”. Trang tin điện tử Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, 23/11/2015. <http://khucongnghiep.com.vn/dinhhuong/tabid/65/ articleType/ArticleView/articleId/1490/Default.aspx>. [Ngày truy cập: 15 tháng 02 năm 2017]

Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2004. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.

Bộ Kế hoạch - đầu tư, 2013. Kỷ yếu Hội nghị 25 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Hà Nội: Bộ Kế hoạch – đầu tư.

Bùi Huy Nhượng, 2006. Một số biện pháp thúc đẩy việc triển khai thực hiện các dự án FDI tại Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

Bùi Thanh Xuân, 2016. “Bình Dương gắn kết tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội” (1997-2015). Hội thảo khoa học “Bình Dương 20 năm phát triển”, trường Đại học Thủ Dầu Một.

Cao Hùng – Trung Thành, 2014. “Các nhà đầu tư nước ngoài tại Bình Dương: Niềm tin đã trở lại”. Báo Lao động, 24/6/2014.

<http://laodong.com.vn/kinh-te/cac-nha-dau-tu-nuoc-ngoai-tai-binh-duong-niem- tin-da-tro-lai-218742.bld>. [Ngày truy cập: 15 tháng 02 năm 2017].

Chu Tiến Quang (2003). Môi trường Kinh doanh ở nông thôn Việt nam : thực trạng và giải pháp. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.

Công ty Cổ phần Thông tin Đối ngoại, 2008. Bình Dương hội nhập –Bài học thành công. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. Tr.270.

Cục Thống kê tỉnh Bình Dương, 2006. Niên giám thống kê Bình Dương 2005. Bình Dương: NXB Thanh niên.

Cục Thống kê tỉnh Bình Dương, 2010. Niên giám thống kê Bình Dương 2009. Bình Dương: NXB Thanh niên.

Cục Thống kê tỉnh Bình Dương, 2013. Niên giám thống kê Bình Dương 2012. Bình Dương: NXB Thanh niên.

Cục Thống kê tỉnh Bình Dương, 2016. Niên giám thống kê Bình Dương 2015. Bình Dương: NXB Thanh niên.

Đinh Văn Ân và Nguyễn Thị Tuệ Anh, 2008. Thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Kết quả điều tra 140 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hà Nội: NXB Lao động.

Đỗ Đức Bình, 2004. Giáo trình kinh tế quốc tế. Hà Nội: NXB Khoa học và kỹ thuật.

Gia Huy, 2015. Bình Dương: “Sẵn sàng hạ tầng đón sóng đầu tư”. Báo Đầu tư online, 01/12/2015. <http://baodautu.vn/binh-duong-san-sang-ha-tang-don-song- dau-tu-d36275.html>. [Ngày truy cập: 15 tháng 02 năm 2017]

Hà Linh, 2015. “Cung cấp sản phẩm dịch vụ chất lượng hướng tới doanh nghiệp” FDI. Báo Bắc Ninh online, 16/9/2015.

<http://baobacninh.com.vn/news_detail/88702/cung-cap-san-pham-dich-vu-chat- luong-huong-toi-doanh-nghiep-fdi.html>. [Ngày truy cập: 15 tháng 02 năm 2017]

Hồng Út, 2016. “Bình Dương: Tiềm năng và lợi thế phát triển logistics”.

Cổng thông tin Logistics Việt Nam, 26/5/2016.

anh-

<http://www.vlr.vn/vn/news/img/toan-c kinh-te/2574/binh-duong-tiem-nang-va- loi-the-phat-trien-logistics.vlr > [Ngày truy cập: 15 tháng 3 năm 2017].

Hùng Lê, 2016. “Bình Dương có thêm nhiều Khu công nghiệp”. Thời báo Kinh tế Sài Gòn online, 28/01/2016. <http://www.thesaigontimes.vn/141770/Binh- Duong-sap-co-them-nhieu-KCN.html>. [Ngày truy cập: 15 tháng 02 năm 2017]

Huỳnh Tâm Sáng và Trần Vũ Linh, 2016. “Cải cách môi trường đầu tư ở Bình Dương từ năm 2007 đến nay – một số bài học kinh nghiệm và triển vọng”. Hội thảo khoa học Bình Dương 20 năm phát triển. Trường Đại học Thủ Dầu Một

Lê Minh Toàn, 2004. Tìm hiểu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.

Lê Thị Thúy Nga, 2013. Hoàn thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”. Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

Lý Xuân Hưng, 2006. “Môi trường đầu tư và vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đồng Nai”. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

M. Triệu, 2014. “Bình Dương – Vùng đất tiềm năng thu hút đầu tư”. Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Bình Dương, 24/12/2014.

<http://sokhdt.binhduong.gov.vn/binh-duong-vung-dat-tiem-nang-thu-hut-dau-tu- 1.aspx>. [Ngày truy cập: 15 tháng 02 năm 2017]

Mai Xuân, 2015. “19 năm tái lập tỉnh Bình Dương: Kinh tế - xã hội phát triển vượt bậc”. Trang thông tin điện tử tỉnh Bình Dương, 2015.

chu/n

<http://www1.binhduong.gov.vn/trang ews_detail.php?id=16750&idcat=17&i dcat2=286>. [Ngày truy cập: 15 tháng 02 năm 2017]

Mai Xuân, 2015a. Bình Dương: “Phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội”. Trang thông tin điện tử tỉnh Bình Dương, 25/10/2015. < http://www1.binhduong.gov.vn/trangchu/news_detail.php?id=16293 &idcat =17&idcat2=286> [Ngày truy cập: 15 tháng 3 năm 2017].

Mai Xuân, 2015b. “Bình Dương: Đẩy mạnh công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương, 12/2/2015.

<http://www.binhduong.gov.vn/tin-tuc/2015/02/8125-Binh-Duong-Day-manh- cong-tac-ho-tro-phap-ly-cho-doanh-nghiep> [Ngày truy cập: 15 tháng 3 năm 2017].

Minh Thái, 2015. “Bình Dương minh chứng toà nhà hành chính ngàn tỷ gần dân”. Báo Đất Việt, 03/4/2015. <http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi- su/binh-duong-minh-chung-toa-nha-hanh-chinh-ngan-ty-gan-dan-3240815/>. [Ngày truy cập: 15 tháng 02 năm 2017]

hang.

Ngọc Khanh, 2015. “Thu hút FDI nhìn từ câu chuyện Bình Dương”. Thời báo Ngân hàng. <http://thoibaongan vn/thu-hut-fdi-nhin-tu-cau-chuyen-binh- duong-30956.html> [Ngày truy cập: 15 tháng 02 năm 2017]

Nguyễn Bạch Nguyệt & Từ Quang Phương, 2007. Giáo trình Kinh tế đầu tư.

Hà Nội: NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

Nguyễn Chí Hải và Hà Thị Thiều Dao, 2015. “Phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương trong quá trình CNH, điện đại hóa”. hocviencanbo.<http://www.hocviencanbo.hochiminhcity.gov.vn/c/document_librar y/get_file?uuid=3522fc42-7e1a-4033-bc18-ede85e4f3c62&groupId=10217>. [Ngày truy cập: 15 tháng 02 năm 2017]

Nguyễn Hoàng, 2015. “75,6 dân số Bình Dương trong độ tuổi lao động”.

Cổng thông tin điện tử Lao động Bình Dương, 20/9/2015

<http://www.congdoanbinhduong.org.vn/tin-tuc/chi-tiet/756-dan-so-binh-duong- trong-do-tuoi-lao-dong-491>. [Ngày truy cập: 15 tháng 02 năm 2017]

Nguyễn Hồng Sơn - Nguyễn Quốc Việt, 2013. Môi trường đầu tư hướng tới sự phát triển bền vững tại Việt Nam. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.

Nguyễn Khắc Thân – Chu Văn Cấp, 1996. Những giải pháp chính trị, kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.

Nguyễn Quốc Dũng, 2015. “Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - Cơ hội và thách thức đối với kinh tế Việt Nam”. Viện chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ, 18/01/2016. <http://nistpass.gov.vn:81/tin-chien-luoc- chinh-sach/1578-hiep-dinh-doi-tac-xuyen-thai-binh-duong-tpp-co-hoi-va-thach- thuc-doi-voi-kinh-te-viet-nam.html>. [Ngày truy cập: 15 tháng 02 năm 2017]

Nguyễn Thị Ái Liên, 2011. “Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Nguyễn Thị Huyền Trang, 2013. “Cơ sở lý luận về dự án đầu tư và đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư”.Luận văn cử nhân, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Nguyễn Thị Lan, 2004. “Chính sách ưu đãi thuế đối với hoạt động đầu tư nước ngoài”. Tạp chí Tài chính, số 631, tr.4-6.

Nguyễn Thị Minh Hà, 2015. “Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI”. Trang tin điện tử Đại học Duy Tân, 8/5/2015.

<http://kqtkd.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/88/2236/cac-hinh-thuc-dau-tu- truc-tiep-nuoc-ngoai-fdi>. [Ngày truy cập: 15 tháng 02 năm 2017]

Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2014. “Chính sách kinh tế mới của V.I. Lê-nin - Cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng của đường lối đổi mới”. Tạp chí Cộng sản,

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 06/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí