Chỉ Tiêu Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Của Công Ty 2.3.1.tốc Độ Luân Chuyển Vốn Lưu Động


2.2. Cơ cấu vốn lưu động


Bảng 2.3. Bảng cơ cấu vốn lưu động


(Đơn vị tính: Đồng)



Chỉ tiêu


Năm 2006


Năm 2007


Năm 2008


Giá trị

Tỷ

trọng(%)


Giá trị

Tỷ

trọng(%)

% tăng so

với 2006


Giá trị


Tỷ trọng(%)

% tăng so

với 2007

Tổng vốn lưu động

210,197,496,601

100

245,664,739,486

100

16.87

231,744,713,895

100

-5.66

Vốn lưu động bình quân trong dự

trữ


9,297,109,220


4.42


10,376,309,286


4.22


11.6


13,806,308,466


5.97


33

Vốn lưu động bình quân trong sản

xuất


66,023,085,717


31.41


88,990,223,002


36.22


34.78


95,951,862,204


41.40


7.82

Vốn lưuđộng bình quân trong lưu

thông


134,877,101,664


64.16


146,298,207,198


59.55


8.47


121,986,543,225


52.63


-16.61

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Sông Đà 11 - 8


(Nguồn: Công ty Cổ phần Sông Đà 11)


Biểu đồ 2.5. Cơ cấu vốn lưu động

(Đơn vị: Tỷ đồng)


Vốn lưu động bình quân trongdự trữ


Vốn lưu động bình quân trong sản xuất


Vốn lưu động bình quân trong lưu thông

250

200

150

100

50

0

2006 2007 2008


(Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán)


Bảng 2.4. Bảng phân tích chi tiết kết cấu vốn lưu động

Đơn vị ( Đồng)



Chỉ tiêu


Năm 2006


Năm 2007


Năm 2008


Giá trị

Tỷ

trọng(%)


Giá trị

Tỷ

trọng(%)

% tăng

2007/2006


Giá trị


Tỷ trọng (%)

% tăng

2008/2007

Tổng vốn lưu động

210,197,496,601

100

245,664,739,486

100

16.87

231,744,713,895

100

-5.66

1. Vốn lưu động dự trữ

9,297,109,220

4.42

10,376,309,286

4.22

11.6

13,806,308,466

5.95

33

a. Nguyên liệu, vật liệu tồn

kho


8,280,226,109


3.93


9,398,387,256


3.826


13.5


13,188,265,108


5.69


40.32

b. Công cụ dụng cụ

654,298,445

0.31

776,309,378

0.316

18.64

457,298,308

0.19

-41.09

c. Hàng mua đang đi đường

382,584,666

0.18

201,612,652

0.082

-47.3

160,745,050

0.06

-20.27

2. Vốn lưu động trong sản

xuất


66,023,085,717


31.41


88,990,223,002


36.22


34.78


95,951,862,204


41.40


7.822

a. Chi phí sản xuất kinh

doanh dở dang


64,176,295,003


30.53


86,225,337,865


35.09


34.35


90,387,109,277


39.002


4.826

b. Chi phí trả trước

1,134,970,589

0.53

1,680,654,197

0.684

48.07

2,963,987,000

1.27

76

c. Chi phí chờ kết chuyển

711,820,125

0.34

1,084,230,940

0.441

52.31

2,600,765,927

1.12

139.87

3. Vốn lưu động trong lưu

thông


134,877,101,664


64.16


146,298,207,198


59.55


8.46


121,986,543,225


52.63


-16.62

a. Tiền mặt

9,376,209,119

4.46

10,673,397,365

4.34

13.83

11,376,103,976

4.90

6.583


Tiền mặt tại quỹ

4,109,309,007

1.95

3,983,257,386

1.62

-3.06

5,012,365,298

2.16

25.83

Tiền gửi ngân hàng

5,266,900,112

2.50

6,690,139,979

2.72

27.7

6,363,738,678

2.74

-4.87

b. Các khoản đầu tư tài chính

ngắn hạn


0


0


0


0


0


0


0


0

c. Các khoản phải thu

97,265,301,228

46.27

102,149,331,020

41.58

5.02

90,082,254,825

38.87

-11.81

Phải thu của khách hàng

75,298,387,108

35.82

78,227,387,309

31.84

3.89

69,980,432,879

30.19

-10.54

Trả trước cho người bán

15,387,400,165

7.32

17,487,396,200

7.11

13.64

9,987,375,921

4.30

-42.88

Phải thu nội bộ

5,997,147,832

2.85

6,093,209,387

2.48

1.6

7,124,900,076

3.07

16.93

Phải thu khác

582,366,123

0.27

341,338,124

0.13

-41.38

2,989,545,949

1.29

775.8

d. Thành phẩm tồn kho

319,287,398

0.15

365,309,378

0.14

14.41

457,298,397

0.19

25.18

e. Hàng gửi bán

14,298,035,291

6.8

18,309,368,752

7.45

28.05

10,254,983,000

4.42

-43.99

f. Tạm ứng

11,987,297,008

5.7

12,209,780,598

4.97

1.85

7,209,309,587

3.11

-40.95

g. Thế chấp, ký quỹ, kỹ cược

ngắn hạn


1,136,956,331


0.54


2,591,020,085


1.05


127.89


2,606,593,440


1.12


0.60


(Nguồn: Công ty Cổ phần Sông Đà 11)

Cơ cấu vốn lưu động được phân tích theo vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất, nhằm xem xét đánh giá tình hình phân bổ vốn lưu động trong từng khâu của quá trình chu chuyển vốn lưu động. Nhận thức rõ vai trò, tình hình phân bổ của vốn lưu động trong từng khâu, nhà quản lý sẽ có biện pháp phân bổ, điều chỉnh hợp lý giá trị vốn lưu động tại mỗi khâu nhằm đảm bảo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao vòng quay của vốn lưu động

Thông qua Biểu đồ 2.5 “Cơ cấu vốn lưu động”, xét về tổng thể ta thấy vốn lưu động bình quân của Công ty tăng lên trong giai đoạn 2006 – 2007 nhưng lại có xu hướng giảm nhẹ trong thời kỳ 2007-2008. Trong cơ cấu vốn lưu động, vốn lưu động trong lưu thông luôn chiếm tỷ trọng lớn, chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 là vốn lưu động trong sản xuất. Kết cấu vốn lưu động của Công ty được duy trì tương đối ổn định qua các năm, điều này phản ánh sự nhịp nhàng và tăng trưởng ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Một bộ phận lớn vốn lưu động nằm trong khâu lưu thông, qua Bảng 2.4 “Bảng phân tích chi tiết kết cấu vốn lưu động”, ta thấy giá trị các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong bộ phận này. Năm 2006 (tại ngày 31/12), vốn lưu động trong khâu lưu thông là 134,8 tỷ đồng, tương đương 64.16% tổng vốn lưu động, trong đó các khoản phải thu là 97 tỷ đồng, tương đương 46.27% tổng vốn lưu động trong năm. Năm 2007, vốn lưu động trong khâu lưu thông tăng lên gần 12 tỷ đồng, tương đương tăng 8.46% so với năm 2006, chiếm 59.55% tổng vốn lưu động trong đó các khoản phải thu là 102 tỷ đồng, chiếm 41.58% tổng vốn lưu động. Theo số liệu tính đến 31/12/2008, vốn lưu động trong khâu lưu thông giảm đi hơn 21 tỷ đồng, tương đương giảm 16.62 % so với năm 2007, chiếm 52.63% tổng nguồn vốn lưu động, trong đó khoản mục phải thu chỉ còn 90 tỷ đồng, chiếm 38.87% tổng vốn lưu động đạt được (tương đương giảm 11.81% so với số phải thu trong năm 2007).

Nghiên cứu các thành phần của các khoản phải thu, ta thấy khoản mục phải thu của khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn. Điều này phản ánh rằng một lượng vốn lưu động không nhỏ của Công ty đang bị khách hàng chiếm dụng. Mặc dù có nhiều lý do để biện minh cho sự gia tăng của các khoản phải thu về mặt giá trị nhưng Công ty cần thận trọng xem xét khi có sự gia tăng về tỷ trọng các khoản phải thu

trong tổng vốn lưu động nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn trong khâu lưu thông, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn.

Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong bộ phận vốn lưu động là bộ phận vốn lưu động trong sản xuất. Rõ ràng có thể thấy, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là phần chiếm tỷ trọng lớn nhất (gần như tuyệt đối) của bộ phận vốn lưu động trong sản xuất. Điều này phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: xây lắp các công trình có giá trị lớn, thời gian kéo dài. Sự tăng trưởng vốn lưu động trong sản xuất phản ánh sự gia tăng về quy mô hoạt động. Trong 3 năm nghiên cứu, vốn lưu động trong sản xuất của Công ty có sự tăng trưởng đều đặn, đánh dấu sự phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh của Công ty.

Vốn lưu động trong khâu dự trữ chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng giá trị vốn lưu động. Vốn lưu động trong khâu dự trữ chủ yếu là nguyên, vật liệu tồn kho (xi măng, thép, đá, cát, dây…) phục vụ trực tiếp cho các công trình của Công ty. Tỷ trọng vốn lưu động trong dự trữ được Công ty duy trì ở mức thấp nhưng vẫn đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, theo kịp tiến độ.

2.3.Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty 2.3.1.Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Bảng 2.5. Bảng tính tốc độ luân chuyển vốn lưu động



Chỉ tiêu


Đơn vị


Năm 2006


Năm 2007


Năm 2008


Giá trị


Giá trị

% tăng 2007/200

6


Giá trị

% tăng


2008/2007


Doanh thu thuần


đồng

219,426,750,05

2

241,811,502,09

7


10.2

322,199,475,77

6


33.24

Vốn lưu động

bình quân


đồng

210,197,496,60

1

245,664,739,48

6


16.87

231,744,713,89

5


-5.66

Vòng quay vốn

lưu động (L)


vòng


1.04


0.98


-5.76


1.39


41.83

Thời gian luân

chuyển VLĐ (K)


ngày


344.85


354.35


2.75


258.92


-29.49

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán)

Nhìn vào kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty Cổ phần Sông Đà 11, ta có những nhận xét như sau.

2.3.1.1. Vòng quay vốn lưu động

Theo tính toán ở Bảng 2.5 Bảng tính tốc độ luân chuyển vốn lưu động” ta thấy Công ty có vòng quay vốn lưu động thuộc loại trung bình. Trong năm 2006, vòng quay vốn lưu động luân chuyển được 1.04 vòng, sang năm 2007 số lần luân chuyển giảm xuống còn 0.98 vòng (tương đương giảm 5.67% so với năm 2006). Đến năm 2008, vòng quay vốn lưu động có sự dịch chuyển tăng lên, luân chuyển được 1.39 vòng, tăng 41.83% so với năm 2007. Mặc dù vòng quay vốn lưu động có tăng lên một chút, song thực tế này vẫn phản ánh sự thiếu hiệu quả trong sử dụng vốn lưu động của Công ty. Giải thích cho hiện tượng này có thể thấy các lý do như sau:

Do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Do thực hiện các công trình xây lắp, như công trình thủy điện, công trình điện, nước ngầm…, thêm vào đó Công ty lại đang có xu hướng mở rộng ngành nghề sản xuất, tiếp cận được với các gói thầu xây lắp đường dây và trạm (đây là công việc chuyên môn của các Cty lớn ngành điện thường làm), mở rộng hoạt động ra lĩnh vực BĐS như xây dựng nhà cao tầng và khu biệt thự tại khu đô thị mới Nhơn Trạch - Đồng Nai; tham gia các gói thầu xây dựng bê tông tại thủy điện Nậm Na 2, làm tổng thầu EPC dự án thủy điện Tu Trên (Lào Cai)…là những công trình có giá trị lớn, thời gian kéo dài, do vậy công ty cần có một lượng lớn vốn lưu động bình quân để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, nhịp nhàng.

Trong hoạt động xây lắp, Công ty phải hoàn thành các hạng mục công trình nhất định rồi mới có thể hạch toán doanh thu,vì vậy một phần gây kéo dài thời gian luân chuyển vốn lưu động, làm giảm vòng quay vốn.

Phân tích xu hướng của tốc độ luân chuyển vốn lưu động ta thấy nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thuần. Mặc dù vốn lưu động bình quân tăng trong giai đoạn 2006 – 1007, từ 210 tỷ đồng năm 2006 đến 245 tỷ đồng năm 2007 nhưng lại giảm xuống còn 231 tỷ đồng vào năm 2008, nhưng doanh thu thuần của Công ty lại tăng lên qua các năm, năm 2007 tăng 22 tỷ đồng (tương đương tăng

10.2%) so với năm 2006, năm 2008 tăng 80 tỷ đồng (tương đương tăng 33.24%) so với năm 2007. Do đó, vòng quay vốn lưu động có xu hướng giảm trong giai đoạn x2006 – 2007 nhưng lại tăng lên một cách đáng kể trong giai đoạn 2007 – 2008, phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động đã gia tăng sau khi mở rộng quy mô sản xuất của Công ty.

Biểu đồ 2.6. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động



1.6 400


1.4 350


1.2 300


Vòng quay vốn lưu động

Thời gian luân chuyển

1 250


0.8 200

0.6 150


0.4 100


0.2 50


0 0

2006 2008 2009


(Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán)


2.3.1.2. Thời gian luân chuyển vốn lưu động

Theo Biểu đồ 2.6 “Tốc độ luân chuyển vốn lưu động” của Công ty, vào năm 2007 tới tận 354.35 ngày vốn lưu động mới luân chuyển được một vòng. Kết quả này phản ánh 2 mặt: lượng vốn lưu động bị tồn đọng quá lớn trong các khâu sản xuất và lưu thông, đến 70% - 80% lượng vốn lưu động nằm ở chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và khoản mục phải thu; mặt khác nó cũng phản ánh hiệu quả sản xuất không cao, doanh thu thuần đạt được chưa tương xứng với lượng vốn đầu tư. Tuy nhiên, thời gian luân chuyển vốn lưu động của Công ty đã giảm xuống chỉ còn 258.92 ngày vào năm 2008. Điều này thể hiện sự cải thiện đáng kể trong hiệu quả sử dụng vốn lưu động mà Công ty đạt được vào năm 2008.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí