Xây Dựng Đồng Bộ Hệ Thống Kết Cấu Hạ Tầng Kinh Tế - Xã Hội Phục Vụ Doanh Nghiệp Fdi


Thủ tục liên quan đến giao, cho thuê đất, thủ tục về xây dựng, thủ tục về quản lý môi trường (đánh giá tác động môi trường, đăng ký môi trường), các thủ tục về cấp PCCC, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh…

+ Các sở, ban ngành trong tỉnh cần cụ thể hóa các quy định quản lý nhà nước của Trung ương vào điều kiện cụ thể của địa phương, đồng thời có sự phối hợp toàn diện và tích cực hơn trong việc hỗ trợ, tháo gở các vướng mắc không phải gây khó khăn cho các nhà đầu tư triển khai dự án và hoạt động sản xuất kinh doanh theo Đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của UBND tỉnh.

+ Hoàn thiện thủ tục hải quan: Các thủ tục và quy trình thông quan phải thống nhất, đơn giản, minh bạch, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế nhằm đạt được kết quả và giảm bớt phiền hà và thời gian cho DN. Cục Hải quan tỉnh cần HĐH và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của ngành hải quan.

+ Hoàn thiện thủ tục về thuế: Cần đẩy mạnh việc thực hiện cải cách thủ hành chính thuế ở tất cả các khâu trong quy trình hoạt động của ngành thuế tạo điều kiện cho đối tượng nộp thuế. Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin v ào hoạt động của ngành thuế. Xây dựng cơ sở dữ liệu về các đối tượng nộp thuế. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ các đối tượng nộp thuế. Kịp thời cung cấp các thông tin liên quan đến lĩnh vực thuế cho các đối tượng nộp thuế với nhiều hình thức, trong đó chú trọng cung cấp tự động thông qua thư điện tử theo yêu cầu. Tăng cường công tác đối thoại với DN thông qua nhiều hình thức thích hợp.

- Chính sách khoa học – kỹ thuật và công nghệ: Với mục tiêu thu hút FDI trong giai đoạn mới theo định hướng chất lượng và hiệu quả, phát triển bền vững trên cơ sở công nghệ xanh và sạch, có sự cam kết chuyển giao công nghệ và lao động có kỹ năng cao, chính sách thu hút FDI của tỉnh cần gắn chặt với các tiêu chí nhập khẩu công nghệ theo quy định của Bộ Khoa học - Công nghệ. Thông qua Hiệp hội các nhà đầu tư, các Hội nghị xúc tiến thương mại, các thông tin về tiêu chí công nghệ, lĩnh vực thu hút đầu tư cần được truyền tải kịp thời, rõ ràng và chính xác. Thông qua nghiên cứu thực trạng công nghệ, nguyên liệu nhập khẩu của các DN FDI, thì việc nghiên cứu công nghệ mới, bao gồm cả công nghệ phụ trợ, được sản xuất trong nước đáp ứng cho nhu cầu của các DN, trong đó có doanh nghiệp FDI là


chiến lược dài hạn mà tỉnh cần đẩy mạnh. Cần có chính sách hữu hiệu để phát huy năng lực của đội ngũ trí thức trong tỉnh, kể cả kêu gọi sự tham gia, cộng tác của các nhà trí thức trong và ngoài nước, gắn liền với kinh phí đầu tư nghiên cứu khoa học cho các Viện nghiên cứu và các trường đại học trên địa bàn

- Hoàn thiện việc áp dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính: đảm bảo sự liên thông giữa các sở, ngành va địa phương trong cung cấp dịch vụ công, thông qua hệ thống thông tin điện tử.

3.3.2. Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ doanh nghiệp FDI

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quan trọng trong thu hút FDI, vì đây là yếu tố cơ bản, là môi trường tác động trực tiếp, thường xuyên tới DN trong quá trình hoạt động. Việc hoàn thiện kết cấu hạ tầng cần tuân theo quy hoạch dài hạn, có kế hoạch cụ thể, tầm nhìn xa để đảm bảo khi hoàn thiện, kết cấu hạ tầng vẫn theo kịp trình độ phát triển và nhu cầu của DN. Để làm được điều đó chính quyền địa phương cùng với các thành kinh tế cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:

- Tiếp tục hoàn thiện và phân cấp quản lý các Khu công nghiệp theo hướng gia tăng trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết phải qua các Bộ, ngành Trung ương. Tỉnh nên xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tránh tình trạng tập trung phát triển cơ sở hạ tầng ở những KCN mới mà không có đầu tư thích đáng trong việc duy trì, bả dưỡng và nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các KCN đã hình thành lâu năm đang bị xuống cấp như Việt Hương, Sóng Thần,... Ngoài ra, tỉnh c4ung cần xem xét việc nâng cấp và phân loại đô thị theo hướng đồng bộ nhưng không ảnh hưởng đến việc xác định giá thuê đất của các doanh nghiệp trong KCN, tránh tạo sự bất bình đẳng giữa giá thê đất trên cơ sở phân loại hiện nay.

Hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 13

- Hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ:

Đường bộ là kênh giao thông chính trong hoạt động FDI của Bình Dương. Theo kết quả nghiên cứu, giao thông đường bộ chưa hoàn thiện là một thách thức lớn vì nó tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất, kinh doanh của DN. Để hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ, chính quyền địa phương cần phải:


+ Xây dựng chương trình đầu tư cụ thể nhằm nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các tuyến giao thông quan trọng từ nay đến năm 2025, bao gồm các tuyến đường kết nối, đường giao thông trong các KCN, cụm công nghiệp theo Quy hoạch giao thông của tỉnh.

+ Nhanh chóng đầu tư phát triển và hoàn thiện các tuyến đường kết nối Bình Dương với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là với thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà rịa – Vũng Tàu.

+ Bên cạnh đó, UBND tỉnh cần giao đơn vị chuyên môn thực hiện lại việc qui hoạch tên đường, địa chỉ và bảng chỉ dẫn. Do tình trạng địa chỉ trên địa bàn tỉnh rất khó tìm đường.

- Hoàn thiện hệ thống cung cấp điện:

+ Thực hiện tốt công tác dự báo nhu cầu phụ tải điện để kịp thời có kế hoạch xây dựng trạm và đường dây phù hợp với việc phát triển sản xuất công nghiệp và dịch vụ tại địa phương.

+ Ngành điện cần đầu tư nâng cấp, mở rộng đồng bộ lưới điện nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cung ứng điện, đảm bảo điện áp, hạn chế đến mức tối thiểu sự cố kỹ thuật. Từng bước tách lưới điện sinh hoạt và lưới điện phục vụ sản xuất công nghiệp.

+ Kiến nghị Tổng công ty điện lực và các ngành chức năng cần duy trì ổn định giá điện.

- Hoàn thiện hệ thống cung cấp nước:

+ Cần cập nhật và thực hiện tốt quy hoạch cấp nước của tỉnh trong giai đoạn đến 2020, tầm nhìn 2025. Lập kế hoạch cụ thể, bố trí vốn và tiến độ thực hiện các dự án cấp nước phục vụ cho các khu, cụm công nghiệp một cách đồng bộ với tiến độ đi vào hoạt động của các khu, cụm công nghiệp.

+ Kiến nghị Ban Quản lý Các Khu công nghiệp hạn chế việc độc quyền cung cấp nước của chủ đầu tư một số KCN.

- Nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu nhà ở cho công nhân. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai đầu tư nhà ở xã hội để giải quyết nhu cầu nhà ở công nhân ở khu, cụm công nghiệp theo Chương trình số 27-Ctr/TU ngày 20/9/2011 của Tỉnh ủy


Bình Dương. Trong quá trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng, UBND tỉnh nên đầu tư đồng bộ tránh tình trạng tập trung phát triển cơ sở hạ tầng ở những KCN mới mà không có đầu tư thích đáng trong việc duy trì, bảo dưỡng và nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các KCN đã hình thành lâu năm đang bị xuống cấp như KCN Việt Hương, Sóng Thần, v.v… ngoài ra, tỉnh cũng cần xem xét lại việc nâng cấp và phân loại đô thị theo hướng đồng bộ nhưng không ảnh hưởng đến việc xác định giá thuê đất của các DN trong KCN. Trong thực tế, việc phân loại đô thị đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thay đổi giá thuê đến trong các KCN, điều đó đang tạo sự bất bình đẳng giữa giá thuê đất trên cơ sở phân loại hiện nay.

- Hoàn thiện một số thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế phục vụ công nhân. Song song với việc xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút FDI, cần tiến hành rà soát, bổ sung và điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Trong đó cần quan tâm quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các thiết chế văn hóa – thông tin, giáo dục - đào tạo, y tế phục vụ cho người lao động.

3.3.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Con người có vai trò then chốt trong mọi hoạt động. Nguồn lao động dồi dào từ lâu vốn là lợi thế của Bình Dương trong quá trình thu hút FDI. Tuy nhiên qua kết quả nghiên cứu, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh chưa cao, tình hình nguồn nhân lực của tỉnh có khả năng bị biến động ngoài kiểm soát khi các tỉnh miền Tây và Trung bộ bắt đầu chú ý phát triển công nghiệp. Do vậy ổn định và phát triển nguồn nhân lực chính là giải pháp then chốt và cấp bách trong quá trình hoàn thiện môi trường thu hút FDI của tỉnh.

Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải căn cứ trên nhu cầu thực tế của DN, chú trọng phát triển nguồn lao động bền vững, có tay nghề, chất lượng cao. Để tạo thuận lợi cho quá trình tuyển dụng lao động địa phương trong lĩnh vực công nghiệp, cho khu vực FDI cũng như tạo nguồn nhân lực cho quá trình phát triển trong giai đoạn tới, tỉnh cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:

- Chú trọng công tác tạo việc làm, nâng cao chất lượng việc làm và thu nhập cho người lao động, coi đây là nhiệm vụ xuyên suốt đối với tất cả các chương trình


phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Phát triển và nhân rộng các mô hình, hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm và hoạt động thông tin thị trường lao động.

- Triển khai thực hiện và hoàn thành tốt Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh cho giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 theo Chương trình số 19-Ctr/TU của Tỉnh ủy; Thực hiện tốt kế hoạch nâng cao chất lượng hoạt động công vụ, công chức tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013-2015 tại Quyết định số 1935/QĐ- UBND ngày 12/8/2013.

- Mở rộng mạng lưới đào tạo nghề và thay đổi cơ cấu đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường lao động. Đẩy mạnh công tác đ ào tạo nghề theo hướng xã hội hóa, đa dạng hóa hình thức đào tạo, linh hoạt và thiết thực. Tăng cường gắn kết giữa cơ sở đào tạo với DN, thực hiện đào tạo theo yêu cầu và địa chỉ nhằm đảm bảo cho lao động sau đào tạo được sử dụng đúng với chương trình đã đào tạo.

- Tăng cường việc liên kết đào tạo nghề với các cơ sở đào tạo của TP Hồ Chí Minh và các địa phương có thế mạnh. Tập trung đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công nhân kỹ thuật, lao động có trình độ cho ngành công nghiệp chủ lực mà Bình Dương có nhu cầu: công nghiệp cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, CNH dược và các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật công nghệ cơ bản,…

- Mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế về đào tạo công nhân kỹ thuật trong khối ASEAN và các nước khác. Tranh thủ các nguồn t ài trợ của nước ngoài về vốn, chuyên gia kỹ thuật để đào tạo thợ bậc cao, đặc biệt là nguồn lực từ các DN, công ty mẹ, công ty khách hàng. Kêu gọi DN đầu tư xây dựng một số trường đào tạo công nhân có trình độ cao. Khuyến khích các DN tổ chức đào tạo lao động tại chỗ, đặc biệt là lao động kỹ thuật cao cung cấp đủ cho phát triển sản xuất công nghiệp.

- Trong công tác quản lý lao động cần có số liệu điều tra thống kê số lượng lao động ngoại tỉnh định kỳ 6 tháng hoặc 01 năm, phân tích sự biến động về cơ cấu nguồn lao động trong và ngoài tỉnh đang làm việc trong các DN, từ đó có những dự báo để triển khai tốt chính sách thu hút người lao động. Cụ thể cần quy hoạch các cụm dân cư với hạn mức diện tích xây dựng phù hợp với thu nhập của người lao động, địa điểm quy hoạch cần gắn liền với các KCN, kể cả tính toán diện tích cho các


DN trong nước và FDI thuê để xây dựng khu lưu trú cho người lao động, song song với tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa về phát triển nhà ở xã hội, dịch vụ giáo dục, y tế.

Trong quá trình phát triển nguồn nhân lực, tỉnh cần quan tâm phổ biến cho người lao động hiểu biết về pháp luật và ý thức kỷ luật lao động. Thực tế lao động phổ thông tại Bình Dương đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau nên kiến thức hiểu biết về quyền lợi và nghĩa vụ làm việc trong doanh nghiệp FDI còn rất hạn chế. Việc tuân thủ nội qui lao động của công nhân vẫn còn chưa đảm bảo và tự ý bỏ việc rất phổ biến sau mỗi kỳ nghỉ dài ngày làm cho DN gặp không ít khó khăn trong kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác bảo vệ an ninh trật tự tại các KCN và vùng dân cư lân cận. Các ngành chức năng (Liên đoàn lao động, Sở Lao động Thương binh và Xã hội) cần phối hợp với lực lượng công an địa phương ngăn chặn kịp thời việc hình thành các băng nhóm công nhân ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động tại các nhà máy. Trong thực tế có hiện tượng băng nhóm trong các nhà máy có vốn FDI ảnh hưởng xấu đến công tác quàn lý của DN và làm cho công nhân có tâm lý bất an. Vấn đề này cần phải được các cơ quan bảo vệ pháp luật tìm hiểu điều tra và có biện pháp ngăn chặn kịp thời tránh những tổn thất to lớn về sau khi các băng nhóm này trở thành các tổ chức lớn.

3.3.4. Phát triển công nghiệp hỗ trợ

Công nghiệp hỗ trợ là yếu tố bỗ trợ cho quá trình hoạt động của DN tại địa phương. Nếu công nghiệp hỗ trợ phát triển hoàn thiện, sẽ giúp cho DN giảm chi phí, tăng doanh thu, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các khu vực kinh tế còn lại ở địa phương. Để làm được điều đó chính quyền địa phương cùng với các thành kinh tế cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:

- Vận dụng chính sách hỗ trợ của Trung ương trong thu hút đầu tư các ngành công nghiệp hỗ trợ đã được ban hành, tạo sức hấp dẫn hơn nữa đối với MTĐT vào công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh. Trong đó khuyến khích ưu đãi các Dự án có quy mô lớn, công nghệ hiện đại thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ.

UBDN tỉnh nên phát triển các cụm công nghiệp qui hoạch theo đặc thù ngành nghề để tận cụng được việc giảm giá thành và phát huy lợi thế cạnh tranh


thông qua chuỗi cung ứng hỗ trợ lẫn nhau. Đây cũng là kinh nghiệm được các nước thực hiện thành công trong phát triển công nghiệp phụ trợ trong nước cung cấp yếu tố đầu vào cho các doanh nghiệp FDI.

- Xây dựng chính sách ưu đãi trong hỗ trợ đổi mới công nghệ máy móc thiết bị thông qua các chính sách hỗ trợ lãi suất đã được Chính phủ quy định tại Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển một số ng ành công nghiệp hỗ trợ

- Đối với các DN đã đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi về pháp lý cho DN khai thác hết công suất và mở rộng thêm nhà xưởng sản xuất nguyên phụ liệu để liên kết chuỗi sản phẩm trong dây chuyền sản xuất công nghiệp tại khu, cụm công nghiệp.

- Tổ chức và vận động DN tham gia Hội chợ triển lãm các mặt hàng công nghiệp hỗ trợ trên quy mô cả nước và quốc tế; Phát triển thương hiệu DN công nghiệp hỗ trợ Bình Dương;

- Lập ngân hàng dữ liệu, thống kê các nhà sản xuất công nghiệp hỗ trợ nhằm thông tin cho DN nơi cung cấp nguyên phụ liệu, linh kiện, thiết bị nội địa hóa trong nước thông qua các Trang thông tin Điện tử của Bộ, ng ành, địa phương… để tạo cầu nối, liên kết các DN đầu tư trong và ngoài nước.

- Xây dựng Chính sách nâng dần tỷ lệ nội địa hóa hàng trong nước; Xây dựng kế hoạch cung ứng nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh đảm bảo cân bằng cung cầu các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên thị trường.

- Tỉnh nên phát triển các cụm công nghiệp qui hoạch theo đặc thù ngành nghề để tận dụng việc giảm giá thành và phát huy lợi thế cạnh tranh thông qua chuỗi cung ứng hỗ trợ lẫn nhau. Đây cũng là bài học kinh nghiệm được các nước thực hiện thành công trong việc phát triển công nghiệp phụ trợ trong nước cung cấp yếu tố đầu vào cho các doanh nghiệp FDI.

- Tạo lập chuỗi liên kết giá trị: Cần khảo sát, phân tích đánh giá nguồn nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp FDI. Đối với nhu cầu về nguồn nguyên liệu trong nước của các doanh nghiệp FDI và tiêu thụ sản phẩm đầu ra trên thị trường trong nước, tỉnh cần tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại giữa các doanh nghiệp FDI với các DN, hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh


trong địa bàn tỉnh, kể cả liên kết với các tỉnh trong vùng kinh tế Đông Nam Bộ để thúc đẩy liên kết đầu vào lẫn đầu ra với các doanh nghiệp FDI.

3.3.5. Hoàn thiện các dịch vụ liên quan

Bên cạnh các yếu tố đã trình bày, những dịch vụ có liên quan đóng vai trò không nhỏ trong việc thu hút FDI, vì các dịch vụ nếu phát triển đồng bộ, sẽ giúp DN giảm bớt chi phí sản xuất, kinh doanh, làm tăng lợi nhuận của nhà đầu tư. Để làm được điều đó chính quyền địa phương cùng với các thành kinh tế cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:

- Xây dựng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp: Triển khai các cuộc đối thoại định kỳ với DN theo chuyên đề có chọn lọc theo ngành nghề và quốc gia nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn mà DN đang gặp phải. UBND tỉnh cần yêu cầu các đơn vị hành chính phụ thuộc nhanh chóng hoàn thiện qui trình tiếp nhận và trả lời thắc mắc của DN qua cổng thông tin điện tử. Đồng thời cung cấp các đường dây nóng. Tiến tới xây dựng Trung tâm thông tin DN và xúc tiến đầu tư thương mại.

- Phát triển thị trường tài chính: Với số lượng DN trong nước và DN FDI gia tăng mạnh mẽ trong giai đoạn 2005 -2015, kết hợp với quy hoạch kinh tế - xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, dự báo quy mô và số lượng DN trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thương mại - dịch vụ và nông - lâm - thủy sản sẽ giữ vững tốc độ tăng, phát triển thị trường tài chính bao gồm thị trường vốn, thị trường tiền tệ với vai trò của ngành ngân hàng, bảo hiểm là một trong những nhân tố quyết định đến chuyển biến cơ cấu kinh tế của tỉnh. Với năng lực tài chính và kinh nghiệm điều hành, kết hợp với lộ trình tự do hóa tài chính theo cam kết với Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), Cộng đồng kinh tế ASEAN, tỉnh cần chủ động thúc đẩy mạnh thu hút đầu tư FDI trong lĩnh vực này.

- Hoàn thiện dịch vụ viễn thông: Tỉnh cần quan tâm, đảm bảo hạ tầng viễn thông đáp ứng được nhu cầu phát triển công nghiệp cả tỉnh. Chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng truyền tải băng thông rộng, internet tốc độ cao. Bên cạnh đó, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh cần phát triển việc ứng dụng công nghệ thương mại điện tử.

- Nâng cao năng lực dịch vụ logistics

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 06/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí