Dân Số Trung Bình Của Tỉnh Bình Dương Từ Năm 1997 Đến 2015

Hình 2 1 Bản đồ KCN tỉnh Bình Dương Nguồn http udkhcnbinhduong vn upload fckeditor 1

Hình 2.1: Bản đồ KCN tỉnh Bình Dương

(Nguồn:http://udkhcnbinhduong.vn/upload/fckeditor/upload_55b9664cc8d0a_113.1

82.172.70_BandoKCNBinhDuongA3.jpg)


Đến tháng 6/2015, tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng của các KCN vào khoảng

9.316 tỷ đồng, đạt 72% tổng vốn được phê duyệt. Hình thức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đa dạng và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Đặc biệt, tỉnh không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước để đầu tư KCN. (Ban Quản lý các KCN Bình Dương, 2015). Qua 20 năm xây dựng, đã hình thành hệ thống các KCN trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và một đội ngũ DN phát triển hạ tầng KCN có năng lực tài chính, quản lý, có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN. Các KCN được phê duyệt theo quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng đưa vào hoạt động như trên Bản đồ KCN tỉnh Bình Dương được ghi nhận như 2.1.

Trong chiến lược phát triển đến 2020 và 2025, Bình Dương ưu tiên phát triển hệ thống giao thông hiện đại kết nối với sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Long Thành; kết nối với cụm cảng biển Sài Gòn, cụm cảng nước sâu Thị Vải - Vũng Tàu và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác trong vùng Đông Nam Bộ (Trần Khoa, 2015). Phát triển giao thông chính là mũi nhọn để Bình Dương tạo lợi thế thu hút FDI.

* Hạ tầng điện, nước, giao thông, vận tải

Từ chủ trương thúc đẩy đầu tư hạ tầng giao thông tạo môi trường thu hút đầu tư, Bình Dương đã kiến tạo những con đường mang tính đột phá làm đòn bẩy. Trong đó đi đầu là dự án BOT quốc lộ 13 (đại lộ Bình Dương), với tổng chiều dài 62 km (giáp thành phố Hồ Chí Minh, xuyên suốt các KCN chính của tỉnh Bình Dương, giáp với địa phận tỉnh Bình Phước), đầu tư giai đoạn một là 683 tỉ đồng (theo Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – TNHH một thành viên – Becamex). Hơn 10 năm đi vào hoạt động, quốc lộ 13 đã tạo thuận lợi cho các KCN VSIP I và KCN Đồng An I ở thị xã Thuận An thu hút đầu tư nhanh. Cụ thể, KCN VSIP I được xây dựng từ năm 1996 với quy mô 500 ha, qua hơn 15 năm phát triển đã thu hút hơn 240 nhà đầu tư quốc tế đến từ nhiều quốc gia với tổng vốn đầu tư 2,4 tỷ USD và trở thành một trong những KCN kiểu mẫu của cả nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Hiệu quả rõ nét nhất mà tuyến đường quốc lộ 13 mang lại là góp phần hình thành chủ trương đưa công nghiệp về các huyện phía bắc của tỉnh và chủ trương này đã được thực hiện hiệu quả. Huyện Bến Cát, nơi có quốc lộ 13 đi qua, hiện đã hình


thành được nhiều KCN như Mỹ Phước và Bàu Bàng với quy mô bề thế, hiện đại. Cùng với quốc lộ 13, trên địa bàn Bến Cát còn có trục đường ĐT744. Nhờ có tuyến đường này mà các KCN Việt Hương 2, An Tây và Rạch Bắp được hình thành và đã hấp dẫn được các nhà đầu tư. Trong đó, KCN Việt Hương 2 đã thu hút 40 dự án đầu tư trong và ngoài nước với số vốn đăng ký 85 tỷ đồng và hơn 330 triệu USD (Mai Xuân, 2015).

Tại Tân Uyên, nơi có các tuyến đường như ĐT746, ĐT747B và ĐT742... đi qua đã góp phần đưa công nghiệp về nông thôn. Tại đây, nhà máy của các công ty mọc lên ngày càng nhiều, nhất là tại các KCN Đất Cuốc và Nam Tân Uyên, góp phần đưa một địa phương có nền kinh tế thuần nông như Tân Uyên thành huyện có kinh tế công nghiệp phát triển. Tại KCN Đất Cuốc, chỉ sau 5 năm đi vào hoạt động đã thu hút được gần 30 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đăng ký hơn 54 triệu USD và hơn 704 tỷ đồng. Sau 7 năm, KCN Nam Tân Uyên cũng thu hút được 88 dự án đầu tư của DN trong và ngoài nước (Mai Xuân, 2015).

Về dịch vụ điện, nước, kết quả khảo sát của nghiên cứu cho thấy, nhiều ý kiến đánh giá tốt dịch vụ cung cấp điện, nước, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu của DN. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến nhận định nguồn cung cấp điện, nước, internet không ổn định, an ninh các KCN chưa thật sự đảm bảo.

“Điện nước tương đối ổn định. Tuy nhiên giá điện của mình cao, tăng liên tục, sếp của chị cứ than phiền hoài. Giá nước thì ổn, nhưng cũng có một số nơi bị chủ đầu tư KCN độc quyền” (Trưởng phòng hành chính một DN FDI, 32 tuổi)

Nói về nguồn cung cấp điện cho các KCN ở Bình Dương, một lãnh đạo cho biết Bình Dương chưa thể chủ động về nguồn năng lượng (điện), do đó dù đảm bảo nguồn điện cung cấp cho DN nhưng giá điện vẫn còn cao.

“Liên quan đến điện, hiện tại tỉnh Bình Dương không có nguồn tự phát điện (thủy điện, nhiệt điện,…), mình toàn xài điện chỗ khác. Nguồn năng lượng của Bình Dương không chủ động.” (Lãnh đạo một cơ quan quản lý Nhà nước, 42 tuổi)

Cũng từ kết quả nghiên cứu, nhiều ý kiến đánh giá cao vị trí của Bình Dương thuận tiện kết nối với Tp. Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu. Giao thông đường bộ


và đường thủy đều phát triển. Tuy nhiên, có ý kiến lo ngại về giao thông đường bộ, khi các nút giao thông ở cửa ngỏ vào các KCN thường xuyên bị tắt nghẽn, đặc biệt là các nút giao thông giáp ranh với địa phận Tp. Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai. Về giao thông đường thủy, cảng ở 2 sông chính (sông Đồng Nai và sông Sài Gòn) đều là cảng nhỏ, chịu ảnh hưởng bởi đá ngầm (ở sông Đồng Nai) và chiều cao của cầu bắt ngang sông (cầu Bình Lợi – sông Sài Gòn), do sức nước, lượng nước ở các sông… nên giao thông đường thủy chưa phát huy hết tiềm năng, Tàu lớn không thể vào.

Bên cạnh đó, có một số DN phản ánh tình trạng địa chỉ trên địa bàn tỉnh khó tìm đường, kể cả khi sử dụng bản đồ điện tử (google map) cũng thường xảy ra nhầm lẫn. Đặc biệt các DN có lượng khách hàng đến giao dịch nhiều thì phải chịu thêm chi phí thiết kế và in cấn bản đồ chỉ đường riêng gửi cho khách hàng của họ.

Đa số các ý kiến được phỏng vấn đều cho rằng Bình Dương có điều kiện cơ sở hạ tầng tốt, thuận lợi cho DN đầu tư.

“Về cơ sở hạ tầng, các KCN của mình bài bản, vận hành tốt. Kết nối hạ tầng của Bình Dương với Tp. Hồ Chí Minh hay Bình Dương với Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nay, ra sân bay... rất tốt, nên về hạ tầng nói chung, trong đó có hạ tầng giao thông, nguồn cung cấp điện, nước,… thì Bình Dương rất tốt và có thể đáp ứng được” (Lãnh đạo cơ quan Nhà nước, 44 tuổi).

Cùng với sự phát triển nhanh của công nghiệp, hạ tầng xã hội luôn được tỉnh quan tâm. Chương trình phát triển nhà ở xã hội được tỉnh chú trọng, đặc biệt là nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp đã thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Đến nay, đã đầu tư 84 dự án nhà ở xã hội, với tổng số 85.073 căn hộ, đáp ứng nhu cầu cho hàng trăm ngàn người, trong đó đã có 22 dự án đã đưa vào sử dụng, với tổng số 9.330 căn hộ; Công tác y tế được nâng lên về mọi mặt. Đến nay toàn tỉnh có 128 cơ sở y tế, trong đó có 19 bệnh viện (5 bệnh viện công cấp tỉnh), 9 trung tâm y tế tuyến huyện, 17 phòng khám đa khoa khu vực, 1 nhà hộ sinh, 91 trạm y tế xã, phương, 26 cơ sở sản xuất và 18 cơ sở phân phối thuốc đạt tiêu chuẩn theo Bộ Y tế quy định và gần 2000 cơ sở hành nghề y dược khác đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh; Công tác Văn hóa, Thông tin, Thể dục thể thao được quan tâm toàn diện. Đến năm 2015, tỷ lệ xã, phường có thiết chế


văn hóa, thể thao đạt 90%; mô hình khu nhà trọ văn hóa đạt tỷ lệ 80,46% trên tổng số nhà trọ đăng ký trên địa bàn tỉnh. (Bùi Thanh Xuân, 2016)

Dù có nhiều tiến bộ, song từ kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ thống hạ tầng xã hội ở Bình Dương phát triển chưa theo kịp tốc độ phát triển của hệ thống hạ tầng kinh tế làm hạn chế sự phát triển cân bằng giữa kinh tế và xã hội.

“Trường học thì mọc lên nhiều, nhưng không đáp ứng nổi nhu cầu của con em thanh niên công nhân” (Một lãnh đạo quản lý Nhà nước, 44 tuổi)

2.2.1.3. Nguồn nhân lực

Trong quá trình khai phá vùng đất mới, cư dân Bình Dương đã cùng nhau tạo lập và xây dựng nền kinh tế mới với nhiều ngành nghề. Từ cuối thế kỷ XVI đến nay, kinh tế Bình Dương đã có nhiều bước tiến tích cực, góp phần đưa vùng đất này trở thành một trong những địa phương có nền kinh tế phát triển mạnh trong cả nước. Cũng trên cơ sở tiềm năng và sức phát triển mạnh mẽ mà Bình Dương ngày càng thu hút nhiều cư dân đến sinh sống và lập nghiệp. Đây là thành quả của cả một quá trình phát triển lâu dài và có sự đóng góp rất lớn của các nguồn lực kinh tế từ bên ngoài (Thư viện tỉnh Bình Dương, 2010).

* Về số lượng

Theo NGTK Bình Dương, dân số của tỉnh tăng khá nhanh (8,11%/năm) trong giai đoạn 2000-2010 từ 743 nghìn người lên 1.620 nghìn người năm 2010 (tăng 877 nghìn người); năm 2015 tăng lên 1.947 nghìn người (tăng 327 nghìn người) với tỷ lệ tăng bình quân là 4.31%/năm giai đoạn 2011-2015 (tính toán của tác giả), tăng nhiều nhất là các đô thị trung tâm (Thủ Dầu Một - Tx. Bến Cát - Tx. Tân Uyên), nguyên nhân chủ yếu là tăng cơ học. Tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm dần, từ 1,38% năm 2000 xuống 1,14% năm 2005 và 1,01% vào năm 2010, và 0,9% vào năm 2014. Tình hình phát triển dân số của Bình Dương được thể hiện qua biểu đồ 2.1.

Nguyên nhân chính của tăng dân cố cơ học là do thu hút lao động trẻ vào các KCN và các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh. Là vùng đất phát triển với đặc tính xã hội và cơ chế thoáng là lợi thế của Bình Dương trong việc thu hút lao động và


định cư của người dân từ các tỉnh thành khác. Dân số Bình Dương nhiều năm qua có xu hướng tăng nhanh vì thu hút nhiều lao động từ các tỉnh, thành phố khác.

Đơn vị tính: người


Biểu đồ 2 1 Dân số trung bình của tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến 2015 2

Biểu đồ 2.1: Dân số trung bình của tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến 2015

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương)

Dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh cả về số lượng và tỷ trọng, năm 2010 là 1.237,455 nghìn người, chiếm 76,4% dân số, đáp ứng gần như 100% nhu cầu của nhà đầu tư (Nguyễn Hoàng, 2015). Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế chiếm tỷ lệ khá cao, năm 2000 là 83,2% và năm 2010 là 84%. Hằng năm có một lượng lớn lao động từ các vùng nông thôn của tỉnh Bình Dương và các tỉnh khác đến làm việc trong ngành công nghiệp, riêng tại các KCN có đến 80-90% lao động ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, Bình Dương còn có sức hấp dẫn riêng do không có sự phân biệt việc tiếp cận dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục… giữa người dân trong tỉnh Bình Dương và người nhập cư chưa có hộ khẩu. Ước tính cho đến năm 2020, dân số Bình Dương sẽ tăng lên 2,5 triệu người và xấp xỉ 3 triệu vào năm 2025, tăng gần 1 triệu người so với năm 2015. (Nguyễn Hoàng, 2015).

Sự dịch chuyển lao động từ tỉnh khác đến Bình Dương đã bổ sung lực lượng lao động cho tỉnh, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, tuy nhiên cũng làm gia tăng áp lực ngày càng lớn đối với việc đào tạo nghề và nhà ở cho người lao động. Bên cạnh đó, việc phát triển dân số nhanh lại là điều đáng quan ngại, nếu xét trong phát triển dài hạn trên nhiều khía cạnh kinh tế - xã hội vì có thể ảnh hưởng đến quy hoạch


tổng thể, cấu trúc đô thị và an sinh xã hội. Vấn đề này đang gây nhiều khó khăn cho Bình Dương về ổn định đội ngũ lao động, thiếu nhà ở và cơ sở hạ tầng, ảnh hường đến trật tự trị an trên toàn địa bàn. Đa số các ý kiến được phỏng vấn đều cảm thấy thuận lởi về số lượng lao động tại Bình Dương.

“Nguồn nhân lực thì dồi dào, tuyển dụng cũng rất nhanh. Nhưng đặc biệt thì hiện tại còn một yếu tố khuyết điểm đó là vấn đề ngoại ngữ”. (Quản lý nhân sự một DN FDI, 33 tuổi).

Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, vấn đề biến động nguồn lao động trong những năm gần đây đã xảy ra, đặc biệt là vào thời điểm sau Tết Nguyên đán, khi hàng loạt các KCN đang liên tục mở ra ở các tỉnh miền Trung, các tỉnh Đồng bằng Sông Sửu Long – những nơi chủ yếu cung cấp lao động cho công nghiệp tỉnh Bình Dương.

* Về chất lượng

Hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình dương đã được cải thiện một bước quan trọng so với thời kỳ mới tái lập tỉnh. Tính đến năm 2015, tỷ lệ lao động của tỉnh đã qua đào tạo chiếm 24,85%. Sự ra đời của các cơ sở đào tạo đại học gần đây trên địa bàn tỉnh như Đại học Thủ Dầu Một, Đại học Quốc tế miền Đông đã làm tăng thêm tính cạnh tranh trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh.

Đơn vị tính: %


Biểu đồ 2 2 Tỷ lệ lao động qua đào tạo ở Bình Dương giai đoạn 2011 2015 3


Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ lao động qua đào tạo ở Bình Dương giai đoạn 2011-2015


(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2015)


Trong khi theo dự báo chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao khi tỉnh đã và đang chú trọng mở các cơ sở đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề. Phấn đấu đến năm 2020, số lượng lao động qua đào tạo của Bình Dương đạt trên 85% (Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025), nhằm đáp ứng được yêu cầu về nguồn lao động của các DN khi đến đầu tư.

Tháng 4/2016, chương trình đột phá “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020” đã được thông qua. Chương trình tập trung hướng đến xây dựng nguồn nhân lực với số lượng và cơ cấu ngành nghề hợp lý, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên phát triển dịch vụ - công nghiệp gắn với quá trình đô thị hóa (Thùy Dương, 2016). Đây là bước đi đúng đắn và phù hợp với tình hình mới trong bối cảnh các nhà đầu tư ngày càng có yêu cầu cao về nguồn nhân lực, cả ở cấp độ cán bộ lãnh đạo, quản lý và cả đội ngũ công nhân lao động.

Kết quả phỏng vấn cho thấy, hầu hết các DN đều cho rằng nguồn nhân lực chất lượng cao của Bình Dương còn hạn chế. Đa số cán bộ quản lý của DN đều phải tuyển từ nơi khác, tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh.

“Nguồn nhân lực chất lượng cao ở Bình Dương và các tỉnh miền Nam còn thiếu rất nhiều. Số lượng đáp ứng được nhưng nhận thức của công nhân kém nên hảnh hưởng đến công việc và quản lí điều hành rất khó khăn và rất dễ bị xúi giục dẫn đến đình công. Mức lương ngày càng tăng cao nhưng trình độ, tay nghề công nhân không theo kịp”. (Quản lý nhân dự một DN FDI, 33 tuổi)

2.2.1.4. Công nghiệp hỗ trợ

Tỉnh Bình Dương xác định 05 nhóm ngành sẽ phát triển công nghiệp hỗ trợ, bao gồm công nghiệp dệt – may, da – giày, cơ khí chế tạo, điện tử – tin học và chế biến gỗ. Bình Dương đã hình thành các ngành công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may (công nghiệp sản xuất sợi, dệt vải, chỉ may, khuy nút, dây kéo, nhuộm, hoàn thiện sản phẩm dệt...), da giày (thuộc da, sản xuất đế giày, mũ giày...), cơ khí (sản xuất kim loại, sản xuất sản phẩm từ kim loại, sản xuất máy móc thiết bị và phụ tùng cho các ngành công nghiệp ô tô, xe máy và các phương tiện vận

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 06/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí