Đánh Giá Hiệu Quả Của Môi Trường Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Dương


tải khác…), điện – điện tử (sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất, sản xuất thiết bị dây dẫn điện, cáp quang...), công nghiệp chế biến gỗ. (UBND tỉnh Bình Dương, 2015b).

Mặc dù phát triển nhanh trong những năm gần đây, ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh chỉ mới trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Số lượng các nhà cung cấp các chi tiết, linh kiện đơn giản sản xuất trong nước chưa nhiều, đồng thời phần lớn các DN này sản xuất sản phẩm chủ yếu cũng để xuất khẩu theo hình thức gia công theo đơn đặt hàng, hoặc sản xuất cho các công ty mẹ, sản phẩm cung cấp cho thị trường tr ong nước làm nguyên liệu không lớn. Các DN có vốn đầu tư trong nước sản xuất sản phẩm chủ yếu là gia công theo đơn đặt hàng từ nước ngoài với phần lớn nguyên liệu do các nhà đặt gia công cung cấp. Theo kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ nội địa hóa của các DN sản xuất chính chỉ khoảng 30% và tỉ lệ mua hàng hóa trung gian trong nước chỉ khoảng 45%.

Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã có kế hoạch cho việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong thời gian tới.

“Bình Dương đã chuẩn bị từ lâu, dành ra 300 ha để thu hút các ngành CN hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu đầu tư về công nghiệp hỗ trợ của các nước khi Việt Nam gia nhập TPP, quan trọng là sản xuất nguyên liệu cho ngành dệt may”. (Một lãnh đạo quản lý Nhà nước, 44 tuổi)

2.2.1.5. Các dịch vụ liên quan

Bên cạnh các yếu tổ nêu trên, nhiều dịch vụ có liên quan cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của môi trường thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

* Dịch vụ xử lý môi trường

Trong những năm qua, Bình Dương đã dần hoàn chỉnh xử lý nước thải ở từng KCN đấu nối với trung tâm xử lý nước thải. Nhờ đó, các KCN Bình Dương đang được xây dựng đều gắn liền với các dịch vụ khác một cách hài hòa từ khu vui chơi giải trí đến trường học, y tế,… trong đó, Khu liên hợp Công nghiệp – Dịch vụ - Đô thị Bình Dương, KCN Mỹ Phước là những ví dụ sinh động, tạo ra lực hấp dẫn mới trong thu hút đầu tư.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Dương, công tác bảo vệ môi trường của các DN trong KCN đã được thực hiện khá tốt, nhất là các KCN VSIP; tỷ lệ DN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.


trong KCN nằm trong danh sách xanh - thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường của tỉnh Bình Dương luôn đạt trên 80% trên tổng số DN. Hầu hết các KCN ở Bình Dương đã đầu tư xây dựng mạng lưới tháo nước mưa và nước thải riêng biệt với trên 1.200 km đường ống, tổng mức đầu tư trên 1.900 tỷ đồng. 25/26 KCN đi vào hoạt động đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung (đạt tỷ lệ trên 96%), tổng công suất thiết kế của các hệ thống là 113.600 m3/ngày, tổng mức đầu tư gần 600 tỷ đồng. Ngoài kinh phí lắp đặt hệ thống quan trắc tự động do ngân sách tỉnh đầu tư, hiện đã có 8 KCN đã đầu tư thêm thiết bị quan trắc tự động với tổng vốn đầu tư trên 12 tỷ đồng (Tường Tú, 2015).

Lãnh đạo Sở TN&MT Bình Dương cho biết, 25/26 KCN đi vào hoạt động đã được kiểm tra, xác nhận hệ thống xử lý nước thải, trong đó có 6 KCN đã được xác nhận hoàn thành tất cả các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; các KCN đi vào hoạt động đều thực hiện nghiêm các yêu cầu về báo cáo giám sát môi trường định kỳ, thành lập bộ phận môi trường, quản lý chất thải nguy hại, nộp phí bảo vệ môi trường… theo đúng quy định. 16/26 trạm xử lý nước thải của các KCN đi vào hoạt động cũng đã được lắp đặt hệ thống quan trắc tự động và kết nối dữ liệu về trung tâm điều hành của Sở TN&MT Bình Dương để kiểm tra và giám sát. Tỷ lệ trung bình của lưu lượng nước thải về trạm xử lý tập trung trên tổng công suất thiết kế đã đạt 46%, riêng các KCN đã lấp đầy tỷ lệ đạt cao hơn (trên 75%).

Dù có nhiều nỗ lực, nhưng phần lớn các ý kiến từ khảo sát cho thấy rằng Bình Dương vẫn chưa đáp ứng nhu cầu xử lý môi trường được so với sự phát triển của các DN.

“Doanh nghiệp không muốn xả thải ra môi trường nhưng bây giờ không có hệ thống, bắt buộc vẫn phải xả... do Bình Dương chưa đầu tư nổi thiết bị đó” (Cán bộ hành chính một doanh nghiệp FDI, 38 tuổi)

* Dịch vụ logistics

Theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (2016), hạ tầng logistics Bình Dương phát triển khá đồng bộ, có khả năng phục vụ tốt cho các hoạt của ngành, bao gồm:


- Hệ thống cảng sông: có cảng An Sơn, cảng Thạnh Phước, cảng Bình Dương, cảng Bà Lụa.

- Hệ thống cảng cảng cạn (ICD): có 2 ICD đang hoạt động là ICD Sóng Thần và Cụm cảng - Trung tâm logistics Dĩ An.

- Hệ thống kho bãi hàng hóa: hiện đang có khoảng 48 DN đang hoạt động trong lĩnh vực logistics tại các KCN trên địa bàn tỉnh, bao gồm các hoạt động như: vận tải và cho thuê container, xây dựng và cho thuê nhà xưởng, kho bãi; dịch vụ đóng nhãn, thu gom, phân phối hàng hóa; dịch vụ tư vấn hỗ trợ xuất nhập khẩu; dịch vụ giao nhận và khai báo hải quan, dịch vụ bán cước phí tàu biển,… cơ bản đáp ứng được yêu cầu lưu thông hàng hóa trong và ngoài nước của các DN trong tỉnh và trong khu vực.

- Hệ thống giao thông đường bộ: đang gấp rút hoàn thành các tuyến đường trọng điểm như: đường Mỹ Phước – Tân Vạn; đường ĐT.743; đường ĐT.744; đường ĐT.746; đường ĐT.747B; đường ven sông Sài Gòn trên đại bàn thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Thuận An; đường vào Trung tâm hành chính tập trung; đường Hội Nghĩa – Cổng Xanh; đường Mười Muộn – Tân Thành;… gắn kết mạng lưới giao thông của tỉnh với mạng lưới giao thông quốc gia, đảm bảo tính liên thông và chuyển tiếp liên tục của hàng hóa trong và ngoài tỉnh.

- Dịch vụ hải quan và kho ngoại quan: năm 2015, trên địa bàn tỉnh đã có 21 kho ngoại quan, 4 kho gom hàng lẻ và 29 Đại lý hải quan đang hoạt động tại các khu, cụm công nghiệp và các cảng sông, cảng ICD hiện hữu. (Hồng Út, 2016)

Hiện nay, tỉnh vẫn đang tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch số 3905/KH- UBND ban ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phát triển dịch vụ logistics giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, trong đó, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ logistics, đặc biệt là xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông đường bộ; nạo vét, khai thông hệ thống đường sông. Đồng thời, kêu gọi đầu tư vào các cảng cạn, các cảng sông đã được quy hoạch nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng các dịch vụ logistics ngày càng tăng cao của các DN trong và ngoài tỉnh. Theo kết quả nghiên cứu, hầu hết các ý kiến cho rằng dịch vụ kho bãi, logistics ở


Bình Dương đáp ứng được nhu cầu phát triển của nhà đầu tư, tuy nhiên công nghệ vận hành chưa đạt yêu cầu của chủ đầu tư.

“Về kho bãi, Bình Dương cũng đáp ứng được, nhưng công nghệ vận hành của Bình Dương chưa đạt” (Một lãnh đạo quản lý Nhà nước, 44 tuổi).

* Dịch vụ tín dụng

Trước tình hình khó khăn chung của các DN, nhằm hỗ trợ chủ đầu tư FDI tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững, UBND tỉnh đã mạnh dạn, kịp thời triển khai các giải pháp tiền tệ, tín dụng theo chỉ đạo của trung ương như: miễn, giảm, gia hạn thuế, tạo điều kiện để các DN tiếp cận vốn… Đồng thời, thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, gặp gỡ, đối thoại định kỳ cũng như nhanh chóng giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất của DN.

Để làm được điều đó, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện tốt công tác quản lý ngân sách nhà nước, đảm bảo thu chi theo dự toán được giao; thực hiện nghiêm các chỉ thị của chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư, tập trung vốn cho xây dựng cơ bản theo kế hoạch đề ra. Tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài theo hướng ưu tiên thu hút trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ chất lượng cao, những ngành ít gây ô nhiễm môi trường…

Qua nghiên cứu, các ý kiến từ khảo sát cho thấy doanh nghiệp FDI được hưởng nhiều ưu đãi từ chính sách tín dụng của địa phương.

“Tín dụng thì rất dễ vay vốn. Doanh nghiệp FDI vay vốn còn dễ hơn những DN trong nước và lãi suất thấp hơn.” (Cán bộ hành chính một doanh nghiệp FDI, 32 tuổi)

* Các dịch vụ khác

Về dịch vụ đất đai. Đa số các DN đều nhận định giá thuê đất ở Bình Dương, kể cả trong và ngoài KCN đều phù hợp cho DN. Tuy nhiên chi phí quản lý và cơ sở mặt bằng cao.

“Công ty chị thuê đất trong 41 năm. Giá đất mỗi năm là 0.175 USD/m2, còn tiền cơ sở hạ tầng là 40USD/m2, chi phí quản lý là 0.25 USD/m2. Tiền thuê


đất thì thấp, còn chi phí quản lý, cơ sở hạ tầng cao quá” (Trưởng phòng hành chính một doanh nghiệp FDI, 32 tuổi).

Về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Các ý kiến được khảo sát đều cho rằng đảm bảo theo quy định. Tuy nhiên việc sử dụng bảo hiểm y tế có một số bất cập.

“Công nhân của tôi đi khám lúc ba giờ chiều, mà phòng khám bảo hết giờ khám bảo hiểu, bắt phải khám dịch vụ. Vấn đề này nhiều năm trước tôi đả ý kiến lên UBND tỉnh” (Cán bộ nhân nhân sự một doanh nghiệp FDI, 44 tuổi).

Một số dịch vụ khác như: tư vấn pháp lý, thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, dịch vụ vận tải, logistics, kiểm hóa, dịch vụ liên quan đến khoa học – công nghệ, phòng cháy chữa cháy… qua khảo sát cho thấy chưa đầy đủ, đồng bộ và chưa hấp dẫn DN.

2.2.2. Đánh giá hiệu quả của môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Hiệu quả của việc hoàn thiện môi trường FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương được phản ánh cụ thể thông qua kết quả thu hút FDI của tỉnh Bình Dương trong những năm qua.

2.2.2.1. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc hoàn thiện môi trường thu hút FDI phản ánh qua kết quả thu hút FDI về số lượng

* Số lượng dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đơn vị tính: dự án


Biểu đồ 2 3 Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương được 1

Biểu đồ 2.3: Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương được cấp phép mới hằng năm (từ 1997 đến 2015)

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2015)


Hoạt động thu hút nguồn vốn FDI có những tiến triển đáng kể qua từng năm. Theo số liệu của cục thống kê Bình Dương, tổng số dự án có nguồn vốn FDI được cấp phép tăng dần vào 5 năm (2010-2015) với tổng vốn đăng ký trung bình vào khoảng 1.860 triệu USD/năm với giá trị cao nhất đạt 3.287 triệu USD vào năm 2015. Kết quả thu hút các dự án FDI hằng năm từ khi tái lập tỉnh đến năm 2015 được thể hiện qua biểu đồ 2.3.

Nếu như năm 1988, năm bắt đầu đánh dấu thu hút FDI, toàn tỉnh chỉ có 1 dự án đăng ký vốn là 1,2 triệu USD, thì đến năm 2010 số dự án FDI lũy kế là 2.006 dự án với số vốn đăng ký 13,7 tỷ USD. Giai đoạn 2011-2015, vốn đăng ký FDI (kể cả vốn đăng ký bổ sung) đạt 10,2 tỷ USD, bằng khoảng 80% cả 23 năm trước đó (Cục thống kê tỉnh Bình Dương, tính toán của tác giả).

Nhìn chung trong 10 năm đầu tái lập tỉnh (1997 đến 2007), các dự án FDI được cấp giấy phép hằng năm tại Bình Dương tăng dần đều, với tốc độ bình quân 24,5%/năm (tính toán của tác giả). Dù rằng chính quyền địa phương vẫn luôn quan tâm cải thiện MTĐT, nhưng trong giai đoạn tiếp theo (từ 2008 đến 2010), số dự án FDI được cấp phép mới hằng năm tại Bình Dương lại giảm, do đây là giai đoạn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (từ năm 2008).

Thế nhưng ngay sau đó (từ năm 2011 đến nay), số lượng dự án FDI đầu tư mới hằng năm có bước khởi sắc trở lại. Đặc biệt trong giai đoạn này, vào năm 2014 dù xảy ra vụ bạo động lịch sử của công nhân trong các KCN (vào ngày 13/5/2014), nhưng với những động thái giải quyết kịp thời của chính quyền địa phương, Bình Dương vẫn duy trì tốc độ thu hút dự án đầu tư của các DN nước ngoài.

* Giá trị vốn đầu tư của doanh nghiệp FDI

Bảng 2.4. thể hiện tình hình tổng vốn đầu tư FDI tăng mới mỗi năm. Từ năm 1997 đến 2007, cùng với sự gia tăng của số lượng dự án, tổng vốn đầu tư hằng năm cũng tăng đều qua các năm, với tốc độ gia tăng mỗi năm trong giai đoạn này là 24,2% (tính toàn của tác giả), tương ứng với tốc độ gia tặng số dự án đầu tư FDI trong cùng giai đoạn.


Trong 2008 và 2009, tổng vốn FDI đầu tư vào Bình Dương tuột dốc trầm trọng, từ 2.838,15 triệu USD vào năm 2007, xuống còn 410,63 vào năm 2010, con số này chỉ bằng tổng vốn đầu tư FDI mới hằng năm của giai đoạn đầu khi mới tái lập tỉnh.

Đơn vị tính: triệu USD


Biểu đồ 2 4 Tổng vốn đăng ký mới của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp 2

Biểu đồ 2.4: Tổng vốn đăng ký mới của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương hằng năm (từ 1997 đến 2015)

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2015)

Từ năm 2010, vốn đầu tư FDI vào Bình Dương có xu hướng khởi sắc lại. Đặc biệt trong 02 năm 2012 và 2015, tốc độ gia tăng nguồn vốn FDI vượt trội hơn hẳn so với tỷ lệ tăng số lượng dự án của cùng năm đó.

Biểu đồ 2.5 cho thấy tỷ trọng vốn FDI giai đoạn từ 2011 đến 2015 luôn chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng số nguồn vốn đầu tư vào các khu vực trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đặc biệt, nếu năm 2011 nguồn vốn đầu tư vào khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 39,5% - tính toán của tác giả), thì các năm sau đó, vốn FDI đã thay thế vị trí dẫn đầu khi so sánh giữa các khu vực và ngày càng có chiều hướng gia tăng. Đến năm 2015, tỷ trọng vốn FDI trong tổng nguồn vốn đầu tư vào các khu vực đã lên đến 48,4%.

Từ kết quả phân tích số lượng dự án và giá trị nguồn vốn FDI vào Bình Dương trong những năm qua cho thấy, môi trường thu hút FDI đã được cải thiện qua từng năm, do đó cá số lượng dự án và giá trị nguồn vốn FDI đều có chiều hướng gia tăng qua các năm. Riêng đối với giai đoạn 2008-2010, do khủng hoảng tài chính toàn cầu nên kết quả thu hút FDI vào Bình Dương cũng bị ảnh hưởng đáng kể, nhưng ngay sau đó, tình hình thu hút FDI vào Bình Dương đã sớm hồi phục.


Đơn vị tính: tỷ đồng


Biểu đồ 2 5 Tỷ trọng vốn đầu tư theo khu vực trên địa bàn tỉnh Bình 3

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng vốn đầu tư theo khu vực trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo giá hiện hành

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2015)

Tuy giá trị nguồn vốn FDI vào Bình Dương những năm gần đây luôn khởi sắc và chiếm tỷ trọng ngày càng cao, tuy nhiên tốc độ tăng giữa số lượng dự án và giá trị nguồn vốn có sự biến đổi không đồng nhất, và dấu hiệu khởi sắc sau suy thoái chỉ vừa trong giai đoạn ngắn, điều đó cho thấy tình hình thu hút đầu tư FDI vào Bình Dương đang phát triển nhưng chưa đảm bảo sự ổn định, bền vững.

2.2.2.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc hoàn thiện môi trường thu hút FDI phản ánh qua kết quả thu hút FDI về chất lượng

* Cơ cấu quốc gia đầu tư FDI

Xếp theo số dự án FDI thì Đài Loan đang dẫn đầu với số dự án chiếm khoảng 28,3% tổng dự án, xếp thứ hai là Hàn Quốc với tỷ lệ 21,4%, thứ ba là Nhật Bản với tỷ lệ 9,9% kế tiếp là Trung Quốc (7,9%), Singapore (4,6%)…

Xét về quy mô dự án theo quốc gia thì Quần đảo Caymen đứng đầu với vốn đăng ký bình quân là 56,23 triệu USD/dự án, xếp thứ hai là Samoa 40,53 triệu

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 06/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí