CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TIẾP TỤC HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
3.1. Dự báo về các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện môi trường thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương
3.1.1. Các yếu tố thuận lợi
Những kết quả đạt được trong quá trình thu hút FDI của Bình Dương thời gian qua, cũng như những thành tựu về kinh tế - xã hội qua 20 năm tái lập tỉnh, cùng với sự đoàn kết, thống nhất trong lãnh đạo, điều hành là nền tảng, động lực quan trọng để Bình Dương hoàn thiện môi trường thu hút FDI (Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Bình Dương, 2014). Bên cạnh đó, nhiều yếu tố sẽ tiếp tục là thế mạnh của Bình Dương trong việc thu hút các Nhà đầu tư:
- Bình Dương là cửa ngõ giao thương giữa các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung với Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế của cả nước; có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua (Quốc lộ 13, đường Hồ Chí Minh, đường vành đai 3, vành đai 4, đường Xuyên Á; cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 - 15 km).
- Địa hình của tỉnh Bình Dương tương đối bằng phẳng, nền đất cứng; ít bị ảnh hưởng bởi thiên tai bão, lũ,… là điều kiện thuận lợi cho việc dựng nhà xưởng phát triển công nghiệp.
- Thái độ cầu thị, sự năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh trong việc đối thoại với DN; lãnh đạo các cấp, các ngành thường xuyên tiếp xúc, gặp gỡ, lắng nghe và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của các DN, nhà đầu tư.
Có thể bạn quan tâm!
- Dân Số Trung Bình Của Tỉnh Bình Dương Từ Năm 1997 Đến 2015
- Đánh Giá Hiệu Quả Của Môi Trường Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Dương
- Cơ Cấu Vốn Fdi Theo Ngành Kinh Tế Và Quy Mô Dự Án Fdi Còn Hiệu Lực Giai Đoạn 1998-2015 Tại Bình Dương
- Xây Dựng Đồng Bộ Hệ Thống Kết Cấu Hạ Tầng Kinh Tế - Xã Hội Phục Vụ Doanh Nghiệp Fdi
- Hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 14
- Hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 15
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
- Chính quyền tỉnh đã có nhiều giải pháp tích cực trong việc khai thác các nguồn lực đầu tư đồng bộ, hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng. Tỉnh luôn sử dụng nguồn ngân sách đúng mục đích và đúng đối tượng. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước được sử dụng ngày càng hiệu quả, như một “cú hích”, “vốn mồi” để ra đời hàng loạt công trình giao thông, bệnh viện, trường học, điện lưới, bưu chính viễn thông, khu đô thị, khu dân cư,…
- Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng bộ tỉnh, Bình Dương đang xây dựng Chương trình phát triển đô thị giai đoạn 2016-2020. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu hàng đầu là cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020 và là đô thị loại một. Đây là cơ sở nhằm đánh giá thực trạng đô thị Bình Dương, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm sớm đạt mục tiêu “Xây dựng Bình Dương trở thành đô thị văn minh, hiện đại”. (Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ X).
3.1.2. Các yếu tố khó khăn
- Dù đạt được nhiều kết quả, nhưng công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh còn một số tồn tại, khó khăn. Khó khăn lớn nhất trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản những năm gần đây vẫn là khâu đền bù, giải tỏa và bàn giao mặt bằng thi công còn chậm. Một số hộ dân chưa đồng thuận với phương án đền bù (chủ yếu là về đơn giá đền bù), dẫn đến việc kéo dài thời gian thực hiện dự án so với quy định. Theo UBND tỉnh Bình Dương, điều kiện kinh tế của tỉnh đang tăng trưởng nhanh, dẫn đến nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh rất lớn so với nguồn vốn đầu tư. Do đó, việc cân đối nguồn vốn cho các công trình, dự án gặp nhiều khó khăn. Chủ yếu là dành cho một số dự án trọng điểm có tổng mức đầu tư lớn và các công trình trường học ở các thị xã, thành phố phía Nam của tỉnh.
- Bên cạnh đó, nhiều nhà thầu còn hạn chế về năng lực thi công, chưa phối hợp tốt với các chủ đầu tư dẫn đến công tác triển khai thực hiện dự án còn chậm, ảnh hưởng đến thời gian thực hiện dự án; các chủ đầu tư còn dựa vào các đơn vị tư vấn, chưa quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát, báo cáo về tình hình triển khai thực hiện dự án.
- Nhiều địa phương hiện nay cũng tập trung triển khai chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước, sự chuyển dịch lao động ngoại tỉnh sẽ đặt ra những vấn đề về nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu của khu vực FDI. Bên cạnh đó, Bình Dương còn đứng trước sự cạnh tranh về điều kiện địa lý, khoảng sản… và các điều kiện tự nhiên đặc thù khi DN FDI đầu tư vào các ngành nghề không phải là thế mạnh của địa phương (như khai khoáng, du lịch,…).
- Nhiều cơ chế, chính sách pháp luật ở Việt Nam chưa đồng bộ và thường xuyên thay đổi, gây khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài trong quá tiếp cận và thực thi ở MTĐT tại Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng.
- Bên cạnh đó, những bức xúc trong quan hệ lao động, trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo, tình hình tội phạm… cũng tiềm ẩn những nguy cơ làm mất ổn định an ninh trật tự cả hội, ảnh hưởng đến môi trường thu hút FDI của tỉnh.
3.2. Quan điểm hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Trên cơ sở quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về thu hút FDI, Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ X đã đề ra chủ trương về mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại là: Triển khai các giải pháp đồng bộ, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hoạt động đối ngoại nhằm phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Củng cố và phát triển các mối quan hệ hợp tác hữu nghị đã được ký kết và tiếp tục mở rộng mối quan hệ hợp tác với các địa phương và các đối tác nước ngoài, tập trung vào một số quốc gia là đối tác chiến lược, đối tác toàn diện của nước ta, có trình độ công nghệ hiện đại (Văn kiện Đại hội X Đảng bộ tỉnh Bình Dương.
Dự án “Điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020 va định hướng đến năm 2025” đã nêu rõ một số quan điểm:
- Công nghiệp phát triển bền vững, chú trọng nâng cao chất lượng tăng trưởng; công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao; công nghiệp hỗ trợ. Xây dựng công nghiệp đạt trình độ tiên tiến và hiện đại, nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Phát triển công nghiệp trên cơ sở phát huy tổng hợp các nguồn lực của các thành phần kinh tế, trong đó động lực phát triển là khu vực dân doanh và đầu tư nước ngoài, xem thu hút đầu tư nước ngoài là nguồn lực quan trọng để phát triển công nghiệp. Phát triển hạ tầng để tiếp tục thu hút FDI và DN trong nước tạo động lực thúc đẩy các ngành khác phát triển.
- Hướng các DN đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch. Phát triển công nghiệp ở khu vực phía Nam theo hướng đầu tư chiều sâu, tăng
trưởng về chất. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp vùng phía Bắc, gắn phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Vận động chuyển đổi công năng của một số KCN ở phía Nam lên phía Bắc để phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện đại; làm cơ sở phát triển mạnh các ngành dịch vụ của tỉnh.
- Phát triển công nghiệp chú trọng bảo vệ môi trường, gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia và giải quyết các vấn đề xã hội.
Như vậy, trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện chủ trương đã nêu trên, thu hút nhiều hơn và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn FDI, Bình Dương cần thống nhất và quán triệt một số quan điểm chung sau đây trong quá trình hoàn thiện môi trường thu hút FDI:
Thứ nhất: Nâng cao hơn nữa nhận thức và quyết tâm hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư FDI với tinh thần “Trải chiếu hoa mời gọi đầu tư, trải thảm đỏ thu hút nhân tài”; xem đó là môi trường sống của doanh nghiệp FDI; là kết quả sự tổng hòa các yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh với kết quả thực hiện pháp luật và nâng cao năng lực quản lý và kiến tạo của nhà nước cấp tỉnh về lĩnh vực thu hút đầu tư FDI; đóng vai trò quyết định đến kết quả thu hút đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh.
Thứ hai: Hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư FDI phải kết hợp căn cứ nhu cầu nguyện vọng của nhà đầu tư với định hướng thu hút FDI của nhà nước trung ương và địa phương. Căn cứ nhu cầu nguyện vọng của nhà đầu tư là căn cứ chủ yếu,giúp cho việc hoàn thiện môi trường đầu tư có căn cứ thực tiễn; mang lại hiệu quả cao;giúp phân biệt đâu là việc lâu dài,đâu là việc cấp bách trước mắt. Căn cứ định hướng thu hút FDI của nhà nước giúp cho quá trình hoàn thiện MTĐT găn liền với lợi ích của đất nước,phù hợp với khả năng, điều kiện của tỉnh.
Thứ ba: Hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư FDI cần kết hợp yêu cầu đồng bộ với yêu cầu có trọng tâm trọng điểm. Sự đồng bộ biểu hiện ở việc thực hiện đồng thời tất cả các yếu tố của môi trường thu hút đầu tư FDI từ việc hoàn thiện môi trường pháp luật,nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; xây dự kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển công nghiệp hỗ trợ và các dịch vụ có liên quan đến thu hút đầu tư FDI. Thực hiện có trọng tâm
trọng điểm là cần tập trung cao nhất cho 2 yếu tố then chốt đó là: hoàn thiện môi trường pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đặc biệt là công tác cải cách thủ tục hành chính và xây dự kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Thứ tư: Kết hợp nhịp nhàng vai trò của nhà nước cấp trung ương với cấp tỉnh để thực hiện có kết quả cao nhất việc hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh. Nhà nước trung ương tập trung cho nhiệm vụ hoàn thiện môi trường pháp luật và đề ra chiến lược và các chính sách thu hút đầu tư FDI. Nhà nước cấp tỉnh tập trung cho nhiệm vụ nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước địa phương; hoàn thiện kết cấu hạ tẩng kinh tế-xã hội; phát triển nguồn nhân lực; phát triển công nghiệp hỗ trợ và các dịch vụ có liên quan.
Thứ năm: Qúa trình hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư FDI phải thực hiện theo qui hoạch và xã hội hóa huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế. Thực hiện theo qui hoạch giúp cho quá trình hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư FDI có hiệu quả cao trên cơ sở xử lý mối quan hệ đồng bộ, không chồng chéo, lãng phí giữa môi trường thu hút đầu tư FDI với đầu tư trong nước; môi trường bên trong của các doanh nghiệp FDI với nhu cầu bên ngoài của cộng đồng DN, dân cư chung quanh khu công nghiệp tập trung. Huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế để thực hiện MTĐT FDI nhằm tạo nguồn lực cao nhất cho quá trình hoàn thiện; nâng cao hiệu quả, tránh lãng phí.
3.3. Một số giải pháp
Từ những nhân tố ảnh hưởng đến MTĐT cũng như những tác động của MTĐT đến việc phát triển kinh tế - xã hội mà trong thời gian tới cần ưu tiên công tác hoàn thiện MTĐT theo hướng ngày càng minh bạch thông thoáng, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Sau đây là một số giải pháp nhằm hoàn thiện MTĐT cũng như thúc đấy việc thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương:
3.3.1. Hoàn thiện môi trường pháp luật và quản lý nhà nước về thu hút đầu tư FDI
Môi trường pháp luật và quản lý nhà nước là yếu tố cơ bản, chi phối trực tiếp đến quyết định của DN nước ngoài khi lựa chọn một địa phương để đầu tư. Việc hoàn thiện môi trường pháp luật và hiệu quả quản lý nhà nước là giải pháp trực tiếp
nhất mà chính quyền tỉnh Bình Dương cần thực hiện để nâng cao năng lực FDI và các thành phần kinh tế khác.
Để môi trường pháp luật thông thoáng, rõ ràng, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp FDI, chính quyền địa phương cần quan tậm thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:
* Hoàn thiện môi trường pháp luật
Từ những tồn tại, hạn chế trong các quy định của pháp luật, tác giả đưa ra một số kiến nghị như sau:
- Đối với việc đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp FDI, đề nghị xem xét quy định này của Luật Doanh nghiệp năm 2014 hoặc Luật Đầu tư năm 2014 theo hướng yêu cầu thống nhất đăng ký kinh doanh tập trung đối với tất cả các công ty và pháp nhân có hoạt động kinh doanh.
- Đối với việc báo cáo nội dung thay đổi thông tin của người quản lý DN, đề nghị xem xét lại Điều 12 Luật Doanh nghiệp năm 2014 để bỏ quy định cung cấp các nội dung không có trong Giấy chứng nhận đăng ký DN và Giấy đề nghị đăng ký DN khi thay đổi thông tin người quán lý DN. Chỉ phải báo cáo một số nội dung thật sự cần thiết, có ý nghĩa trong việc theo dõi, quản lý nhà nước.
- Đối với việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC) và Giấy chứng nhận đầu tư (IRC), cần nghiên cứu điều chỉnh mâu thuẫn giữa quy định tại Điều 32 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và khoản 1 Điều 5 Thông tư 19/2014/TT-NHNN ngày 11/8/2014 của Ngân hàng nhà nước, hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Vì theo Luật Doanh nghiệp yêu cầu phải góp vốn trước mới làm thủ tục tăng vốn điều lệ. Ngược lại, Pháp lệnh Ngoại hối lại yêu cầu làm thủ tục tăng vốn điều lệ trước, sau mới cho phép góp vốn.
- Đối với quy định việc thay đổi nội dung đăng ký DN, cần nghiên cứu lại Điều 32 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về Thông báo thay đổi nội dung đăng ký DN và Điểm b khoản 1 Điều 33 Luật này. Vì theo điểm b khoản 1 Điều 33 Luật này thì thông tin về “Danh sách cổ đông sáng lập” không có trong Giấy chứng
nhận đăng ký DN cũng như Giấy đề nghị đăng ký DN, nên yêu cầu phải thông báo khi có thay đổi và phải công bố thông tin là không hợp lý.
* Nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước
- Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển đô thị, thu hút đầu tư FDI. Tỉnh cần tiếp tục hoàn chỉnh và triển khai quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2020. Đảm bảo đồng bộ giữa các quy hoạch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong GDP, mặt khác tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong quy hoạch, cần quan tâm giải quyết triệt để việc đền bù giải phóng mặt bằng.
- Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm xúc tiến đầu tư nước ngoài cấp tỉnh.
- UBND nên phân công đơn vị giám sát và kiểm tra việc thực thi các chính sách về thủ tục hành chính tại các đơn vị hành chính trực thuộc. Đồng thời, cần xem lại cách phổ biến những thay đổi chính sách một cách hiệu quả hơn và có hướng dẫn chi tiết, rõ ràng về thủ tục để người dân và doanh nghiệp có thể thực hiện mục tiêu cuối cùng là xây dựng chính phủ điện tử. Kiến nghị các Ngành có liên quan cần đầu tư nghiên cứu trước khi ban hành những quy định mới về chính sách đối với doanh nghiệp FDI, tránh việc ban hành quá nhiều văn bản.
- Công tác phổ biến, kiểm tra thực hiện chính sách của chính quyền địa phương cần được thực hiện thường xuyên, minh bạch. Đối với công tác hậu kiểm sau khi đăng ký kinh doanh, kiến nghị tỉnh cần có quy định giao cho 01 cơ quan đầu mối điều phối kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của doanh nghiệp FDI.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Trang bị cho lãnh đạo và cán bộ công chức những nhận thức đúng đắn về khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh biện pháp tuyên truyền, cũng cần có những chế tài mạnh, xử lý nghiêm minh những hành vi gây phiền hà, sách nhiễu, quan liêu, hách dịch, những hành vi phá hoại phi lý của những cá nhân lãnh đạo hoặc nhóm công dân đối với hoạt động của các DN, tạo tâm lý không an toàn trong các nhà đầu tư.
- Thường xuyên tổ chức gặp gỡ nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhà đầu tư.
- Bảo đảm an ninh, trật tự cho doanh nghiệp. Xây dựng quốc phòng vững mạnh. Bảo đảm ổn định vững chắc an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. Tạo bước chuyển biến mới rõ rệt về trật tự, an toàn xã hội, nếp sống đô thị, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Nâng cao năng lực của chính quyền địa phương trong ổn định chính trị, tạo dựng niềm tin, sự an toàn cho các nhà đầu tư là hết sức cần thiết.
- Đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư
+ Để thu hút được những dự án đầu tư quy mô lớn, có tiềm lực về công nghệ hiện đại, thương hiệu mạnh… nhằm góp phần cải thiện cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp của tỉnh và nâng cao chất lượng phát triển, công tác xúc tiến đầu tư cần được quan tâm đổi mới cả về hình thức và nội dung. Đây là một giải pháp quan trọng và có chọn lọc để thu hút đầu tư FDI nhằm phát triển công nghiệp bền vững.
+ Các nhà đầu tư chọn Bình Dương để thực hiện dự án chủ yếu trên cơ sở những lợi ích thực tế mà nhà đầu tư sẽ có được từ MTĐT của tỉnh. Vì vậy, công tác xúc tiến đầu tư theo hướng cung cấp những thông tin giúp cho DN thấy được những lợi ích từ MTĐT của tỉnh.
+ Trong công tác xúc tiến đầu tư, ngoài việc tiếp cận DN qua các buổi gặp gỡ, các hội thảo, thông qua các đợt tiếp xả giao, Tỉnh cần đầu tư Trung tâm xúc tiến đầu tư nước ngoài để đưa hoạt động vào tổ chức, hoạt động bản bản.
- Hoàn thiện thủ tục hành chính trước, trong và sau giấy phép
+ Tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án 30 của UBND tỉnh Bình Dương về đơn giản hóa các thủ tục hành chính.
+ Nhận được giấy phép đầu tư hay giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới chỉ là bước đầu tiên trong việc triển khai dự án đầu tư. Vì vậy, các Sở, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố cần hoàn thiện các thủ tục hành chính sau giấy phép đầu tư để hỗ trợ các nhà đầu tư nhanh chóng đưa dự án vào triển khai.
+ Các thủ tục sau giấy phép đầu tư cần được cải cách theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch và giảm phiền hà, rút ngắn được thời gian cho DN, bao gồm: