% Thuế Trong 4 Năm Tiếp Theo, Hiện Nay Là Miễn 2 Năm, Giảm 2 Năm, Tuy Nhiên Công Ty Của Chị Cũng Không Gặp Mấy Khó Khăn Về Việc Nộp Thuế, Đây Là Những Quy


- Bổ sung mới các KCN: Bình Dương Riverside ISC với diện tích 600 ha, Tân Lập I với diện tích 200 ha, VSIP III với diện tích 1.000 ha và Vĩnh Lập với diện tích 500 ha vào Quy hoạch phát triển các KCN cả nước đến năm 2020.

Có 25 KCN được Ban Quản lý các KCN Bình Dương quản lý, với tổng diện tích quy hoạch là 7.539,59 ha; trong đó có 23 KCN đi vào hoạt động với 6.984,69 ha; còn 02 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Các KCN đã hoàn thành việc xây dựng cơ bản, thì kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN được đầu tư đồng bộ và hiện đại.

Về quy mô, bình quân diện tích mỗi KCN khoảng 300ha/khu. Các KCN được phân bổ chủ yếu trên địa bàn 6 huyện, thị, thành: Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên, Bắc Tân Uyên,Thủ Dầu Một.

- Cải cách hành chính

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 93/2003/QĐ- TTg ngày 22/6/2007 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thì Bình Dương đã nhanh chóng tổ chức triển khai việc học tập và xây dựng đề án. Công tác “công khai hóa” các loại thủ tục hành chính cùng với các quy định về mức thu phí và lệ phí cụ thể để thực hiện thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp cũng được thực hiện nhanh chóng với tinh thần chủ động cao. Đặc biệt, UBND tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông đối với 100% sở, ban, ngành, UBND huyện, xã trên địa bàn tỉnh (UBND tỉnh Bình Dương, 2015b).

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết thủ tục hành chính, tỉnh Bình Dương đã thành lập bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Bình Dương đã đưa vào hoạt động Trung tâm hành chính tập trung (khánh thành từ tháng 2/2014).

Tính đến năm 2015, đã có hơn 1.801 thủ tục hành chính (thuộc lĩnh vực có thẩm quyền giải quyết), đạt 100% được giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian xử lý thủ tục cấp phép đầu tư cho doanh nghiệp hiện nay giao động từ 10 đến 14 ngày, nhanh hơn nhiều so với trước đây – từ 20 đến 25 ngày. Thời gian hoàn thành theo lịch hẹn cũng đảm bảo hơn trước.


Tuy nhiên, số lượng các giấy tờ cần thiết theo thủ tục thì không thay đổi, thậm chí có phần chặt chẽ hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Trong giai đoạn 2011-2015, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành 10 Quyết định để công bố 785 TTHC, nâng tổng số TTHC được áp dụng trên địa bàn tỉnh là 1.824 thủ tục. 100% TTHC công bố đã được cập nhật, mở công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC, trên Trang thông tin điện tử của tỉnh và niêm yết tại nơi giải quyết TTHC.

Với những cải cách hành chính đột phá, tỉnh Bình Dương đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp cận thông tin kịp thời; giúp tiết kiệm kinh phí, thời gian, từ đó dễ dàng nắm bắt được những cơ hội đầu tư.

Hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 8

Kết quả khảo sát cho thấy đa số các doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng Bình Dương có nhiều tiến bộ trong cải cách hành chỉnh những năm gần đây.

“Công ty chị thì chưa có bất kì phàn nào, khiếu nại hoặc không hài lòng nào mang tính chất nghiêm trọng đối với các thủ tục hành chính của các cơ quan quản lí Nhà nước” (Chuyên viên tư vấn pháp lý một doanh nghiệp FDI, 38 tuổi)

Tuy nhiên cũng có một số doanh nghiệp cho rằng thủ tục hành chính cần tiếp tục cải tiến.

“Tôi thấy thủ tục có cải tiến nhưng vẫn còn rườm rà lắm, cần cải tiến thêm nữa. Về quy định của Nhà nước có nhiều cái chưa hoàn thiện hợp lí lắm. Dĩ nhiên tôi thấy vấn đề đó Nhà nước, chính phủ cũng đang từ từ hoàn thiện dần. Ngoài ra, hạn chề còn do trình độ quản lí và trình độ thao tác nghiệp vụ của cán bộ trực tiếp tiếp nhận, xử lí hồ sơ”. (Trưởng phòng hành chính một doanh nghiệp FDI, 37 tuổi)

Ngoài ra, các doanh nghiệp có những phàn nàn về nhiều vấn đề khác nhau về thủ tục hành chính. Đó là sự thiếu minh bạch trong pháp luật và các chính sách mới mà các doanh nghiệp nước ngoài gặp khó khăn trong việc nắm bắt, thực thi. Ngoài ra, thủ tục hành chính rườm rà và phức tạp, thiếu sự thống nhất giữa các cấp quản lý, trùng lắp khi thông qua các sở ban ngành. Các chương trình tập huấn nghiệp vụ mang tính hình thức, chưa phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp cũng được đề


cập. Các doanh nghiệp mong muốn các nhà quản lý và chính quyền tỉnh Bình Dương lưu ý cải thiện các vấn đề này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp FDI, tăng thu hút FDI trong tương lai.

Chính quyền Bình Dương đã thể hiện năng lực quản trị của mình khi chi phí không chính thức khu vực FDI có mức tỷ lệ thấp nhất và duy trì từ năm 2005 cho đến nay.

“Tỷ lệ doanh nghiệp FDI ở Bình Dương cho biết họ gặp bất lợi trong tham gia đấu thầu các hợp đồng cho cơ quan nhà nước nếu không chi trả tiền hoa hồng cũng thấp xa so với mức trung bình toàn quốc. Chỉ có 50% doanh nghiệp cảm thấy sẽ bị thiệt thòi trong quá trình lựa chọn nhà thầu nếu không chi trả tiền hoa hồng và 92% trong số này cho rằng tần suất gặp bất lợi chỉ là “đôi khi” (VCCI, USAID, 2014).

Tuyệt đại đa số các doanh nghiệp được phỏng vấn đều thừa nhận có chi phí không chính thức trong quá trình hoạt động, tuy nhiên chi phí này không đáng kể.

“Chi phí không chính thức là vấn đề khó nói. Đối với khách hàng thì công ty chị phải chi 10 đến 15%, còn chi phí này đối với cơ quan Nhà nước thì không đáng kể, trừ khi công ty có vấn đề ghì, công ty chị chỉ chiếm khoảng 1 đến 2% hoặc thấp hơn” (Trưởng phòng hành chính một doanh nghiệp FDI, 32 tuổi).

- Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

Thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020, trong thời gian qua, Bình Dương đã chủ động đề ra nhiều giải pháp đột phá. Việc quản lý, tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được đổi mới, từng bước nâng cao năng lực quản lý để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Căn cứ Quyết định của UBND tỉnh về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015, các sở, ngành được phân công đã xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt đề án đảm bảo nguồn nhân lực trên các lĩnh vực để tổ chức triển khai thực hiện. Tính từ năm 2011-2014, hơn 30.000 lượt CBCCVC của tỉnh được cử đi bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước, lý luận chính trị, cập nhật kiến thức quốc


phòng, ngoại ngữ, tin học, kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế, kỹ năng giao tiếp hành chính. Cụ thể, đối với chức danh quản lý, lãnh đạo đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho 1.557 lượt CB, ngạch CC hành chính 3.793 lượt, viên chức sự nghiệp, 20.696 lượt, đại biểu hội đồng nhân dân 62 lượt, CBCC cấp xã 4.520 lượt (UBND tỉnh Bình Dương, 2015b).

Cùng với việc đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC tại chỗ, việc thu hút người có trình độ cao vào làm việc trong một số ngành nghề, lĩnh vực tỉnh có nhu cầu cũng được triển khai thực hiện. Tính đến cuối năm 2014, tỉnh đã thực hiện thu hút 343 người có học hàm, học vị trong và ngoài tỉnh về công tác ở tỉnh, trong đó có 03 Phó Giáo sư – Tiến sĩ, 37 Tiến sĩ, 303 Thạc sĩ (UBND tỉnh Bình Dương, 2015b).

Dù có nhiều bước phát triển trong công tác quản lý, bồi dưỡng cán bộ, tuy nhiên, từ kết quả nghiên cứu, có một số ý kiến cho rằng, trình độ quản lý và thao tác nghiệp vụ của cán bộ ở bộ phận tiếp nhận hồ sơ (bộ phận một cửa) ở Tòa nhà trung tâm hành chính vẫn còn chưa tốt.

“Doanh nghiệp hài lòng khoảng 80%. Thứ nhất là về quy định của Nhà nước có nhiều cái chưa hoàn thiện hợp lí lắm. Dĩ nhiên chị thấy vấn đề đó Nhà nước, chính phủ họ cũng đang từ từ hoàn thiện dần. Thứ hai là do trình độ quản lí và trình độ thao tác nghiệp vụ của cán bộ trực tiếp tiếp nhận, xử lí hồ sơ.” (Chuyên viên tư vấn pháp lú của một doanh nghiệp FDI, 38 tuổi)

- Hoạt động gặp gỡ nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhà đầu tư

Với thái độ cầu thị, sự năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh trong việc đối thoại với doanh nghiệp; lãnh đạo các cấp, các ngành thường xuyên tiếp xúc, gặp gỡ, lắng nghe và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, nhà đầu tư… là một lợi thế khiến chủ doanh nghiệp các quốc gia đánh gia cao MTĐT ở Bình Dương.

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, việc tiếp cận các doanh nghiệp nước ngoài được lãnh đạo tỉnh chú trọng, thông qua việc lãnh đạo tỉnh tổ chức các buổi gặp gỡ doanh nghiệp tại địa phương hoặc qua các chuyến công tác nước ngoài để tìm hiểu và tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp FDI. Qua đó cho thấy, công tác xúc


tiến thu hút FDI cơ bản đảm bảo, tuy nhiên có một hạn chế đó là, cho đến nay Bình Dương vẫn chưa có Trung tâm xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài.

“Dù không có trung tâm thu hút đầu tư, nhưng cơ chế của mình là kết hợp giữa Nhà nước và Doanh nghiệp để mời gọi đầu tư. Ví dụ như các thị trường: Nhật bản, Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu… thì trong những chuyến công tác, lãnh đạo tỉnh của mình thường kết hợp với những doanh nghiệp để qua đó tổ chức các hội thảo thu hút đầu tư, bàn tròn tiếp xúc doanh nghiệp để giới thiệu về tỉnh Bình Dương. Đội ngũ xúc tiến đầu tư rất năng động, qua đó mình sẽ giới thiệu được hình ảnh Bình Dương tới các chủ đầu tư FDI” (Lãnh đạo một cơ quan Nhà nước, 32 tuổi).

- Bảo đảm an ninh, trật tự cho doanh nghiệp

Các chính sách bảo vệ nhà đầu tư ở Bình Dương được thể hiện rõ sau sự việc phá hoại nhà máy của công nhân vào năm 2014. Theo đó, lãnh đạo tỉnh đã yêu cầu các cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp trước mắt để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, thống kê thiệt hại để có biện pháp khắp phục phù hợp. Cụ thể là tỉnh đã hỗ trợ một phần kinh phí cho các doanh nghiệp bị thiệt hại nặng và xin ý kiến của Thủ tướng về các trường hợp đền bù vượt quá thẩm quyền; đối với doanh ngiệp có mua bảo hiểm sẽ tiến hành thủ tục chi trả bảo hiểm. Tất cả được thực hiện trên tinh thần “thiện chí đến mức cao nhất” để khôi phục lòng tin của nhà đầu tư. Đồng thời, tỉnh cũng tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp có thể được cấp lại thủ tục, sổ sách kinh doanh cho các doanh nghiệp bị mất. Bên cạnh đó, tỉnh cũng thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ về hỗ trợ các doanh nghiệp bị thiệt hại bằng cách miễn thuế nhập khẩu, thu thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu của doanh nghiệp để phục vụ cho việc sửa chữa, thay thế máy móc, thiết bị, linh kiện bị hư hại, tổn thất (Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh, 2014).

Bình Dương luôn đề cao tiêu chí hợp tác trách nhiệm trên tinh thần chia sẻ khó khăn và cố gắng làm tốt nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Theo kết quả nghiên cứu, tình hình an ninh, trật tự xuất phát từ nội tại công nhân, lao động là vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm hơn cả.


“Lâu lâu vẫn xảy ra tình trạng đình công, biểu tình theo từng nhóm, đa phần xuất phát từ mâu thuẫn, hiểu lầm về tiền lương, quy định về giờ giấc làm việc của doanh nghiệp. Vẫn có tình trạng bảo kê công nhân chưa xử lý được. Việc trộm cướp dù vẫn còn, nhưng gần đây đã giảm bớt phần nào, do đường sá khang trang, an ninh, dân phòng đảm bảo hơn” (Cán bộ hành chính một doanh nghiệp FDI).

- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

Bám sát những chủ trương và chính sách của đảng, Bình Dương đã quán triệt và thực hiện nhanh chóng, kịp thời chủ trương, chính sách chung của Đảng và Nhà nước trong công tác thu hút vốn đầu tư. Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh còn mạnh dạn trong việc tích cực, chủ động đề ra những biện pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nhằm tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Về cơ bản, lãnh đạo tỉnh Bình Dương luôn nêu cao tinh thần chủ động trong công tác chỉ đạo, giám sát hoạt động của các cơ quan, ban ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khảo sát thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư. Đồng thời, tỉnh cũng thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm nhằm xúc tiến mời gọi đầu tư. Đặc biệt là địa phương luôn theo sát DN từ khâu đăng ký cho đến khi đi vào hoạt động để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư và kiến nghị với Chính phủ đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền để có các giải pháp phù hợp, kịp thời.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, chính quyền Bình Dương luôn chú trọng tạo điều kiện tiếp cận về đất và đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận sử dụng đất cho DN. Bên cạnh đó, Bình Dương cũng như các địa phương khác đang từng bước thực hiện chính sách cải cách ưu đãi thuế đối với DN, đặc biệt các DN có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của chính phủ. Cụ thể như ưu đãi thuế suất, miễn hoặc giảm thuế có thời hạn tối đa 9 năm; cho phép chuyển lỗ trong vòng 5 năm; hoàn thuế cho lợi nhuận tái đầu tư, cho phép được khấu hao… (Nguyễn Thị Lan, 2004).

“Giá thuê đất ở Bình Dương tương đối thấp. Chính sách thuế cũng hỗ trợ cho doanh nghiệp. Về thuế, trước đây doanh nghiệp được miễn 4 năm, giảm


50% thuế trong 4 năm tiếp theo, hiện nay là miễn 2 năm, giảm 2 năm, tuy nhiên công ty của chị cũng không gặp mấy khó khăn về việc nộp thuế, đây là những quy định chung của Nhà nước” (Cán bộ hành chính một DN FDI, 32 tuổi).

Tuy nhiên, việc thường xuyên thay đổi, bổ sung các chính sách mới (từ trung ương đấn địa phương) khiến cho DN FDI cảm thấy khó khăn trong việc tiếp cận, và thực thi, đặc biệt đối với chủ DN là người nước ngoài.

- Công tác xúc tiến đầu tư

Hoạt động xúc tiến đầu tư của Bình Dương chủ yếu do các công ty phát triển hạ tầng thực hiện như: Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ, Công ty Đầu tư và Phát triển Becamex, Công ty Cổ phần Đại Nam, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Việt Hương…, họ thành lập các văn phòng đại diện ở nước ngoài, thuê người nước ngoài phụ trách, xây dựng mối quan hệ với các phòng thương mại của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, công tác tiếp thị đầu tư của Bình Dương còn có cách làm rất riêng với dự góp mặt của chính các nhà đầu tư và tổ chức ngân hàng. Về phía tỉnh, để tiếp sức cho các hoạt động tiếp sức đầu tư, lãnh đạo Bình Dương luôn khẳng định trách nhiệm với những cam kết tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư.

Nhìn chung, năng lực quản lý của Nhà nước và tình hình cải cách hành chính là một điểm sáng của Bình Dương góp phần hoàn thiện môi trường thu hút các nhà FDI. Tuy nhiện, có môt bất cập trong quản lý Nhà nước được nhiều ý kiến đưa ra qua nghiên cứu, đó là cơ chế quản lý các DN nước ngoài hiện nay có sự chồng chéo thủ tục giữa Ban Quản lý Các KCN và Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Bình Dương, cụ thể là ở khâu cấp phép. Cùng với đó đó, trình độ quản lý công nghiệp, đô thị chưa tương xứng trong khi nguồn lực cho đầu tư xây dựng ngày càng khó khăn, năng lực thực thi, nhất là quy hoạch, xây dựng, quản lý, vận hành đô thị còn hạn chế. Những bất cập và tồn tại trong quy hoạch, xây dựng và quản lý công nghiệp, đô thị ở Bình Dương đã và đang cần có những giải pháp thấu đáo cả về khoa học lẫn thực tiễn.


2.2.1.2. Hệ thống kết cấu hạ tầng

Nhận thức được tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng trong chiến lược thu hút nhà đầu tư, trong 20 năm qua tỉnh Bình Dương đã rất chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng. Chiến lược mà tỉnh chú trọng là không tập trung vào số lượng mà phải xây dựng kỹ thuật hạ tầng đạt chất lượng tốt và đồng bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư, DN (Công ty Cổ phần Thông tin Đối ngoại, 2008). Trong đó, đặc biệt chú trọng đến triển khai xây dựng hạ tầng giao thông nhằm phát triển hài hòa các phương tiện vận tải. Để đạt được mục tiêu trên, Bình Dương đã đề ra phương hướng “phát triển giao thông phải đi trước một bước, là mũi nhọn đột phá quan trọng gắn với kết nối các trung tâm đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác” (Gia Huy, 2015). Với những chủ trương mang tính đột phá của lãnh đạo tỉnh, đến nay Bình Dương đã cho xây dựng nhiều tuyến đường huyết mạch, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kết nối hài hòa giữa các vùng, miền và địa phương.

Để có nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, lãnh đạo tỉnh đã đề ra chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật (Phương Lê, 2015). Với việc thực hiện những chính sách đón đầu, linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế, tỉnh Bình Dương đã và đang từng bước hoàn thiện cơ sơ hạ tầng, góp phần nâng tầm môi trường thu hút đầu tư nước ngoài.

* Tình hình quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp

Theo Ban Quản lý Các KCN Bình Dương, trên phạm vi toàn tỉnh, đến tháng 6/2015, trong số 28 KCN đã thành lập với tổng diện tích trên 9.500 ha, chiếm 9,5% về số lượng và 11,3% về diện tích KCN cả nước; có 26 KCN đã đi vào hoạt động (chiếm 12,3% cả nước). Ban Quản lý các KCN Bình Dương được giao quản lý 25 KCN, có tổng diện tích quy hoạch là 7.539,59 ha; trong đó có 23 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 6.984,69 ha; còn lại 02 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Các KCN đã hoàn thành việc xây dựng, thì kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN được đầu tư đồng bộ và hiện đại, góp phần thay đổi diện mạo của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh thu hút đầu tư vào KCN. Tổng diện tích đất công nghiệp của 23 KCN đang hoạt động đã cho thuê đạt 2.572 ha, tỷ lệ lấp đầy 50,5%, cao hơn bình quân chung của cả nước (tỷ lệ 48%).

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 06/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí