Lĩnh Vực Hoạt Động , Thuận Lợi, Khó Khăn Và Phương Hướng Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Dược Hậu Giang:

3.1.1.3 Mạng lưới phân phối:

Dược Hậu Giang sở hữu hệ thống phân phối rộng khắp trên toàn quốc với 12 công ty con phân phối và 24 chi nhánh, được đầu tư mua đất – xây nhà, có kho hàng đạt chuẩn GDP (Thực hành phân phối thuốc tốt ), 30 nhà thuốc, quầy lẻ trực thuộc đạt tiêu chuẩn GPP, phân phối xuống từng tuyến huyện, xã, ấp, các tỉnh thành trên toàn quốc. Đội ngũ nhân sự 1.447 nhân viên thuộc khối bán hàng, tiếp xúc và giao dịch trực tiếp với hơn 25.000 khách hàng là các nhà thuốc, doanh nghiệp tư nhân, bệnh viện, trung tâm y tế.Trong đó , có 10.154 khách hàng là thành viên câu lạc bộ khách hàng “ Cùng thịnh vượng” của DHG Pharma.

Hoạt động xuất khẩu hiện tại của DHG Pharma gồm 13 quốc gia: Moldova, Ukraina, Myanmar, Nga, Mông Cổ, Campuchia, Nigieria, Lào, Singapore, Jordan, Srilanka, Rumani, Bắc Triều Tiên. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nhóm hàng chủ lực của công ty và nhóm hàng có nguồn gốc thảo dược với thế mạnh nguồn thảo dược thiên nhiên Việt Nam.

3.1.1.4 Hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng

- Hệ thống quản lý:

Hệ thống quản lý chất lượng của Dược Hậu Giang là công cụ cung cấp những chuẩn mực cho các hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh, giúp cho cán bộ, công nhân viên thực hiện việc quản lý, kiểm soát chất lượng và công việc nhất quán, cùng với dây chuyền công nghệ tiên tiến, đội ngũ lãnh đạo, kỹ sư, công nhân vận hành có kinh nghiệm đã mang đến cho thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt.

- Hệ thống chất lượng:

Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 do tổ chức quốc tế Anh chứng nhận. Nhà máy, kho và phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn WHO/GMP/GLP/GSP.

3.1.2 Lĩnh vực hoạt động , thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang:

3.1.2.1 Lĩnh vực hoạt động:

Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất kinh doanh dược phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm

Sản xuất các dạng bào chế: viên nén, nang mềm, sủi bọt, siro, thuốc nước, thuốc cream, hỗn dịch uống và các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên...

Trên 300 sản phẩm lưu hành trên toàn quốc và được chia làm 12 nhóm: kháng sinh, nấm diệt ký sinh trùng; Hệ thần kinh; Giảm đau – hạ sốt; Mắt; Tai mũi họng – hen suyễn, sổ mũi; Tim mạch; Tiểu đường; Tiêu hóa – gan mật; Cơ xương khớp; Chăm sóc sắc đẹp; Da liễu; Vitamin và khoáng chất.

3.1.2.2 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển:

a. Thuận lợi:

Những năm qua Công ty Dược Hậu Giang đã không ngừng vươn lên thực hiện vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước trên lĩnh vực dược phẩm, tổ chức tốt mạng lưới phân phối, đưa thuốc về tới các xã vùng sâu vùng xa phục vụ kịp thời nhu cầu về điều trị và chăm sóc sức khỏe người dân. Mạng lưới phân phối đã rộng khắp trong cả nước và thị trường quốc tế như Lào, Campuchia, Moldova,…

Thương hiệu của công ty được nhiều người biết đến rộng rãi trên khắp cả nước, “ Dược Hậu Giang” là một thương hiệu có uy tín và đứng vào danh sách top 100 doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2016 ( công bố ngày 8/11/2016). Công ty còn đứng trong top 7 trong thị trường Dược Phẩm Việt Nam và đứng đầu trong thị trường Generics.

Công ty có đội ngũ nhân viên trình độ cao, nguồn nhân lực dồi dào với tinh thần làm việc tích cực, đoàn kết vì mục tiêu phát triển bền vững của công ty. Lịch sữ ra đời và phát triển lâu năm có nhiều kinh nghiệm làm việc, có chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên thành thạo về nghiệp vụ, chuyên nghiệp, có đạo đức trong kinh doanh và nhiệt tình phục vụ khách hàng.

Sản phẩm công ty luôn được đảm bảo an toàn chất lượng, luôn được kiểm nghiệm nên tạo được uy tính với người tiêu dùng.

Nguồn tài chính của công ty luôn minh bạch và ổn định. Vì thế tạo được sự tinh tưởng của khách hàng nên doanh thu bán hàng của Dược Hậu Giang luôn tăng qua các năm và luôn dẫn đầu trong ngành Công Nghiệp Dược ở Việt Nam.

Hiệu quả kinh doanh tốt tạo ra nhiều lợi nhuận, tạo được sự tin tưởng ở các nhà đầu tư vì vậy mà công ty dễ dàng huy động vốn và phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

Chính sách bán hàng và phân phối sản phẩm của công ty đã tạo được sự tin xậy và gắn kết hệ thống đại lý – kênh phân phối, góp phần tạo sự ổn định vững chắc cho đầu ra của sản phẩm công ty.

b. Khó khăn:

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các công ty dược trong nước nói chung và Dược Hậu Giang nói riêng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh đến từ các dược phầm nước ngoài.

Tâm lý người tiêu dùng ưu chuộng thuốc ngoại hơn thuốc nội mặc dù, thuốc ngoại luôn có giá thành rất cao.

Việc thay đổi các quy định mới từ Bộ y tế và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong và ngoài nước làm cho Dược Hậu Giang găp nhiều khó khăn trong việc phát triển sản phẩm và vận hành thiết bị, máy móc, nhà máy mới…

Hiện nay, nạn làm thuốc giả rất phổ biến và ngày càng tăng cao làm cho các doanh nghiệp dược mất uy tín, ảnh hưởng đến thị phần.

Phụ thuộc quá nhiều về nguồn nguyên liệu nước ngoài nên giá cả nguyên vật liệu luôn ở mức cao và liên lục tăng qua các năm, cùng với sự thay đổi về tỷ giá đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá vốn của công ty.

c. Định hướng phát triển:

Tăng cường quảng bá các sản phẩm và dịch vụ của công ty . Bên cạnh đó, áp dùng nhiều hình thức khuyến mãi, ưu đãi , quà tặng cho khách hàng thân thiết.

Bán hàng theo doanh số, đồng thời tăng hoa hồng cho nhân viên bán hàng và thay đổi giá bán sản phẩm.

Tái cơ cấu, hoàn thiện tổ chức và hệ thống quản trị trên nguyên tắc hiệu quả và chuyên nghiệp.

Tăng sản lượng tiêu thụ, giải quyết công ăn việc làm thông qua đầu tư khoa học kỹ thuật, nghiên cứu phát triển và đầu tư hoạt động xuất khẩu.

Sản phẩm của công ty hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nước ngoài nên việc nghiên cứu và phát triển nguồn nguyên liệu giá rẻ từ thiên nhiên được đặt lên hàng đầu.

Thu hút đầu tư nước ngoài, hợp tác gia công, liên doanh liên kết

Phát hay vai trò các đoàn thể, đầu tư nguồn nhân lực có tài, có tâm, đoàn kết và đặt sự phát triển lâu dài ổn định của Dược Hậu Giang lên trên mọi lợi ích.

Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này


3.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty:

Hội đồng quản trị

Ban kiểm toán nội bộ

Tổng Giám Đốc

Phòng kiểm soát nội bộ

Phó TGĐ phụ trách sản xuất và chuỗi cung ứng

GĐ kỹ thuật

GĐ qlý chất lượng

GĐ sản xuất

GĐ cung ứng

GĐ tài chính

GĐ nhân sự

P.Nghiên cứu & phát triển

P. Kế hoạch

P.Cung ứng

P.Kế

toán

P.Nhân

sự

P.Cơ điện

Tổng kho

P.Đký sản phẩm

P.Kiểm nghiệm

P.Tài chính

Xưởng 1

Xưởng 2

Cty DHG

bao bì

Xưởng 3


Xưởng 4

P.Qlý chất lượng

Phó TGĐ phụ trách khối hỗ trợ

Phó TGĐ phụ trách thị trường

GĐ thị trường

Phòng

marketing

3 1 3 1 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát 3

3 1 3 1 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát 4

3.1.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty:


Đại hội đồng cổ đông


Ban kiểm soát

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này - 8




GĐ kinh doanh



Phòng bán

hàng


Các chi nhánh


Các công ty con phân phối





DHG travel



P.Công nghệ thông tin




P.Pháp chế


Văn phòng đại diện


P.Xây dựng




P.Hành chính


Nguồn: Website DHG, 2016

Hình 3 1 Cơ cấu tổ chức công ty GVHD Thái Thị Bích Trân 44 SVTH Trác Thành Xuân 5

Hình 3 1 Cơ cấu tổ chức công ty GVHD Thái Thị Bích Trân 44 SVTH Trác Thành Xuân 6

Hình 3 1 Cơ cấu tổ chức công ty GVHD Thái Thị Bích Trân 44 SVTH Trác Thành Xuân 7

Hình 3 1 Cơ cấu tổ chức công ty GVHD Thái Thị Bích Trân 44 SVTH Trác Thành Xuân 9

Hình 3 1 Cơ cấu tổ chức công ty GVHD Thái Thị Bích Trân 44 SVTH Trác Thành Xuân 10

Hình 3 1 Cơ cấu tổ chức công ty GVHD Thái Thị Bích Trân 44 SVTH Trác Thành Xuân 12

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức công ty


GVHD: Thái Thị Bích Trân 44 SVTH: Trác Thành Xuân


3.1.3.2 Các chức năng , nhiệm vụ của từng bộ phận:

Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông, có quyền biểu quyết là cơ quan có thẩm quyền cao nhất công ty, quyết định những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của công ty. Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các thành viên ( cổ đông) có quyền biểu quyết và thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo.

Hội đồng quản trị: do đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng Giám Đốc điều hành và những người quản lý khác. Hiện tại, Hội đồng quản trị của công ty có 11 thành viên, nhiệm kỳ 3 năm.

Ban kiểm soát : là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty. Ban kiểm soát hoạt động đọc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Hiện nay ban kiểm soát có 4 thành viên, nhiệm kỳ 3 năm.

Ban kiểm soát nội bộ : Xác lập và hỗ trợ thiết lập công cụ quản lý nghiệp vụ đối với tất cả các hoạt động của từng cá nhân, phòng ban bộ phận trong toàn công ty. Hướng dẫn, căn cứ làm cơ sở cho việc xây dựng các tài liệu phục vụ công tác quản lý điều hành các hoạt động trên toàn công ty. Xây dưng các công cụ để làm căn cứ để tiến hành các thủ tục KSNB, căn cứ đánh giá tính tuân thủ, trung thực, đúng đắn trong công tác quản lý điều hành các hoạt động của công ty.

Ban Tổng giám đốc: do Hội Đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty theo những chiến lược, kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua. Ban Tổng giám đốc hiện có 3 thành viên, nhiệm kỳ 3 năm.

Phó Tổng giám đốc: các Phó Tổng giám đốc sẽ là người do các thành viên đề cử và được Hội Đồng quản trị bổ nhiệm theo quy định của Hội đồng và điều lệ. Phó Tổng giám đốc hiện nay có 3 thành viên là người cộng sự đắc lực của Giám Đốc trong việc quản lý điều hành những công việc khác do Giám Đốc ủy quyền quyết định.

Các giám đốc chức năng: có 7 giám đốc chức năng chịu trách nhiệm điều hành triển khai các chiến lược theo chức năng quản lý, hỗ trợ đắc lực cho Ban

Tổng giám đốc, đồng thời chịu trách nhiệm trước Ban Tổng giám đốc về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực vì lợi ích của công ty và cổ đông.

Giám đốc thị trường: là người điều hành phòng marketing , có nhiệm vụ quản lý, chịu trách nhiệm đối với phòng do mình quản lý, có chức năng quản trị thông tin về các loại thuốc và quảng cáo sản phẩm, nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm.

Giám đốc bán hàng: điều hành phòng bán hàng, huấn luyện nhân viên chào hàng thiết lập các tiêu chuẩn về kết quả hoạt động phát triển.

Giám đốc tài chính: chịu trách nhiệm quản ký phòng tài chính, phòng kế toán , chịu sự quản lý của Tổng giám đốc.

Giám đốc nhân sự: chịu sự quản lý, hỗ trợ của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm quản lý phòng nhân sự, phòng hành chính.

Giám đốc kỹ thuật là người quản lý bộ phận kỹ thuật của công ty, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Phó tổng giám đốc.

Gám đốc quản lý chất lượng : có trách nhiệm quản lý chất lượng và kiểm nghiệm việc sản xuất sản phẩm, chịu sự quản lý trực tiếp của Phó Tổng giám đốc và lãnh đạo cấp trên, chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp phòng quản lý chất lượng và phòng kiểm nghiệm.

Giám đốc sản xuất: có trách nhiệm quan trọng trong việc quản lý trực tiếp các xưởng sản xuất.

Phòng marketing : nghiên cứu thị trường, cập nhật thông tin, tìm hiểu thị hiếu khách hàng. Lập hồ sơ thị trường, khảo sát hành vi ứng xử của khách hàng tiềm năng. Đồng thời phân khúc thị trường, xác định mục tiêu và định vị thương hiệu.

Phòng bán hàng: quản lý bán hàng, tồn kho và cung ứng thuốc ra thị trường.

Phòng nghiên cứu và phát triển: xác lập các công thức pha chế thích hợp, thiết kế các loại nhãn và bao bì, thiết kế quy trình sản xuất.

Phòng đăng ký sản phẩm: quản lý việc đăng ký lưu hành cho các thuốc

mới.

Phòng quản lý chất lượng: kiểm soát, đảm bảo chất lượng của các sản

phẩm thuốc khi đưa ra thị trường.

Phòng kế toán: theo dòi, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ. Cuối kỳ lập các báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Phòng cơ điện: bảo trì, sữa chữa máy móc, thiết bị, chịu trách nhiệm về hệ thống điện, nước cung cấp cho công ty. Tham mưu về tình hình hoạt động và sử dụng máy móc của công ty và đề xuất các biện pháp cải tiến, mua sắm trang thiết bị.

Phòng cung ứng: thu mua các nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thiết bị máy móc… phục vụ cho phòng sản xuất và các phòng ban khác.

Phòng tài chính: lập dự toán ngân sách, phân bổ và kiểm soát ngân sách cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Quản lý vốn nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh và việc đầu tư của công ty có hiệu quả. Dự báo các tài liệu tài chính, phân tích thông tin, số liệu tài chính kế toán. Quản lý điều hành các hoạt động tài chính, kế toán , đồng thời tư vấn cho ban giám đốc về tình hình tài chính và các chiến lược về tài chính. Xây dựng kế hoạch tài chính cho công ty.

Phòng kế hoạch: thu thập các thông tin về tình hình hoạt động và tổ chức công ty, cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của công ty để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, kế hoạch thực hiện các dự án, đồng thời đưa ra những chiến lược giúp công ty phát triển trong tương lai.

Phòng nhân sự: xây dung nội dung, quy chế, chính sách về nhân sự và hành chính cho toàn công ty. Thực hiện đánh giá cán bộ nhân viên, tổ chức đào tạo nội bộ. Hoạch định nhân sự, thiết lập và đề ra kế hoạch, chiến lược để phát triển nguồn nhân sự, đề xuất tuyển dụng và trực tiếp tuyển dụng nhân sự phục vụ nhu cầu nhân sự của công ty.

Phòng hành chính: quản lý cho hoạt động hành chính của toàn công ty. Tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện các quy chế, chính sách về hành chính đúng với quy chế của công ty và quy định của nhà nước. Tiếp nhận và luân chuyển thông tin ban hành các văn bản đối nội, đối ngoại, các thông báo hội nghị của lãnh đạo công ty. Đồng thời quản lý cơ sở hạ tầng, trang thiết bị văn phòng, các phương tiện phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Phòng công nghệ thông tin: Nghiên cứu, đề xuất và triển khai xây dựng hệ thống, duy trì, quản lý tối ưu hệ thống lưu trữ, camera, giám sát ra vào, mạng, phần mềm hệ thống của công ty, chịu trách nhiệm về tất cả vấn đề liên quan đến hoạt động quản trị cơ sở dữ liệu, an ninh mạng của công ty.

Phòng pháp chế: tổ chức, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ trong việc thực hiện nội quy, quy chế của công ty và thực hiện nghĩa vụ được giao.

3.1.4 Tổ chức kế toán

3.1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:


Trưởng phòng kế toán

Phó phòng

Tổ tổng hợp báo cáo

Tổ quản lý tài sản

Tổ doanh thu &NPThu

Tổ chi phí & NPTrả

Tổ quản lý ngân quỹ

Tổ trưởng KT tổng hợp

Tổ trưởng quản lý tài sản

Tổ trưởng doanh thu - NPThu

Tổ trưởng chi phí – NPTrả

Tổ trưởng quản lý ngân quỹ

KT tổng hợp cty con

KT giá thành và HTK

KT phải thu miền bắc

KT chi phí miền bắc

KT thu – chi tiền mặt

KT tổng hợp cty con

KT tài sản và XD cơ bản

KT phải thu miền bắc

KT phải thu miền trung

KT chi phí miền đông

+ trung

KT dòng tiền

KT thuế

Thủ quỹ

Kế toán giá thành

KT phải thu miền đông+ HCM

KT chi phí HCM+

mêkong

KT

NPTrả tại

KT phải thu văn phòng mêkong

KT phải thu tạo văn phòng

Hình 3.2: Tổ chức bộ máy kế toán

Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí