Một Số Kết Quả Chính Của Cuộc Điều Tra Xu Hướng Kinh Doanh Của Các Tctd





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại tại các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam - 23























TT

Chỉ tiêu

Ý nghĩa

Đánh giá của KTV




khả năng NHTM trích lập dự

phòng thừa/thiếu?

6.2

Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi so với vốn tự có:

Nợ quá hạn Nợ quá hạn không có

không có khả khả năng thu hồi

=

năng thu hồi so Vốn tự có của Ngân

với vốn tự có hàng

Đánh giá mức vốn tự có của NHTM có thể gánh chịu bao nhiêu phần tổn thất do nợ quá hạn không có khả năng thu hồi gây ra?

KTV cần so sánh số liệu kỳ này với kỳ trước, với kế hoạch và với bình quân ngành để đánh giá rủi ro tiềm ẩn.

V

Các chỉ tiêu đánh giá tình hình dự trữ và khả năng thanh khoản như:

1

Tỷ lệ dư nợ cho vay so với số dư tiền gửi:

Tỷ lệ dư nợ cho Tổng dư nợ cho vay vay so với số =

dư tiền gửi Tổng số dư tiền gửi


x 100%

Đánh giá khả năng cho vay từ một đồng tiền gửi và kiểm tra độ an toàn trong kinh

doanh của ngân hàng.

KTV cần so sánh số liệu kỳ này với kỳ trước, với kế hoạch và với bình quân ngành để đánh giá rủi ro tiềm ẩn.

2

a/ Hệ số khả năng chi trả nhằm:

Tỷ lệ dự Tài sản có tính thanh

trữ thanh = khoản cao x 100% khoản Tổng nợ phải trả


Theo TT36/2014/NHNN, NHTM phải duy trì tỷ lệ khả năng thanh khoản là 10%;


b/ Hệ số khả năng chi trả nhằm:

Tỷ lệ khả Tài sản có tính thanh năng chi khoản cao

trả trong = x 100%

Dòng tiền ra ròng trong 30

30 ngày

ngày tiếp theo

(%)


Theo TT36/2014/NHNN, NHTM phải duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong vòng 30 ngày là 50%;

Đánh giá xem liệu ngân hàng có thường xuyên duy trì nguồn tiền mặt, tiền gửi không kỳ hạn tại NHNN, các TCTD

khác và các tài sản có thể chuyển hóa ngay thành tiền để đáp ứng mọi nhu cầu về tiền ở mọi thời điểm hay không, đồng thời xem xét NHTM có tuân thủ quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động hay không?

Giúp KTV xác định xem NHTM có tuân thủ quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động hay không. Bên cạnh đó KTV so sánh với số liệu kỳ trước và bình quân ngành để đánh giá rủi ro có thể xảy ra đối với các chỉ tiêu liên quan.

VI

Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận và khả năng sinh lời của ngân hàng

1

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng thu nhập

Tỷ suất lợi Lợi nhuận sau thuế

=

nhuận Tổng thu nhập


x 100%

Cho thấy khả năng mang lại lợi nhuận của một đồng thu

nhập;

KTV cần so sánh số liệu kỳ này với kỳ trước, với kế hoạch và với bình quân ngành để

đánh giá rủi ro tiềm ẩn.

2

Lãi cận biên NIM

Thu nhập lãi thuần

Lãi cận

= Tổng tài sản sinh lãi

biên

bình quân


x 100%

Đánh giá khả năng ngân hàng có thể kiểm soát tài sản sinh lời và đánh giá nguồn vốn nào có chi phí

thấp nhất.

KTV cần so sánh số liệu kỳ này với kỳ trước, với kế hoạch và với bình quân ngành để đánh giá rủi ro tiềm ẩn của các chỉ tiêu liên quan..

2

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản – ROA

ROA = Lợi nhuận sau thuế x 100%

Để đánh giá hiệu quả khai thác tài sản có

KTV cần so sánh số liệu kỳ này với kỳ trước, với kế hoạch


TT

Chỉ tiêu

Ý nghĩa

Đánh giá của KTV


Tổng tài sản

của ngân hàng hay thước đo hiệu quả

đầu tư của ngân hàng;

và với bình quân ngành để đánh giá rủi ro tiềm ẩn của các

chỉ tiêu liên quan..

3

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE

Lợi nhuận sau thuế

ROE =x 100%

Vốn chủ sở hữu

Để đánh giá hiệu quả sử dụng của vốn chủ sở hữu, cho biết một đồng vốn chủ sở hữu góp phần sinh ra bao

nhiêu đồng lợi nhuận

KTV cần so sánh số liệu kỳ này với kỳ trước, với kế hoạch và với bình quân ngành để đánh giá rủi ro tiềm ẩn của các chỉ tiêu liên quan.


…..



Khi tính toán các chỉ tiêu trên, KTV cần phải tính toán các chỉ số của năm hiện hành và chỉ số của năm trước rồi so sánh cả mức độ biến động của các chỉ số này trong năm kiểm toán để có thể phát hiện ra những biến động bất thường, có thể là những dấu hiệu của rủi ro có sai sót trọng yếu.

Bên cạnh đó, KTV cũng có thể so sánh các chỉ tiêu đã tính toán trên trong năm hiện hành với các chỉ tiêu đó của các ngân hàng khác có cùng quy mô, cùng điều kiện kinh doanh hoặc với các chỉ tiêu bình quân ngành được công bố từ đó xác định những rủi ro tồn tại sai sót trọng yếu trên BCTC NHTM. Ví dụ các báo cáo ngành ngân hàng thường được nghiên cứu, phân tích và công bố rất công khai:

Bảng 3.3. Báo cáo ngành ngân hàng năm 2015

BÁO CÁO NGÀNH NGÂN HÀNG NĂM 2015

Diễn biến 2015:

Mặt bằng lãi suất giảm nhẹ và duy trì tương đối ổn định ở mức thấp giúp tín dụng tăng trưởng tốt (+17,29% yoy), vượt trội so với tăng trưởng huy động khoảng 14,31% yoy. Thanh khoản hệ thống tuy có sụt giảm về cuối năm do yếu tố mùa vụ của tín dụng nhưng vẫn chưa quá lo ngại.

Thông tư 36 được áp dụng từ đầu năm đã giúp CAR cải thiện và hoạt động tín dụng của các NHTM được nới lỏng.

Các chỉ tiêu về chất lượng tài sản và khả năng sinh lời đều được cải thiện cho thấy sự hồi phục của kinh tế đang tác động tích cực tới ngành Ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống giảm về 2,55% còn NIM tăng khá từ 2,7% lên 2,8%.

Nhìn chung, ngành Ngân hàng năm 2015 có nhiều điểm sáng về tín dụng và lợi nhuận, quá trình tái cấu trúc vẫn tiếp tục với những động thái mới của NHNN và vai trò lớn của VAMC trong việc giảm tỷ lệ nợ xấu. Chúng tôi đánh giá cao việc tham gia ngày càng chủ động của NHNN vào quá trình tái cấu trúc hệ thống như mua lại 0 đồng và cử đại diện vào Ban điều hành.

(Công ty chứng khoán Vietcombank)

Như vậy, sau khi tính toán được các chỉ số tại NHTM đang kiểm toán, KTV có thể so sánh với các số liệu bình quân ngành đã được phân tích và công bố. Trường hợp các chỉ số của NHTM đang kiểm toán có chênh lệch lớn với những chỉ số chung của ngành, KTV có thể tìm hiểu nguyên nhân của những khác biệt xu hướng này thông qua phỏng vấn BGĐ và những người liên quan. Trường hợp không tìm ra nguyên nhân


hợp lý có thể khoanh vùng những chỉ tiêu có liên quan có thể có sai sót trọng yếu để tiếp tục thực hiện các biện pháp xử lý tiếp theo.

Đồng thời, KTV còn so sánh các số liệu và chỉ số của NHTM kỳ hiện tại với các số liệu kế hoạch, định mức, dự toán của chính NHTM và với những xu hướng và triển vong chung của ngành cũng như số liệu ước tính của KTV để phát hiện ra những biến động bất thường hoặc thiếu những thay đổi kỳ vọng trên các tài khoản, các chỉ tiêu, các quan hệ tài chính trọng yếu; các quan hệ tài chính và phi tài chính trọng yếu…

Để ước tính ra giá trị các tài khoản hoặc các chỉ tiêu, các quan hệ tài chính…KTV có thể dựa vào những kinh nghiệm và hiểu biết về hoạt động kinh doanh của NHTM đang kiểm toán, những hiểu biết về ngành ngân hàng nói chung và xu hướng, triển vọng phát triển của ngành cũng như những kết quả điều tra, báo cáo xu hướng kinh doanh của các TCTD được NHNN và các tổ chức khác công bố, ví dụ Bảng 3.4 dưới đây:

Bảng 3.4. Một số kết quả chính của cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của các TCTD

MỘT SỐ KẾT QUẢ CHÍNH

CỦA CUỘC ĐIỀU TRA XU HƯỚNG KINH DOANH CỦA CÁC TCTD Quý IV năm 2015

Kết quả điều tra cho thấy tình hình kinh doanh của ngành ngân hàng tiếp tục cải thiện trong Quý III/2015 và được kỳ vọng cải thiện rõ nét trong năm 2015 so với năm 2014, với nhu cầu của khách hàng về việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ tại TCTD tiếp tục gia tăng so với quý trước và dự kiến tiếp tục tăng trong Quý IV/2015 và cả năm 2015, tập trung vào nhu cầu vay vốn. Rủi ro của các nhóm khách hàng được kỳ vọng tiếp tục xu hướng giảm nhẹ. Trên cơ sở đó, các TCTD đánh giá tỷ lệ nợ xấu của đơn vị họ tiếp tục ổn định hoặc giảm trong Quý III/2015 và hầu hết các nhóm TCTD tin tưởng nợ xấu của họ tính đến cuối năm 2015 có thể giảm so với cuối năm 2014; Các TCTD đã nâng mức kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2015 lên mức 18,4%, cao hơn so với kỳ vọng xác lập tại cuộc điều tra lần trước và mục tiêu của NHNN trong khi kỳ vọng tốc độ tăng trưởng huy động vốn trong năm 2015 đạt 15,6%, điều này cho thấy tâm lý lạc quan của các TCTD về triển vọng phục hồi của nền kinh tế và cải thiện kinh doanh của hệ thống ngân hàng trong Quý IV năm 2015.

(i)…

(ii) Bình quân kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận toàn hệ thống trong năm 2015 đã được điều chỉnh tăng từ mức 8,89% tại cuộc điều tra tháng 6/2015 lên 9,73% tại cuộc điều tra lần này sau 2 Quý liên tục điều chỉnh giảm

(iii)…

(v) Trên cơ sở đó, các TCTD đánh giá tỷ lệ nợ xấu của đơn vị họ tiếp tục ổn định hoặc giảm trong Quý III/2015 và hầu hết các nhóm TCTD tin tưởng nợ xấu của họ tính đến cuối năm 2015 có thể giảm so với cuối năm 2014, trong đó 89% TCTD tin tưởng tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng của họ có thể ở mức 3% hoặc thấp hơn. Bình quân kỳ vọng của các TCTD về tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống TCTD đạt mức 2,39% ước tính đến cuối năm 2015, thấp hơn so với mức kỳ vọng 2,49% và 3,33% tại 2 cuộc điều tra liền trước).

(vii) Bình quân toàn hệ thống kỳ vọng huy động vốn tăng trưởng dương khoảng 5,44% trong Quý IV/2015 và 15,56% trong năm 2015, huy động vốn VNĐ được kỳ vọng tăng trưởng nhanh hơn huy động vốn bằng ngoại tệ trong năm 2015.

(viii) Bình quân toàn hệ thống kỳ vọng dư nợ tín dụng tăng trưởng 6,67% trong Quý


IV/2015 và tăng 18,39% trong năm 2015 (cao hơn so với mức kỳ vọng tại các cuộc điều tra của 3 Quý đầu năm 14,57%, 16,93%, 18,2%) và cao hơn mục tiêu NHNN đề ra.

(x) …

VỤ DỰ BÁO, THỐNG KÊ

(Theo Ngân hàng nhà nước Việt Nam)

Dưới đây tác giả sẽ đưa ra minh họa về việc hoàn thiện thủ tục phân tích sơ bộ với việc áp kỹ thuật phân tích xu hướng, phân tích tỷ suất, phân tích ước tính trong việc phân tích sâu hơn các thông tin trên BCTC NHTM nhằm có những hiểu biết sâu hơn về NHTM và phục vụ cho quá trình xác định và đánh giá rủi ro của KTV. Ví dụ minh họa được thực hiện trên BCTC của NHTM ABC, với các số liệu trên Báo cáo và Bảng CĐKT tại Bảng 3.5:

Bảng 3.5 – Báo cáo tài chính của NHTM ABC


Ngân hàng TMCP ABC



BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH








STT


Chỉ tiêu

Năm kết thúc 31/12/N

Triệu đồng

Năm kết thúc 31/12/N-1

Triệu đồng

1

Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự

27.843.199

28.134.996

2

Chi phí lãi và các chi phí tương tự

-16.248.305

(17.563.865)

I

Thu nhập lãi thuần

11.594.894

10.571.131

3

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ

2.953.004

2.567.529

4

Chi phí từ hoạt động dịch vụ

-1.320.858

(1.041.790)

II

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ

1.632.146

1.525.739

III

Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối

1.344.735

1.426.557

IV

Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh

154.929

9.348

V

Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư

183.816

153.749

5

Thu nhập từ hoạt động khác

1.937.037

1.015.901

6

Chi phí hoạt động khác

-149.955

(88.343)

VI

Lãi thuần từ hoạt động khác

1.787.082

927.558

VII

Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần

265.306

638.134


TỔNG THU NHẬP HOẠT ĐỘNG

16.962.908

15.252.216


TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG

(6.735.700)

(6.159.492)


IX

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước chi phí

dự phòng rủi ro tín dụng


10.227.208


9.092.724

X

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

-4.546.969

(3.509.757)

XI

TỔNG LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ

5.680.239

5.582.967

7

Chi phí thuế TNDN hiện hành

-1.204.336

(1.309.722)

XII

Chi phí thuế TNDN hiện hành

-1.204.336

(1.309.722)

XIII

LỢI NHUẬN SAU THUẾ

4.475.903

4.273.245


BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN




Tại 31/12/N





A


TÀI SẢN

31/12/N

31/12/N-1

31/12/N-2

Triệu VNĐ

Triệu VNĐ

Triệu VNĐ

I

Tiền mặt, vàng bạc đá quý

8.322.349

6.058.599

5.592.611

II

Tiền gửi tại NHNN Việt Nam

13.266.782

24.843.596

15.732.059

III

Tiền gửi và cho vay các TCTD khác

147.444.942

92.721.018

66.516.066

1

Tiền gửi tại các TCTD khác

88.667.057

83.716.487

60.593.469

2

Cho vay các tổ chức tín dụng khác

58.810.364

9.077.654

6.082.031

3

Dự phòng rủi ro cho vay các TCTD khác

-32.479

(73.123)

(159.434)

IV

Chứng khoán kinh doanh

9.777.109

-

509.670


V

Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài

chính khác



136.725


VI

Cho vay và ứng trước khách hàng

314.313.341

266.273.657

234.537.201

1

Cho vay và ứng trước khách hàng

321.315.518

272.684.732

239.777.738

2

Dự phòng rủi ro Cho vay và ứng trước khách hàng

-7.002.177

(6.411.075)

(5.240.537)

VII

Chứng khoán đầu tư

66.803.506

63.901.139

77.844.471

VIII

Góp vốn, đầu tư dài hạn

5.144.691

4.584.597

4.533.833

IX

Tài sản cố định

4.184.205

3.808.804

3.431.819

XI

Tài sản có khác

7.062.487

6.569.992

5.557.173


TỔNG TÀI SẢN CÓ

576.319.412

468.898.127

414.254.903

B

NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU




I

Các khoản nợ Chính phủ và NHNN

54.093.072

32.622.411

24.806.433

II

Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác

43.389.077

44.117.590

34.327.199

1

Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác

33.998.169

31.193.919

16.962.205

2

Vay các tổ chức tín dụng khác

9.390.908

12.923.671

17.364.994

III

Tiền gửi của khách hàng

423.240.685

333.467.297

286.063.727


IV

Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ

tài chính khác


75.278



5.461

VI

Phát hành giấy tờ có giá

2.008.641

2.013.597

2.027.567

VII

Các khoản nợ khác

10.807.992

14.898.759

26.051.049


TỔNG NỢ PHẢI TRẢ

533.614.745

427.119.654

373.281.436

VIII

Vốn và các quỹ

42.704.667

41.778.473

40.973.467


TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU

42.704.667

41.778.473

40.973.467


TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU

576.319.412

468.898.127

414.254.903


Phân loại nhóm nợ

31/12/N

31/12/N-1



Nợ đủ tiêu chuẩn

296.581.311

242.551.160



Nợ cần chú ý

17.327.423

22.727.359



Nợ dưới tiêu chuẩn

2.133.255

2.703.702



Nợ nghi ngờ

1.761.225

1.955.377



Nợ có khả năng mất vốn

3.512.304

2.747.134




321.315.518

272.684.732


Dựa vào những số liệu trên BCTC nêu trên cùng những số liệu phân tích của ngành và triển vọng, dự báo của ngành, KTV có thể lập Bảng phân tích sâu các thông tin tài chính theo Bảng sau:


Bảng 3.6. Bảng phân tích sâu các thông tin tài chính của NHTM



TT


CÁC CHỈ TIÊU


Kỳ hiện tại


Kỳ trước


Bình quân ngành


Kế hoạch của đơn vị


Ước tính của KTV

Chênh lệch


Ghi chú


Kỳ này với kỳ trước


Thực tế với kế hoạch

Thực tế với bình quân ngành

Thực tế với ước tính của KTV


I

Chỉ tiêu đánh giá khái quát quy mô, cơ cấu tài sản,

nguồn vốn của NHTM











1

Tăng trưởng tổng tài sản

22,91

13,19

12,35

18,00

15,60

9,72

4,91

7,31

7,31

Biến động tăng mạnh, đi sâu kiểm toán

2

Tăng trưởng VCSH

2,22

1,96


2,00

1,98

0,25

0,22

0,23

0,23



………






-

-

-

-


II

Các chỉ tiêu đánh giá tình

hình huy động






-

-

-

-


1

Tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động %

26,81

18,72

14,31

22,00

20,36

8,09

4,81

6,45

6,45

Biến động tăng mạnh, đi sâu kiểm toán

2

Chi phí phải trả bình quân

cho nguồn vốn huy động

0,03

0,05


0,04

0,04

(0,01)

(0,01)

(0,01)

(0,01)


3

Lãi suất bình quân của

nguồn vốn huy động

0,03

0,04


0,04

0,04

(0,01)

(0,01)

(0,01)

(0,01)



………






-

-

-

-


III

Các chỉ tiêu đánh giá tình

hình tín dụng











1

Tăng trưởng tín dụng

34,91

14,60

17,29

20,00

17,30

20,31

14,91

17,61

17,61

Biến động tăng mạnh, đi sâu kiểm toán

2

Tổng dư nợ tín dụng trên

tổng nguồn vốn huy động

72,72

68,35


70,00

69,18

4,37

2,72

3,54

3,54

Biến động tăng mạnh,

đi sâu kiểm toán

3

Tỷ trọng dư nợ tín dụng trên tổng tài sản Có

65,96

60,09


62,00

61,05

5,87

3,96

4,91

4,91

Biến động tăng mạnh, đi sâu kiểm toán

4

Tỷ lệ nợ xấu

2,31

2,72

2,55

2,50

2,61

(0,41)

(0,19)

(0,30)

(0,30)

Biến động giảm đáng

kể, đi sâu kiểm toán


……….












IV

Các chỉ tiêu đánh giá tình

hình dự trữ và khả năng thanh khoản











1

Tỷ lệ dư nợ cho vay so với

số dư tiền gửi

74,26

79,85


75,00

77,43

(5,59)

(0,74)

(3,16)

(3,16)

Biến động đáng kể

2

Hệ số khả năng chi trả

0,43

0,40


0,45

0,43

0,03

(0,02)

0,00

0,00



……….






-

-

-

-


V

Khả năng sinh lời và hiệu

quả hoạt động






-

-

-

-


1

Tăng trưởng lợi nhuận

4,74

0,19

9,73

4,00

2,10

4,55

0,74

2,65

2,65

Biến động tăng mạnh,

đi sâu kiểm toán

2

NIM (%)

2,67

3,02

2,80

2,70

2,86

(0,35)

(0,03)

(0,19)

(0,19)


3

ROA (%)

0,78

0,91

0,44

0,95

0,93

(0,13)

(0,17)

(0,15)

(0,15)


4

ROE (%)

10,48

10,23

4,95

10,25

10,24

0,25

0,23

0,24

0,24


5

Chi phí trên thu nhập (%)

67,34

70,07


70,00

70,03

(2,72)

(2,66)

(2,69)

(2,69)


6

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng

thu nhập

26,39

28,02


28,10

28,06

(1,63)

(1,71)

(1,67)

(1,67)



……..






-

-

-

-


Dựa trên bảng phân tích các thông tin tài chính trên, KTV sẽ tính ra chênh lệch giữa các số liệu thực tế kỳ này với kỳ trước, giữa thực tế với kế hoạch, giữa thực tế của đơn vị với bình quân ngành hay so sánh với số liệu ước tính của KTV. Nhìn vào bảng chênh lệch này KTV có thể thấy những thông tin tài chính có biến động (tăng hoặc giảm) mạnh hoặc những thông tin biến động đáng kể. Đây đều là những lưu ý để KTV


khoanh vùng trọng tâm kiểm toán, tìm hiểu thêm những nguyên nhân dẫn đến những biến động mạnh này và cuối cùng xác định những biến động chưa rõ lý do hay biến động bất hợp lý làm căn cứ đi sâu kiểm toán.

Với bảng phân tích sâu các thông tin tài chính trên, KTV có thể nhận thấy về cơ bản tình hình kinh doanh của NHTM ABC năm nay tốt hơn năm trước rất nhiều. Các chỉ tiêu tăng trưởng về tài sản, vốn chủ sở hữu, nguồn vốn huy động và tín dụng đều tốt. Tỷ lệ nợ xấu giảm, thấp hơn so với bình quân ngành và thấp hơn 3% theo mức khuyến cáo chung về tỷ lệ nợ xấu…Tuy nhiên tình hình kinh doanh khởi sắc trên được đánh giá là phù hợp với xu thế kinh doanh chung của toàn ngành ngân hàng trong năm. Mặc dù vậy, với những chỉ tiêu có biến động mạnh hoặc biến động đáng kể vẫn hàm chứa mức độ rủi ro. Do đó KTV vẫn cần đi sâu kiểm tra như: Tổng tài sản, Nguồn vốn huy động, tín dụng, nợ xấu, thu nhập lãi, chi phí lãi…

Trên đây là những gợi ý của tác giả để các DNKT có thể vận dụng trong quá trình phân tích sơ bộ BCTC NHTM trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán nhằm xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu đến các chỉ tiêu và khoản mục trên BCTC NHTM từ đó có thể có những biện pháp xử lý phù hợp với những rủi ro đã đánh giá này. Việc phân tích sâu các thông tin tài chính cũng như áp dụng các kỹ thuật phân tích tỷ suất, phân tích ước tính thường được giao cho các KTV có kinh nghiệm về NHTM đang kiểm toán cũng như kiến thức tổng quan về ngành ngân hàng. Đồng thời, để tăng tính hiệu quả cho việc áp dụng các thủ tục phân tích này, các DNKT cũng nên thiết kế những bảng tính sẵn (trên Exel) để KTV tính toán nhanh nhất những số liệu làm cơ sở phân tích.

Hoàn thiện việc xác định mức trọng yếu

Đối với cả hai nhóm DNKT Big Four và DNKT ngoài Big Four:

Việc xác định mức trọng yếu cho từng khoản mục trên BCTC là cần thiết để phục vụ cho việc thu thập bằng chứng kiểm toán. Với thực trạng xác định mức trọng yếu của các DNKT hiện nay là sử dụng chung một mức trọng yếu cho hầu hết tất cả các khoản mục trên BCTC là không hợp lý do mỗi khoản mục có rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, mức độ quan trọng, chi phí kiểm toán...là không như nhau. Do vậy, để xây dựng một chương trình kiểm toán đảm bảo hiệu quả hơn về mặt thực hiện cũng như cuộc kiểm toán đạt chất lượng tốt thì KTV cần xác định các mức trọng yếu phù hợp để thực hiện kiểm toán cho từng bộ phận, khoản mục trên BCTC NHTM. KTV có thể thực hiện theo hai cách sau đây:

Cách thứ nhất, xác định mức trọng yếu và mức trọng yếu thực hiện trong lập kế hoạch kiểm toán

Khi lập chiến lược kiểm toán tổng thể, kiểm toán viên phải xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC. Trong những trường hợp cụ thể khi kiểm toán BCTC của


NHTM, nếu có một hoặc một số nhóm giao dịch, số dư tài khoản hoặc thông tin thuyết minh (nếu xét riêng lẻ) có sai sót với mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC nhưng có thể ảnh hưởng (nếu xét tổng thể) đến quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC, thì KTV cần xác định mức trọng yếu hoặc các mức trọng yếu áp dụng cho từng nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh.

Những yếu tố có thể chỉ ra sự tồn tại của một hoặc nhiều loại giao dịch, số dư tài khoản hoặc thuyết minh mà những sai sót có giá trị nhỏ hơn nhiều mức trọng yếu tổng thể BCTC được dự kiến ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC gồm:

• Luật pháp, quy định hoặc những chuẩn mực BCTC áp dụng ảnh hưởng đến kỳ vọng của người sử dụng liên quan đến việc đo lường hoặc công bố những khoản mục nhất định (Ví dụ: giao dịch với bên liên quan và lương của Ban Giám đốc hoặc Ban Quản trị; Các số liệu liên quan đến tính toán các giới hạn và tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM như vốn tự có; tổng tài sản có; tổng dư nợ cho vay trung hạn, dài hạn, tổng nguồn vốn ngắn hạn…)

• Những thuyết minh chính liên quan đến ngành kinh tế mà đơn vị đang hoạt động (ví dụ: Chi tiết các số dư liên quan để tính toán tỷ lệ các loại nợ xấu của ngân hàng gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn).

• Người sử dụng BCTC NHTM có thể quan tâm đến một lĩnh vực hoạt động nhất định của đơn vị, cần được thuyết minh riêng rẽ trên BCTC (ví dụ, việc mới mua một bộ phận kinh doanh).

Để xét đoán vấn đề này, KTV có thể cần thu thập thông tin để hiểu về tầm nhìn và kỳ vọng của Ban quản trị và Ban điều hành cũng như những người sử dụng thông tin chính trên BCTC của NHTM.

Cùng với việc xác định mức trọng yếu như nêu trên, KTV cũng sẽ phải xác định mức trọng yếu thực hiện cho mục đích đánh giá các rủi ro có sai sót trọng yếu và xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo trong quá trình kiểm toán nhằm giảm tới mức có thể chấp nhận được khả năng các ảnh hưởng tổng hợp của các sai sót không được điều chỉnh và không được phát hiện vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC. Tương tự như vậy, mức trọng yếu thực hiện liên quan tới mức trọng yếu được xác định cho nhóm các giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh cũng cần được đưa ra để làm giảm tới mức thấp có thể chấp nhận được khả năng có thể xảy ra các sai sót không được điều chỉnh hoặc không được phát hiện trong nhóm các giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh.

Khi xác định mức trọng yếu thực hiện và ngưỡng sai sót có thể bỏ qua cho mục đích đánh giá các rủi ro có sai sót trọng yếu và xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo trong quá trình kiểm toán, KTV cũng không nên áp dụng một mức trọng yếu thực hiện và ngưỡng sai sót có thể bỏ qua giống nhau đối với

Xem tất cả 296 trang.

Ngày đăng: 13/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí