Bảng Xác Định Mức Trọng Yếu, Mức Trọng Yếu Thực Hiện Và Ngưỡng Sai Sót Có Thể Bỏ Qua Chung Của Bctc


mọi khoản mục, bộ phận mà nên cân nhắc đến quy mô, bản chất, khả năng rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, chi phí kiểm toán...để điều chỉnh cho từng bộ phận, khoản mục cho phù hợp. Do đó, để đảm bảo một cuộc kiểm toán chất lượng và hiệu quả, từ mức trọng yếu thực hiện và ngưỡng sai sót có thể bỏ qua được xác định chung, KTV nên cân nhắc điều chỉnh lại mức trọng yếu thực hiện và ngưỡng sai sót có thể bỏ qua đối với một số khoản mục nhất định trên BCTC. KTV có thể thực hiện theo hai bước sau:

Bước 1: Xác định mức trọng yếu, mức trọng yếu thực hiện và ngưỡng sai sót có thể bỏ qua chung đối với BCTC;

Bước 2: Thực hiện các điều chỉnh để xác định mức trọng yếu thực hiện và ngưỡng sai sót có thể bỏ qua cho các khoản mục cụ thể trên BCTC.

Bước 3: Xác định mức trọng yếu (hoặc các mức trọng yếu) và mức trọng yếu thực hiện áp dụng cho nhóm các giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh (nếu có).

Ví dụ về các bước xác định mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch cho cuộc kiêm toán BCTC NHTM X như sau:

Bước 1: Xác định mức trọng yếu, mức trọng yếu thực hiện và ngưỡng sai sót có thể bỏ qua chung của BCTC

Bảng 3.7. Bảng xác định mức trọng yếu, mức trọng yếu thực hiện và ngưỡng sai sót có thể bỏ qua chung của BCTC

ĐVT: triệu đồng


Tiêu chí lựa chọn

Lợi nhuận sau thuế

Giá trị của tiêu chí lựa chọn

120.000

Tỷ lệ % áp dụng tính mức trọng yếu

5 %

Mức trọng yếu được lựa chọn

6.000

Tổng các sai sót trọng yếu dự kiến không được điều chỉnh hoặc

không được phát hiện (15% của mức trọng yếu)

900

Mức trọng yếu thực hiện = (1-15%)* Mức trọng yếu

5.100

Tỷ lệ % sử dụng để tính ngưỡng sai sót không đáng kể

4%

Ngưỡng sai sót không đáng kể = Tỷ lệ %* Mức trọng yếu

240

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại tại các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam - 24

Bước 2: Thực hiện các điều chỉnh để xác định mức trọng yếu thực hiện và ngưỡng sai sót có thể bỏ qua cho các khoản mục cụ thể trên BCTC (bảng 3.8 trang bên)

Bước 3: Xác định mức trọng yếu (hoặc các mức trọng yếu) và mức trọng yếu thực hiện áp dụng cho nhóm các giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh (nếu có).

Ví dụ, với các giao dịch với các bên liên quan, KTV có thể xác định mức trọng yếu chỉ là 1% của lợi nhuận hoặc mức trọng yếu đối với các khoản chi cho các chức danh quản lý chủ chốt chỉ là 0,5% của lợi nhuận sau thuế…


Bảng 3.8. Bảng xác định mức trọng yếu thực hiện và ngưỡng sai sót có thể bỏ qua cụ thể của các khoản mục trên BCTC

ĐVT: triệu đồng



TT


Khoản mục

Mức trọng yếu thực hiện

Ngưỡng sai sót có thể

bỏ qua

Tỷ lệ

Giá trị

Tỷ lệ

Giá trị

A

TÀI SẢN





1

Tiền mặt, vàng bạc đá quý

60%

3,600

4%

240

2

Tiền gửi tại NHNN Việt Nam

85%

5,100

5%

300

3

Tiền gửi và cho vay các TCTD khác

85%

5,100

5%

300

4

Chứng khoán kinh doanh

75%

4,500

4%

240

5

Cho vay và ứng trước khách hàng

75%

4,500

4%

240

6

Chứng khoán đầu tư

75%

4,500

4%

240

7

Góp vốn, đầu tư dài hạn

85%

5,100

5%

300

8

Tài sản cố định

90%

5,400

5%

300

9

Tài sản có khác

75%

4,500

4%

240

…….

….

….

Các mức trọng yếu thực hiện và ngưỡng sai sót có thể bỏ qua của từng khoản mục trên đây sẽ là căn cứ giúp KTV đánh giá rủi ro, lập kế hoạch kiểm toán.

Cách thứ hai, phân bổ ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho các bộ phận, khoản mục trên BCTC

Sau khi ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC, KTV tiến hành phân bổ ước lượng này cho từng khoản mục, bộ phận, từng chỉ tiêu trên BCTC NHTM để hình thành mức trọng yếu của từng khoản mục, bộ phận hay từng chỉ tiêu.

Các DNKT có thể phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục dựa vào các cơ sở sau:

- Quy mô của từng khoản mục, chỉ tiêu trên BCTC;

- Bản chất của từng khoản mục, chỉ tiêu trên BCTC;

- Kinh nghiệm của KTV về sai sót của từng khoản mục, chỉ tiêu;

- Đánh giá của KTV về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát hay rủi ro tồn tại sai sót trọng yếu của từng khoản mục trên BCTC NHTM;

- Chi phí kiểm toán cho từng khoản mục. Thông thường chi phí kiểm toán cho khoản mục càng lớn thì KTV sẽ phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục đó là cao và ngược lại để nhằm tối thiểu hóa các chi phí kiểm toán.

Như vậy cơ sở để phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục, chỉ tiêu trên BCTC NHTM dựa vào cả các yếu tố định lượng (quy mô của từng khoản mục, chỉ tiêu trên BCTC NHTM) và các yếu tố định tính (các yếu tố còn lại như đã nêu trên). Đối với các


yếu tố định lượng, KTV sẽ dựa vào quy mô hay giá trị bằng tiền của khoản mục, chỉ tiêu làm căn cứ phân bổ. Đối với các yếu tố định tính, KTV có thể xây dựng các nguyên tắc áp dụng để đảm bảo phân bổ có hiệu quả nhất mức trọng yếu cho từng khoản mục, chỉ tiêu trên BCTC NHTM. Ví dụ, các DNKT có thể xây dựng các nguyên tắc như sau:

- Với những khoản mục được đánh giá có mức rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cao nhưng chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán thấp thì mức trọng yếu phân bổ cho các khoản mục này là thấp.

- Với những khoản mục được đánh giá có mức rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát thấp và trung bình và chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán là trung bình thì mức trọng yếu phân bổ cho các khoản mục này là trung bình.

- Với những khoản mục được đánh giá có mức rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát thấp nhưng chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán cao, cần kiểm tra chi tiết nhiều thì mức trọng yếu phân bổ cho các khoản mục này là cao.

Để có thể lượng hóa những yếu tố trên giúp cho việc phân bổ mức trọng yếu được dễ dàng, KTV có thể xây dựng hệ số phân bổ đối với từng khoản mục, chỉ tiêu trên BCTC NHTM. Hệ số này có thể được DNKT xây dựng khung hướng dẫn chung cho mọi NHTM và sẽ được KTV cân nhắc sử dụng, có điều chỉnh riêng cho từng NHTM dựa trên xét đoán cụ thể của KTV trong từng hoàn cảnh cụ thể, ví dụ:

Bảng 3.9. Bảng xác định hệ số điều chỉnh để phân bổ mức trọng yếu


TT

Đánh giá của KTV về RRTT

và RRKS

Chi phí và thời gian thu thập

bằng chứng kiểm toán

Hệ số điều chỉnh

1

Trung bình và cao

Thấp

1

2

Trung bình và cao

Cao

1,5

3

Trung bình

Trung bình

2

4

Thấp

Trung bình

2,5

5

Thấp

Cao

3

Sau đó, KTV sử dụng công thức sau để phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục:


Trong đó:

Bi =


∑ Xi

B

* ai

Xi * ai

B: Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho tổng thể BCTC NHTM Bi : Mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục i trên BCTC NHTM;

Xi: Giá trị bằng tiền của khoản mục i trên BCTC NHTM;

ai: Hệ số của khoản mục i trên BCTC NHTM

Ví dụ minh họa về việc phân bổ mức trọng yếu khi kiểm toán BCTC tại NHTM A như sau:


Kiểm toán viên quyết định phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục trên Bảng CĐKT của NHTM. Sau khi đã đánh giá được rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cùng kinh nghiệm về chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán cho từng khoản mục trên BCTC NHTM, KTV xác định hệ số cho từng nhóm khoản mục và phân bổ như sau:

Bảng 3.10. Bảng phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC của NHTM A







Triệu đồng



TT


Khoản mục


Giá trị khoản mục tại 31/12/N


Ghi chú

Giá trị khoản

mục phân bổ mức trọng yếu


Hệ số phân bổ


Giá trị nhân hệ số

Mức trọng

yếu phân bổ

A

TÀI SẢN







1

Tiền mặt, vàng bạc đá quý

8,322,349

C

8,322,349

1.0

8,322,349

1,004

2

Tiền gửi tại NHNN Việt Nam

13,266,782

K





3

Tiền gửi và cho vay các TCTD khác

147,444,942

K





4

Chứng khoán kinh doanh

9,777,109

C

9,777,109

1.5

14,665,664

1,769

5

Cho vay và ứng trước khách hàng

314,313,341

C

314,313,341

1.5

471,470,012

56,866

6

Chứng khoán đầu tư

66,803,506

C

66,803,506

1.5

100,205,259

12,086

7

Góp vốn, đầu tư dài hạn

5,144,691

C

5,144,691

2.0

10,289,382

1,241

8

Tài sản cố định

4,184,205

C

4,184,205

1.0

4,184,205

505

9

Tài sản có khác

7,062,487

C

7,062,487

1.0

7,062,487

852


Tổng tài sản

576,319,412






B

NGUỒN VỐN







1

Các khoản nợ Chính phủ và NHNN

54,093,072

K






2

Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng

khác


43,389,077


K





3

Tiền gửi của khách hàng

423,240,685

C

423,240,685

2.0

846,481,370

102,098


4

Các công cụ tài chính phái sinh và các

khoản nợ tài chính khác


75,278


C


75,278


1.0


75,278


9

5

Phát hành giấy tờ có giá

2,008,641

K





6

Các khoản nợ khác

10,807,992

C

10,807,992

2.0

21,615,984

2,607

7

Vốn của tổ chức tín dụng

32,375,521

K





8

Quỹ của tổ chức tín dụng

3,973,561

K





9

Lợi nhuận chưa phân phối

6,355,585

N/A






Tổng nguồn vốn

576,319,412







TỔNG CỘNG



849,731,643


1,484,371,989

179,036

Trong đó:


Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng)

4.475.903

% Lựa chọn để ước lượng ban đầu về mức trọng yếu

4%

Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu (triệu đồng)

179.036

C: Những khoản mục được lựa chọn để phân bổ mức trọng yếu.

K: Những khoản mục sẽ thực hiện kiểm tra 100% các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và không phân bổ mức trọng yếu;

N/A: Khoản mục được suy ra từ các khoản mục khác nên không áp dụng phân bổ mức trọng yếu.


Trên đây là những gợi ý của tác giả để các DNKT có thể vận dụng trong quá trình phân bổ ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC NHTM. Việc phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC là một công việc phức tạp đòi hỏi những xét đoán nghề nghiệp nên tùy từng trường hợp cụ thể của khách hàng kiểm toán mà KTV có những điều chỉnh phù hợp. Bên cạnh đó, việc phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục này cũng nên giao cho những KTV có kinh nghiệm và thành thạo đảm nhiệm.

Hoàn thiện bước xác định phương pháp chọn mẫu - cỡ mẫu

Đối với các DNKT ngoài Big Four:

Bước này chủ yếu cần hoàn thiện tại các DNKT ngoài Big Four. Các DNKT ngoài Big Four cũng có thể xem xét việc ứng dụng phần mềm trong kiểm toán nói chung và phần mềm chọn mẫu nói riêng để tăng hiệu quả của cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên qua phần mềm chọn mẫu cũng có những hạn chế nhất định (phần mềm có thể lựa chọn ngẫu nhiên toàn phần tử có giá trị nhỏ hoặc tổng giá trị của các phần tử trong mẫu có giá trị quá nhỏ so với tổng thể…) thì KTV nên chọn mẫu thêm để kiểm tra theo xét đoán của KTV ngoài số mẫu chi tiết mà phần mềm đã chọn để tăng đọ đảm bảo.

Hoàn thiện bước Tổng hợp kế hoạch kiểm toán và lập các chương trình kiểm toán chi tiết cho từng khoản mục, bộ phận

Đối với các DNKT ngoài Big Four:

Bước này chủ yếu cần hoàn thiện tại các DNKT ngoài Big Four.

Về Tổng hợp kế hoạch kiểm toán

Như đã nêu trong phần hạn chế của chương 2, các DNKT ngoài Big Four cần hoàn thiện bước công việc tổng hợp kế hoạch kiểm toán để có một bản ghi chép đầy đủ, thống nhất một cách ngắn gọn và tóm tắt về toàn bộ các nội dung và kết quả công việc mà KTV đã thực hiện trong giai đoạn lập chiến lược kiểm toán tổng thể và kế hoạch kiểm toán nhằm giúp KTV có một bức tranh tổng thể về cuộc kiểm toán, giúp KTV thực hiện cuộc kiểm toán một cách khoa học, chất lượng và hiệu quả hơn. Các nội dung chính cần được ghi chép, tổng hợp lại trong Biên bản này gồm:

- Những mốc thời gian chính phải hoàn thành báo cáo kiểm toán cuối cùng;

- Đánh giá tổng quan về rủi ro của hợp đồng kiểm toán;

- Các vấn đề về thiết lập mức trọng yếu và mức trọng yếu thực hiện;

- Tóm tắt các vấn đề quan trọng;

- Tóm tắt các rủi ro trọng yếu đã được xác định đối với số dư tài khoản, loại giao dịch, thuyết minh trọng yếu hoặc rủi ro ở cấp độ tổng thể BCTC;


- Kế hoạch kiểm toán nhằm xử lý các rủi ro đã đánh giá đối với các số dư tài khoản, loại giao dịch hoặc thông tin thuyết minh gồm:

+ Kế hoạch về các thử nghiệm kiểm soát

+ Kế hoạch về các thử nghiệm cơ bản.

- Tóm tắt các rủi ro ở cấp độ tổng thể BCTC và kế hoạch xử lý của KTV;

- Tóm tắt các thủ tục dự kiến liên quan đến các tổ chức cung cấp dịch vụ và môi trường CNTT;

- Các kết luận về xung đột lợi ích, đạo đức và độc lập;

- Trao đổi thông tin với Ban quản trị;

- Thành viên nhóm kiểm toán;

- Các chuyên gia nội bộ và chuyên gia bên ngoài;

- Các KTV nội bộ của ngân hàng;

- Bảng tổng hợp tham chiếu các giấy tờ làm việc mà KTV đã thực hiện để đánh giá rủi ro và lập kế hoạch kiểm toán đối với các số dư tài khoản, giao dịch, thông tin thuyết minh trọng yếu hoặc ở cấp độ tổng thể BCTC;

- Bảng tổng kết chi tiết về các loại rủi ro đối với từng khoản mục/chỉ tiêu chính trên BCTC của NHTM.

- …

DNKT ngoài Big Four nên xây dựng một mẫu riêng đối với Biên bản tổng hợp kế hoạch kiểm toán và có hướng dẫn chi tiết cho KTV thực hiện. Mẫu này cũng nằm trong cuốn Cẩm nang chung hướng dẫn kiểm toán BCTC của NHTM.

Về xây dựng Chương trình kiểm toán chi tiết cho từng khoản mục, bộ phận

Cùng với việc tổng hợp kế hoạch kiểm toán, để giúp cho các KTV và trợ lý kiểm toán được giao kiểm toán các nội dung kiểm toán cụ thể một cách thống nhất và hiệu quả thì các DNKT ngoài Big Four cũng cần xây dựng chương trình kiểm toán mẫu chi tiết cho từng khoản mục, bộ phận. Đây là căn cứ để KTV có thể xác định được nội dung, thời gian và phạm vi của các thủ tục xử lý đối với các rủi ro đã đánh giá đối với từng loại giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh trọng yếu đã xác định của khoản mục, bộ phận đó. Mẫu này cũng nằm trong cuốn Cẩm nang chung hướng dẫn kiểm toán BCTC của NHTM và có thể gồm các nội dung chính sau:

- Tên của số dư tài khoản, loại giao dịch hoặc thuyết minh trọng yếu cần được đánh giá và xử lý;

- Ghi chép những kết luận đã cân nhắc từ các cuộc thảo luận với lãnh đạo của NHTM liên quan đến việc lập kế hoạch kiểm toán;

- Phân tích số dư tài khoản, loại giao dịch hoặc thuyết minh: Cân nhắc thông tin tập hợp trong kế hoạch liên quan đến tài khoản này bao gồm bất kỳ những giao dịch


bất thường hoặc phức tạp hoặc không xác định được trước đó mà có thể tác động đến cách thức mà kiểm toán đạt được;

- Cân nhắc những nhân tố có thể tạo ra các rủi ro có sai sót trọng yếu như: Các giao dịch trọng yếu với các bên có liên quan; Các thiếu sót liên quan đến KSNB đặc biệt những thiếu sót này không được các nhà quản lý xử lý; Những thay đổi liên quan đến môi trường CNTT; Những sai sót trong quá khứ, nhầm lẫn lịch sử hoặc những khoản điều chỉnh trọng yếu tại cuối kỳ; Các giao dịch mà được ghi sổ trên cơ sở ý kiến của nhà quản lý (ví dụ tái tài trợ nợ, tài sản được bán, và việc phân loại chứng khoán kinh doanh); Các vụ kiện tụng chưa giải quyết và các khoản nợ tiềm tàng (ví dụ bảo lãnh bán hàng, bảo lãnh tài chính và xử lý môi trường); Các điều chỉnh trọng yếu đối với giao dịch hoặc sự kiện; Các giao dịch hoặc sự kiện phức tạp mà KTV tin rằng tồn tại rủi ro cao về sự nhầm lẫn. Ví dụ, các giao dịch phòng ngừa (tự bảo hiểm) liên quan đến tương lai, quyền chọn có thể chỉ ra các rủi ro trong quá trình đánh giá giá trị của nợ dài hạn; Có các giao dịch hoặc sự kiện chịu sự áp đặt không thường xuyên của nhà quản lý liên quan hoặc có lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp đối với nhà quản lý…

- Ghi chép lại các rủi ro và rủi ro trọng yếu được xác định cho các số dư tài khoản, loại giao dịch hoặc thuyết minh trọng yếu và các CSDL có liên quan;

- Thiết kế các thủ tục cơ bản và thủ tục kiểm tra kiểm soát để xử lý các rủi ro đã xác định liên quan đến mỗi CSDL có liên quan đối với các số dư tài khoản, loại giao dịch hoặc thuyết minh. Những thủ tục cơ bản phụ thuộc vào (1) rủi ro trọng yếu mà KTV đã xác định và (2) Dự kiến liệu KTV có dựa vào KSNB của đơn vị không?

3.3.3.2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

Hoàn thiện việc vận dụng các thử nghiệm kiểm soát để kiểm tra hiệu quả KSNB của NHTM

Đối với các DNKT ngoài Big Four:

Bước này chủ yếu cần được hoàn thiện tại các DNKT ngoài Big Four. Như đã phân tích trong phần thực trạng và hạn chế về việc vận các thử nghiệm kiểm soát để kiểm tra hiệu quả KSNB tại các DNKT ngoài Big Four, cũng như những phân tích của tác giả nhằm chỉ rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đánh giá hiệu quả KSNB của NHTM. Do đó, trong thời gian tới các DNKT ngoài Big Four cần hoàn thiện bước công việc này, cụ thể như sau:

- Tăng cường xây dựng quy trình, giấy tờ làm việc và tài liệu hướng dẫn chi tiết đối với các thử nghiệm kiểm soát.

- Vận dụng kết hợp đầy đủ các kỹ thuật kiểm toán trong các thử nghiệm kiểm soát để thu thập bằng chứng kiểm toán đánh giá hiệu quả KSNB của NHTM như kỹ thuật phỏng vấn, quan sát, điều tra, thực hiện lại;


- Tăng cường nội dung, thời gian và phạm vi và nhân sự thực hiện các thử nghiệm kiểm soát hơn nữa, cụ thể:

+ Về nội dung các thủ tục kiểm tra hiệu quả KSNB: Cần phối kết hợp một cách phù hợp và hiệu quả tất cả các loại thủ tục như Phỏng vấn, quan sát, điều tra và thực hiện lại…vì thực tế nhiều DNKT ngoài Big Four chủ yếu chỉ áp dụng thủ tục phỏng vấn thông qua một bảng câu hỏi được thiết kế sẵn và thực tế bảng câu hỏi này còn chưa chi tiết, cụ thể cho từng hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng;

+ Về thời gian thực hiện các thử nghiệm kiểm soát: Nên lựa chọn thời gian thực hiện các thử nghiệm kiểm soát theo nguyên tắc sau: Đối với các thủ tục kiểm soát mà ngân hàng thực hiện trong cả năm, KTV sẽ phân bổ mẫu đều cho tất cả các tháng/quý trong cả năm hoặc sẽ thực hiện kiểm tra trong giai đoạn kiểm toán sơ bộ và thực hiện thêm các thủ tục kiểm tra cuốn chiếu đến cuối năm. Còn đối với các thủ tục kiểm soát chỉ diễn ra một lần vào cuối năm (ví dụ thủ tục kiểm soát liên quan đến lập và trình bày BCTC cuối năm) thì KTV sẽ thực hiện kiểm tra vào cuối năm.

+ Về phạm vi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát: Việc lựa chọn cỡ mẫu kiểm tra phụ thuộc vào một số yếu tố như tần suất của các thủ tục kiểm soát; bản chất của các thủ tục kiểm soát; độ lệch dự tính trong các thủ tục kiểm soát của ngân hàng và quy mô mẫu tối thiểu quy định. Các DNKT ngoài Big Four nên xây dựng hướng dẫn cụ thể đối với việc xác định cỡ mẫu hay phạm vi của các thử nghiệm kiểm soát làm tài liệu tham chiếu cho KTV thực hiện công việc (Tham khảo như bảng 2.4 - Xác định số m u thực hiện các thử nghiệm kiểm soát ). Ngoài ra, tùy thuộc vào xét đoán nghề nghiệp của mình, KTV có thể lựa chọn bổ sung mở rộng thêm phạm vi kiểm tra ngoài các hướng dẫn chung của công ty mình.

+ Về nhân sự thực hiện các thử nghiệm kiểm soát: Thông thường nhân sự được giao thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đều là các KTV có kinh nghiệm tốt, có trình độ chuyên môn vững vàng vì đây là một thử nghiệm khó, đòi hỏi sự hiểu biết, kỹ năng tốt và khả năng xét đoán giỏi. Tuy nhiên, một số thử nghiệm kiểm soát đơn giản hơn cũng có thể giao cho những KTV ít kinh nghiệm hơn thực hiện và các trưởng nhóm hoặc chủ nhiệm kiểm toán có thể soát xét lại để đào tạo và nâng cao trình độ của các KTV này. Đặc biệt, khi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để đánh giá hiệu quả KSNB có một nội dung rất quan trọng đó là đánh giá môi trường CNTT và hiệu quả của các kiểm soát ứng dụng. Tại các DNKT Big Four, công việc này đã được một đội ngũ chuyên gia IT của Công ty kiểm toán thực hiện nhưng tại các DNKT ngoài Big Four vẫn đang sử dụng các chuyên gia bên ngoài. Trong tương lai để tạo thế chủ động các DNKT ngoài Big Four cũng có thể nghĩ đến việc thành lập một đội ngũ chuyên gia IT để chuyên thực hiện kiểm toán công nghệ để hỗ trợ đắc lực cho đội kiểm toán tài chính.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/05/2023