Các Công Trình Khoa Học Đã Công Bố Trên Các Tạp Chí Khoa Học Chuyên Ngành


đối với các DNKT không tuân thủ nguyên tắc kiểm toán, nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp ảnh hưởng đến uy tín của nghề kiểm toán và niềm tin của công chúng sử dụng thông tin.

VACPA cần nghiên cứu và đưa các các quy định hướng dẫn việc tuân thủ các CMKit để KTV dễ dàng thực hiện công việc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán. Ngoài ra VACPA cần nghiên cứu và ban hành thống nhất việc áp dụng những quy trình, phương pháp kiểm toán cho những đơn vị hay đối tượng kiểm toán đặc thù. Việc làm này tránh các hiện tượng làm thiếu, làm sai công việc kiểm toán; đảm bảo sự ổn định của giá phí kiểm toán; đảm bảo kết quả kiểm toán đạt được mục tiêu của DNKT cũng như khách hàng được kiểm toán.

VACPA cần xây dựng chương trình đào tạo KTV; chương trình cập nhật kiến thức hàng năm cho phù hợp với từng loại cấp độ KTV; chương trình đào tạo chuyên môn kiểm toán chuyên sâu với từng đối tượng kiểm toán, từng loại hình đơn vị kiểm toán. Qua đó là động lực thúc đẩy ý thức nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp của mỗi KTV và những người tham gia kiểm toán.

VACPA cần xây dựng chương trình thi KTV, KTV quốc gia cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc làm này giúp cho mỗi KTV cần trang bị cho mình những kiến thức kiểm toán trên các phương diện lý luận và thực tế kiểm toán, đảm bảo việc hành nghề kiểm toán được thực hiện tốt. Góp phần đưa KTV và nghề kiểm toán của Việt nàm hội nhập với thế giới và chất lượng dịch vụ kiểm toán được quốc tế công nhận.

VACPA cần thể hiện được vai trò là cầu nối giữa kiểm toán của Việt nam và kiểm toán quốc tế, góp phần phát triển lĩnh vực kiểm toán ở Việt nam cả về bề rộng lẫn chiều sâu.

3.4.3. Về phía các doanh nghiệp kiểm toán độc lập

Các DNKT nói chung và ban lãnh đạo cũng như KTV nói riêng phải ý thức được vai trò và uy tín của nghề nghiệp kiểm toán. Do đó, để củng cố và nâng cao năng lực cũng như uy tín nghề nghiệp kiểm toán thì các DNKT cũng như KTV cần thiết phải:

- Tuân thủ tốt các quy định và chuẩn mực được ban hành để hướng dẫn các hoạt động kiểm toán.

- Tuân thủ các quy định về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp sẽ tạo nên uy tín nghề nghiệp cho bản thân KTV, DNKT và lĩnh vực kiểm toán. Ngoài ra các KTV cần hình thành cho mình những kỹ năng liên quan để trợ giúp tốt hơn cho cuộc kiểm toán như: Kỹ năng sử dụng thành thạo các phương tiện, điều kiện phục vụ cho kiểm toán; Kỹ năng làm việc theo nhóm; Kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề; Kỹ năng ứng xử, giao tiếp, thảo luận các vấn đề; Kỹ năng thu thập thông tin; Kỹ năng thuyết trình vấn đề bằng miệng và bằng văn bản; Kỹ năng vận dụng các kiến thức chuyên môn và chuẩn mực chuyên môn cho công việc kiểm toán; Kỹ năng phân tích và tư duy lô gic; Kỹ năng xét đoán nghề nghiệp; Kỹ năng về khả năng kiềm chế


cảm xúc, nhậy cảm nghề nghiệp… Các kỹ năng này là những yếu tố góp phần làm nên chất lượng và tính kinh tế trong kiểm toán.

- Kết hợp với các bên có liên quan hoàn thiện và xây dựng hệ thống các văn bản pháp quy về kiểm toán đảm bảo phù hợp với thực tế kiểm toán ở Việt nàm và thông lệ quốc tế.

- Xây dựng một môi trường kiểm soát hoạt động kiểm toán mạnh nhằm kiểm soát hết và hiệu lực các công việc, hành vi của KTV. Môi trường kiểm soát mạnh trong điều kiện mọi yếu tố khác phải đúng đắn và phù hợp như: Quan điểm hành nghề kiểm toán của Ban lãnh đạo lành mạnh; Cơ cấu tổ chức kiểm toán hợp lý, các quy định, nguyên tắc áp dụng trong hoạt động kiểm toán phải đầy đủ và hữu hiệu.

- Xây dựng chính sách nhân sự phù hợp trên các mặt: tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật đề bạt và phương pháp quản lý.

- Trong điều kiện cơ quan nhà nước chưa ban hành hướng dẫn riêng về kiểm toán đối với các lĩnh vực đặc thù trong đó có ngân hàng thương mại, DNKT (đặc biệt là các DNKT thuộc DNKT ngoài Big Four) cần nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các quy trình kiểm toán chuyên ngành đối với từng loại đối tượng kiểm toán hay từng loại khách hàng như: đơn vị hành chính sự nghiệp, DN sản xuất kinh doanh thông thường, DN đặc thù (ngân hàng thương mại, DN kinh doanh bảo hiểm, du lịch…). Cùng với việc ban hành các quy trình kiểm toán chuyên biệt là xây dựng hệ thống hồ sơ tài liệu liên quan cũng như cơ cấu tổ chức hay nhân sự tham gia.

- Từ quy trình kiểm toán chung áp dụng cho từng loại hình DN hay từng loại kiểm toán, DNKT nên thiết lập những cuốn cẩm nang để phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu và hướng dẫn KTV trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán.

- Cần trang bị đầy đủ các điều kiện, phương tiện làm việc hiện đại trợ giúp cho công việc kiểm toán đạt chất lượng và hiệu quả.

- Quy trình và công việc kiểm toán không phải là bất biến mà luôn được thay đổi cho phù hợp với mối hợp đồng kiểm toán cũng như sự đầy đủ hay thiếu các thông tin, tài liệu.

- Cần tăng cường công tác KSCL kiểm toán. KSCL là một biện pháp hữu hiệu để xử lý các rủi ro phát sinh từ việc tranh chấp trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán là dịch vụ kinh doanh có điều kiện và mang tính chất tư vấn pháp lý cao. KSCL không phải là một công việc tách biệt mà là một quá trình liên tục và xuyên suốt nhằm củng cố mọi phương diện hoạt động của DNKT. Để đáp ứng yêu cầu này, DNKT phải căn cứ vào qui định hiện hành tự đề ra và triển khai qui trình KSCL toàn diện để có thể đảm bảo với chính công ty cũng như với xã hội rằng: các chuẩn mực cao nhất của nghề nghiệp luôn được tuân thủ và coi đây như là một “Chuẩn mực của công ty”. Việc KSCL trong nội bộ của từng DNKT không thể thay thế cho việc kiểm tra của cơ quan chức năng. Trong lĩnh vực kiểm toán, việc thực hiện KSCL ngay từ khi bắt đầu công việc sẽ hiệu quả hơn rất nhiều là thực hiện điều này sau khi đã hoàn thành công việc.


3.4.4. Về phía các ngân hàng thương mại

- NHTM phải tuân thủ tốt các quy định, nguyên tắc, chuẩn mực trong công tác quản lý nói chung và công tác kế toán, kiểm toán nói riêng.

- NHTM phải hoàn thiện công tác quản trị điều hành nói chung và hệ thống KSNB, trong đó có hệ thống kế toán nói riêng theo những chuẩn mực, nguyên tắc và thông lệ quốc tế để giúp việc lập BCTC, đặc biệt là BCTC hợp nhất ngày một hoàn thiện và chất lượng hơn. Điều này cũng tạo thuận lợi cho công tác kiểm toán BCTC của NHTM ngày một chất lượng và hiệu quả hơn.

- NHTM cần phải luôn có thái độ hợp tác làm việc trong suốt quá trình kiểm toán với KTV và DNKT

- NHTM phải cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin, tài liệu cần thiết cho KTV để KTV có thể hoàn thành trách nhiệm của mình cũng như đảm bảo cuộc kiểm toán đạt hiệu quả cao nhất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua nghiên cứu lý luận và thực trạng hoạt động kiểm toán BCTC của NHTM, Tác giả mạnh dạn đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT thực hiện. Kết quả cụ thể bao gồm:

Thứ nhất, Nêu ra định hướng phát triển của hệ thống NHTM ở Việt Nam trong thời gian tới

Thứ hai, Phân tích các nguyên tắc và định hướng hoàn thiện kiểm toán BCTC của NHTM;

Thứ ba, Trình bày một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm toán BCTC NHTM tại các DNKT trong giai đoạn hiện tại và trong tương lai. Các giải pháp tập trung vào việc hoàn thiện mục tiêu, nội dung, quy trình và KSCL hoạt động kiểm toán;

Thứ tư, Trình bày một số điều kiện cần thiết để thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT thực hiện về phía cơ quan nhà nước, về phía hiệp hội nghề nghiệp, về phía NHTM và phía các DNKT.

Tác giả hy vọng rằng những giải pháp mà mình đưa ra có thể vận dụng hữu ích tại các DNKT ở Việt Nam hiện nay để nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm toán, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong lĩnh vực kiểm toán BCTC NHTM.


KẾT LUẬN


Với mục đích nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập nói chung và hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại do các DNKT độc lập thực hiện nói riêng, qua quá trình nghiên cứu cũng như thu thập dữ liệu, khảo sát, đánh giá, luận án đã đạt một số kết quả như sau:

- Luận án đã hệ thống hóa và phát triển cơ sở lý luận liên quan đến đối tượng, mục tiêu, căn cứ, phương pháp tiếp cận, nội dung, quy trình và phương pháp, KSCL hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại.

- Trên cơ sở lý luận đã được hệ thống và phát triển, thông qua việc khảo sát thực trạng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại do các DNKT độc lập thực hiện bằng các phương pháp thu thập và phương pháp xử lý dữ liệu thu thập được, luận án đã trình bày và đưa ra các đánh giá về thực trạng kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại do các DNKT độc lập đang thực hiện, từ đó chỉ ra những điểm mạnh và những bất cập trong kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại do các DNKT độc lập ở Việt Nam đang thực hiện hiện nay.

- Từ những bất cập trong kiểm toán kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại do các DNKT độc lập ở Việt Nam đang thực hiện hiện nay, vận dụng các kiến thức và hiểu biết về kiểm toán nói chung và kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại nói riêng, kết hợp với nghiên cứu tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước về kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại, luận án đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại do các DNKT độc lập ở Việt Nam thực hiện, chủ yếu tập trung vào việc hoàn thiện: mục tiêu, phương pháp tiếp cận kiểm toán; nội dung kiểm toán; quy trình và phương pháp kiểm toán; KSCL hoạt động kiểm toán. Luận án cũng đề xuất các điều kiện cần thiết để tổ chức thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại do các DNKT độc lập ở Việt Nam thực hiện.

Nghiên cứu sinh hy vọng những đề xuất trong luận án sẽ là những gợi ý để các DNKT độc lập nghiên cứu, vận dụng nhằm hoàn thiện hơn công tác kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại của mình. Và cũng hy vọng những giải pháp hoàn thiện này không chỉ áp dụng cho kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại do các DNKT độc lập thực hiện mà còn là cơ sở để vận dụng cho kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại tại các tổ chức kiểm toán khác như kiểm toán nội bộ, kiểm toán Nhà nước cũng như hoàn thiện cho kiểm toán các loại hình DN đặc thù khác trong nền kinh tế để giúp cho hoạt động kiểm toán ngày càng đảm bảo hiệu quả, chất lượng và nâng cao hơn nữa vị thế trong xã hội.


Như vậy, trong những nội dung mà luận án đã đề cập thì còn có những vấn đề cần phải được nghiên cứu sâu và mở rộng hơn để góp phần vào việc hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại như: tổ chức cuộc kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại; kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất của NHTM…Đây là những vấn đề tương đối phức tạp, nếu tiếp tục nghiên cứu và trình bày trong phạm vi luận án sẽ khiến cho luận án quá cồng kềnh. Vì vậy, các nội dung có liên quan sẽ tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện và trình bày trong các công trình nghiên cứu khoa học khác.

Trong quá trình học tập và nghiên cứu luận án, tác giả đã vô cùng nghiêm túc, cầu thị và nỗ lực rất nhiều. Tuy nhiên, do kinh nghiệm của bản thân vẫn còn điểm hạn chế nên luận án không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong muốn nhận được sự chỉ dẫn, đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các đồng nghiệp, các KTV…để luận án được hoàn thiện thêm và đưa vào ứng dụng có hiệu quả trong hoạt động kiểm toán của Việt Nam./.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Các đề tài nghiên cứu khoa học đã tham gia



STT


Tên đề tài

Cấp quản lý


Xếp loại

Trách nhiệm trong đề tài

Năm hoàn

thành


1.

Hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán tuân thủ trong hoạt động kiểm

toán báo cáo tài chính


Học viện Tài chính


Giỏi


Thư ký đề tài


2012


2.

Hoàn thiện quy trình kiểm

toán BCTC hợp nhất tại các Tập đoàn kinh tế

Học viện Tài chính


Xuất sắc


Tham gia


2013


3.

Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của các tập đoàn kinh tế nhà nước trong quá trình kiểm toán do kiểm toán nhà nước

thực hiện


Kiểm toán nhà nước – Bộ KHCN


Xuất sắc


Tham gia


2014


4.

Hoàn thiện kiểm toán năm đầu tiên – số dư đầu năm tài chính trong kiểm toán BCTC tại các tổ chức kiểm

toán độc lập


Học viện Tài chính


Xuất sắc


Đồng chủ nhiệm


2014


5.

Hoàn thiện quy trình kiểm toán BCTC trong các doanh nghiệp bảo hiểm tại các tổ

chức kiểm toán độc lập


Học viện Tài chính


Xuất sắc


Thư ký


2014


6.

Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại tại các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam trong điều kiện

hiện nay


Học viện Tài chính


Xuất sắc


Đồng chủ nhiệm


2015

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại tại các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam - 26


2. Các công trình khoa học đã công bố trên các Tạp chí khoa học chuyên ngành



STT


Tên bài


Tên tạp chí


Tập, Số


Trang

Số tác

giả


1

Kiểm toán các ước tính kế toán trong hoạt động kiểm

toán báo cáo tài chính

Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán

Tạp chí số 02 (115)

2013

43-45

01


2

Kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính

Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán

Tạp chí số 07 (120)

2013

28-30

01

3

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm toán BCTC ngân hàng thương mại do các doanh nghiệp kiểm toán độc

lập ở Việt Nam thực hiện

Tạp chí Kế toán và Kiểm toán

Số 01 + 02/2016 (148+149)

38-40

01

4

Phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro trong cuộc kiểm toán báo cáo tài chính ngân

hàng thương mại

Tạp chí Kế toán và Kiểm toán

Số 03/2016 (150)

21-23

01

5

Quy trình nghiên cứu, đánh giá kiểm soát nội bộ trong cuộc kiểm toán báo cáo tài

chính ngân hàng thương mại

Tạp chí Kế toán và Kiểm toán

Số 08/2016 (155)

15-18

01

3. Sách đã xuất bản


STT

Tên sách

Loại sách

Trách

nhiệm

Năm xuất

bản

1

Giáo trình Kiểm toán các thông

tin tài chính khác

Giáo trình

Tham gia

2012


2

Kiểm soát nội bộ trong doanh

nghiệp - Những vấn đề kiểm toán viên quan tâm


Sách chuyên khảo


Tham gia


2014

3

Giáo trình Lý thuyết kiểm toán

Giáo trình

Tham gia

2016

4

Kiểm toán Báo cáo tài chính – Lý

thuyết và thực hành

Sách chuyên khảo

Tham gia

2016


5

Kiểm toán - Thực hiện một cuộc

kiểm toán chất lượng trên cơ sở rủi ro


Sách dịch

Đồng dịch giả


2016


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Alvin A.Arens & James Kloebbecker (1995), Kiểm toán, Nxb Thống kê, Hà Nội.

2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại do các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam thực hiện.

3. Phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro trong cuộc kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại.

4. GS.Joel Bessis (2012), Quản trị rủi ro trong ngân hàng – Risk management in banking, Nhóm dịch PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Đinh Thế Hiển, Nguyễn Thanh Huyền, NXB Lao động – Xã hội

5. Bộ Tài chính (2012), Hệ thống CMKit Việt Nam áp dụng từ ngày 1/1/2014.

6. Bộ Tài chính, Hệ thống 26 Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các Thông tư hướng dẫn;

7. TS. Lê Vinh Danh (2006), Tiền và hoạt động ngân hàng, NXB Tài chính, Hà Nội.

8. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia; Người dịch Tập thể Ban nghiên cứu và xây dựng vốn – Ngân hàng nhà nước Việt Nam; Người hiệu đính: PGS,PTS. Nguyễn Văn Nam, Vũ T.Kim Liên; PGS, PTS. Vương Trọng Nghĩa.

9. Vũ Cao Đàm (2003), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB KH&KT, Hà Nội.

10. Đại học Kinh tế quốc dân (2012), Giáo trình kiểm toán tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

11. Đại học Kinh tế quốc dân (2008), Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính, HN.

12. Học viện Tài chính (2008), Hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán BCTC của tổ chức ngân hàng và tín dụng, Đề tài NCKH cấp Học viện – TS. Thịnh Văn Vinh và TS. Lưu Đức Tuyên chủ nhiệm.

13. Học viện Tài chính (2015), Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại tại các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay, Đề tài NCKH cấp Học viện – ThS Phí Thị Kiều Anh và TS. Vũ Thị Phương Liên.

14. Học viện Tài chính (2011), Giáo trình Kiểm toán BCTC, NXB Tài chính, Hà Nội

15. Học viện Tài chính (2012), Giáo trình Kiểm toán BCTC – Kiểm toán các chu kỳ chủ yếu, NXB Tài chính, Hà Nội.

16. Học viện Tài chính (2012), Giáo trình Kiểm toán Tổ chức quá trình kiểm toán BCTC, NXB Tài chính, Hà Nội.

17. Học viện Tài chính (2013), Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính, Hà Nội.

18. Học viện Tài chính (2013), Giáo trình Kiểm toán các thông tin tài chính khác, NXB Tài chính, Hà Nội.

19. Học viện Tài chính (2011), Giáo trình Quản trị NHTM, NXB Tài chính, Hà Nội

20. Học viện Tài chính (2012), Giáo trình Quản trị dịch vụ khác của NHTM, NXB Tài chính, Hà Nội

21. Học viện Tài chính (2012), Giáo trình quản trị tín dụng ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính, Hà Nội

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/05/2023