Những Gợi Mở Cho Quá Trình Cải Cách Hiến Pháp Việt Nam

kết thực hiện được các giá trị phổ quát của nhân loại, tiêu biểu nhất là quyền con người. Nếu không thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ, quốc gia hoàn toàn có khả năng bị loại khỏi sân chơi chung hay chịu những bó buộc về kinh tế. Đó là áp lực mạnh mẽ buộc các quốc gia phải đổi mình. Việc nội luật hóa điển hình nhất là ghi nhận các giá trị đó trong hiến pháp của mình. Dần dần, việc thay đổi và thừa nhận những giá trị đó trở nên gần gũi, quen thuộc và cần thiết hơn.

Cuối cùng, sự tiến triển mạnh mẽ của chủ nghĩa hiến pháp trên thế giới và trong khu vực cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quốc gia chịu ảnh hưởng Hồi giáo. Đã mười bốn năm kể từ sau bài báo nổi tiếng của Bruce Ackermann, chủ nghĩa hợp hiến dường như vẫn đang gia tăng. Hơn chín mươi bản hiến pháp mới đã được thông qua trong hai mươi năm qua. Việc xây dựng hiến pháp và thúc đẩy chủ nghĩa hợp hiến đã trở thành nền tảng của xây dựng nhà nước và quốc gia cũng như hợp tác phát triển. Mặc dù có những thất bại và tiến bộ đôi khi chậm, nhưng dường như không thể phủ nhận rằng chủ nghĩa hợp hiến đang phát triển ở Đông Nam Á. Hiến chương ASEAN không chỉ bao gồm các nguyên tắc dân chủ, nhân quyền, pháp trị, quản trị tốt và chủ nghĩa hợp hiến là một chỉ số cho sự thay đổi này, mà còn có một số tiến bộ thực tế. Trong bài báo chuyên đề về sự trỗi dậy của chủ nghĩa lập hiến thế giới, Bruce Ackermann đề nghị nhìn lại sáu mươi năm để nhận ra đầy đủ số lượng tiến bộ đã đạt được. Ở Đông Nam Á ngày nay, người ta chỉ cần nhìn lại hai mươi lăm năm để thấy sự khác biệt. Năm 1985, các nhà độc tài Marcos (Philippines) và Suharto (Indonesia) vẫn nắm quyền và Thái Lan ít nhất một phần nằm dưới sự cai trị của quân đội. Tất cả các bang này vẫn có những vấn đề và khủng hoảng, nhưng tất cả đều có các bản hiến pháp chứa đựng một số yếu tố dân chủ và tự do và các cơ chế xem xét tư pháp. Một quãng thời gian trước, Lào và Việt Nam vẫn chưa bắt tay vào quá trình cải cách hiến pháp bắt đầu tự do hóa nền kinh tế của họ và thúc đẩy sự cai trị của pháp luật bằng cách hiện đại hóa pháp luật, hành chính công và tòa án. Nhưng bây giờ mọi chuyện đã khác. Tất cả các quốc gia trong khu vực đều có hiến pháp. Các điều khoản quy định trong hiến pháp đều mang chứa những nội dung tích cực về quyền, về chế độ chính trị và bộ máy nhà nước. Việc đảm bảo hiến pháp không còn là điều gì đó quá mới mẻ và khó tiếp nhận tại khu vực dù còn nhiều rào cản.

Có thể thấy, mặc dù chủ nghĩa hợp hiến là một lý thuyết và thực tiễn của chính phủ và pháp luật có nguồn gốc đầu tiên ở Tây Âu và Bắc Mỹ, nhưng hiện nay có bằng chứng đáng kể về sự tiếp nhận tích cực của nó trong việc cấy ghép thành công vào một số quốc gia châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Về góc nhìn vĩ mô, bao trùm sự phát triển ở châu Á từ cuối thế kỷ XIX, cho thấy chủ nghĩa hợp hiến đã mở rộng và tăng cường phạm vi của nó, đáng kể theo thời gian. Đó có thể xem là thành tựu của chủ nghĩa hợp hiến. Các tòa án hiến pháp hiện đang tồn tại ở Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Campuchia và Indonesia đã đạt được những mức độ thành công khác nhau. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiến pháp các quốc gia Hồi giáo trong khu vực, buộc chúng phải chuyển mình theo xu thế thời đại.

3.2.2. Xu hướng ảnh hưởng Hồi giáo gia tăng với trường hợp Indonesia và Brunei Thứ nhất, tiền thân trong lý tưởng của nhà tiên tri Mohammed là xây dựng một nhà nước theo Hồi giáo do một người tối cao làm chủ, tức là tôn giáo gắn với nhà nước. Dễ nhận thấy, Hồi giáo rất mau chóng phát triển ở các quốc gia theo chế độ quân chủ với nhà vua đứng đầu. Do đó, dù đến sau, nhưng Hồi giáo dần đánh bại các tôn giáo khác tồn tại ở Malaysia, Brunei hay thậm chí là Indonesia nơi được mệnh danh là “Thung lũng các Vua” (Valley of Kings) để trở thành tôn giáo chiếm đa số tín đồ tại các quốc gia này. Kể cả sau này, khi hiến pháp thừa nhận các nước kể trên theo chính thể quân chủ với sự hiện diện của một người đại diện cho Vương quyền và tôn giáo, việc gạt bỏ hoàn toàn hay mờ

nhạt Hồi giáo và giáo lý đạo Hồi tiêu cực trở nên khó khăn hơn.

Thứ hai, có một đặc điểm chung của các quốc gia chịu ảnh hưởng của Hồi giáo là bài xích hiến pháp. Dù bối cảnh quốc tế có sự thay đổi mạnh mẽ, các quốc gia chịu ảnh hưởng Hồi giáo vẫn chịu sự chi phối của giáo lý đạo Hồi, những lời Thánh truyền “God head”. Lời của Allah là luật, do đó việc xuất hiện một đạo luật tối cao để các công dân trong quốc gia tuân theo là không cần thiết. Bản thân các quốc gia chịu ảnh hưởng Hồi giáo luôn luôn phải chịu sự đấu tranh mãnh liệt của một bên ủng hộ tuyệt đối đạo Hồi, bài xích và không quan tâm Hiến pháp; với một bên ủng hộ việc xây dựng và tuân thủ hiến pháp tối cao. Để có thể giải quyết vấn đề một cách êm đẹp, cách tốt nhất là dung hòa được cả hai. Đây là một phần những gì đã xảy ra ở Ai Cập trong quá trình soạn thảo hiến pháp

năm 1971. Đó là lý do vì sao cả Malaysia, Indonesia thừa nhận quyền con người, có biểu hiện về thay đổi Hiến pháp theo hướng hoàn thiện hơn, song vẫn rất khó khăn trong giải quyết các vấn đề liên quan đến Hồi giáo, tòa Shari’ah tồn tại song song bên cạnh tòa án thường. Các vấn đề liên quan đến Hồi giáo được xem là điều gì “bất khả xâm phạm” mà chỉ người Hồi giáo với nhau có thể thực hiện được.

Thứ ba, truyền thống pháp luật khu vực Châu Á còn có những điểm riêng biệt. Giá trị Châu Á hay chủ nghĩa tương đối là những lý do dẫn đến việc hiến pháp các quốc gia trong khu vực nói chung và Hồi giáo nói riêng chậm chạp để có thể hấp thụ và cải tạo theo những bản Hiến pháp tiên tiến, mẫu mực trên thế giới. Trong những năm 1990, người ta đã chú ý đến khái niệm “giá trị châu Á”, với sự tham khảo cụ thể về quyền tự chủ của các quốc gia châu Á để phát triển luật riêng của họ mà không nhất thiết phải tuân thủ luật pháp phương Tây hoặc các quy tắc quốc tế (Bell 2000). Có ý kiến cho rằng những khái niệm về tự do, quyền con người hoàn toàn có thể hiểu và biểu hiện theo “cách của khu vực châu Á”, chứ không nhất thiết phải giống như những gì phương Tây đưa ra. Lập luận này chủ yếu được đưa ra bởi các nhà lãnh đạo chính trị ở Singapore, Malaysia và Indonesia, và đã gây được tiếng vang ở các nước Đông Nam Á khác. Điều này được xem là một phản ứng trực tiếp đối với những tiến bộ trong nhân quyền quốc tế, được thể hiện trong Tuyên bố Bangkok về Nhân quyền năm 1993 (Thio 1999). Lập luận về giá trị châu Á đã không bác bỏ quyền con người (thực ra tất cả các hiến pháp Đông Nam đều thừa nhận quyền con người dưới một hình thức nào đó) và một số quốc gia Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines và Thái Lan) thậm chí còn có một tổ chức nhân quyền quốc gia. Tuy nhiên, những người ủng hộ lập luận giá trị châu Á đã từ chối chấp nhận rằng tất cả các quyền con người theo định nghĩa của các cường quốc phương Tây trong hệ thống quốc tế đang phát triển là hoàn toàn có thể áp dụng trong các xã hội châu Á. Đơn giản vì châu Á có những đặc thù riêng, có những “giá trị châu Á” riêng, cho nên dù không phủ nhận những cũng rất khó khăn để đạt được mong muốn về quyền con người hay các giá trị dân chủ như phương Tây. Chính quan niệm này đã hạn chế lại khả năng thay đổi hiến pháp các quốc gia, nó khiến hiến pháp dễ trở nên lửng lơ trong việc thừa nhận quyền con người và phấn đấu cho các giá trị dân chủ một cách “nửa vời”.

Ngoài ra, không thể không nhắc tới sự phản ứng trước xu hướng văn hóa xã hội mang ảnh hưởng dân chủ phương Tây. Đây là một vấn đề trong thời kỳ hiện đại. Sự phản ứng lại của tư tưởng Hồi giáo trước ảnh hưởng của phương Tây khiến mong muốn áp dụng Hồi giáo để lặp lại trật tự vốn có trở nên mạnh mẽ trong tư tưởng những người Hồi giáo. Sự áp dụng rộng rãi đạo Hồi trong thực tế và ghi nhận trong hiến pháp ngày càng trở nên mạnh mẽ và khắc nghiệt bên cạnh những ghi nhận tiến bộ về quyền con người là một bài toán đầy mâu thuẫn và khó giải quyết. Minh chứng là việc Brunei ngay trong đầu tháng 4 vừa qua đã thông qua luật ném đá đến chết người đồng tính mặc cho dư luận thế giới bất bình và lên án gay gắt trước hành động đó, nhưng Sultan vẫn tin tưởng rằng đó là “điều cần” với Brunei hiện tại.

3.3. Những gợi mở cho quá trình cải cách Hiến pháp Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Từ những nghiên cứu trong lịch sử và xu hướng hiến pháp các quốc gia Hồi giáo trong khu vực, có thể gợi mở những bài học cho Việt Nam trong quá trình cải cách hiến pháp. Cũng giống như các quốc gia trong khu vực, Việt Nam tiếp cận với các giá trị quyền con người, pháp quyền, dân chủ muộn và có phần khó khăn. Không chỉ vậy, tâm lý e ngại, đề cao “giá trị Châu Á”, đề cao lợi ích tập thể của cộng đồng và xã hội, tôn trọng gia đình, cộng đồng và quốc gia, đề cao giá trị của lao động nặng nhọc, đặt lợi ích gia đình trên những mong muốn cá nhân,… là những rào cản không nhỏ trong quá trình thay đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia. Trong bối cảnh tình hình khu vực và trên thế giới có những biến động, sự thay đổi trong nhận thức của từng người dân, các yếu tố nội tại chuyển mình, cải cách hệ thống pháp luật là quy luật tất yếu và tự nhiên. Trung tâm của quá trình cải cách đó chính là hiến pháp. Khắc phục những lỗ hổng trong lý thuyết và thực tiễn hiến pháp là điều khó khăn nhưng cần thiết. Thông qua việc nghiên cứu hiến pháp các quốc gia Hồi giáo trong khu vực, có thể gợi mở ra những đường hướng cho Hiến pháp Việt Nam.

Thứ nhất, hiến pháp phải được đặt ở vị trí xứng đáng là đạo luật tối cao của một quốc gia. So với hai quốc gia còn lại là Malaysia và Indonesia, rõ ràng, Hiến pháp Brunei chưa được tôn trọng tương xứng với tầm quan trọng nói chung của hiến pháp. Hệ quả của điều đó là mức độ vi phạm quyền con người và các hành vi trái pháp luật cao hơn và nghiêm

Lịch sử và xu hướng phát triển của hiến pháp các nước Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á - 14

trọng hơn hẳn các quốc gia khác. Một bản hiến pháp đảm bảo sẽ giúp bộ máy nhà nước vận hành quy củ và quyền con người được đảm bảo tối đa. Hòa cùng dòng chảy pháp quyền, dân chủ cùng những yêu cầu của nền kinh tế thị trường, xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam đã ghi nhận vai trò hiến pháp, vấn đề bảo hiến đã và đang được thảo luận mạnh mẽ trên các diễn đàn với mục đích thiết lập mô hình tài phán hiến pháp trong tương lai không xa. Điều 119 Hiến pháp 2013 hiện hành có ghi nhận: “Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.” Nhưng trên thực tế vẫn tồn tại không ít các văn bản vi hiến, điều đó đặt ra yêu cầu cần phải thực hiện rõ ràng và mạnh mẽ hơn việc đảm bảo vị trí “pháp lý cao nhất” của hiến pháp.

Thứ hai, đặc điểm chung của các quốc gia Hồi giáo trong khu vực là dù ghi nhận cụ thể hay không ghi nhận nguyên tắc “tam quyền phân lập” nhưng vẫn có sự rạch ròi khi quy định các nhánh lập pháp – hành pháp – tư pháp. Đây là điều cần làm rõ và quan tâm trong Hiến pháp Việt Nam. Theo Hiến pháp hiện hành, “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.” (Khoản 3, Điều 2); và trong các chương về sau, Hiến pháp cũng ghi nhận rõ ràng, chi tiết các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Dẫu vậy, vẫn có những điểm cần quan tâm lưu ý. Cách ghi nhận “quyền lực nhà nước là thống nhất” cùng với Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Đồng thời, việc tổ chức quyền lực nhà nước còn bị ảnh hưởng nhiều bởi nguyên tắc tập quyền XHCN khiến việc phân chia ba nhánh lập pháp – hành pháp – tư pháp chưa được đảm bảo tối đa. Quốc hội vẫn có thể quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền yêu cầu xem xét quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hay việc giám sát của Quốc hội với nhánh tư pháp có xu hướng can thiệp và hoạt động xét xử là những vấn đề còn tồn đọng. Trong bối cảnh chung, Hiến pháp Việt Nam cần có sự rõ ràng và chặt chẽ hơn nữa về tính độc lập và đối trọng, kìm chế lẫn nhau của các cơ quan nhà nước thực hiện quyền lập pháp – hành pháp – tư pháp. Trong đó, đặc biệt là nhánh quyền tư pháp

để đảm bảo sự minh bạch trong xét xử, đem lại niềm tin cho người dân vào công lý, pháp quyền.

Thứ ba, từ bản hiến pháp đầu tiên khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho đến Hiến pháp 2013, sự ghi nhận quyền con người, quyền công dân đã tăng lên đáng kể. Nhưng cũng giống như Malaysia, Indonesia hay Brunei, việc thực thi và đảm bảo quyền con người tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Trong đó, quyền tự do lập hội, quyền biểu tình là một trong số những quyền vẫn đang được thảo luận sôi nổi trên các diễn đàn, các cuộc hội thảo nhằm hướng đến một xã hội thực sự dân chủ, nơi mà người dân được thực hiện quyền cơ bản của mình. Đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công dân là một trong số những gợi mở dành cho Việt Nam từ kinh nghiệm các quốc gia Hồi giáo trong khu vực.

Thứ tư, việc tăng cường hiệu lực thi hành của hiến pháp cũng là một điều đáng lưu tâm. Trên thực tế, tại Việt Nam, Quốc hội vừa là cơ quan lập pháp, vừa là cơ quan lập hiến. Và chỉ Quốc hội có quyền duy nhất trong việc sửa đổi, bổ sung hiến pháp thông qua tỷ lệ 2/3 đại biểu Quốc hội là một quy định khá đơn giản. Ngoài việc cần đảm bảo tính chặt chẽ của việc sửa đổi, bổ sung hiến pháp như có những quy định nghiêm ngặt hơn về sửa đổi các điều khoản đặc biệt quan trọng liên quan đến quyền con người, tình trạng khẩn cấp quốc gia, hay bộ máy nhà nước,… như bổ sung thêm các yêu cầu phụ giống Hiến pháp Indonesia và Malaysia, Việt Nam cũng nên mở rộng sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng hiến pháp. Điều đó không chỉ đảm bảo quyền làm chủ của người dân, quyền lập hiến – chủ quyền nhân dân là quyền nguyên thủy, mà còn giúp hiến pháp có tính thực tiễn cao hơn. Bởi xét cho đến cùng, hiến pháp không nằm ngoài mục đích bảo vệ quyền lợi của người dân, lắng nghe ý kiến từ chính người dân giúp hiến pháp dễ dàng đi vào thực tiễn hơn. Những cuộc biểu tình tại Malaysia và sự thừa nhận của Nghị viện với những yêu cầu của người dân trong Hiến pháp hiện hành là minh chứng cho kết quả tốt đẹp của việc mở rộng sự tham gia của xã hội trong quá trình xây dựng, sửa đổi Hiến pháp.

Thứ năm, thiếu vắng đi một cơ chế bảo hiến đồng nghĩa với sự mong manh về hiệu lực tối cao của hiến pháp. Dù trải qua nhiều thăng trầm với sự trồi sụt nhất định, nhưng

rõ ràng, Tòa án Hiến pháp Indonesia đã có không ít những quyết định nhằm bảo vệ quyền con người và đảm bảo việc thi hành hiến pháp một cách nghiêm túc, đúng đắn. Điều đó mang lại cho xã hội sự bình đẳng, an toàn và kỳ vọng của nhân dân vào công lý. Việt Nam hiện nay vẫn đang trên hành trình thảo luận để đi đến một cơ chế bảo hiến thực sự. Trong Hiến pháp Việt Nam, cụm từ “…theo quy định của pháp luật” không còn là xa lạ. Điều này dẫn tới hệ quả là hiến pháp trở nên yếu thế so với các văn bản dưới hiến pháp. Rõ ràng, nếu không có văn bản cụ thể hóa, thì nhiều quyền hiến định khó mà thực hiện được. Việc có một cơ chế bảo hiến như Indonesia sẽ không chỉ đảm bảo quyền con người, xử lý ngay các hành vi vi hiến mà còn thực hiện chức năng giải thích pháp luật, đảm bảo vị trí tối cao của hiến pháp một cách thực tế chứ không phải chỉ tồn tại trên giấy.

Thứ sáu, sự ra đời của các cơ chế hiến định độc lập trong các quốc gia Hồi giáo cũng là một điều thú vị. Có thể kể đến: Toà án Hiến pháp, Uỷ ban phòng chống tham nhũng, Ủy ban Nhân quyền, Hội đồng bầu cử quốc gia,… là những cơ quan hiến định độc lập nổi bật được ghi nhận trong hiến pháp các quốc gia ASEAN nói chung. Sự có mặt của các cơ quan này giúp ngăn chặn các hành vi lạm quyền góp phần đảm bảo việc thực thi hiến pháp. Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước trong Hiến pháp Việt Nam 2013 là kết quả tất yếu của ảnh hưởng xu thế chung khu vực và trên thế giới, cũng đáp ứng nhu cầu của quốc gia. Điều đó đưa ra yêu cầu nên quan tâm đến việc thực hiện các cơ chế hiện định độc lập như một cách hữu hiệu duy trì trật tự xã hội và vai trò của hiến pháp tại Việt Nam.

3.4. Các vấn đề đặt ra

Nghiên cứu về Hiến pháp các quốc gia Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á cho thấy sự biến động lịch sử không ngừng cùng sự thay đổi đa dạng của Hiến pháp trải qua lịch sử và bối cảnh khu vực cũng như thế giới. Cùng với hai xu thế phát triển chính của Hiến pháp các quốc gia chịu ảnh hưởng của Hồi giáo là rất nhiều vấn đề cần được đặt ra.

Thứ nhất, vì vị trí của hiến pháp trong đời sống một quốc gia. Hiến pháp quan trọng và có ý nghĩa với sự phát triển của đất nước là điều không thể phủ nhận. Nó là nền tảng để đất nước phát triển và xã hội vận hành có quy luật, đồng thời là thanh kiếm sắc bén đảm bảo quyền con người. Nhưng trên thực tế, Hiến pháp các quốc gia Malaysia,

Indonesia và đặc biệt là Brunei vẫn chưa thực sự chắc chắn. So với Hiến pháp Malaysia và Indonesia, Hiến pháp Brunei là hiến pháp có sự ảnh hưởng mong manh và thiếu được coi trọng đúng mức nhất. Gần như bất cứ lúc nào, khi nào, hiến pháp cũng có thể bị thay đổi một cách vô lý do. Và điều quan trọng nhất là có một chủ thể còn đứng trên cả hiến pháp. Tất nhiên không thể loại trừ chính thể quân chủ mà Brunei theo đuổi là điều kiện để tôn vinh cá nhân, song đặt hiến pháp ở vị trí thứ yếu khiến hiệu lực của nó không còn tác dụng. Sự lạm quyền, xâm hại thô bạo quyền con người sẽ dễ dàng diễn ra hơn bao giờ hết. Điều đó đặt ra những yêu cầu cần phải trả lại vị trí xứng đáng cho hiến pháp trong sự tôn trọng và tuân thủ nghiêm túc đạo luật tối cao này.

Thứ hai, trong cả ba bản Hiến pháp Malaysia, Brunei hay Indonesia đều không ghi nhận nguyên tắc “tam quyền phân lập” một cách rõ ràng, thay vào đó là minh chứng quy định ba nhánh lập pháp – hành pháp – tư pháp một cách riêng biệt. Nhưng thực tế, việc hoạt động của bộ máy nhà nước lại chưa được rạch ròi và đảm bảo sự kìm chế, đối trọng lẫn nhau. Dù ghi nhận hay không ghi nhận, các điều khoản về ba nhánh quyền lực trong một đất nước vẫn cần được phân tách và làm rõ nhất có thể trong Hiến pháp. Bởi sự vận hành của bộ máy nhà nước cũng là sự vận hành của đất nước và là cách thức để đảm bảo quyền con người.

Thứ ba, vấn đề có lẽ trở nên khó khăn nhất là việc đảm bảo quyền con người trước những hành vi xâm hại thô bạo quyền con người trong Hiến pháp và trên thực tiễn tại các quốc gia chịu ảnh hưởng của Hồi giáo. Dù có xu hướng vận động tích cực trong việc thừa nhận quyền con người và thực tiễn thi hành Hiến pháp cũng có những dấu hiệu đáng mừng. Nhưng chừng đó là chưa đủ bảo vệ con người trước những điều luật khắt khe và còn bất công theo giáo lý đạo Hồi. Những báo cáo về thực hiện nhân quyền tại Malaysia, Indonesia hay Brunei vẫn còn ở con số thấp. Quyền tự do ngôn luận, tự do thân thể, quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc,… vẫn bị kìm chế bởi các giáo lý đạo Hồi. Kể cả với những người không phải là tín đồ Hồi giáo vẫn chịu ảnh hưởng. Nữ giới ra ngoài vẫn phải đeo khăn trùm đầu, học sinh dù muốn hay không vẫn phải gọc chương trình bắt buộc về Hồi giáo tại trường, việc có quan hệ đồng tính trở thành nỗi ô nhục kỳ thị,… là những vi phạm quyền con người vẫn hiện hữu rất rõ ràng ở các quốc gia chịu ảnh hưởng Hồi giáo.

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 11/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí