Kiến Nghị Đối Với Tập Đoàn Hóa Chất Việt Nam


3.3.2 Kiến nghị đối với các cơ quan chức năng

Thứ nhất, thành lập Hội Kiểm toán viên nội bộ để tổ chức nghiên cứu, ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán nội bộ, các qui định về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán nội bộ làm cơ sở để tổ chức đào tạo cũng như tổ chức thực hiện kiểm toán nội bộ tại tập đoàn. Kiểm toán nội bộ là một nhân tố cơ bản của HTKSNB đó là công cụ kiểm tra và đánh giá thường xuyên về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, về tính hiệu quả của việc thiết kế và vận hành các chính sách, các bước và các thủ tục KSNB, từ đó phát hiện cải tiến các yếu kém trong hoạt động quản lý hệ thống KSNB giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ đối với hệ thống KSNB và hoạt động quản lý của tập đoàn cũng như đối với hoạt động kiểm tra tài chính Nhà nước tại tập đoàn sử dụng vốn Nhà nước, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, ban hành một số văn bản liên quan đến việc tổ chức và hoạt động của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp Nhà nước. Nhưng các văn bản này chỉ mang tính định hướng, không cụ thể do vậy các doanh nghiệp rất khó triển khai và thực hiện. Để hệ thống KSNB đi vào đời sống thực tế của các doanh nghiệp nói chung và tại Tập đoàn Hóa chất nói riêng, Nhà nước cần thành lập Hội kiểm toán viên nội bộ tổ chức nghiên cứu, ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán nội bộ, các qui định về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán nội bộ đồng thời tổ chức đào tạo đội ngũ Kiểm toán viên nội bộ cho tập đoàn.

Thứ hai, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu phải tăng cường việc giảng dạy, bồi dưỡng kiến thức về hệ thống kiểm soát nội bộ giúp doanh nghiệp và các nhà quản lý nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng, những lợi ích mang lại từ một hệ thống KSNB vững mạnh cũng như các nội dung của hệ thống KSNB. Nghiên cứu và phát hành nhiều tài liệu, sách tham khảo hướng dẫn cụ thể việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB trong doanh nghiệp.

3.3.3. Kiến nghị đối với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Thứ nhất, các nhà quản trị tại công ty mẹ và các công ty thành viên phải nhận thức được đầy đủ vai trò của hệ thống KSNB và sự cần thiết phải hoàn thiện nó. Hiểu rõ các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB để từ đó thiết kế các chính sách, các thủ tục được thực hiện một cách đầy đủ và phù hợp. Thường xuyên cập nhật các kiến thức về KSNB thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và thông qua đào tạo, thông qua các buổi tham quan, khảo sát thực tế để áp dụng vào cho tập đoàn của mình. Công ty mẹ phải là cầu nối, tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi, toạ đàm để các thành viên học hỏi kinh nghiệm của nhau về KSNB

Thứ hai, tập đoàn cần có những chỉ đạo sâu rộng việc triển khai những kiến thức về KSNB tới các công ty thành viên và chỉ đạo các công ty thành viên triển khai tới từng bộ phận, nhân viên để toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp cùng tham gia vào việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB có hiệu quả.

Thứ ba, mỗi một doanh nghiệp thuộc tập đoàn có đặc điểm kinh doanh khác nhau, do vậy công ty mẹ cần có định hướng cho các doanh nghiệp thành viên để đi đến thống nhất các nội dung hoàn thiện hệ thống KSNB cho phù hợp.

Thứ tư, công ty mẹ - Tập đoàn Hoá chất Việt Nam cần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện sớm hệ thống các quy chế quản lý nội bộ: Quy chế quản lý đoàn ra, đoàn vào; Quy chế tiền lương, Quy chế quản lý thù lao, tiền thưởng của Người đại diện vốn. Sửa đổi điều lệ tổ chức và hoạt động của các Công ty TNHH một thành viên do Tập đoàn Hoá chất Việt Nam sở hữu 100% vốn điều lệ.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Thứ năm, về sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành, Công ty mẹ cần dà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các Ban tham mưu, giúp việc tại Tập đoàn; Nghiên cứu việc thành lập ban chuyên ngành để tập trung phát triển ngành hoá chất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hoá dược

Thứ sáu, về công tác cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực, Tập đoàn cần triển khai việc xây dựng kế hoạch qui hoạch phát triển nguồn nhân lực tại các đơn vị thành viên thuộc tập đoàn

Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ tại tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam - 20

Thứ bảy, Công ty mẹ - Tập đoàn Hoá chất Việt Nam tiếp tục hoàn thiện Quy chế quản lý NĐD phù hợp với qui định của pháp luật và mô hình tổ chức hoạt động của Tập đoàn. Hàng năm tổ chức hội nghị NĐD để đánh giá về công tác đại diện vốn của Tập đoàn. Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý cho NĐD. Triển khai Kế hoạch Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, tạo nguồn cán bộ có năng lực công tác, kinh nghiệm thực tiễn để cử làm NĐD phần vốn của Tập đoàn tại các doanh nghiệp. Hàng năm tiến hành việc rà soát, bổ sung nguồn nhân sự. Triển khai mô hình tổ chức quản lý NĐD phù hợp với mô hình tổ chức của Tập đoàn.

Kết luận Chương 3

Xuất phát từ những quan điểm định hướng về tái cấu trúc tập đoàn trong tương lai cùng với nhận diện và phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với tập đoàn trong thời kỳ mới cho thấy hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại tập đoàn nhằm giúp cho nhà quản lý đạt được các mục tiêu phát triển là rất cần thiết. Tại chương này tác giả đã đưa ra sự cần thiết và phương hướng cần hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ. Các giải pháp hoàn thiện được đề cập trong luận án bao gồm:

Một là, Hoàn thiện các yếu tố cấu thành HTKSNB trong đó: Hoàn thiện các yếu tố thuộc về môi trường kiểm soát trong đó giải pháp có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của hệ thống kiểm soát nội bộ tại tập đoàn là nhận thức và quan điểm của nhà quản lý về tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ; ý nghĩa của việc nhận diện và đánh giá và phân tích rủi ro; tiếp cận và áp dụng hệ thống quản lý hiện đại để tăng cường tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ; tầm quan trọng của kiểm soát tài chính; Hoàn thiện hệ thống thông tin tập trung vào hoàn thiện hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ kế toán, báo cáo kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý của tập đoàn. Hoàn thiện việc thu nhận xử lý và cung cấp thông tin, áp dụng công nghệ thông tin trong xử lý và cung cấp thông tin; Hoàn thiện các thủ tục kiểm soát, hoàn thiện các nguyên tắc cơ bản trong việc thiết kế các thủ tục kiểm soát, trong đó nhấn mạnh đến việc xây dựng qui chế tài chính. Bên cạnh đó cũng hoàn thiện các thủ tục kiểm soát liên quan đến chu trình hoạt động quan trọng và cơ bản tại tập đoàn.

Hai là, hoàn thiện qui chế quản lý người đại diện, nhằm kiểm soát tốt phần vốn của Nhà nước có trong các công ty cổ phần

Ba là, vốn trong tập đoàn rất lớn đòi hỏi phải có cách thức kiểm soát phù hợp và hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước nên giải pháp thứ năm tập trung vào hoàn thiện kiểm soát tài chính tại tập đoàn.

Bốn là, theo Quyết định số 2097/QĐ-TTg ngày 28/12/2012 phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, do vậy tại giải pháp thứ 6, Luận án đưa ra một số giải pháp tăng cường KSNB theo chủ trương tái cơ cấu Tập đoàn từ nay đến năm 2015

Để tạo điều kiện thực hiện giải pháp, luận án cũng đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước, với các cơ quan chức năng và Tập đoàn Hoá chất Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng và hoàn thiện HTKSNB.


KẾT LUẬN

Hệ thống kiểm soát nội bộ là bộ phận thực hiện chức năng giám sát các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý. Nó là sản phẩm được tạo ra từ yêu cầu của nhà quản lý. Kiểm soát nội bộ là những phương pháp và chính sách được thiết kế để ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách, qui trình được thiết lập. Qui mô của tập đoàn ngày càng lớn, việc duy trì HTKSNB là một yêu cầu bắt buộc. Có thể nói hệ thống kiểm soát nội bộ có ý nghĩa sống còn đối với tập đoàn vì nó giúp cho tập đoàn đạt được các mục tiêu đã đặt ra và giảm thiểu tác hại của các rủi ro đối với tập đoàn. Với mục đích nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Luận án đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:

Một là, Luận án đã cụ thể hoá để làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về HTKSNB tại doanh nghiệp. Phân tích các quan điểm khác nhau về HTKSNB, từ đó tổng quát đưa ra mô hình tổ chức HTKSNB làm khung lý thuyết nghiên cứu HTKSNB tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam gồm: Nội dung (chính sách kiểm soát, thủ tục kiểm soát), các yếu tố cấu thành (môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin, thủ tục kiểm soát), mục tiêu của HTKSNB (bảo vệ tài sản của đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của thông tin, đảm bảo việc thực hiện chế độ pháp lý, bảo đảm hiệu quả hoạt động). Phân tích được đặc điểm hoạt động (địa vị pháp lý, cơ cấu tổ chức, qui mô và phạm vi hoạt động, quan hệ liên kết và quản lý vốn, ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, chế độ sở hữu), đặc điểm về vốn (sở hữu vốn, quyền sở hữu và quyền điều hành vốn, công khai minh bạch và điều chỉnh cơ cấu vốn, chịu sự điều tiết của cơ chế quản lý tài chính, rủi ro vốn) tập đoàn chi phối đến việc thiết kế và vận hành HTKSNB tại tập đoàn. Phân biệt được HTKSNB tại tập đoàn kinh tế với HTKSNB tại các doanh doanh nghiệp đơn lẻ nhằm làm rõ hơn vấn đề thiết kế và vận hành HTKSNB mô hình hoạt động tập đoàn. Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức HTKSNB của các tập đoàn kinh tế trên thế giới như ở: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và trên cơ sở đó đã rút ra được các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Môi trường kiểm soát cần phải có Uỷ ban Kiểm toán; Cần phải có bộ phận KTNB trực thuộc BKS tại các cấp của tập đoàn để cảnh báo sớm các rủi ro, giám sát tài chính tập đoàn, đánh giá tính hiệu năng và hiệu quả của hệ thống KSNB; Trong tập đoàn nhà nước cần phân định, tách biệt rõ ràng chức năng quản lý kinh doanh và chức năng quản lý hành chính, giữa mục tiêu hiệu quả kinh doanh và mục tiêu quản lý nhà nước điều tiết nền kinh tế, công ty mẹ cử đại diện của công ty xuống các công ty thành viên.

Hai là, Luận án đã nêu được đặc điểm chung về sản xuất kinh doanh, công tác quản lý cũng như những thuận lợi và khó khăn thuộc về môi trường kinh doanh có ảnh hưởng đến việc thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam. Tác giả đã khảo sát, chọn mẫu điều tra và đi sâu phân tích làm sáng tỏ thực


trạng về môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin, các thủ tục kiểm soát tại công ty mẹ và các công ty thành viên. Từ đó tiến hành phân tích, đánh giá rút ra được những ưu điểm và những hạn chế cơ bản mà tập đoàn cần khắc phục và hoàn thiện nhằm đảo bảo các mục tiêu của HTKSNB, nêu lên sự cần thiết và phương hướng cần phải hoàn thiện hệ thống KSNB tại tập đoàn.

Ba là, để đảm bảo các nội dung hoàn thiện là xác đáng và có tính khả thi Luận án đã tìm ra nguyên nhân của các tồn tại về HTKSNB tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, trên cơ sở nghiên cứu lý luận cùng với kinh nghiệm quốc tế về thiết kế và vận hành HTKSNB tại các Tập đoàn trên thế giới, Tác giả đã đưa ra các nội dung hoàn thiện cụ thể về HTKSNB theo từng yếu tố cấu thành, hoàn thiện đầu tư và kiểm soát vốn, hoàn thiện qui chế quản lý người đại diện phần vốn của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam đầu tư vào doanh nghiệp khác, hoàn thiện kiểm soát vốn và một số giải pháp tăng cường KSNB theo chủ trương tái cơ cấu Tập đoàn từ nay đến năm 2015. Những nội dung này được đưa ra trên cơ sở các phân tích, đánh giá cụ thể, có căn cứ khoa học, phù hợp với thực tế và có tính khả thi, phù hợp với định hướng phát triển của Tập đoàn trong thời gian tới.

Bốn là, Luận án cũng đưa ra các kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước, các cơ quan chức năng và với Tập đoàn Hoá chất Việt Nam nhằm tạo những tiền đề, cơ sở giúp cho những nội dung hoàn thiện có thể áp dụng vào thực tế, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, hiệu quả hoạt động của Tập đoàn.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù Tác giả đã có nhiều cố gắng song Luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong được sự đóng góp của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để Luận án được hoàn thiện và phong phú hơn, có giá trị về lý luận và thực tế cao hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ

1. Nguyn ThLan Anh (2007), “Kế toán quản trị chi phí, giá thành tại Việt Nam và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới”, Tạp chí Khoa học đào tạo ngân hàng, số 59, tr52 – 55, tháng 4/2007

2. Nguyn ThLan Anh (2007), “Kế toán quản trị chi phí, giá thành tại Việt Nam và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới”, Tạp chí Khoa học đào tạo ngân hàng, số 60, tr37 – 41, tháng 5/2007

3. Nguyn ThLan Anh (2010), “Tiếp cận hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp”,

Tạp chí Khoa học đào tạo ngân hàng, số 98, tr53 – 56, tháng 7/2010

4. Nguyn ThLan Anh (2011), “Bất cập trong công tác quản lý tài chính các tập đoàn kinh tế Nhà Nước”, Tạp chí Khoa học đào tạo ngân hàng, số 114, tr100 – 106, tháng 11/2011

5. Nguyn ThLan Anh (2012), "Nghiên cứu đổi mới nội dung chương trình học phần Kế toán tài chính 2 cho sinh viên chuyên ngành kế toán hệ liên thông trường Đại học Công nghiệp Hà Nội”, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, tháng 12/2012

6. Nguyn ThLan Anh (2012), “Giáo trình Nguyên lý kế toán”, Đồng chủ biên giáo trình, đồng thời tham gia biên soạn chương 1, chương 7, tháng 4/2012, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

7. Nguyn ThLan Anh (2012), “Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp”, tham gia biên soạn chương 7,8,9, tháng 5/2012, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

8. Nguyn ThLan Anh (2012), “Giáo trình Kế toán Quản trị”, Tham gia biên soạn chương 6,7, tháng 12/2012, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

9. Nguyn ThLan Anh (2013), “Tăng cường vai trò kiểm soát nội bộ trong tái cấu trúc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam”, Học viện ngân hàng, Trang 325- 330, Kỷ yếu Hội thảo khoa học bàn về Những vấn đề đặt ra trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà Nước ở Việt Nam, tháng 4/2013

10. Nguyn ThLan Anh (2013), “Tăng cường vai trò của nhà quản lý tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng, số 134, tháng 7/2013, trang 66-70

11. Nguyn ThLan Anh (2013), “Giáo trình Kế toán quốc tế”, Đồng chủ biên đồng thời tham gia biên soạn chương 5, tháng 9/2013, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

12. Nguyn ThLan Anh (2013), “Giáo trình Kế toán ngân sách xã phường”, Chủ biên

đồng thời tham gia biên soạn chương 7, tháng 9/2013, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Alvin A. Arens và James K.Loebbecke (2000), Kiểm toán, NXB thống kê, Hà Nội

2. Bộ Tài Chính (2004), Hệ thống văn bản pháp luật về kiểm toán Việt Nam, NXB tài chính, Hà Nội.

3. Bộ Tài Chính (2005), Thông tư 72/2005/TT –BTC này 1 tháng 9 năm 2005 về “Hướng dẫn xây dựng Quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà Nước hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con

4. Bộ tài chính (2006), Quyết định số 15/QĐ – BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp.

5. Bộ tài chính (2009), Thông tư 242/2009/TT – BTC ngày 30 tháng 12 năm 2009 về Hướng dẫn thi hành một số điều của Quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà nước và quản lý vốn của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.

6. Bộ tài chính (2009), Thông tư 245/22009/ TT – BTC ngày 31/12/2009 về Qui định thực hiện một số nội dung của NĐD52/22009 NĐ – CP ngày 3/6/2009 của Chính Phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà Nước

7. Bộ tài chính (2012), Quyết định số 582/QĐ – BTC ngày 06 tháng 01 năm 2012, về Ban hành Qui chế tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

8. Bộ tài chính (2005), “Hướng dẫn xây dựng qui chế tài chính của công ty nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con” ngày 1/9/2005

9. Bộ tài chính (2010), Thông tư số 79/2010/TT – BTC, ngày 24/05/2010, về “Hướng dẫn xử lý tài chính khi chuyển đổi công ty Nhà Nước thành công ty TNHH MTV”

10. Bộ tài chính (2010), Thông tư 138/2010/TT- BTC ngày 19/7/2010 về “Hướng dẫn chế độ phân phối lợi nhuận đối với Công ty TNHH MTV do Nhà Nước làm chủ sở hữu

11. Bộ tài chính (2010), Thông tư 117/2010/ TT – BTC ngày 05/08/2010 về Hướng dẫn cơ chế tài chính của Công ty TNHH MTV do Nhà Nước làm chủ sở hữu

12. Bộ tài chính (2013), Nghị định 50/2013/NĐ – CP ngày 14 tháng 05 năm 2013 Ban hành Qui định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong Công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu

13. Bộ tài chính (2013), Nghị định 51/2013/NĐ – CP ngày 14 tháng 05 năm 2013 Ban hành Qui định chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám Đốc, Giám Đốc, Phó Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc, Kế toán trưởng trong Công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu

14. Chính phủ (2004), Nghị định 199/2004/NĐ – CP ngày 3 tháng 12 năm 2004 Ban hành quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác

15. Chính phủ (2009), Nghị định 09/2009/NĐ – CP ngày 5 tháng 2 năm 2009 Ban hành quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.


16. Chính phủ (2009), Nghị định 97/2009/NĐ – CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 Qui định về mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp

17. Chính phủ (2009), Nghị định 98/2009/ NĐ – CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 Qui định về mức lương tối thiểu vùng áp dụng các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp.

18. Nguyễn Văn Công (2005), Chuyên khảo về báo cáo tài chính, lập, đọc, kiểm tra phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.

19. Trần Tiến Cường (2005), Tập đoàn kinh tế - Lý luận và kinh nghiệm quốc tế ứng dụng vào Việt Nam, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

20. Vũ Huy Cẩm (chủ biên) (1993), Kiểm toán quốc tế- Đề cương bài giảng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

21. Đậu Ngọc Châu, Nguyễn Viết Lợi (chủ biên) (2008), Giáo trình Kiểm toán báo cáo tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội.

22. Ngô Thế Chi- Đoàn Xuân Tiên - Vương Đình Huệ (1995), Kế toán- Kiểm toán và phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.

23. Chính phủ (2009), Nghị Định 09/2009/NĐ – CP, ngày 5/2/2009, về Ban hành qui chế quản lý tài chính của Công ty Nhà Nước và quản lý vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác.

24. Chính phủ (2009), Nghị Định 52/2009/NĐ – CP, ngày 3/6/2009, về Qui định chi chiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý và sử dụng tài sản Nhà Nước

25. Công ty TNHH MTV APATIT Việt Nam, Quyết định số 844/QĐ – TCLĐ ngày 09 tháng 12 năm 2006, về việc phân cấp các lĩnh vực quản lý

26. Phan Đức Dũng, Hệ thống thông tin kế toán, Nhà xuất bản thống kê

27. Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương (2008), Kế toán quản trị, Nxb Thống kê, TP.Hồ Chí Minh.

28. Nguyễn Thị Đông (1997), Giáo trình Lý thuyết kế toán, Nxb Tài chính, Hà Nội.

29. Vũ Hữu Đức, Kiểm toán, phần 1: Đại cương, Trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh,1994

30. Phạm Thị Gái (1997), Phân tích hoạt động kinh tế, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

31. Lê Thế Giới- Nguyễn Xuân Lãn- Nguyễn Phúc Nguyên- Nguyễn Thị Loan (2007),

Quản trị học, Nxb Tài chính, Hà Nội.

32. Bùi Thị Minh Hải (2012), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam, Luận án tiễn sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế Hà Nội.

33. Bùi Văn Huyền (2008), Xây dựng và phát triển Tập đoàn Kinh tế ở Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia

34. Đào Duy Huân, Trần Thanh Mẫn (2006), Quản trị học trong toàn cầu hóa, Nhà xuất bản, Thống kê, Hầ Nội.

35. Đinh Lâm Hoa (2007), Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.

xii


36. Lê Thị Minh Hồng (2002), Tăng cường Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các khách sạn, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân.

37. Nguyễn Thị Phương Hoa, Giáo trình kiểm soát quản lý, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2009

38. Nguyễn Thu Hoài (2011), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam, Luận án tiễn sỹ kinh tế, Trường Học viện tài chính

39. Quang Hùng - Hồng hải và các cộng sự (2007), “Từ điển Thuật ngữ thị trường chứng khoán Anh - Việt”, Nhà Xuất Bản từ điển Bách Khoa, Hà Nội

40. Trần Đức Hùng (2008), Hoàn thiện tổ chức kế toán theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con ty con tại Nhà xuất bản Giáo Dục, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.

41. Đặng Thái Hùng (2008), “Củng cố và kiện toàn bộ máy kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế”, Kiểm toán, (11/96), tr.12-16.

42. Vương Đình Huệ, Đoàn Xuân Tiên (chủ biên) (1997), Thực hành kiểm toán báo cáo tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội.

43. Học viện ngân hàng – Khoa tài chính (2011), “Hội thảo khoa học Quản lý tài chính tại các Tập đoàn kinh tế Nhà Nước ở Việt Nam”, tháng 6/2011

44. Học viện ngân hàng – Khoa tài chính – Khoa quản trị kinh doanh (2013), “Hội thảo khoa học Những vấn đề đặt ra trong quá trình tái cơ cấu Doanh nghiệp Nhà Nước ở Việt Nam”, tháng 4/2013

45. Harold Koontz, Ciryl O’ Donnell, Heinr Weihrich (1992), Những vấn đề cốt yếu của quản lý - Bản dịch, Nhà Xuất bản Khoa học Kỹ Thuật, Hà Nội

46. Phan Trung Kiên (2008), “Xu hướng trên thế giới và những vấn đề đặt ra đối với kiểm toán nội bộ Việt Nam”, Kiểm toán

47. Đinh Thị Liên (2007), Hoàn thiện Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH PRIME GROUP, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân

48. Hugh A. Adams và Đỗ Thùy Linh (2008), Hệ thống các qui định về kiểm toán và Kiểm toán Việt Nam hội nhập với các nguyên tắc kế toán và kiểm toán quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

49. Nguyễn Thị Luyến và Trần Đức Triều (2003), “Tập đoàn kinh doanh, nhu cầu hình thành và phát triển ở Việt Nam” Đề tài khoa học, Hà nội

50. Nguyễn Viết Lợi, Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, Nhà xuất bản tài chính, năm 2009

51. Nguyễn Viết Lợi, Đậu Ngọc Châu (chủ biên) (2007), Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, Nxb Tài chính, Hà Nội.

52. Phạm Bá Luân (2010), Quản lý rủi ro – Công cụ hiệu quả, Tạp chí Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng Số 6 tháng 3 năm 2010

53. Lương Thị Hoàng Mai (2008), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường quản lý tài chính hoạt động kinh doanh golf tại Công ty Cổ phần Đầu tư Tam Đảo, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 06/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí