137
Năm là, ngoài 6 báo cáo hiện nay mà người đại diện phải nộp lên cho tập đoàn thì cần bổ sung vào qui chế quản lý NĐD tập đoàn là: Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp; Xác nhận công nợ với Tập đoàn. Ngoài ra thông tin của NĐD với tập đoàn cần bổ sung thêm trong qui chế là: trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được Báo cáo tài chính kết thúc năm tài chính/Báo cáo kiểm toán của doanh nghiệp, NĐD gửi Báo cáo Tài chính (Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh Báo cáo tài chính theo qui định của pháp luật về kế toán) và Báo cáo thông tin thường niên; Xác nhận công nợ với Tập đoàn cho Tập đoàn.Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được Báo cáo tài chính quý, NĐD gửi văn bản đánh giá tóm tắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp theo kèm theo Quy chế này. Đồng thời, sao gửi cho Tập đoàn các Báo cáo Tài chính (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp). Ngoài các báo cáo định kỳ, các báo cáo bất thường về tình hình kinh doanh của các công ty cổ phần cũng phải được thiết lập để tạo ra những kênh thông tin đầy đủ để tập đoàn kiểm soát tốt hơn các công ty này.
Sáu là, đối với tiêu chuẩn và điều kiện tuyển trọn NĐD, ngoài các tiêu chuẩn đã thể hiện rõ trong quy chế quản lý NĐD thì trước khi bổ nhiệm cần phải làm công việc dà soát lại quyết định mà của NĐD đã ban hành các năm bởi vì NĐD thường giữ chức năng quản lý từ trước khi làm NĐD và bản thân khi làm NĐD thì cũng giữ chức năng quản lý, mục đích của việc dà lại xem các quyết định mà họ đã làm có đúng đắn không, có mắc sai lầm không. Kiểm tra các chính sách mà họ ban hành qua các năm có mang lại hiệu quả không. Kiểm tra tài sản cá nhân xem có bất thường so với thu nhập mà họ được hưởng không. Kiểm tra công tác tổ chức nhân sự khi họ làm quản lý (về việc coi trọng chuẩn mực đạo đức, cách thức quản lý, ban hành các chính sách nhân sự, thu nhập của người lao động). Ngoài ra để bổ nhiệm chính xác những NĐD có đức có tài còn thông qua cảm nhận như vào cơ quan làm việc nơi mà họ quản lý thấy sạch sẽ, khoa học, lịch sự thì có thể xác nhận họ có cách thức quản lý tốt. Bên cạnh đó còn thực hiện điều tra âm thầm trong nội bộ đơn vị, thăm dò để từ đó có sự lựa chọn NĐD xứng đáng nhất. Con người là yếu tố quyết định trong mọi việc nếu Tập đoàn lựa chọn NĐD đúng người, đúng việc đủ đức, đủ tài thì mọi khâu kiểm soát NĐD cũng chỉ là hình thức để phòng ngừa. Còn ngược lại nếu không lựa chọn tốt thì tất cả các thủ tục kiểm soát cũng chỉ là vô nghĩa bởi họ sẽ lách được hết.
Bảy là, thực hiện luân chuyển NĐD để đánh giá xem họ có tài đức thực sự không và cũng để hạn chế hiện tượng tiêu cực. Tập đoàn có thể bổ nhiệm những người trẻ có tài vào những doanh nghiệp hiện nay đang yếu kém để họ cống hiến hết mình có công việc, những người trẻ tuổi dám nghĩ, dám làm, thậm chí họ còn hy sinh lợi ích cá nhân để phục vụ cho lợi ích tập thể. Ngoài ra tập đoàn có thể cử NĐD vượt các cấp quản lý có thể đi từ trưởng phòng hoặc nhân viên nếu họ thực sự có đức và có tài.
Tám là, cần thực hiện kiểm toán trách nhiệm NĐD, hiện nay tại công ty mẹ và các công ty thành viên chỉ thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính (thực hiện bởi kiểm toán độc lập) và kiểm toán tuân thủ (thực hiện bởi kiểm toán Nhà Nước). Trong các cuộc kiểm toán, kiểm toán viên mới chỉ xem xét đến sự trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính và sự tuân thủ của việc thực hiện các chuẩn mực, chế độ và các qui định của kế toán, thuế
138
mà chưa xem xét đến trách nhiệm của Nhà quản lý có thực hiện đúng vai trò của mình hay không. Hiện nay mọi hoạt động kiểm soát của công ty mẹ xuống các công ty thành viên đều thông qua NĐD. Vốn của Nhà nước tại các công ty thành viên có được bảo toàn và phát triển hay không phụ thuộc rất nhiều vào trách nhiệm của NĐD. Vì vậy bên cạnh việc kiểm toán báo cáo tài chính như hiện nay cần bổ sung thêm chức năng kiểm toán trách nhiệm NĐD, cụ thể:
- Bổ sung thêm nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước là kiểm toán trách nhiệm NĐD phần vốn Nhà nước tại các công ty thành viên. Mục tiêu của kiểm toán để kiểm toán sự tuân thủ việc thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ của NĐD tại các công ty thành viên. Cơ cở chuẩn mực để kiểm toán viên đánh giá trách nhiệm của NĐD là qui chế quản lý NĐD. Kiểm toán viên xem xét NĐD có thực hiện đúng các điều được qui định trong qui chế hay không. Mặt khác kiểm toán viên cũng xem xét và đánh giá công ty mẹ có thực hiện đúng qui trình bổ nhiệm NĐD không. Bằng chứng kiểm toán là các báo cáo số liệu kế toán và các báo cáo về mọi hoạt động của tập đoàn liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của NĐD. Kết quả của cuộc kiểm toán sẽ rất khách quan, tìm ra được những điểm yếu kém của NĐD từ đó đề xuất điều chỉnh kịp thời
- Bổ sung thêm chức năng KTNB thuộc công ty mẹ là thực hiện kiểm toán trách nhiệm NĐD tại các các công ty thành viên. Theo đó Kiểm toán viên đánh giá tính tuân thủ việc thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm của NĐD đồng thời đánh giá năng lực của NĐD gắn với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Chín là, bổ sung vào Qui chế quản lý NĐD thời hạn ban hành văn bản chỉ đạo của HĐTV Tập đoàn Hoá chất Việt Nam để những NĐD có thể chuẩn bị văn bản xin ý kiến và kịp thời có biểu quyết tại cuộc họp của doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm!
- Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Tập Đoàn Hóa Chất Việt Nam
- Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Thông Tin
- Hoàn Thiện Qui Chế Quản Lý Người Đại Diện Tại Công Ty Mẹ
- Kiến Nghị Đối Với Tập Đoàn Hóa Chất Việt Nam
- Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ tại tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam - 21
- Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ tại tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam - 22
Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.
3.2.5 Hoàn thiện kiểm soát vốn tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam hoạt động dưới hình thức công ty mẹ - công ty con gắn bó chặt chẽ với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty mẹ là đầu tư kinh doanh vốn Nhà Nước. Vì vậy việc kiểm soát vốn của Nhà Nước tại Công ty mẹ và các công ty con tại tập đoàn có hiệu quả là điều rất rần thiết, các biện pháp cụ thể:
Một là, củng cố phát triển thêm nền tảng cho cơ chế giám sát kiểm soát gồm: xây dựng và duy trì hệ thống thông tin đầy đủ, tin cậy; xây dựng hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu và phương pháp kiểm soát, đánh giá đối với việc sử dụng vốn, với các chức danh quản lý chủ chốt tại các doanh nghiệp gồm: khả năng thanh toán của doanh nghiệp (hệ số thanh toán hiện hành, hệ số thanh toán nhanh, hệ số tổng nợ trên tổng tài sản và tính trên tập đoàn, hệ số tự tài trợ vốn), các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh (tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp và tập đoàn, tỷ suất lợi nhuận của tài sản lưu động của tập đoàn, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp và trên toàn tập đoàn; Phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách và chuyên nghiệp đại diện cho chủ sở hữu và đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu tại tập đoàn; Xây dựng hệ thống qui định rõ ràng, minh bạch về quyền hạn, nhiệm vụ, nghĩa vụ, trách nhiệm, mối quan hệ trong công việc của các đối tượng có liên quan
Hai là, nâng cao năng lực quản trị điều hành cho cán bộ quản lý tập đoàn. Cần tăng cường nhận thức về quản trị doanh nghiệp. Tăng cường năng lực lãnh đạo tập đoàn. Đổi mới công tác quản lý, điều hành, xây dựng năng lực tư duy toàn cầu với tiêu chuẩn quốc tế thống nhất. Bổ sung các chế tài để nâng cao thêm trách nhiệm của HĐTV, HĐQT, ban điều hành gắn với tuân thủ chấp hành chính sách, chế độ của Nhà Nước và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhà quản lý phải có đủ năng lực thì kiểm soát vốn mới có hiệu quả.
Ba là, phải đảm bảo một cấu trúc vốn hợp lý (hệ số nợ/vốn chủ), hài hòa giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, có chi phí sử dụng vốn thấp nhất và rủi ro chấp nhận được phù hợp với điều kiện kinh doanh cụ thể của từng công ty con và từng giai đoạn khác nhau. Trong cấu trúc tài chính này việc sử dụng vốn vay như một đòn bảy tài chính có thể tối đa lợi nhuận cho chủ sở hữu và ngược lại. Có thể nói sử dụng vốn vay như một con dao hai lưỡi, trong trường hợp sử dụng vốn vay kém hiệu quả thì người chịu hậu quả trước hết là giám đốc doanh nghiệp, điều này thể hiện rất rõ nét tại công ty cổ phần. Cấu trúc vốn chủ yếu phụ thuộc vào sự quyết định của Nhà quản lý doanh nghiệp. Vì vậy phải tìm Nhà quản lý có tài năng, có chuyên môn và năng lực quản lý, phát triển kinh doanh, coi trọng việc tái cấu trúc nguồn vốn hướng đến hoạt động tài chính minh bạch và lành mạnh. Cần loại bỏ những nhà quản lý doanh nghiệp yếu kém, làm ăn thua lỗ kéo dài hoặc không phát huy được ưu thế của doanh nghiệp đúng với thế mạnh và tiềm năng
Bốn là, đảm bảo sự minh bạch về tài chính, cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác. Các thông tin cần công bố đó là tình hình tài chính, tình hình kinh doanh, tài sản, nguồn vốn, công nợ, lưu chuyển tiền tệ ... cho các đối tượng sử dụng thông tin. Các thông tin dự tính tương lai về thị trường đầu ra, thị trường đầu vào, thị trường vốn, thị trường lao động ... để ước tính thay đổi đối với sản phẩm của công ty, thay đổi trong hệ thống báo cáo tài chính, thay đổi về giá trị doanh nghiệp. Công khai hóa thông tin về tiền lương, thù lao, lợi ích khác của người quản lý, thông tin dòng tiền đến với cổ đông đa số. Minh bạch hóa hoạt động đầu tư kinh doanh của chủ sở hữu Nhà nước, nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động của đại diện chủ sở hữu Nhà Nước trong tập đoàn.
Năm là, xây dựng phương án tài chính để triển khai thực hiện nhiệm vụ chính được giao và xử lý các tồn tại về tài chính trong quá trình tái cơ cấu: Tài chính Tập đoàn sẽ được thực hiện theo 2 phân hệ gồm: tài chính tập trung của Tập đoàn và tài chính phân tán tại các Công ty con, trong đó tài chính tập trung giữ vai trò quyết định cân đối tài chính tổng thể. Tài chính Tập đoàn trước hết được sử dụng cho phát triển các nhóm sản phẩm mũi nhọn: phân bón, cao su và hóa chất cơ bản, trong đó tập trung vào lĩnh vực phân bón, bảo đảm nguồn cung và bình ổn giá. Thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn của Tập đoàn; huy động vốn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư các dự án trọng điểm theo các kênh khác nhau. Rà soát lại các chương trình, dự án đầu tư trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh của Tập đoàn. Xây dựng tổng thể nhu cầu vốn và nguồn vốn kinh doanh đến năm 2015, có xét tới năm 2020. Thực hiện phân tích và báo cáo tài chính cho quản trị doanh nghiệp định kỳ tháng, quý, năm. Theo dõi, kiểm soát sát sao tài chính các công ty con, thực hiện các điều chỉnh phù hợp với các biến động kinh tế.
3.2.6 Một số giải pháp tăng cường kiểm soát nội bộ theo chủ trương tái cơ cấu Tập
đoàn từ nay đến năm 2015
Với mục tiêu xây dựng và phát triển Tập đoàn Hoá chất Việt Nam có cơ cấu hợp lý hơn tập trung vào lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm thiết yếu cho xã hội, đi đầu trong lĩnh vực sản xuất hoá chất cơ bản và sản phẩm hoá chất phục vụ sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Làm nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an toàn cho người lao động và sức khoẻ cộng đồng. Phát huy hiệu quả kinh doanh tương ứng với nguồn lực được giao. Để thực hiện tốt những mục tiêu đó, Tập đoàn phải thực hiện một số các giải pháp kiểm soát sau:
Thứ nhất, kiểm soát việc đầu tư ngành nghề kinh doanh chính không tập trung đầu tư ra ngoài ngành. Giai đoạn từ nay đến 2015 Tập trung vào: kiểm soát sản xuất, kinh doanh phân bón và công nghiệp chế biến cao su; Tập trung các loại phân: đạm Urê, phân lân, DAP; NPK; các sản phẩm săm lốp ô tô và cao su kỹ thuật; Thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phục vụ cho sản xuất, kinh doanh phân bón và hóa chất (quặng apatit, kali, muối mỏ…); Kiểm soát sản xuất, kinh doanh hóa chất cơ bản: các sản phẩm chính gồm: xút, axit, sôđa, khí công nghiệp… Kiểm soát sản xuất kinh doanh Hóa dược (thuốc kháng sinh, vitamin); Kiểm soát sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật phục vụ nông nghiệp, hóa chất công nghiệp và hóa chất tiêu dùng. Kiểm soát ngành, nghề liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính: tư vấn thiết kế công nghiệp hóa chất; xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành hóa chất. Công việc cụ thể cần phải kiểm soát được thể hiện:
Về sản xuất: Kiểm soát hiệu quả các dự án đã đầu tư, kiểm soát cân đối các loại phân bón phù hợp với nhu cầu thị trường và lượng hàng tồn kho hiện nay. Kiểm soát tốt hệ thống TSCĐ đảm bảo phát huy tối đa công suất. Xây dựng hệ thống cung ứng tập trung cho toàn Tập đoàn, kết hợp với phân quyền cho các Công ty con theo mô hình quản lý dự trữ hiện đại bảo đảm ổn định nguồn nguyên phụ liệu. Xây dựng quy hoạch hệ thống kho chứa sản phẩm, nhất là cho phân bón để vừa bảo đảm cho sản phẩm của Tập đoàn, vừa kinh doanh kho chứa cho hoạt động xuất nhập khẩu trên cơ sở cân đối dự trữ hợp lý với khả năng cung - cầu.
Về maketing: Kiểm soát việc nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện chính sách thương hiệu, hình thành văn hóa doanh nghiệp mang đậm hình ảnh của Tập đoàn. Kiểm soát việc xây dựng thương hiệu chung của Tập đoàn là “VINACHEM”. Coi đây là thương hiệu bao trùm, phát triển các nhãn hiệu của các Công ty con, tên gọi sản phẩm dưới thương hiệu này. Tập đoàn và các Công ty con cùng triển khai thống nhất chương quảng bá thương hiệu, đây được coi là các hoạt động được ưu tiên trong suốt kỳ kế hoạch. Kiểm soát việc thực hiện chương trình “Khuyến nông Vinachem” đối với sản phẩm phân bón để tăng cường sự gắn kết của Tập đoàn với nông dân. Kiểm soát việc xây dựng và chuẩn hoá qui tắc, cách thức ghi nhãn hiệu hàng hoá thống nhất trên tất cả các loại sản phẩm, dịch vụ của Vinachem. Đăng ký mã vạch và tem hàng hoá cho các sản phẩm đủ điều kiện. Kiểm soát việc xây dựng, triển khai đề án chống hàng giả, hàng nhái. Mở rộng hoạt
động marketing với các tổ chức, cá nhân tư vấn, sẵn sàng tham gia với các tổ chức, cá nhân ngoài nước, đặc biệt là các tổ chức quốc tế có uy tín.
Với lợi thế về qui mô hoạt động lớn, Tập đoàn cần kiểm soát chặt chẽ việc triển khai hệ thống phân phối và dự trữ để củng cố thế mạnh trên thị trường. Xác lập hệ thống phân phối theo hướng tiếp cận gần hơn, trực tiếp hơn đến người tiêu dùng cuối cùng đảm bảo mức tiêu thụ, chi phí, khả năng quản lý và đủ sức phục vụ khách hàng. Phối hợp với các địa phương thành lập mạng lưới dịch vụ phân bón và xây dựng kênh bán hàng từ các nhà máy đến các dịch vụ này nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ, ép giá nông dân. Tích cực tham gia vào nhiệm vụ dự trữ lưu thông, bình ổn giá, đặc biệt là với mặt hàng phân bón. Mở rộng nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa có tiềm năng.
Thứ hai, kiểm soát đầu tư vào các sản phẩm mới mang đặc thù hoạt động tập đoàn Về Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật: Tập đoàn tập trung kiểm soát triển khai dự
án khai thác và chế biến muối Kali tại Lào. Dự kiến đến 2015 sẽ có nguồn phân bón kali quý giá bổ sung cho sản xuất nông nghiệp, sản phẩm này cho đến nay Việt Nam vẫn đang phải nhập khẩu 100%.
Về thuốc bảo vệ thực vật: kiểm soát việc nghiên cứu các hoạt chất Dạng an toàn trong sản xuất và sạch với môi trường như dạng giải phóng chậm có kiểm soát; dạng hạt không nhân phân tán trong nước (WDG); dạng huyền phù đậm đặc (SC); dạng nhũ tương trong nước (EW); dạng vi nhũ tương (ME).
Về Quặng apatit: Tăng cường kiểm soát đầu tư chế biến sâu đảm bảo sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các loại quặng.
Về Hóa chất cơ bản, hóa chất tiêu dùng: Tập đoàn tiếp tục kiểm soát việc nghiên cứu triển khai các dự án sản xuất axit sunfuric, axit phốtphoric, amoniac, sunfatamon, soda để đáp ứng các nhu cầu sản xuất phân lân chế biến, phân DAP. Ngoài ra, Tập đoàn còn kiểm soát việc đầu tư nâng công suất sản xuất xút, phốtpho vàng, HCL, các sản phẩm khí công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp khác.
Về Hóa dược: kiểm soát khối lượng và chất lượng sản xuất khoảng 100 tấn thuốc kháng sinh và vitamin. Tạo tiền đề cho phát triển hóa dược của Tập đoàn sau năm 2015.
Thứ ba, đẩy mạnh công tác kiểm soát kế hoạch phát triển thị trường, tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng các sản phẩm chủ lực hiện có. Giữ vững thị phần sản phẩm phân bón tại các thị trường hiện tại, phát triển các phân đoạn thị trường mới nhằm mục tiêu phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững; mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước quanh khu vực. Kiểm soát việc phát triển thị trường xuất khẩu theo hướng tham gia vào các chuỗi giá trị khu vực trước hết là thông qua các liên doanh để cung cấp các sản phẩm hỗ trợ có các lợi thế so sánh như lốp ôtô, lốp xe máy, ắc quy, pin. Hoàn thiện hệ thống cung ứng và phân phối nguyên liệu, sản phẩm trên phạm vi toàn Tập đoàn để sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, có điều kiện tập trung nguồn lực để tham gia vào các cân đối vĩ mô của kinh tế trong nước theo yêu cầu của Chính phủ nhằm đối phó với các diễn biến bất lợi từ kinh tế thế giới. Kiểm soát tổ chức hệ thống thông tin thị trường tập trung ở cấp Tập đoàn để có đủ khả năng cập nhật, xử lý và dự báo kịp thời các biến động ở cả thị trường trong nước và thế giới.
142
Thứ tư, kiểm soát quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp. Thực hiện Cổ phần hóa doanh nghiệp. Theo lộ trình thì một số các công ty TNHH MTV mà tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ sẽ thực hiện cổ phần hoá. Trước hết năm 2013 Công ty TNHH một thành viên DAP - VINACHEM (Tập đoàn nắm giữ từ 65-75% vốn điều lệ); Công ty TNHH một thành viên Hơi kỹ nghệ Que hàn (Tập đoàn nắm giữ từ 65-75% vốn điều lệ). Tiếp đến năm 2014 – 2015 Công ty TNHH một thành viên Đạm Ninh Bình (Tập đoàn nắm giữ từ 65-75% vốn điều lệ); Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (Tập đoàn nắm giữ từ 65-75% vốn điều lệ). Thoái và bán phần vốn nhà nước tại các công ty con, công ty liên kết của Tập đoàn giai đoạn đến năm 2015 như các công ty: Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn, Công ty TNHH Inoue Việt Nam, Công ty Phân bón Việt Nhật, Tổng công ty cổ phần Bảo Minh, Công ty cổ phần Chứng khoán Thương mại và CN Việt Nam, Công ty Tài chính cổ phần Hóa chất. Bán toàn bộ vốn Nhà nước tại các công ty: Công ty cổ phần Sơn chất dẻo, Công ty cổ phần sản xuất và Thương mại Phương Đông, Công ty cổ phần Công nghiệp và Hóa chất Vi sinh, Công ty cổ phần Xà phòng Hà Nội, Công ty cổ phần Hóa chất Vĩnh Thịnh, Công ty cổ phần Que hàn điện Việt Đức, Công ty TPC VINA. Sắp xếp lại một số công ty để tránh cạnh tranh nội bộ, giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh. Cần có phương án cụ thể, phân công bộ phận chuyên trách để giám sát công việc này, có như vậy công việc cổ phần hoá mới đạt hiệu quả và đúng tiến độ.
Thứ năm, kiểm soát việc triển khai nghiên cứu ứng dụng, đầu tư đổi mới công nghệ, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. Phát triển Tập đoàn dựa trên cơ sở phát triển công nghệ tiên tiến, coi trọng hiệu quả kinh tế và phù hợp với xu thế hội nhập nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành có sức cạnh tranh trên cơ sở công nghệ mới, hiện đại, thân thiện với môi trường. Kiểm soát đổi mới và phát triển công nghệ các đơn vị trong Tập đoàn theo hướng hiện đại hoá, tự động hoá quy trình sản xuất, sử dụng công nghệ khép kín giảm định mức tiêu hao nguyên liệu và năng lượng, giảm thiểu và quản lý chất thải một cách an toàn, bền vững. Gắn liền hiệu quả sản xuất công nghiệp với phát triển bền vững, bảo vệ môi sinh, môi trường. Kiểm soát việc phát triển các công nghệ thân thiện môi trường và công nghệ tiên tiến xử lý chất thải công nghiệp. Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. Phát triển KHCN-MT của Tập đoàn trên cơ sở huy động mọi nguồn lực. Phát huy nội lực, phát triển năng lực nghiên cứu triển khai để làm chủ và thích nghi hoá các công nghệ nhập đồng thời từng bước tạo ra công nghệ của mình. Kiểm soát việc tiếp cận công nghệ mới sản xuất những sản phẩm chuyên dụng, từng bước tạo ra những loại sản phẩm mang tính đặc thù riêng của Tập đoàn. Hướng các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ cho phát triển công nghệ và các sản phẩm, nguyên liệu cho ngành tạo bước đột phá về công nghệ. Việc đổi mới công nghệ tiên tiến đi theo 2 hướng: hợp lý hoá và từng bước hiện đại hoá các dây chuyền sản xuất hiện có và đầu tư xây dựng nhà máy mới có công nghệ, kỹ thuật tiên tiến. Tiếp thu và nhận chuyển giao các công nghệ hiện đại một cách thuần thục để tự chủ vận hành các nhà máy mới đầu tư. Kiểm soát năng lực tư vấn, thiết kế công nghiệp hoá chất.
143
Thứ sáu, kiểm soát việc tái cơ cấu các doanh nghiệp thành viên, thực hiện phân công hợp tác, không cạnh tranh nội bộ đối với các doanh nghiệp sản xuất cùng một loại sản phẩm (chất tẩy rửa và điện hóa…)
Thứ bảy, kiểm soát việc phát triển nguồn lực chất lượng cao cho Tập đoàn bằng việc: Áp dụng tổ chức lao động khoa học trong sản xuất, kinh doanh; trọng tâm là công nhân kỹ thuật với số lượng hợp lý, cơ cấu ngành nghề và bậc thợ tối ưu đối với từng công nghệ dây chuyền, công đoạn, công việc, trên cơ sở đó nâng cao năng suất của từng người lao động và năng suất lao động tổng hợp của doanh nghiệp; Tuyển dụng mới nhân sự cho Tập đoàn, chú ý đội ngũ nhân sự có chất lượng đảm bảo cho sự phát triển của Tập đoàn trong tương lai; Hình thành quy hoạch nhân sự mới, thực hiện luân chuyển cán bộ phù hợp để phát huy tối đa tính sáng tạo trong bối cảnh kinh doanh mới; Tận dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có theo hướng tái sắp xếp, bố trí nhân sự một cách hiệu quả nhất; Chú trọng thu hút các chuyên gia đầu ngành, đặc biệt quan tâm lực lượng nhân sự quốc tế và Việt kiều trong điều kiện hội nhập; Xây dựng quy chế phân cấp quyền hạn và trách nhiệm quyết định nhân sự theo các tổ chức, cấp nhân sự; Hoàn thiện hệ thống hồ sơ, dữ liệu nhân sự bằng phần mềm quản trị nhân sự, đồng thời hoàn thiện chính sách đánh giá, khen thưởng, thuyên chuyển và đề bạt; Xây dựng mục tiêu tăng tiền lương và thu nhập thực tế bình quân của người lao động Tập đoàn tương xứng với hiệu quả SX kinh doanh của Tập đoàn. Dự kiến tăng thu nhập thực tế hàng năm từ 5% - 7% .
3.3 Kiến nghị thực hiện giải pháp hoàn thiện các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
3.3.1 Kiến nghị với Nhà Nước
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về quản lý và sử dung tài sản Nhà nước tại tập đoàn kinh tế. Xây dựng luật quản lý vốn và tài sản nhà nước đầu tư vào kinh doanh. Rà soát sửa đổi bổ sung, hoàn thiện các luật khác có liên quan đến doanh nghiệp để trình quốc hội ban hành. Ban hành đầy đủ kịp thời các nghị định, thông tư hướng dẫn vào đúng thời điểm luật có hiệu lực, đảm bảo thống nhất đồng bộ, phù hợp với thực tế, có chế tài xử lý mạnh các hành vi vi phạm đồng thời tháo gỡ những vướng mắc về văn bản trong việc quản lý và sử dụng vốn tài sản của Nhà nước tại tập đoàn
Thứ hai, nghiên cứu thành lập tổng cục quản lý và giám sát tài chính doanh nghiệp thuộc bộ tài chính để tổ chức quản lý và giám sát hoạt động của tập đoàn. Bộ tài chính là cơ quan quản lý Nhà Nước về tài chính. Thông qua tổ chức này theo dõi đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình vốn, tài sản nhà nước tại tập đoàn, qua đó thực hiện quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu Nhà Nước theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Xác định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà Nước về vốn và tài sản tại tập đoàn kinh tế Nhà nước trên cơ sở hoàn thiện cơ chế phân cấp, thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước theo nguyên tắc phải có một đầu mối chịu trách nhiệm chính theo dõi việc sử dụng vốn, tài sản Nhà Nước, đánh giá hiệu quả kinh doanh tại tập đoàn. Xây dựng qui chuẩn giám sát tập đoàn kinh tế để các cơ quan thực hiện quyền nghĩa vụ chủ sở hữu một cách thống nhất, đồng bộ. Tăng tính trách nhiệm của cơ quan quản lý trên cơ sở phân định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, từng đầu mối về kết quả hoạt động tập đoàn.Tất cả những điều đó sẽ hướng cho tập đoàn có được hành lang pháp lý vững chắc, là chỗ dựa để tập đoàn hoạt động đúng hướng, tránh tình trạng nhiều chủ mà lại vô chủ, khi gặp vướng mắc tập đoàn không biết hỏi ai
Thứ ba, thực hiện tách chức năng quản lý Nhà Nước với chức năng thực hiện các quyền sở hữu, tách biệt thực hiện quyền sở hữu đối với quyền chủ động kinh doanh một cách triệt để hơn. Giao quyền tự chủ kinh doanh được hạch toán và bù đắp các khoản chi phí đầy đủ. Xây dựng lộ trình từng bước tách bạch dần nhiệm vụ sản xuất – kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận với nhiệm vụ an ninh xã hội khác không vì mục tiêu lợi nhuận. Hoàn thiện cơ chế người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp trên cơ sở làm rõ địa vị pháp lý, mối quan hệ với cơ quan quản lý vốn, cơ quan quản lý Nhà Nước, trên cơ sở đó xác định cơ quan đầu mối quản lý về mặt nhân sự đối với đội ngũ cán bộ này.
Thứ tư, thực hiện chế độ công bố thông tin với tập đoàn kinh tế Nhà Nước, theo đó BTC cần có qui định yêu cầu các tập đoàn kinh tế Nhà Nước thực hiện công bố thông tin về tình hình tài chính và tình hình kinh doanh. Từ đó nâng cao trách nhiệm, ý thức của lãnh đạo đối với hoạt động của tập đoàn. Tạo ra kênh giám sát hiệu quả nhất để nắm bắt các thông tin kịp thời hơn và có những giải pháp can thiệp phù hợp
Thứ năm, cần xây dựng cơ chế giám sát đủ quyền lực với mục tiêu và tiêu chí đánh giá thật khách quan, minh bạch để kiểm soát được mục tiêu hoạt động, cơ cấu đầu tư, ngành nghề chính của tập đoàn kinh tế Nhà Nước. Phải xây dựng hệ thống tiêu chí an toàn về mặt tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh để làm cơ sở cho giám sát quản lý Nhà Nước tại tập đoàn.
Thứ sáu, quá trình nghiên cứu, sửa đổi và ban hành các văn bản pháp luật về quản lý kinh tế, tài chính, kế toán ... của Nhà nước phải tính đến mục tiêu kiểm soát và tính đồng bộ của hệ thống kiểm soát nội bộ. Nhà nước với vai trò quản lý thống nhất toàn bộ nền kinh tế quốc dân và vai trò chủ sở hữu trong các doanh nghiệp có phần vốn Nhà nước chi phối hiện tại đã ban hành hệ thống các văn bản pháp luật ban hành đề cập đến một số nhân tố cơ bản cấu thành hệ thống KSNB như cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, hệ thống kế toán, hệ thống kiểm toán nội bộ, công tác kế hoạch, các thủ tục kiểm soát... nhưng các văn bản này mới chỉ đề cập đến từng lĩnh vực chuyên môn cụ thể mà chưa tính đến mục tiêu chung của hệ thống kiểm soát nội bộ, chưa tính đến việc phối hợp giữa các nhân tố đó phục vụ cho quá trình quản lý tập đoàn. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi và ban hành các văn bản pháp luật về quản lý kinh tế, tài chính, kế toán... cơ quan chịu trách nhiệm ban hành cần tính đến việc kết hợp các nhân tố đó để đạt được mục tiêu chung của hệ thống KSNB.
Thứ bảy, hướng dẫn ban hành qui chế KSNB tại các tập đoàn Nhà Nước. Cần hình thành lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động trong mô hình tập đoàn kinh tế Nhà nước nói chung. Việc hướng dẫn ban hành qui chế giao cho kiểm toán Nhà nước là phù hợp vì khi tiến hành kiểm toán thì nội dung kiểm toán bao giờ cũng có công tác đánh giá HTKSNB của đơn vị được kiểm toán. Trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm toán thì mọi khía cạnh của KSNB được xem xét đánh giá, đề xuất phương hướng khắc phục. Kiểm toán Nhà Nước là cơ quan đánh giá khách quan và nắm rõ những bất cập, yếu kém của HTKSNB trong đơn vị nên hướng dẫn xây dựng qui chế KSNB rất phù hợp và có tính khả thi cao. Các kết luận của Kiểm toán Nhà Nước không chỉ xác nhận sự trung thực của báo cáo tài chính, là cơ sở để xử lý các sai phạm mà còn khắc phục các yếu kém hiện có trong đơn vị được kiểm toán