Qui Chế Kiểm Toán Nội Bộ Trong Các Tập Đoàn Kinh Tế Của Việt Nam


coi là một khung pháp lý cụ thể đầu tiên của KTNB. Căn cứ vào Quyết định này, rất nhiều tổng công ty đã xây dựng KTNB. Ngày 24/10/1998, theo Quyết định Số 3357/QĐ-TCCB của Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, bộ phận KTNB của Tổng công ty này được thành lập. Để hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện và tổ chức KTNB, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư Số 52/1998/TT-BTC ngày 16/04/1998 và sau đó được sửa đổi bằng Thông tư 171/1998/TT-BTC ngày22/12/1998. Thông tư này đã đưa ra hướng dẫn về tổ chức bộ máy KTNB, xác định tiêu chuẩn của các chức danh trong bộ phận KTNB. Tại Tổng công ty Dầu khí, KTNB được hình thành ngay sau khi có Quyết định 832/TC/QĐ/CĐKT và Thông tư 52/1998/TT-BTC nhưng sau khi đưa ra Thông tư 171/1998/TT-BTC, Tổng công ty này đã xây dựng KTNB với quy mô hoạt động và phạm vi tương đối hẹp so với quy mô và phạm vi của Tổng công ty. Đến năm 2000, Phòng KTNB được nâng lên thành Ban KTNB với biên chế 15 người.

Sau một thời gian đi vào hoạt động , các tổng công ty tiếp tục hoàn thiện văn bản về tổ chức và hướng dẫn nghiệp vụ cho KTNB. Ví dụ Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã ban hành Quy chế KTNB của Tổng công ty theo Quyết định của Hội đồng quản trị Số 107/QĐ/KTNB-HĐQT ngày 22-03-2001, Quyết định của Tổng giám đốc Số 4559/QĐ/KTNB ngày 16-11-2001 về Quy trình KTNB.

Quyết định 832/TC/QĐ/CĐKT của Bộ Tài chính đã tạo cơ sở đầy đủ cho việc thành lập và phát triển hoạt động KTNB tại các doanh nghiệp nhà nước nói chung và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nói riêng. Tuy nhiên, quyết định trên vẫn chỉ là quyết định mang tính quản lý nhà nước đối với hoạt động KTNB và chưa chỉ ra được các nguyên tắc thủ tục có tính chất kỹ thuật chuyên môn đối với việc đào tạo, thi tuyển KTVNB và đặc biệt là để thực hành công việc kiểm soát chất lượng hoạt động KTNB. Nội dung các văn bản được ban hành mới chỉ dừng ở mức hướng dẫn về tổ chức bộ máy chứ chưa đưa ra hướng dẫn về quy trình và phương pháp KTNB.

Sau khi Chính phủ đưa ra Đề án Thí điểm hình thành tập đoàn kinh tế từ các tổng công ty 91, các bộ phận kiểm toán trong các đơn vị này có nhiều thay đổi đáng kể. Do chưa ban hành Quy chế giám sát các tập đoàn kinh tế nên chưa có sự ràng buộc về mặt pháp lý đối với KTNB trong các tập đoàn. Vì vậy việc có duy trì bộ phận KTNB của các tập đoàn kinh tế nhà nước hiện này vẫn là một vấn đề đang được các nhà quản lý tập đoàn cân nhắc. Trong số 8 tập đoàn được thành lập theo Đề án thí điểm của Chính phủ có 3 tập đoàn (chiếm gần 40%) đã không duy trì một bộ


phận độc lập với chức năng KTNB (Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam). Tuy nhiên, về mặt bản chất hoạt động KTNB tại các đơn vị này vẫn đựợc duy trì nhưng không có một phòng ban KTNB riêng trong khối điều hành hoạt động của tập đoàn. Với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, công tác KTNB không được tổ chức riêng thành một bộ phận mà do Ban Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện (Bảng 2.8).

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát về KTNB tại các tập đoàn


Tên tập đoàn

Tổ chức

KTNB

Ghi chú

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

2000

KTNB thuộc Ban Tài chính Kế toán và Kiểm toán

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

1998

KTNB độc lập thuộc TGĐ (Phó TGĐ phụ trách)

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

1997

KTNB thuộc Ban Kiểm soát

Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam

2000

KTNB thuộc TGĐ

Tập đoàn Cao su Việt Nam

-

Trước kia có tổ chức KTNB, hiện nay không tổ chức riêng bộ phận KTNB

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

-

Trước kia có tổ chức KTNB, hiện nay không tổ chức riêng bộ phận KTNB

Tập đoàn Dệt may Việt Nam

-

Trước kia có tổ chức KTNB, hiện nay không tổ chức riêng bộ phận KTNB

Tập đoàn Bảo Việt

2000

KTNB trực thuộc Ủy ban Kiểm toán

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.

Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam - 14


Thực tế hoạt động của KTNB tại các tập đoàn cho thấy, mặc dù KTNB đã được hình thành và phát triển nhưng mô hình tổ chức và bộ máy hoạt động rất khác nhau. Sự đa dạng trong loại hình hoạt động thể hiện tính tự nguyện trong tổ chức KTNB nhiều hơn. Tuy nhiên, sự đa dạng này cần được điều chỉnh theo xu hướng chung của sự phát triển về kiểm toán. Đối với các doanh nghiệp thành viên hoạt động với quy mô nhỏ và vừa, KTNB không nhất thiết phải được thực hiện. Theo xu hướng chung và thông lệ phổ biến trên thế giới, tổ chức KTNB chỉ tồn tại trong những doanh nghiệp có quy mô lớn. Như vậy, việc không tổ chức KTNB thành một bộ phận hay một ban trong công ty mẹ của một số tập đoàn hiện nay đang không theo thông


lệ quốc tế. Điều này đòi hỏi phải có sự thay đổi nhận thức của nhà quản lý về vai trò và mục tiêu của KTNB trong giai đoạn hiện nay.

Có thể thấy, trải qua một giai đoạn phát triển trong doanh nghiệp Việt Nam nói chung và trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam nói riêng, KTNB có những bước phát triển lớn. Sự phát triển của KTNB song song với sự phát triển của kiểm toán độc lập và kiểm toán nhà nước sẽ góp phần quan trọng trong việc hình thành hệ thống kiểm toán đầy đủ, tham gia vào chức năng kiểm tra kiểm soát nói chung nhằm hỗ trợ cho quản lý trên các phương diện khác nhau. Trong lịch sử hình thành phát triển của KTNB, có nhiều vấn đề lớn được đặt ra đòi hỏi phải xem xét cụ thể đến tổ chức công tác KTNB và tổ chức bộ máy KTNB một cách toàn diện.

2.2.2. Tổ chức công tác kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam

2.2.2.1. Qui chế kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam

Về loại hình kiểm toán do KTNB thực hiện: Nội dung chính của Quy chế KTNB trong các tập đoàn là cụ thể hoá nội dung hướng dẫn trong "Quy chế KTNB tại Doanh nghiệp Nhà nước" ban hành theo Quyết định Số 832/TC/QĐ/CĐKT ngày 28/10/1997 của Bộ Tài chính. Nội dung của tổ chức kiểm toán nội trong các tập đoàn kinh tế hiện nay gồm:

Thứ nhất, Kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị: là công việc được KTNB trong tất cả các doanh nghiệp thành viên của tập đoàn thực hiện.

Công việc này được thực hiện với mục tiêu kiểm tra và xác nhận độ tin cậy, khách quan của thông tin trên báo cáo tài chính, tính hợp lý và kịp thời của thông tin trên báo cáo kế toán quản trị trước khi các báo cáo này được phê duyệt và công bố. Thông qua kiểm tra, đánh giá KTNB đề xuất các kiến nghị tư vấn cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại tập đoàn và đơn vị thành viên nhằm đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả. Tại một số tập đoàn như Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, KTNB còn được thực hiện kiểm toán quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành thuộc vốn phân cấp của công ty mẹ đối với các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc.

Thứ hai, Kiểm toán hoạt động: KTNB thực hiện đánh giá và kiểm tra việc huy động, phân phối sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực của tập đoàn và đơn vị thành viên. KTNB thực hiện kiểm tra và đánh giá tính hiệu lực đối


với các hoạt động quản lý của các bộ phận chức năng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên. KTNB đánh giá đến việc đảm bảo tính tiết kiệm trong việc thực hiện các hoạt động của tập đoàn.

Thứ ba, Kiểm toán tuân thủ: KTNB tiến hành kiểm tra tính tuân thủ pháp luật, chính sách, chế độ tài chính kế toán của Nhà nước và tình hình chấp hành các nghị quyết, quyết định, quy chế của các doanh nghiệp trong tập đoàn. KTNB còn thực hiện kiểm tra tính tuân thủ các quy định, nguyên tắc, quy trình nghiệp vụ, thủ tục quản lý của toàn bộ cũng như từng khâu công việc, của từng biện pháp trong hệ thống kiểm soát nội bộ của tập đoàn.

Trên thực tế, mặc dù trong Quy chế KTNB của tất cả các tập đoàn đều có khẳng định nội dung và phạm vi thực hiện của KTNB trong tập đoàn là ba loại hình kiểm toán trên nhưng các tập đoàn mới chủ yếu áp dụng kiểm toán báo cáo tài chính

- báo cáo kế toán quản trị và kiểm toán tuân thủ (100% doanh nghiệp được khảo sát). Kiểm toán tuân thủ có thể được áp dụng kết hợp với kiểm toán báo cáo tài chính hoặc có thể được tách riêng thành một nội dung kiểm toán. Khi áp dụng kết hợp hai nội dung kiểm toán trên thì cuộc kiểm toán thường được gọi là kiểm toán liên kết. Còn nội dung kiểm toán hoạt động mặc dù theo nguyên lý được coi là nội dung kiểm toán chủ yếu của KTNB nhưng gần như chưa được các KTNB trong các tập đoàn thực hiện (mới chỉ có 13% đơn vị thành viên của các tập đoàn được khảo sát thực hiện). Tuy nhiên cách hiểu về kiểm toán hoạt động của đơn vị được khảo sát vẫn chưa đầy đủ.

Về việc thực hiện các chức năng của KTNB: Mục đích lớn nhất của KTNB trong các tập đoàn kinh tế là nhằm xác nhận về chất lượng và độ tin cậy các thông tin kinh tế, tài chính và phi tài chính; về chấp hành Pháp luật và các quy định của tập đoàn, về hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu năng của hoạt động quản lý. Hơn nữa KTNB còn có chức năng phát hiện và chỉ ra nguyên nhân của những sơ hở, yếu kém trong hoạt động, từ đó đề xuất và tư vấn với hội đồng quản trị, ban giám đốc các biện pháp, giải pháp để cải tiến, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động tập đoàn, giúp tập đoàn đạt được mục tiêu của mình. Ngoài ra, KTNB hướng tới mục đích đóng góp giá trị tăng thêm để cải thiện, nâng cao chất lượng của tập đoàn, từ đó góp phần củng cố vị thế của tập đoàn trong nền kinh tế thông qua việc hoàn thiện môi trường quản lý rủi ro và HTKSNB của tập đoàn. Với mục đích hoạt động của bộ phận KTNB như vậy, căn cứ vào các văn bản pháp lý, có thể rút ra


một số kết luận về việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của KTNB trong các tập đoàn hiện nay như sau:

Chức năng của KTNB trong tập đoàn được quy định rõ trong quy chế KTNB của các tập đoàn. Căn cứ vào chức năng được quy định KTNB của các tập đoàn sẽ triển khai các loại hình hoạt động tương ứng với từng chức năng. Trong khảo sát về Quy chế KTNB trong các tập đoàn kinh tế nhà nước, Tác giả Luận án nhận thấy chức năng KTNB của tất cả các tập đoàn này được nêu ra tương tự như nhau và tương tự như nội dung của Quy chế KTNB trong Quyết định 832/TC/QĐ/CĐKT của Bộ tài chính. Điều này cho thấy sự tuân thủ quy định của các tập đoàn một cách nghiêm túc nhưng cũng cho thấy sự áp dụng máy móc các văn bản pháp luật. Thông thường, các tập đoàn kinh tế hiện nay đều quy định bốn chức năng cơ bản trong quy chế KTNB: kiểm tra, đánh giá, xác nhận và tư vấn.

Chức năng kiểm tra: KTNB có thể thực hiện chức năng kiểm tra bằng việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật để xem xét, đối chiếu mức độ trung thực của các thông tin, tài liệu và tính hợp pháp của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các bảng khai tài chính. Chức năng này được KTNB của các tập đoàn coi là chức năng quan trọng nhất do đó tần suất thực hiện các cuộc kiểm toán liên quan đến chức năng này tương đối lớn. Chức năng này thường còn được thực hiện nhằm kiểm tra việc tuân thủ các quy định của tập đoàn đối với đơn vị thành viên. Tuy nhiên, khi thực hiện chức năng kiểm tra này, các tập đoàn hiện nay đang chủ yếu thực hiện theo hướng kiểm tra hành chính của cấp trên với cấp dưới nhiều hơn là kiểm tra theo tính chất của chủ sở hữu với người quản lý tài sản.

Chức năng đánh giá: Thông qua kiểm tra, nhân viên KTNB đánh giá tính đúng đắn, trung thực và hợp pháp của các số liệu, thông tin, tài liệu được kiểm tra. Các thông tin được đánh giá bao gồm thông tin của toàn bộ tập đoàn cũng như thông tin của từng doanh nghiệp thành viên đơn lẻ. Trên cơ sở đánh giá thông tin, KTNB đưa ta những kết luận đánh giá về hiệu quả hoạt động của công ty mẹ và các công ty con trong toàn tập đoàn.

Chức năng xác nhận: Thông qua kiểm tra, đánh giá nhân viên KTNB xác nhận thực trạng các thông tin đã kiểm tra về tính đúng đắn, trung thực và hợp pháp của các thông tin trên báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị và các báo cáo khác của tập đoàn.


Chức năng tư vấn: Trên cơ sở những phát hiện trong quá trình kiểm tra, đánh giá, nhân viên KTNB đề xuất và tư vấn các giải pháp, biện pháp để khắc phục sai sót, vi phạm, cải tiến và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn bộ tập đoàn cũng như từng đơn vị thành viên.

Qua khảo sát của tác giả về các tập đoàn kinh tế, mặc dù trong Quy chế KTNB của các tập đoàn kinh tế đều đề cập đến cả 4 chức năng này nhưng các tập đoàn chủ yếu thực hiện chức năng kiểm tra (100%), đánh giá (khoảng 80%), xác nhận (khoảng 70%) còn chức năng tư vấn thì ít được áp dụng (khoảng 40%) (Phụ lục 2.22). Điều này dẫn đến nhận định, KTNB trong các tập đoàn kinh tế vẫn chưa được thực hiện toàn diện với các doanh nghiệp thành viên.

Quyền hạn của KTNB trong các tập đoàn được xác định phụ thuộc vào vị trí pháp lý của KTNB trong tập đoàn. Nhìn chung, KTNB hiện nay đang được mở rộng hơn và có địa vị pháp lý cao hơn so với giai đoạn trước.

KTNB có quyền chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình theo kế hoạch kiểm toán đã được ban kiểm soát hoặc tổng giám đốc phê duyệt. Bộ phận này có quyền được cung cấp đầy đủ, kịp thời toàn bộ các thông tin, tài liệu, hồ sơ cần thiết cho công tác KTNB. Cần phải nhấn mạnh rằng quyền được cung cấp thông tin tài liệu trong KTNB là quyền được quy định chung với mọi loại hình kiểm toán. Tuy nhiên, khi thực hiện quyền này, các đơn vị thành viên trong tập đoàn thường hiểu trách nhiệm của mình là trách nhiệm giải trình do đó có xu hướng cung cấp các thông tin chủ yếu cho mục đích kiểm tra kế toán nhiều hơn mục đích KTNB.

Ngoài ra, KTNB hoàn toàn có quyền tiếp cận, xem xét các quy trình nghiệp vụ, các tài sản khi thực hiện kiểm toán, tiếp cận, phỏng vấn các cán bộ, nhân viên của tổ chức, đơn vị thành viên thuộc đối tượng được kiểm toán liên quan đến nội dung kiểm toán. Thậm chí, KTNB có quyền được tham dự và được nhận các biên bản họp của Ban lãnh đạo đơn vị thành viên có liên quan đến công việc của KTNB.

Giám sát, đánh giá và theo dõi các hoạt động sửa chữa, khắc phục, hoàn thiện của lãnh đạo các đơn vị, bộ phận đối với các vấn đề mà KTNB đã ghi nhận và có khuyến nghị vừa được coi là trách nhiệm vừa được coi là quyền hạn của KTNB. Quyền này thể hiện rõ bản chất của KTNB là chức năng giám sát của chủ sở hữu đối với người quản lý tài sản của mình.


KTNB của tập đoàn có quyền báo cáo kết quả kiểm toán lên hội đồng quản trị, cung cấp thông tin báo cáo và kết quả kiểm toán theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của tập đoàn. KTNB của các đơn vị thành viên trong những trường hợp cần thiết có thể báo cáo vượt cấp lên Ban kiểm soát của tập đoàn hoặc Hội đồng quản trị về những vấn đề nghiêm trọng có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp thành viên và toàn tập đoàn nếu vấn đề đó không được giải quyết tại đơn vị thành viên.

Vị trí độc lập của KTNB với các bộ phận chức năng khác và với đơn vị được kiểm toán đã tạo cơ sở cho kiểm toán độc lập có quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, không bị chi phối hoặc bị can thiệp khi thực hiện kiểm toán và trình bày ý kiến trong báo cáo kiểm toán. Điều đó có nghĩa là KTNB có quyền tiếp nhận không hạn chế các thông tin liên quan đến hoạt động của tập đoàn (như được tham dự và cung cấp đầy đủ các biên bản cuộc hợp của hội đồng quản trị, ban lãnh đạo và các văn bản pháp luật của Nhà nước, các chiến lược, quy chế, quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ…) và được trang bị đầy đủ nguồn lực về nhân lực, tài chính và các điều kiện vật chất khác… phục vụ cho hoạt động kiểm toán. KTNB hoàn toàn có quyền được bảo lưu ý kiến đã trình bày trong biên bản, báo cáo KTNB, từ chối thực hiện các công việc không thuộc phạm vi nghiệp vụ KTNB.

2.2.2.2. Trình tự tổ chức công tác kiểm toán nội bộ tại các tập đoàn kinh tế của Việt Nam

Công tác KTNB của các tập đoàn thường được giới hạn trong công ty mẹ và các đơn vị thành viên mà công ty mẹ có quyền chi phối. Đối với các đơn vị liên doanh liên kết mà công ty mẹ không nắm cổ phần chi phối thì chỉ thực hiện KTNB khi thấy cần thiết. Trong thực tế, các đơn vị này chỉ được tiến hành kiểm toán khi tổng giám đốc ra quyết định theo ý kiến của hội đồng quản trị đơn vị thành viên. Mỗi tập đoàn khác nhau sẽ xây dựng một quy trình thực hiện kiểm toán riêng với những bước công việc cụ thể khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng tập đoàn. Tuy nhiên, với KTNB các công việc cụ thể được thực hiện khác nhau nhưng quy trình chung sẽ tương tự như nhau vì KTNB vẫn chỉ là một yếu tố của kiểm toán do đó vẫn phải sử dụng những bước cơ bản của một cuộc kiểm toán. Nghiên cứu quy chế KTNB và giấy tờ làm việc của KTVNB của các tập đoàn cho thấy các tập đoàn khác nhau như Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam tác giả nhận thấy quy trình KTNB của các tập đoàn trên có


những điểm khác biệt nhất định. Quy trình KTNB của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam bao gồm ba giai đoạn cơ bản: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc lập báo cáo kiểm toán. Với KTNB của Tập đoàn Bưu chính viễn thông kiểm toán được thực hiện theo bốn giai đoạn: lập kế hoạch và lựa chọn phương pháp kiểm toán, chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. KTNB của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam được thực hiện theo bốn giai đoạn sau: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán và theo dõi thực hiện kiến nghị kiểm toán. Quy trình kiểm toán trong các Quy chế nêu trên có một vài điểm khác biệt nhất định song đều dựa trên một quy trình chung gồm các giai đoạn cơ bản sau: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán và kiểm tra thực hiện kiến nghị.



Chuẩn bị KTNB


Thực hiện KTNB


Kết thúc KTNB

Kiểm tra thực hiện kiến

nghị KTNB

Sơ đồ 2.3: Quy trình KTNB

Giai đoạn 1 - Chuẩn bị kiểm toán: là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán quyết định chất lượng của cuộc kiểm toán. Các công việc cụ thể được thực hiện trong giai đoạn này thường bao gồm khảo sát và thu thập thông tin về bộ phận được KTNB, tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán và soạn thảo chương trình kiểm toán. Mục đích của việc chuẩn bị kế hoạch kiểm toán chính là xác định phương pháp kiểm toán, xác định mục tiêu nội dung và phạm vi tiến hành kiểm toán. Tuỳ theo tính chất của từng cuộc kiểm toán, đánh giá ban đầu của KTV về đơn vị được kiểm toán, KTV phải lựa chọn và áp dụng những phương pháp kiểm toán và thủ tục áp dụng cho phù hợp.

Giai đoạn 2 - Thực hiện kiểm toán: KTNB phải xem xét thu thập bằng chứng cần thiết bằng các phương pháp kỹ thuật đã được xác định trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán. Việc thu thập bằng chứng kiểm toán có thể được thực hiện từ các nguồn bằng chứng bên trong và bên ngoài tập đoàn. Tuỳ theo mục tiêu và nội dung của cuộc kiểm toán mà KTV tiến hành thực hiện phân tích khảo sát, đánh giá trọng yếu và rủi ro. Khi tiến hành, KTVNB tuân thủ theo đúng những bước công việc đặt ra trong chương trình kiểm toán.

Giai đoạn 3 - Kết thúc kiểm toán: KTV lập báo cáo hoặc biên bản kiểm toán trong đó nêu rõ những phát hiện của mình. Trên cơ sở các phát hiện, KTV trình bày

Xem tất cả 284 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí