- Hoạt động khai thác bằng phương pháp hầm lò:
Hiện nay, tỷ trọng khai thác than bằng phương pháp hầm lò có xu hướng ngày một tăng do lượng than khai thác bề mặt đã diễn ra trong một thời gian dài khiến cho hoạt động khai thác than ngày một đi sâu xuống lòng đất. Khai thác than hầm lò đòi hỏi quy trình khai thác phức tạp hơn khai thác than lộ thiên và tốn kém nhiều chi phí hơn. Quy trình khai thác bằng phương pháp hầm lò có thể cụ thể bằng các bước sau:
+ Khai thông mở vỉa: Mở vỉa là xây dựng hệ thống đường giao thông vận tải nối từ bờ mỏ đến các tầng công tác, bãi thải; tạo ra các mặt bằng công tác đầu tiên đủ điều kiện để thiết bị mỏ vào hoạt động bình thường.
+ Đào lò chuẩn bị sản xuất: gồm các công việc đào chống lò và xúc bốc vận chuyển đất đá ra khỏi gương lò.
+ Khai thác than: Đây là khâu quan trọng nhất của cả quy trình có vai trò quyết định hiệu quả hoạt động khai thác. Công tác khai thác than gồm các công việc sau: (1) Khấu than: được thực hiện bằng các phương pháp thủ công, khoan nổ mìn, cơ khí, thủy lực, cơ - thủy lực. (2) Xúc vận chuyển than trong lò chợ;
(3) Chống giữ lò chợ: bao gồm việc chống giữ đá vách trong khoảng trống gần gương đúng lúc và chắc chắn nhằm đảm bảo công tác khấu than được an toàn và liên tục. (4) Điều khiển đá vách: Để ngăn ngừa những biến dạng lớn và sự sập đổ của đá vào không gian công tác cần phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh sự xuất hiện của áp lực mỏ trong lò chợ.
+ Vận tải than, đất, vật liệu: Vận tải là một khâu cơ bản, đảm bảo xí nghiệp mỏ hoạt động bình thường, nhằm đảm bảo vận chuyển than liên tục từ các gương lò đến mặt đất tới kho than và nhà máy sàng tuyển; vận chuyển đất đá ra bãi thải và vận chuyển vật liệu đến các điểm công tác và ngược lại.
+ Sàng tuyển: Sàng tuyển than là công tác bao gồm các công đoạn đập, nghiền, sàng phân cấp và tuyển rửa nhằm nâng cao chất lượng than và phân loại theo yêu cầu. [28]
Có thể bạn quan tâm!
- Tính Hữu Hiệu Của Kiểm Soát Nội Bộ
- Đặc Điểm Của Các Doanh Nghiệp Khai Khoáng Có Ảnh Hưởng Đến Kiểm Soát Nội Bộ
- Khái Quát Chung Về Các Công Ty Cổ Phần Khai Thác Và Chế Biến Than Thuộc Tập Đoàn Công Nghiệp Than - Khoáng Sản Việt Nam
- Thực Trạng Thiết Kế Và Vận Hành Kiểm Soát Nội Bộ Tại Các Công Ty Cổ Phần Khai Thác Và Chế Biến Than Thuộc Tập Đoàn Công Nghiệp Than – Khoáng Sản
- Kết Quả Kiểm Định Giả Thuyết Và Thống Kê Mức Độ Ảnh Hưởng Của Các Các Nhân Tố Đến Tính Hữu Hiệu Của Kiểm Soát Nội Bộ
- Giá Trị Trung Bình Của Các Biến Môi Trường Kiểm Soát
Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.
Sơ đồ 2.3: Quy trình khai thác than hầm lò
Khai thông mở vỉa
Đào lò, chuẩn bị sản xuất
Khai thác than
Đất đá
Vận chuyển
Than
Bãi thải
Sàng tuyển
(Nguồn: [28])
Như vậy, cả phương pháp khai thác lộ thiên và hầm lò đều trải qua nhiều công đoạn phức tạp nên có ảnh hưởng trực tiếp tới các yếu tố cấu thành KSNB của doanh nghiệp. Cụ thể:
- Về môi trường kiểm soát: Do phải trải qua nhiều công đoạn khai thác, chế biến và có liên quan tới nhiều bộ phận khác nhau do vậy để đảm bảo sản phẩm có chất lượng cao, tránh đùn đẩy trách nhiệm nếu để ra sai sót thì cần phải quy định chặt chẽ chức năng nhiệm vụ của từng cá nhân, bộ phận trong toàn bộ quá trình sản xuất. Ngoài ra, các công đoạn trong chu trình sản xuất đều có yếu tố lao động nặng nhọc, điều kiện lao động khó khăn nên cần thiết phải xây dựng chế độ đãi ngộ một cách phù hợp để thúc đẩy năng suất và trách nhiệm của mỗi cá nhân.
- Về đánh giá rủi ro: Trong quá trình khai thác và chế biến, các doanh nghiệp luôn phải đối diện với nhiều rủi ro như: thiên tai, tai nạn lao động, cộng nghệ không phù hợp, kiểm soát không bao phủ được hết toàn bộ quá trình sản xuất... Do vậy, các doanh nghiệp cần thiết phải nhận diện được các rủi ro có ảnh hưởng trọng yếu để từ đó có giải pháp thích hợp để giảm thiểu rủi ro một cách tối đa đến ngưỡng có thể chấp nhận được.
- Về hoạt động kiểm soát: Với số lượng công nhân lớn, quy trình sản xuất với nhiều công đoạn, bên cạnh việc kiểm soát hoạt động thông qua các cán bộ quản lý nhiều cấp thì cần thiết phải ứng dụng cả khoa học công nghệ nhằm đảm bảo tính khách quan và bao phủ diện rộng trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, cần thiết phải xây dựng các chính sách và thủ tục kiểm soát chặt chẽ, phù hợp để tự nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong hoạt động thực thi nhiệm vụ.
- Về thông tin và truyền thông: Quá trình hoạt động của đơn vị sản xuất chủ yếu diễn ra ở các khu vực đồi núi, thiếu thốn về cơ sở hạ tầng thông tin, truyền thông. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có cơ chế nhận diện, nắm bắt thông tin qua công tác tuyên truyền, phổ biến trực tiếp bằng văn bản, báo cáo, hội nghị, chỉ thị cấp trên... để đảm bảo tính kịp thời của thông tin.
- Về giám sát: Bên cạnh việc thực hiện giám sát thường xuyên thì cần thiết phải áp dụng song hành với giám sát định kỳ nhằm đa dạng hóa các hình thức giám sát do bộ phận quản lý cấp cao của doanh nghiệp thường có vị trí làm việc cách xa bộ phận trực tiếp sản xuất.
Thứ hai, đặc điểm về vốn có ảnh hưởng đến KSNB của các công ty cổ phần khai thác và chế biến than
Theo số liệu BCTC đã được kiểm toán năm 2021, công ty mẹ nắm giữ từ 65% tỷ lệ biểu quyết trở lên tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than nên các Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông sẽ được thông qua hoặc phủ
quyết bởi công ty mẹ. Các công ty cổ phần khai thác và chế biến than chịu sự kiểm soát, sử dụng vốn, hoạt động từ phía công ty mẹ. Công ty mẹ thường cử một cán bộ thuộc Ban kiểm soát công ty mẹ ứng cử là một thành viên thuộc Ban kiểm soát tại công ty con. Trong mối quan hệ kiểm soát về vốn, chủ thể kiểm soát là công ty mẹ, khách thể kiểm soát là các công ty con và đối tượng kiểm soát là hoạt động sử dụng vốn nhà nước. Mối quan hệ này đòi hỏi công ty mẹ phải xây dựng các quy định nhằm đảm bảo chức năng giám sát các hoạt động của công ty con. Trong đó, trọng tâm là giám sát hiệu quả đầu tư vốn vào công ty con; giám sát tài chính và hiệu quả hoạt động của công ty con. Bên cạnh đó, các công ty cổ phần khai thác và chế biến than khi thiết kế KSNB phải đảm bảo các mục tiêu hiệu quả sử dụng vốn nhà nước. Cụ thể:
- Đảm bảo hoạt động sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của Luật số 69/2014/QH13 về việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Đồng thời các chiến lược phát triển của doanh nghiệp phải đảm bảo đồng bộ chung với lộ trình phát triển của ngành, của Tập đoàn.
- Đảm bảo các báo cáo cung cấp cho Tập đoàn, các cơ quan quản lý nhà nước phải trung thực và có độ tin cậy cao.
- Thiết kế KSNB phải đảm bảo ngăn ngừa và phát hiện kịp thời các vi phạm trong công tác quản lý vốn như tham ô, tham nhũng, sử dụng vốn sai mục đích, không đảm bảo an toàn và phát triển vốn...
Công ty mẹ không chỉ chi phối, kiểm soát về vốn tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc Tập đoàn mà còn chi phối về chiến lược sản xuất, kinh doanh, cơ cấu tổ chức và các nhân sự cấp cao của doanh nghiệp đảm bảo cho sự phát triển chung của toàn Tập đoàn.
Thứ ba, công ty cổ phần khai thác và chế biến than là công ty đại chúng sản xuất kinh doanh nguồn tài nguyên chiến lược quốc gia nên chịu sự tác động bởi nhiều chính sách, pháp luật khác nhau
Nguồn trữ lượng tài nguyên quốc gia nói chung luôn là hữu hạn, nên quá trình khai thác mỗi loại khoáng sản luôn có sự tính toán và xây dựng lộ trình cụ thể theo từng ngành, từng loại khoáng sản. Ngành than là nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng cho nhiều ngành kinh tế như nhiệt điện, xi măng, phân bón... Vì vậy, sản lượng khai thác không chỉ tính toán trên phương diện lợi nhuận mà còn phải đảm bảo phục vụ an ninh năng lượng quốc gia. Để điều tiết sản lượng khai thác một cách hiệu quả và đảm bảo cho công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế thì Nhà nước điều tiết ngành than thông qua thuế, phí, sản lượng và giá bán than. Hiện nay, các loại thuế, phí đối với ngành than ở mức cao, cụ thể: thuế tài nguyên từ 10% đến 12%, phí môi trường và thuế môi trường khoảng 2,5%; tiền cấp quyền khai thác 2%; các loại thuế, phí khác 0,5%. Trong khi đó, hiện nay các nước trên thế giới đang áp mức thuế tài nguyên với mức thấp hơn Việt Nam, cụ thể Australia đang áp mức thuế 5-7%, Trung Quốc là 2-10%. Điều này làm gia tăng khó khăn cạnh tranh về giá cho các công ty cổ phần khai thác và chế biến than trong nước. Bên cạnh đó, theo Quyết định số 1588/QĐ-TKV ngày 25/8/2017 của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam ban hành Quy chế quản trị chi phí kinh doanh trong Tập đoàn, các công ty của TKV có quy định giá bán than trong thị trường nội bộ trong Tập đoàn do Tổng Giám đốc TKV quyết định ban hành giá và giá bán than ở thị trường trong nước thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Tại quyết định này cũng quy định: TKV ký hợp đồng với các công ty con, giao kế hoạch với đơn vị trực thuộc để quản lý tài nguyên và thực hiện các công đoạn khảo sát, thăm dò, khai thác, sàng tuyển, chế biến và TKV trả cho các công ty con chi phí thực
hiện các công đoạn sản xuất trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật tiên tiến, bao gồm cả lợi nhuận định mức. Trong đó, tỷ lệ lợi nhuận định mức do HĐTV TKV phê duyệt hàng năm, phù hợp với tình hình thị trường, giá cả từng giai đoạn, hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của Tập đoàn. Sản lượng khai thác được xây dựng theo kế hoạch hàng năm trên cơ sở kế hoạch phối hợp sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn. Qua đó, nhận thấy các công ty cổ phần khai thác và chế biến than không chủ động quyết định giá bán, sản lượng mà phụ thuộc vào Tập đoàn, điều này tác động không nhỏ tới các chiến lược sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, các công ty cổ phần khai thác và chế biến than là các công ty đại chúng với trên 65% vốn nhà nước nên phải đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật như Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014, Luật Chứng khoán năm 2019, Luật Khoáng sản 2010, Luật Quản lý sử dụng tài sản công năm 2017... Với đặc điểm nêu trên thì mục tiêu của KSNB tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than hướng tới là đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các quy định của nhà nước, của Tập đoàn về trữ lượng khai thác, giá thành, giá bán... và đảm bảo tính hiệu quả, sử dụng nguồn lực hợp lý trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên, khoáng sản.
Thứ tư, đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài có công nghệ sản xuất hiện đại và nguồn vốn lớn
Australia, Indonesia, Liên bang Nga và Trung Quốc là 4 thị trường mà Việt Nam nhập khẩu nhiều than nhất. Theo dữ liệu thống kê năm 2020 từ Hiệp hội Than thế giới (WCA), thì 4 quốc gia này nằm trong top 10 quốc gia có sản lượng khai thác than lớn nhất thế giới với công nghệ khai thác hiện đại, nguồn vốn lớn đã tạo lợi thế về giá thành và chất lượng than. Điều này tạo sức ép lớn cho các công ty cổ phần khai thác và chế biến than trong nước khi cạnh tranh trực tiếp với các quốc gia hàng đầu thế giới về than ngay tại sân nhà. Để
giải quyết tình trạng này các công ty cổ phần khai thác và chế biến than cần thiết đổi mới công tác quản trị, đặc biệt thúc đẩy KSNB làm sao phải đảm bảo phòng ngừa rủi ro, kiểm soát chặt chi phí, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng than để nâng cao sức cạnh tranh với than nhập khẩu.
2.1.3. Các rủi ro ảnh hưởng đến thiết kế và vận hành kiểm soát nội bộ tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản nói chung và công ty CP khai thác và chế biến than thuộc TKV nói riêng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro do điều kiện khai thác khó khăn, không ổn định, phụ thuộc nhiều vào thời tiết và ý thức của người lao động. Ngày nay, công nghệ khai thác ngày một hiện đại nhưng độ khó trong khai thác cũng không ngừng tăng lên do độ sâu của mỏ ngày càng cao nên vẫn luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định không chỉ trong hoạt động khai thác mà cả hoạt động kinh doanh. Các loại rủi ro trọng yếu ảnh hưởng đến việc thiết kế và vận hành KSNB có thể kể đến một số nhóm như sau:
Thứ nhất, rủi ro tài chính
- Rủi ro lãi suất: Các dự án khai thác than luôn đòi hỏi một nguồn lực lớn được huy động để sử dụng cho quá trình đầu tư, triển khai dự án. Bởi vậy, nếu các doanh nghiệp chỉ trông chờ vào nguồn vốn của chủ sở hữu thì khó đảm bảo đủ nguồn lực để triển khai dự án. Các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc TKV sử dụng các khoản vay ngắn hạn và dài hạn để đảm bảo đủ nguồn lực cho hoạt động sản xuất. Trong quá trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đã xây dựng lãi suất dự tính. Tuy nhiên, các khoản vay dài hạn chủ yếu có lãi suất thả nổi theo từng thời điểm của ngân hàng nên việc tính toán lãi suất dự tính khó lường trước được hết các nhân tố tác động. Do đó, nếu lượng tiền vay càng lớn thì mức tác động khi có
sự biến động lãi suất càng nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí tài chính của doanh nghiệp. Nếu các công ty cổ phần khai thác và chế biến than không tính toán kỹ dòng tiền trong tương lai, đặc biệt là dòng tiền để trả gốc vay và lãi thì có thể tác động tiêu cực đến tình hình hoạt động. Để giảm thiểu rủi ro tác động từ lãi suất, khả năng thanh toán thì trước tiên các công ty cần đánh giá mức độ rủi ro để xây dựng các thủ tục kiểm soát một cách phù hợp. Mức độ rủi ro cần đánh giá trên các chỉ tiêu tài chính cụ thể, đối với các gói vay lớn như vay đầu tư dự án mỏ, vay đầu tư mua sắm tài sản cố định cần đánh giá rủi ro theo từng gói vay, kèm theo đó tính toán khả năng và kế hoạch trả nợ. Hoạt động kiểm soát cũng cần triển khai với từng bước trong quy trình cấp tín dụng để tránh tình trạng sử dụng vốn vay sai mục đích, hiệu quả dự án không đạt kế hoạch dẫn đến thiếu nguồn tiền thanh khoản, phục vụ sản xuất.
- Rủi ro tỷ giá: Hiện nay, trong khai thác lộ thiên các công ty CP khai thác và chế biến than đã cơ bản cơ giới hóa ở tất cả các khâu sản xuất; áp dụng đồng bộ thiết bị cơ giới hóa công suất lớn để giảm chi phí, như: Ô tô có trọng tải đến 130 tấn (mỏ Hà Tu); máy khoan đường kính lớn (269mm); máy xúc thủy lực gầu ngược dung tích 12m3; hệ thống vận tải liên hợp ô tô - băng tải. Đối với khai thác hầm lò các mỏ áp dụng cơ giới hóa giàn nhẹ, cơ giới hóa kết hợp giá khung, giá xích; áp dụng tối đa các loại giá chống hiện đại tại các khu vực có điều kiện phù hợp, thay thế hoàn toàn cột chống gỗ và tiến tới
thay thế cột thủy lực đơn; sử dụng giàn chống mềm dạng ZRY tại các khu vực vỉa dày trung bình, dốc đứng để thay thế các công nghệ đào lò lấy than, buồng thượng, dọc vỉa phân tầng; đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa đào lò, chống lò bằng vì neo… nhằm nâng cao năng suất và mức độ an toàn. Không chỉ dừng lại trong hoạt động khai thác than, các công ty CP khai thác và chế biến than còn ứng dụng mạnh mẽ hàm lượng khoa học công nghệ trong tuyển, luyện, chế biến than. Thực tế hoạt động sản xuất đã chứng minh nhờ áp dụng các