hội và ngày 29/06/2006 Luật BHXH đã được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 9 thông qua.
- Xây dựng hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Luật BHXH. Đó là, Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối với cán bộ, công chức; BHXH bắt buộc đối với lực lượng vũ trang; BHXH tự nguyện; bảo hiểm thất nghiệp; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH; Nghị định quy định vể tổ chức BHXH.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực BHXH, như xúc tiến mạnh mẽ công tác phổ biến, tuyên truyền sâu rộng đến người lao động, người sử dụng lao động về pháp luật BHXH, kiện toàn hệ thống thanh tra, trước hết là hệ thống thanh tra lao động, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các thủ tục giấy tờ tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng tham gia và thụ hưởng, thực hiện việc điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH cho người nghỉ hưu theo quy định của Luật BHXH nhằm cải thiện tốt hơn đời sống người về hưu trong tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế.
3.1.1.3. BHXH Việt Nam giai đoạn từ năm 2016 đến nay
Sau khi được Quốc hội thông qua luật BHXH năm 2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 thì BHXH Việt Nam đã ngày càng hoàn thiện; hệ thống tổ chức, bộ máy không ngừng được kiện toàn; năng lực và chất lượng đội ngũ cán bộ được tăng cường, tạo tiền đề và nền tảng vững chắc thực hiện thắng lợi mục tiêu BHXH cho mọi NLĐ. Trong giai đoạn này, các chính sách BHXH dành cho người lao động được triển khai như:
+) Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: Theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 2, Điều 124 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, từ ngày 01/01/2018, thêm 02 đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, gồm NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng và NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
+) Thay đổi tỷ lệ đóng BHXH: Theo Nghị định số 44/2017/NĐ-CP quy định mức đóng BHXH bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ban hành ngày 14 tháng 04 năm 2017 thì từ ngày 01/01/2018. Theo đó, NSDLĐ sẽ đóng 14% vào quỹ hưu trí, tử tuất; 0,5% quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 3% quỹ ốm đau thai sản; 1% quỹ bảo hiểm thất nghiệp, 3% quỹ bảo hiểm y tế. NLĐ sẽ đóng 8% vào quỹ hưu trí, tử tuất; 1% quỹ bảo hiểm thất nghiệp và 1,5% vào quỹ bảo hiểm y tế.
+) Tăng số năm đóng BHXH để hương lương hưu mức tối đa: Khoản 2 Điều 56 Luật BHXH năm 2014 quy định, từ 01/01/2018, mức lương hưu hàng tháng của người lao động vẫn được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH. Theo đó, lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ 2022 trở đi là 20 năm. Trong khi đó, lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi, số năm đóng BHXH được tính là 15 năm. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng, NLĐ được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%. Theo quy định này, từ ngày 01/01/2018 trở đi, lao động nữ muốn được hưởng mức lương hưu tối đa là 75% sẽ phải tham gia đóng BHXH đủ 30 năm (tăng thêm 05 năm so với trước khi điều chỉnh).
+) Bổ sung khoản thu nhập tính đóng BHXH: Từ ngày 01/01/2018, tiền lương tháng đóng BHXH gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Trong đó, phụ cấp lương bao gồm: Phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự. Các khoản bổ sung khác theo quy định gồm: Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương; Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của NLĐ.
+) Tăng mức trợ cấp thai sản: Luật BHXH 2014 quy định lao động nữ sinh con được trợ cấp một lần bằng 02 lần lương cơ sở. Trường hợp sinh con
nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở. Theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP, từ ngày 01/07/2018, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1,3 triệu đồng/tháng lên 1,39 triệu đồng/tháng. Do đó, mức hưởng trợ cấp thai sản tính từ thời điểm tháng 07/2018 là 2,78 triệu đồng.
+) Tăng mức hưởng với chế độ tử tuất: Điều 66 của Luật BHXH năm 2014 quy định NLĐ đang đóng BHXH hoặc NLĐ đang bảo lưu thời gian đóng BHXH mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 trở lên; NLĐ chết do tai nạn lao động, bệnh nghiệp; Người đang hưởng lương hưu chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở. Với mức lương cơ sở tăng từ 1/7/2018, do đó, mức hưởng trong trường hợp nêu trên tăng lên 13,9 triệu đồng.
+) Nhiều vi phạm liên quan đến BHXH sẽ bị xử lý hình sự như: Từ ngày 01/01/2018 cá nhân, tổ chức nào có nghĩa vụ đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định có thể bị phạt tiền đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù đến 07 năm. Với tội gian lận BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, tùy theo mức độ vi phạm, hậu quả người phạm tội có thể bị phạt tiền đến 200 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 10 năm.
3.1.2. Vị trí, chức năng và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam
Theo Nghị định 01/2016/NĐ-CP, ngày 05/01/2016 của Chính phủ thì chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam như sau:
3.1.2.1. Vị trí và chức năng
BHXH Việt Nam là cơ quan nhà nước thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
BHXH Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế; của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
3.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Đề xuất, kiến nghị Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam.
Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam; kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về hoạt động của BHXH Việt Nam; đề án bảo toàn và tăng trưởng các quỹ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế sau khi được Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam thông qua; tổ chức thực hiện chiến lược, các kế hoạch, đề án sau khi được phê duyệt.
Trách nhiệm và quan hệ của BHXH Việt Nam đối với các Bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
3.1.2.3. Cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam
Theo Nghị định 01/2016/NĐ-CP, ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam thì cơ quan này được tổ chức, quản lí theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ Trung ương tới địa phương, gồm có ba cấp:
Cấp Trung ương là BHXH Việt Nam.
Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là BHXH tỉnh) trực thuộc BHXH Việt Nam.
Cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh là BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là BHXH huyện) trực thuộc BHXH tỉnh.
BHXH Việt Nam được tổ chức thành hệ thống ngành dọc từ Trung ương xuống địa phương. Cơ quan quản lí là Hội đồng quản lí BHXH Việt Nam, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Thủ tướng Chính phủ về các hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản lí của mình. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của BHXH Việt Nam, do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Hội đồng quản lý. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và
Hội đồng quản lý về thực hiện chính sách, chế độ BHXH và quản lý quỹ BHXH theo quy định của pháp luật.
Giúp việc cho tổng giám đốc là các Phó tổng giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ chuyên môn.
Ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là BHXH tỉnh) được thành lập các phòng nghiệp vụ. BHXH huyện không có cơ cấu tổ chức trực thuộc, giám đốc BHXH cấp Huyện quy định nhiệm vụ cụ thể công việc cho từng cán bộ viên chức.
Như vậy, với mô hình tổ chức bộ máy quản lý như trên ta thấy bộ máy quản lý BHXH Việt Nam đã được hình thành độc lập. Vì thế, việc triển khai thực hiện các chính sách bảo hiểm khá kịp thời và theo đúng lộ trình đã vạch ra. Các loại hình BHXH, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp đều được quy tụ về một đầu mối quản lý. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng tham gia bảo hiểm. Mô hình tổ chức này giúp cơ quan BHXH các cấp thực hiện tốt công tác thu-chi quỹ, cải tiến quy trình thủ tục xét hồ sơ cho các đối tượng thụ hưởng chính sách. Đồng thời, mô hình này còn góp phần ổn định công tác tổ chức và tiết kiệm chi phí quản lý.
3.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2017
3.2.1. Thực trạng chính sách huy động nguồn tài chính BHXH ở Việt Nam giai đoạn 2011-2017
3.2.2.1. Các quy định pháp lý
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (năm 2011) cho giai đoạn 2011 – 2015 đã chỉ ra “Tăng tỉ lệ người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm”. Để cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội XI, Ban chấp hanh Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/06/2012 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 nêu rõ nhiệm vụ:“Nghiên cứu, sửa đổi Luật BHXH theo hướng mở rộng đối tượng BHXH... Rà soát, bổ sung quy định buộc người sử dụng lao động phải đóng BHXH cho người lao động theo quy định của pháp
luật. Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH; 35% lực lượng lao động tham gia BHTN”.
Vấn đề chính sách an sinh xã hội một lần nữa được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII với mục tiêu “Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống BHXH và an sinh xã hội. Tiến tới áp dụng chế độ BHXH cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân…”.
Các quan điểm, định hướng của Đảng nêu trên về BHXH là nền tảng tư tưởng có tính chỉ đạo để cải cách chính sách và phát triển BHXH trong kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Chính sách của Đảng và Nhà nước là khuyến khích huy động nguồn tài chính cho quỹ BHXH.
* Chính sách huy động nguồn tài chính BHXH được quy định cụ thể trong Luật BHXH 2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007:
Theo quy định của Luật BHXH 2006, bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện 05 chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất, trừ một số đối tượng tham gia 02 chế độ hưu trí và tử tuất theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh Luật BHXH 2006 thì còn có những Quyết định, Nghị định, Thông tư hướng dẫn cụ thể hơn về đối tượng tham gia và mức đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động trong giai đoạn 2011-2016 như Quyết định số 42/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Thông tư số 58/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Thông tư 134/2011/TT-BTC hướng dẫn Quyết định 04/2011/QĐ-TTg về quản lý tài chính BHXH Việt Nam.
Theo Luật BHXH 2006, đối tượng tham gia của bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2006).
2. Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động (Khoản 2 Điều 2 Luật BHXH 2006).
BHXH tự nguyện được thực hiện từ năm 2008 và thực hiện 02 chế độ hưu trí và tử tuất áp dụng đối những người trong độ tuổi lao động nhưng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện từ năm 2009 áp dụng đối với những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ 12 tháng trở lên tại các đơn vị người sử dụng lao động sử dụng từ 10 lao động trở lên.
Mức đóng góp của NLĐ và NSDLĐ vào quỹ BHXH theo quy định của Luật BHXH 2006 được tóm tắt ở bảng dưới:
Bảng 3.1: Mức đóng góp của NLĐ và NSDLĐ vào quỹ BHXH
NSDLĐ | NLĐ | |||||||
BHXH | BHYT | BHTN | BHXH | BHYT | BHTN | |||
ÔĐ-TS | TNLĐ- BNN | HT- TT | HT-TT | |||||
2011 | 3% | 1% | 12% | 3% | 1% | 6% | 1.5% | 1% |
2012 | 3% | 1% | 13% | 3% | 1% | 7% | 1.5% | 1% |
2013 | 3% | 1% | 14% | 3% | 1% | 7% | 1.5% | 1% |
2014 | 3% | 1% | 14% | 3% | 1% | 8% | 1.5% | 1% |
2015 | 3% | 1% | 14% | 3% | 1% | 8% | 1.5% | 1% |
2016 | 3% | 1% | 14% | 3% | 1% | 8% | 1.5% | 1% |
Từ 1/2017- 5/2017 | 3% | 1% | 14% | 3% | 1% | 8% | 1.5% | 1% |
Từ 6/2017 | 3% | 0,5% | 14% | 3% | 1% | 8% | 1.5% | 1% |
Có thể bạn quan tâm!
- Chính Sách Tài Chính Bảo Hiểm Xã Hội Của Một Số Nước Trên Thế Giới Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
- Kinh Nghiệm Về Đầu Tư Tăng Trưởng Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội
- Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
- Tình Hình Thực Hiện Chính Sách Huy Động Nguồn Tài Chính Cho Quỹ Bhxh Giai Đoạn 2011-2017
- Tình Hình Sử Dụng Nguồn Tài Chính Bhxh Giai Đoạn 2011-2017
- Số Liệu Chi Quản Lý Bộ Máy Từ Năm 2011 Đến Năm 2017
Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.
Nguồn: Quyết định số 959/QĐ-BHXH và 595/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam
Đến ngày 20/11/2014, Luật BHXH 2014 được thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 và các văn kiện luật khác: Luật Việc làm năm 2013; Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015.
- Theo Luật BHXH 2014 bổ sung:
+ Bổ sung thêm hình thức hưu trí bổ sung.
+ Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: cán bộ không chuyên trách cấp xã, phường, thị trấn; Từ ngày 01/01/2018 thực hiện với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng
- Theo Luật Việc làm 2013:
+ Mở rộng đối tượng tham gia BH thất nghiệp: NLĐ và NSDLĐ dưới 10 lao động cũng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Đặc điểm của giai đoạn này:
- Chính thức được Luật hóa.
- Quỹ BHXH độc lập với ngân sách.
- NLĐ và NSDLĐ tham gia đóng phí BHXH.
- Chính sách BHXH thay đổi để phù hợp với nhu cầu BHXH.