đổi, bổ sung trong cơ chế, chính sách, pháp luật trong từng thời kỳ đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoạch định và thực thi chính sách tài chính BHXH.
BHXH không chỉ là thể hiện tính ưu việt của mỗi Nhà nước mà chính Nhà nước cũng là chủ sử dụng lao động lớn nhất trong xã hội. Các chính sách, quyết định của Nhà nước tác động trực tiếp tới hoạt động quản lý. Môi trường kinh tế như GDP, thu nhập bình quân đầu người, giá cả, tình trạng nền kinh tế tăng trưởng hay khủng hoảng, mức sống tối thiểu, các dịch vụ công cộng... Đây là các yếu tố tác động tới thu chi, cân đối quỹ BHXH sao cho phù hợp đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động.
Bên cạch đó còn có các yếu tố như văn hoá, lối sống, truyền thống, trình độ nhận thức,... nó tác động đến mức độ chấp nhận, sự đồng tình thực hiện của mỗi cá nhân trong xã hôi. Chẳng hạn như ở nước ta có truyền thống “lá lành đùm là rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” rất phù hợp với mục đích triển khai BHXH nên được mọi người đồng tình thực hiện. Tất cả những yếu tố kể trên tác động tới nội dung của những quy định trong các quy chế quản lý tài chính BHXH Việt Nam.
* Các nhân tố chủ quan
Những nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới việc hoạch định và thực thi chính sách tài chính BHXH bao gồm ý thức tự giác của các đối tượng tham gia là người lao động và đặc biệt là chủ sử dụng lao động; yếu tố trình độ của các cán bộ trong ngành BHXH, điều kiện làm việc, trang thiết bị phục vụ công tác,... cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách tài chính BHXH. Trình độ cán bộ càng cao, cơ sở vật chất kĩ thuật càng đầy đủ và hiện đại thì chính sách tài chính BHXH càng thuận lợi, thực hiện càng có hiệu quả.
Năng lực thể chế hình thành và sử dụng nguồn tài chính là nhân tố ảnh hưởng lớn đến chính sách tài chính BHXH. Thể chế hình thành và sử dụng nguồn tài chính là tổng thể các biện pháp từ xây dựng kế hoạch tài chính, đến xây dựng quy trình, các chế độ, tiêu chuẩn, định mức về tài chính, phân chia trách nhiệm và phối hợp thực thi giữa các tổ chức có trách nhiệm trong việc hình thành, sử dụng nguồn
tài chính phục vụ cho hoạt động an sinh xã hội. Các chính sách tài chính BHXH phải tạo ra những giải pháp mang tính khả thi cao và đảm bảo được các chức năng chính của chính sách như định hướng, điều tiết, tạo điều kiện, khuyến khích đầu tư phát triển và cân bằng quỹ BHXH.
2.3. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Trên thế giới, nhất là những nước có nền kinh tế phát triển, hoạt động BHXH đã có từ rất lâu và rất đa dạng, phong phú. Sau đây ta nghiên cứu về kinh nghiệm hay về các chính sách tài chính BHXH của các quốc gia này.
2.3.1. Kinh nghiệm về chính sách huy động nguồn tài chính BHXH
Quỹ BHXH ở các nước trên thế giới nhìn chung đều được hình thành từ sự đóng góp của NLĐ, NSDLĐ và Nhà nước. Tuy nhiên tỷ lệ đóng góp của các đối tượng ở mỗi nước lại không giống nhau mà tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện, chính sách xã hội và quan điểm của chính phủ mỗi nước.
Phần đóng góp của NSDLĐ thường được tính trên cơ sở số lượng lao động thuê mướn trong doanh nghiệp. Tỷ lệ này được tính một mức trên tổng quỹ lương và theo pháp luật quy định. Phần đóng góp của NSDLĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. NLĐ cũng phải đóng góp một phần với tư cách là đối tượng được thụ hưởng sự phân phối của quỹ BHXH. Khoản đóng góp của NLĐ vào quỹ BHXH ở các nước cũng được xác định theo tỷ lệ phần trăm trên mức tiền lương hoặc tiền công mà họ được hưởng.
Bên cạnh sự đóng góp của NSDLĐ và NLĐ vào quỹ BHXH thì Nhà nước cũng luôn luôn hỗ trợ quỹ khi các khoản đóng góp của hai đối tượng trên không đủ đáp ứng chi tiêu của quỹ hoặc khi có sự biến động khủng hoảng làm cho quỹ bị thâm hụt. Sự can thiệp này tuỳ thuộc vào nền kinh tế - xã hội của mỗi nước.
Trong ba nguồn đóng góp trên thì nguồn đóng góp từ NLĐ là chủ yếu. Tuy nhiên tỷ lệ đóng góp ở mỗi nước có sự khác nhau, các tỷ lệ đó có thể thích hợp ở nước này nhưng có thể không được chấp nhận ở nước khác. Việc xây
dựng các tỷ lệ đóng góp của mỗi bên tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử của từng nước từ đó cơ chế hình thành và sử dụng quỹ BHXH ở mỗi nước cũng khác nhau. Nói chung ở các nước đã có nền kinh tế phát triển như: Đức, Pháp, Mỹ,... thì áp dụng cơ chế toại thu, toại chi, thu trong năm chủ yếu chi hết trong năm. Còn các nước có kinh tế đang phát triển thì nói chung áp dụng cơ chế tạo lập quỹ tích luỹ, số dư hàng năm được sử dụng đầu tư tăng trưởng. Có thể xem xét ở một số quốc gia tiêu biểu sau:
2.3.1.1. Kinh nghiệm về huy động nguồn tài chính BHXH của Pháp
Từ thế kỷ 19, cùng với sự phát triển của cứu trợ công cộng và tương hỗ BHXH đã ra đời. Năm 1910 đã có luật về hưu trí cho công nhân. Năm 1930 luật về BHXH đã được ban hành, luật này quy định 5 chế độ bảo hiểm bắt buộc gồm bảo hiểm bệnh tật, thai sản, thương tật, tuổi già và tử tuất. Nguồn đóng góp quỹ từ NLĐ và NSDLĐ, trong đó NSDLĐ đóng 4% và NLĐ đóng 4% trên mức lương và chế độ bảo hiểm này chỉ áp dụng đối với những NLĐ có mức lương thấp hơn quy định [68],[74].
Ngày nay, ở Pháp các chế độ BHXH gồm tất cả các chế độ theo quy định của ILO. Nguồn tài trợ hết sức phức tạp. Cụ thể:
a) Quỹ bảo hiểm y tế, thai sản, thương tật, chết.
Sự đóng góp vào quỹ này được tách biệt ra hai khoản là đóng góp cho rủi ro phi nghề nghiệp và đóng góp cho rủi ro nghề nghiệp.
Đối với rủi ro nghề nghiệp, nguồn tài trợ chính là các khoản đóng góp trên lương trong đó NLĐ đóng 6,8% và NSDLĐ đóng 12,8%.
Đối với rủi ro phi nghề nghiệp như tai nạn lao động, tai nạn đi lại (từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại) khoản đóng góp được thu trên lương do người sử dụng lao động đóng toàn bộ, tỷ lệ đóng góp được xác định tuỳ theo số lượng lao động trong mỗi doanh nghiệp.
b) Quỹ trợ cấp hưu trí, goá bụa, trợ cấp gia đình.
Đối với trợ cấp hưu trí, người sử dụng lao động phải đóng 9,8% còn người lao động đóng 6,55% trên mức lương của người lao động.
Đối với trợ cấp goá bụa, NLĐ còn phải đóng góp 0,1% tiền lương.
Đối với trợ cấp gia đình NLĐ, NSDLĐ phải đóng góp toàn bộ với tỷ lệ là 5,4% lương của NLĐ.
Như vậy nguồn thu quỹ BHXH ở Pháp từ NLĐ và NSDLĐ tương đối đa dạng và khá cao. Theo thống kê bình quân hàng năm nguồn thu của quỹ BHXH ở Pháp từ người sử dụng lao động chiếm đến 51% trong tổng số, còn người lao động nộp khoảng 28,8%, Nhà nước 17,7% còn từ nguồn khác là khoảng 2,5%. Tỷ lệ đóng góp của NLĐ cũng khá cao, nếu tính tổng cộng các chế độ mà NLĐ phải nộp là 13,45% lương hàng tháng.
Cơ chế thu cao là một gánh nặng cho NLĐ và NSDLĐ nhưng cũng là điều kiện tốt cho hệ thống BHXH ở Pháp trở thành một trong những hệ thống tốt nhất thế giới.
Ta có thể tham khảo cơ cấu các nguồn thu của quỹ BHXH ở một số nước có nền kinh tế phát triển tại Châu Âu từ bảng sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn thu của quỹ BHXH
Người sử dụng lao động đóng góp (%) | Người lao động đóng góp (%) | Nhà nước tài trợ (%) | Nguồn khác (%) | |
Đức | 40,1 | 19,8 | 26,3 | 3,8 |
Bỉ | 41,8 | 26,7 | 21,6 | 9,9 |
Đan Mạch | 6,9 | 5,1 | 87,6 | 6,4 |
Tây Ban Nha | 52,9 | 17,3 | 27,8 | 2,0 |
Pháp | 51,0 | 28,8 | 17,7 | 2,5 |
Hy Lạp | 48,1 | 27,4 | 15,7 | 8,8 |
Italia | 50,5 | 15,9 | 30,6 | 3,0 |
Hà Lan | 19,9 | 41,7 | 22,6 | 15,8 |
Bồ Đào Nha | 41,8 | 20,8 | 32,4 | 5,0 |
Anh | 26,1 | 15,8 | 42,8 | 15,3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Vận Động Của Quỹ Bhxh Vào Thị Trường Tài Chính
- Nội Dung Cơ Bản Của Chính Sách Tài Chính Bảo Hiểm Xã Hội
- Các Bộ Phận Cấu Thành Của Chính Sách Tài Chính Bảo Hiểm Xã Hội
- Kinh Nghiệm Về Đầu Tư Tăng Trưởng Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội
- Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
- Vị Trí, Chức Năng Và Cơ Cấu Tổ Chức Của Bhxh Việt Nam
Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.
(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu khoa học BHXH Việt Nam, năm 2014)
2.3.1.2. Kinh nghiệm về huy động nguồn tài chính BHXH của Mỹ
Các chế độ BHXH ở Mỹ bao gồm: trợ cấp hưu trí, tử tuất, trợ cấp y tế, trợ cấp thương tật. Nguồn tài trợ cho các chế độ trợ cấp này là từ thuế phúc lợi xã hội mà chính quyền liên bang thu. Trong số tiền lương của người lao động
chính quyền sẽ khấu trừ bớt số thuế cố định sau đó đưa khoản thu này vào các quỹ bảo hiểm xã hội với mức khấu trừ là người sử dụng lao động : 13,65%; người lao động: 7,65%. Để được hưởng trợ cấp, người đóng BHXH phải nộp đến một mức nào đó. Một người đóng BHXH nếu nộp đủ 590USD thì được 1 điểm thụ hưởng, mỗi người phải có đủ 40 điểm và đóng trong 10 năm trước khi nghỉ hưu. Như vậy cơ chế thu BHXH ở Mỹ vừa theo tỷ lệ trích nộp vừa phải thu đến một “ngưỡng” do chính quyền quy định. Tỷ lệ này không quá cao như ở Pháp [68].
2.3.1.3. Kinh nghiệm về huy động nguồn tài chính BHXH tại Liên bang Nga
Đây là quốc gia xã hội chủ nghĩa cũ nay trở thành nước tư bản ở Đông Âu. Các chế độ trợ cấp BHXH ở Nga [68] cũng bao gồm: trợ cấp ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí...
Nguồn hình thành quỹ BHXH được tài trợ chủ yếu từ các nguồn:
- NSDLĐ đóng góp là: 35,4% trên tổng quỹ lương.
- NLĐ đóng góp là: 1% trên mức lương.
- Nhà nước: Nếu quỹ BHXH thâm hụt thì Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ để đảm bảo việc chi trả các chế độ trợ cấp.
2.3.1.4. Kinh nghiệm về huy động nguồn tài chính BHXH tại một số quốc gia ở Châu Á
Tại Thái Lan, chế độ trợ cấp BHXH bao gồm: trợ cấp thương tật, ốm đau, thai sản, mất khả năng lao động, tử tuất, tuổi già, thất nghiệp. Nguồn thu của quỹ BHXH từ người lao động đóng góp 1/3, giới chủ đóng góp 1/3 và Nhà nước đóng góp 1/3. Ví dụ như chế độ trợ cấp thất nghiệp thì tất cả người lao động đóng góp 5% trên mức lương của mình, giới chủ đóng góp 5% trên tổng quỹ lương và Nhà nước đóng góp 5% trên tổng quỹ lương [74].
Ở Nhật Bản, sự đóng góp vào quỹ BHXH cũng tương đối cao. Người lao động đóng góp từ 3,5% đến 4,6% trên mức lương của mình, giới chủ đóng góp từ 25,5% đến 30,5% trên mức lương phải trả, còn Nhà nước trợ cấp cho quỹ BHXH theo nhu cầu thiếu hụt [74].
Tại đất nước Philipine, người lao động đóng góp 6,55% trên mức lương
của mình, người sử dụng lao động đóng góp từ 7,35% còn Nhà nước trợ cấp phần thiếu hụt của quỹ bảo hiểm xã hội [74].
Ngoài những nguồn thu chủ yếu từ sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động, Nhà nước thì quỹ BHXH của các nước còn được bổ sung thêm từ các nguồn khác như lãi đầu tư quỹ, tiền phạt vi phạm luật, thủ tục phí, bán ấn phẩm... Nhưng tỷ trọng từ thu các nguồn khác rất thấp trong tổng nguồn thu của quỹ.
Như vậy, ta có thể thấy tại các nước trên thế giới, tuy quỹ BHXH hoạt động tương đối độc lập nhưng lại gắn bó chặt chẽ với NSNN.
2.3.2. Kinh nghiệm về chính sách sử dụng nguồn tài chính BHXH
Quỹ BHXH được sử dụng để chi trả các chế độ BHXH chiếm tỷ trọng lớn nhất, quan trọng nhất thường chiếm trên 80% tổng số chi của quỹ. Ta sẽ đi vào xem xét một số cơ chế chi trả chế độ BHXH ở một số nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Việc chi trả các chế độ BHXH này được tiến hành theo luật định ở từng nước và phụ thuộc vào phạm vi trợ cấp của từng hệ thống bảo hiểm xã hội.
2.3.2.1. Kinh nghiệm về sử dụng nguồn tài chính BHXH của Pháp
Được hình thành từ năm 1945 và cho đến tận cuối thập kỷ 70, mô hình ASXH của Cộng hòa Pháp vẫn áp dụng chủ yếu theo mô hình Bismark, bởi lẽ trong giai đoạn này nước Pháp đã đạt được tốc độ tăng trưởng bền vững, việc làm đầy đủ, mạng lưới ASXH mở rộng. Vào cuối những năm của thế kỷ 20, an sinh dành cho người về hưu mới bắt đầu được chú trọng nhiều, điều này thể hiện rất rõ trong luật quỹ ASXH Pháp. Các chương trình ASXH Pháp hiện nay bao gồm: BHYT; bảo hiểm hưu trí và trợ cấp tuổi già; bảo hiểm thương tật khi làm việc; bảo hiểm thất nghiệp; Trợ cấp gia đình và mỗi chương trình này đều có luật riêng điều chỉnh [68].
Trong đó, mức bảo hiểm hưu trí là 50% thu nhập bình quân (mức bình quân của 10 năm có thu nhập cao nhất).
Về mức trợ cấp ốm đau tương đương một phần tiền lương (thường là bằng
1/2 tháng lương), từ ngày nghỉ ốm thứ 31 trở đi người đóng bảo hiểm được trợ cấp 2/3 tháng lương, số ngày được trợ cấp không quá 6 tháng. Trợ cấp chi phí khám chữa bệnh theo cơ chế trợ cấp toàn bộ chi phí khám bệnh và một phần chi phí chữa bệnh (30% chi phí y tế và phẫu thuật, từ 0% đến 60% chi phí thuốc men, 40% chi phí xét nghiệm) theo phiếu chữa bệnh.
Về chế độ thai sản, tại Pháp thì người lao động nữ được trợ cấp 100% chi phí khi sinh đẻ, chi phí y tế trong 4 tháng trước khi sinh con. Khi sinh, người được bảo hiểm được trợ cấp thu nhập 16 tuần nghỉ (6 tuần trước và 10 tuần sau khi sinh), nếu sinh đôi thì được nghỉ 26 tuần hưởng trợ cấp (8 tuần trước và 18 tuần sau khi sinh).
Về chế độ khi bị TNLĐ-BNN, người lao động bị tai nạn dẫn đến thương tật được trợ cấp dài hạn. Nếu người được bảo hiểm vẫn còn thực hiện được một hoạt động kiếm sống thì được hưởng trợ cấp là 30% mức lương bình quân (bình quân của 10 năm lương cao nhất). Nếu người được bảo hiểm không còn thực hiện được một hoạt động kiếm sống thì được hưởng trợ cấp là 50% mức lương bình quân.
2.3.2.2. Kinh nghiệm về sử dụng nguồn tài chính BHXH của Mỹ
BHXH là một bộ phận của ASXH Mỹ. Nhóm chương trình BHXH được chi trả từ các quỹ BHXH được đóng góp bởi NLĐ, NSDLĐ và những người tự doanh, họ sẽ nhận được trợ cấp bảo hiểm khi đủ điều kiện như về già, ốm đau, bệnh tật, mất khả năng lao động… bao gồm các chương trình hưu trí, BHYT và bảo hiểm việc làm khác. Đối tượng hưởng lợi nhất của BHXH là người già (người về hưu) chiếm tới 63,15% trong tổng số người nhận BHXH [68].
Người già ở Mỹ được hưởng tiền trợ cấp tuổi già từ quỹ Social Security. Đối với người đã từng đi làm, mức tiền trợ cấp tuổi già được tính từ số năm đi làm và mức lương trong những năm đó, tương tự như bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Người lãnh lương sẽ trích lại 6,2% lương và người trả lương góp thêm 6,2% lương nữa để nộp vào quỹ Social Security (50%-50%). Nhiều người Mỹ tự lập kế hoạch hưu trí cho mình qua “kế hoạch 401” vì không thể hoàn toàn dựa vào quỹ Social Security. Theo “kế hoạch 401”, mỗi người tự quyết định sẽ
trích bao nhiêu phần trăm lương của mình để gửi vào tài khoản hưu trí. Tài khoản hưu trí đó sẽ được giao cho các công ty quản lý quỹ hoặc công ty bảo hiểm nhân thọ quản lý, sinh lợi. Công ty quản lý quỹ thường tạo ra vài quỹ đầu tư khác nhau về mức lợi nhuận và rủi ro để người chủ tài khoản chọn theo ý riêng. Số tiền trích vào quỹ hưu trí sẽ không chịu thuế thu nhập cho tới khi được rút ra dùng.
Về mức trợ cấp ốm đau, mức trợ cấp ốm đau do TNLĐ-BNN được chi bằng 100% mức lương tháng. Nếu ốm đau không do tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp tỷ lệ trợ cấp có thể là 100%, 80%, 60% hoặc 50% phụ thuộc vào số năm công tác.
Về chế độ thai sản, người lao động nữ sinh con được nghỉ 6 tuần trước khi sinh hưởng nguyên lương, sau khi sinh con được nghỉ 1 năm hưởng 50% đến 60% lương.
2.3.2.3. Kinh nghiệm về sử dụng nguồn tài chính BHXH của Hàn Quốc
Hiện nay, hệ thống ASXH của Hàn Quốc gồm có 04 loại bảo hiểm được quản lý riêng do 02 Bộ phụ trách. Bộ Y tế phụ trách: Bảo hiểm hưu trí quốc gia, bắt đầu thực hiện từ năm 1988 với mục đích đảm bảo thu nhập cho người lao động hết tuổi lao động và Bảo hiểm y tế, bắt đầu thực hiện từ năm 1977 với mục đích chăm sóc sức khỏe cho mọi người dân. Bộ Lao động phụ trách: Bảo hiểm TNLĐ bắt đầu thực hiện từ năm 1964 với mục đích bồi thường các TNLĐ-BNN và Bảo hiểm tuyển dụng bắt đầu thực hiện từ năm 1995 với mục đích cơ bản là trợ cấp thất nghiệp.
Bảo hiểm hưu trí quốc gia là một hệ thống ASXH được thực hiện bởi Chính phủ Hàn Quốc trong đó chính phủ thu đóng góp hàng tháng của người lao động tham gia bảo hiểm và trả tiền trợ cấp hưu trí cho những người được bảo hiểm hoặc người phụ thuộc của họ khi đủ điều kiện. Điều kiện hưởng bảo hiểm hưu trí là 60 tuổi (cả nam và nữ), đủ 20 năm đóng BHXH trở lên. Tối đa 33 năm phải đóng BHXH và từ năm thứ 34 không phải đóng nữa. Mức hưởng bảo hiểm hưu trí của NLĐ là 50% lương trung bình 3 năm cuối đối với những người đóng đủ 20 năm. Từ năm thứ 21 đến năm thứ 33 đóng BHXH thì tăng