Bối Cảnh Ban Hành Và Các Nhân Tố Tác Động Đến Nội Dung Hiến Pháp 2013 Về Quyền Con Người

công dân, Nhà nước đảm bảo một cách tuyệt đối các quyền của công dân được thực hiện, nhưng ngược lại, công dân cũng phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội. Tuy nhiên, Hiến pháp 1980 lại không thừa nhận sở hữu tư nhân – một quyền về sở hữu tài sản, một quyền tự nhiên và là một quyền quan trọng nhất, thiêng liêng và bất khả xâm phạm của con người. Trên thực tế, các quy định của Hiến pháp 1980 về quyền công dân đã không phản ánh đúng được tình hình thực tế của xã hội Việt Nam thời đó. Hiến pháp đã quy định một số quyền mang tính lý tưởng hóa quá mức, không có tính khả thi để thực hiện trong thực tế. Đó là quy định về nhà ở (Điều 62), quy định về chế độ học không phải trả tiền (Điều 60), về chế độ khám chữa bệnh không phải trả tiền (Điều 61). Các quy định này chỉ có hiệu lực về mặt pháp lý – trong bản Hiến pháp chứ không có hiệu lực trên thực tế vì bản thân Nhà nước không thể có đủ điều kiện vật chất để đảm bảo cho việc thực hiện nó. Mặc dù các quy định này hướng tới việc tạo cho con người có được một cuộc sống tốt đẹp nhất, nhưng sự thoát ly quá xa các quy định ấy bị mất định ý nghĩa tích cực và xây dựng vốn có của chúng.

- Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 1992 (đã sửa đổi, bổ sung qua Nghị quyết 51). Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp 1992 được quy định trong chương V bao gồm 34 điều chứa đựng nhiều điểm tiến bộ của Nhà nước ta trong việc quy định về quyền con người và đảm bảo quyền con người. Điều 50, Hiến pháp 1992 khẳng định: “Các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”[24]. Quyền con người với quan niệm thể hiện trong Hiến pháp 1992 là chiếc cầu nối tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, bảo đảm và tăng cường hiệu lực thực hiện các quyền con người một cách mạnh mẽ hơn. Theo đó hàng loạt các quy định đề cao và phát

huy nhân tố con người được quy định trong Hiến pháp đã được thể chế hóa trong các bộ luật, đạo luật như: Bộ luật dân sự, Bộ luật Lao động, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật cư trú.... Tuy nhiên, Hiến pháp 1992 trong góc độc quyền dân sự lại đồng nhất hai khái niệm quyền con người và quyền công dân, đồng thời không thể hiện được rõ nét vai trò của nhà nước trong việc đảm bảo quyền công dân...

- Hiến pháp năm 2013 là đạo luật cơ bản khẳng định mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền, điểm nổi bật nhất của Hiến pháp năm 2013 là chương II về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Hiến pháp 2013 được nhận định là Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, đồng bộ về kinh tế và chính trị, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới. So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp được Quốc hội thông qua năm 2013 có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến; thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định tập trung tại chương II gồm có 36 điều, từ Điều 14 đến điều 49. Kế thừa và hoàn thiện các phần hạn chế của các bản Hiến pháp trước đó, thể hiện rõ vai trò của Đảng, Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong đó có quyền dân sự của công dân thống nhất với các quy định của các văn bản pháp luật quốc tế về quyền con người, đồng thời đã có sự phân định rõ ràng giữa hai phạm trù quyền con người và quyền công dân.

1.3. Bối cảnh ban hành và các nhân tố tác động đến nội dung Hiến pháp 2013 về quyền con người

Trong bối cảnh tình hình quốc tế có những biến đổi to lớn, sâu sắc và phức tạp. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững đất nước trong giai đoạn cách mạng mới nhằm xây dựng nước Việt Nam XHCN dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Theo đó, Hiến pháp năm 1992 cần sửa đổi để bảo đảm sự đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, tiến tới bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đất nước; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế. Để đạt được mục tiêu này, việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cần đáp ứng các yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn những nội dung cơ bản có tính bản chất của chế độ ta đã được quy định trong Hiến pháp năm 1992 về phát huy dân chủ XHCN, quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Thứ hai, thể chế hóa kịp thời những quan điểm, chủ trương lớn được nêu trong Cương lĩnh và các văn kiện khác của Đảng.

Thứ ba, hoàn thiện kỹ thuật lập hiến, bảo đảm để Hiến pháp thực sự là đạo luật cơ bản, có tính ổn định, lâu dài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Đồng thời, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 phải dựa trên các quan điểm cơ bản sau đây:

- Phải dựa trên cơ sở tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và các đạo luật có liên quan; căn cứ vào định hướng, nội dung của Cương lĩnh và các văn kiện khác của Đảng; kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và của các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp; sửa đổi, bổ sung những vấn đề thực sự cần thiết, những vấn đề đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, có đủ cơ sở, nhận được sự thống nhất cao và phù hợp với tình hình mới.

Hoàn thiện các quy định về quyền dân sự trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành - 4

- Tiếp tục khẳng định bản chất và mô hình tổng thể của hệ thống chính

trị và bộ máy nhà nước đã được xác định trong Cương lĩnh và Hiến pháp năm 1992. Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

- Khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

- Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị, vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam XHCN dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

- Tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân; thực hiện dân chủ XHCN; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Sửa đổi Hiến pháp là công việc hệ trọng nên phải tiến hành chặt chẽ, khoa học dưới sự lãnh đạo của Đảng; bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý; tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân và các cơ quan, tổ chức; chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, bảo đảm đúng định hướng, không để các đối tượng xấu, thế lực thù địch lợi dụng để chống phá, xuyên tạc trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.

Trên cơ sở đó, ngày 06/8/2011 Quốc hội Khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 06/2011/QH13 quyết định việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001) phù hợp với tình hình mới với mục đích, yêu cầu, quan điểm và định hướng sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Nghị quyết số

38/2012/QH13 ngày 23/11/2012 Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Chủ tịch Quốc hội đã ban hành Công thư khẩn số 250/UBDTSĐHP ngày 06/3/2013 đề nghị các cấp ủy đảng, các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, địa phương, tiếp tục quan tâm chỉ đạo sát sao hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân tham gia đóng góp ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Qua quá trình tham gia góp ý của nhân dân, chỉnh lý, tiếp thu ý kiến tham gia, sáng ngày 28/11/2013, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIII với 488 đại biểu có mặt, đã biểu quyết thông qua Hiến pháp với tỷ lệ 97,59% đại biểu tán thành. Hiến pháp gồm: Lời nói đầu, 11 chương, 120 điều (giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992) được Chủ tịch nước ký Lệnh công bố ngày 18/12/2013 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2014.

Hiến pháp đã thể hiện rõ hơn bản chất của Nhà nước Việt Nam là Nhà nước dân chủ, Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Hiến pháp tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, trách nhiệm của Đảng trước nhân dân; khẳng định sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức khác trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hiến pháp thừa nhận, tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; tiếp tục bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đồng thời tiếp tục khẳng định yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hiến pháp năm 2013 kế thừa những nội dung tiến bộ của 4 bản Hiến pháp trước đồng thời chắt lọc, tập hợp trí tuệ, tâm huyết của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Hiến pháp cũng đã tham khảo, tiếp thu có chọn lọc nhiều nội dung Hiến pháp của các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, trong Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện rất rõ việc Nhà nước ta tôn trọng thực hiện các điều ước quốc tế nói chung. Một nguyên tắc đã được thừa nhận ngay tại Điều 12, Chương I của Hiến pháp là Nhà nước ta “tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên”[34], đồng thời thể hiện rõ vai trò của Đảng, Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân thông qua Chương II - Quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân. Theo đó, Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được Hiến pháp Việt Nam 2013 được thực hiện thông qua các nguyên tắc sau:

Một là, Hiến pháp Việt Nam 2013 quy định quyền con người thống nhất với các quy định của Luật nhân quyền quốc tế, luôn coi quyền con người giá trị chung của toàn nhân loại

Theo Chỉ thị số 12/CT/TW ngày 12/7/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng: “Quyền con người là thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài qua các thời đại của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới và cũng là thành quả của cuộc đấu tranh của loài người làm chủ thiên nhiên; qua đó, quyền con người trở thành giá trị chung của nhân loại” [1]. Quan điểm coi quyền con người là giá trị chung của toàn nhân loại về cơ bản cũng là quan điểm của cộng đồng quốc tế. Quan điểm này được gián tiếp phản ánh trong hệ thống văn kiện pháp lý về quyền con người do Liên hợp quốc và các tổ chức liên chính phủ khác thông qua từ trước tới nay, thể hiện ở việc xác định tính phổ biến của quyền con người, theo đó, quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có của con người và được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi thành viên trong gia đình nhân loại, không có sự phân biệt đối xử vì bất kỳ lý do như chủng tộc, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân…

Hai là, việc nội luật hóa tuân theo thể chế chính trị do Đảng, Nhà nước lựa chọn

Theo Chỉ thị số 12/CT/TW ngày 12/7/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Trong xã hội có phân chia giai cấp đối kháng, khai niệm quyền con người mang tính giai cấp sâu sắc”[1]. Mặc dù xét về bản chất, quyền con người là những giá trị chung của toàn nhân loại, là sự kết tinh của những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của tất cả các dân tộc sau một quá trình phát triển lịch sử lâu dài, vấn đề quyền con người đã luôn mang tính chính trị và bị chính trị hóa. Do đó, việc giải thích và áp dụng quyền con người thường thể hiện rõ sự khác biệt về ý thức hệ. Vì vậy nên việc nội luật hóa quyền con người trong Hiến pháp phải đảm bảo phù hợp với đường lối chính trị do Đảng, Nhà nước lựa chọn.

Ba là, Quyền con người thống nhất với quyền dân tộc cơ bản

Thực tế cho thấy trước năm 1945, khi nước ta còn là một nước thuộc địa, nửa phong kiến thì nhân dân Việt Nam không được hưởng các quyền con người. Chỉ sau khi cách mạng tháng Tám thành công, địa vị của người dân từ nô lệ mới trở thành chủ nhân thực sự của một quốc gia độc lập. Lần đầu tiên, người dân mới được hưởng các quyền công dân được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Từ thực tiễn đấu tranh ấy, có thể thấy sự nghiệp giải phóng con người có mối liên hệ chặt chẽ với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Một khi đất nước bị mất độc lập thì quyền con người không bao giờ được thực thi và bảo đảm.

Bốn là, Quyền con người vừa có tính phổ biến, vừa có tính đặc thù, phụ thuộc vào truyền thống, đặc điểm và trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia

Theo Chỉ thị số 12-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, quyền con người luôn luôn gắn liền với lịch sử, truyền thống và phụ thuộc vào trình

độ phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước. Do vậy, không thể áp đặt hoặc sao chép máy móc các tiêu chuẩn, mô thức của nước này cho các nước khác. Sách trắng Thành tựu bảo vệ và phát triển quyền con người ở Việt Nam cũng khẳng định: “… quyền con người vừa mang tính phổ biến, thể hiện khát vọng chung của nhân loại, được ghi trong Hiến chương của Liên hợp quốc, vừa có tính đặc thù đối với từng xã hội và cộng đồng…” [3] do đó,

khi tiếp cận và xử lý vấn đề quyền con người cần kết hợp hài hòa các chuẩn mực, nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế với những điều kiện đặc thù về lịch sử, chính trị, kinh tế - xã hội, các giá trị văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán của mỗi quốc gia và khu vực. Không một nước nào có quyền áp đặt mô hình chính trị, kinh tế, văn hóa của mình cho một quốc gia khác [3].

Năm là, Hiến pháp là công cụ quan trọng nhất để bảo vệ quyền con người, quyền công dân

Quyền con người muốn được hiện thực hóa phải được quy định cụ thể trong pháp luật, đặc biệt là được ghi nhận trong Hiến pháp – Văn bản có tính pháp lý cao nhất, nếu không, nó chỉ mang ý nghĩa hô hào, không có ý nghĩa thực tế. Pháp luật là phương tiện để ghi nhận và hiện thực hóa các quyền con người. Khi được pháp luật quy định, quyền con người trở thành quyền công dân. Đồng thời, pháp luật còn thiết lập nghĩa vụ của những chủ thể có liên quan trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Sáu là, Hiến pháp quy định quyền của công dân gắn liền với nghĩa vụ

Trong Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người, tại khoản 2 Điều 29 cũng nêu rõ rằng:

Khi hưởng thụ các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm mục đích bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí