Quyền Không Bị Buộc Phải Chứng Minh Chống Lại Mình

(tháng 5 năm 2009) tạo điều kiện quan trọng để nghề luật sư phát triển, thông qua đó quyền bào chữa của bị can, bị cáo được bảo đảm tốt hơn.

2.2.2.7. Quyền không bị buộc phải chứng minh chống lại mình

Liên quan đến vấn đề này, Điều 10 BLTTHS năm 2003 quy định về nguyên tắc xác định sự thật của vụ án trong tố tụng hình sự, theo đó: “... Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền những không bị buộc phải chứng minh mình là vô tội” [27].

Bổ sung cho quy định của Điều 10, Điều 72 Bộ luật này quy định: “Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án. Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chức cứ duy nhất để kết tội” [27].

2.2.2.8. Quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án có thẩm quyền, độc lập và không thiên vị, được lập ra theo pháp luật.

Khoản 2, Điều 31, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai”[27]. Về vị thế và tính chất của cơ quan xét xử, Điều 1 Luật tổ chức TAND năm 2002 quy định: TAND tối cao, các TAND địa phương các Tòa án quân sự và các Tòa án khác do luật định là các cơ quan xét xử của các nước CHXHCN Việt Nam...Trong phạm vi chức năng của mình, Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế XHCN; bảo vệ chế độ XHCN và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.

Về hoạt động xét xử của Tòa án, theo pháp luật Việt Nam, tố tụng hình sự được thực hiện theo hai cấp xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia; khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán; Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Điều 16 BLTTHS năm 2003 quy định: “Khi xét xử, thẩm

phán và hội thẩm độc lập chỉ tuân theo pháp luật” [27]. Theo Điều 8 Luật tổ chức TAND năm 2002:

Tòa án xét xử theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội; cá nhân, cơ quan, tổ chức đơn vị vũ trang nhân dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật [26].

Điều 19 BLTTHS năm 2003 quy định cụ thể về việc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án, theo đó: Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền lợi của đương sự đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Tòa án. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền đó nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Liên quan đến khía cạnh xét xử công khai, Điều 7 Luật tổ chức tòa án năm 2002 quy định: “Tòa án xét xử công khai, trừ trường hợp cần xử kín để giữ gìn bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của các đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ” [26]. Điều 18 BLTTHS năm 2003 cũng có quy định tương tự, theo đó:

Việt xét xử của Tòa án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Tòa án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai [27].

Hoàn thiện các quy định về quyền dân sự trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành - 7

2.2.2.9.Quyền được xét xử trong thời gian hợp lý và không bị trì hoãn.

Về vấn đề này, BLTTHS năm 2003 có những quy định cụ thể về thời hạn đưa một vụ án ra xét xử căn cứ vào tính chất của từng loại vụ việc. Theo

Điều 176 Bộ luật này, thời hạn chuẩn bị xét xử là 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Ngoài ra, theo quy định ở Điều 176 BLTTHS năm 2003, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng thì Tòa án có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30 ngày. Đối với vụ án được trả lại để điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngày sau khi nhận lại hồ sơ, thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

2.2.2.10. Quyền được kháng cáo

Điều 30 Hiến pháp năm 2013 quy định:

Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân; 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật; 3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác [34].

Về vấn đề này, như đã nêu ở trên tố tụng hình sự ở Việt Nam đã được thực hiện theo hai cấp xét xử (sơ thẩm và phúc thẩm). Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo và kháng nghị theo quy định của pháp luật. Điều 231 BLTTHS năm 2003 quy định: “Bị cáo, người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.

Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất”.

2.2.3. Quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng trước pháp luật

Khoản 1 Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” [34]. Nguyên tắc hiến định này được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác, cụ thể như sau:

Trong quan hệ dân sự, Điều 5 BLDS năm 2005 quy định, các bên trong quan hệ dân sự đều bình đẳng, không được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng với nhau. Điều 2 Luật quốc tịch năm 2008 khẳng định, mọi cá nhân và thành viên của mọi dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền và quốc tịch Việt Nam.

Trong quan hệ gia đình, những quy định trong các Chương III (Quan hệ giữa vợ và chồng) và Chương V (Quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại, cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên trong gia đình) của Luật HN &GĐ năm 2014 thể hiện rõ quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong mọi vấn đề trong quan hệ gia đình cũng như quyền bình đẳng giữa con trai, con gái, con nuôi, con để, con trong hoặc ngoài giá thú.

Trong quan hệ kinh doanh, Điều 51 Hiến pháp 2013, Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2005 (được sửa, đổi bổ sung năm 2009) và Điều 10 Luật thương mại năm 2005 đều khẳng định vị thế pháp lý và nguyên tắc đối xử giữa các doanh nghiệp và các thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế.

Trong hoạt động tố tụng, như đã nêu ở phần trên, Điều 8 Luật tổ chức TAND năm 2002 quy định, Tòa án xét xử theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội. Điều 4 BLTTHS năm 2003 quy định: “Tố tụng hình sự tiến hành theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp

luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật” [27]. Theo Điều 8 Bộ luật TTDS năm 2004, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, trước Tòa án, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp...Các đương sự đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự.

Trên phương diện pháp luật quốc tế, quyền này được coi như một trong các nguyên tắc cơ bản của luật nhân quyền quốc tế, do đó, được đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp trong tất cả các văn kiện quốc tế về quyền con người. Nó bao gồm ba khía cạnh liên kết với nhau (mà đôi khi được đề cập như các quyền hàm chứa đó là: (i) không phân biệt đối xử, (ii) được thừa nhận tư cách con người trước pháp luật, và (iii) có vị thế bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng.

Quy định về quyền này đầu tiên được đề cập trong Điều 1, 2, 6, 7, 8 UDHR, sau đó, được tái khảng định trong các Điều 2, 3, 16 và 26 ICCPR, cụ thể như sau:

Về khía cạnh thứ nhất, Điều 1 UDHR nêu rõ, mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền... Điều 2 UDHR quy định, mọi người đều dược hưởng tấc cả các quyền và tự do... mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay các địa vị khác. Ngoài ra, Điều này cấm phân biệt đối xử dựa trên địa vị chính trị, pháp lý của quốc gia hoặc lãnh thổ, bất kể là lãnh thổ độc lập, ủy trị, quản thác, chưa được tự quản hay đang phải chịu bất kỳ hạn chế nào khác về chủ quyền.

Hai điều kể trên của UDHR được nhắc lại và cụ thể hóa trong các Điều 2 và 3 ICCPR. Theo Điều 2 ICCPR, các quốc gia thành viên Công ước cam

kết tôn trọng và bảo đảm cho mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền tài phán của mình các quyền đã được công nhận trong Công ước mà không có bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc địa vị khác (Khoản 1). Các Khoản 2 và 3 Điều này đề cập nghĩa vụ của các quốc gia thanh viên phải tiến hành các biện pháp cần thiết... nhằm thực hiện các quyền được công nhận trong Công ước, và bảo đảm rằng bất cứ người nào bị xâm phạm các quyền và tự do như được công nhận trong Công ước đều nhận được các biện pháp khắc phục hiệu quả, cho dù sự xâm phạm này là do hành vi của những người thừa hành công vụ gây ra... Điều 3 ICCPR tập trung vào khía cạnh bình đẳng giữa nam và nữ, theo đó, các quốc gia thành viên Công ước cam kết bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong việc thực hiện tất cả các quyền dân sự và chính trị mà Công ước đã quy định.

Về khía cạnh thứ hai, Điều 6 UDHR quy định, mọi người đều có quyền được công nhận tư cách là con người trước pháp luật ở mọi nơi. Quy định này được tái khẳng định nguyên văn trong Điều 16 ICCPR.

Về khía cạnh thứ ba, Điều 7 UDHR quy định, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệt nào...Điều 8 UDHR cụ thể hóa quy định ở Điều 7 khi nêu rằng, mọi người đều có quyền được các tòa án quốc gia có thẩm quyền bảo vệ bằng các biện pháp hữu hiệu để chống lại những hành vi vi phạm các quyền cơ bản của họ mà đã được hiến pháp hay luật pháp quy định.

Điều 26 ICCPR tái khẳng định hai quy định kể trên của UDHR, đồng thời nêu rõ, về mặt này, pháp luật phải nghiêm cấm mọi sự phân biệt đối xử và bảo đảm cho mọi người sự bảo hộ bình đẳng và có hiệu quả chống lại những phân biệt đối xử về chủng tộc, mầu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo,

quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc các địa vị khác.

2.2.4. Quyền không bị bắt làm nô lệ, nô dịch hay bị cưỡng bức lao động

Điều 20 Hiến pháp 2013 khẳng định nguyên tắc bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm và an ninh cá nhân. Điều 5 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 1994 (đã được sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007) nêu rõ:

Mọi người có quyền làm việc, tự do lựa chon việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo. Cấm ngược đãi người lao động; cấm cưỡng bức lao động dưới bất kỳ hình thức nào [31].

Việt Nam cũng đã gia nhập Công ước về lao động cưỡng bức năm 1930 (Công ước số 29 của ILO) vào ngày 05/3/2007.

Theo Điều 19 Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về việc tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, các quy định pháp luật lao động của Việt Nam, bao gồm những điều khoản cấm ngược đãi, cưỡng bức lao động đã nêu ở trên, cũng được áp dụng với những người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam. Quyền này đầu tiên được đề cập trong Điều 4 UDHR, trong đó nêu rằng: Không ai bị bắt làm nô lệ hoặc cưỡng bức làm việc như nô lệ; mọi hình thức nô lệ và buôn bán nô lệ đề bị cấm.

Trên phương diện luật pháp quốc tế, Điều 8 ICCPR cụ thể hóa quy định trong Điều 4 UDHR, trong đó nêu rõ: Không ai bị bắt làm nô lệ; mọi hình thức nô lệ và buôn bán nô lệ đều bị cấm. Không ai bị bắt làm nô dịch. Không ai bị yêu cầu phải lao động bắt buộc hoặc cưỡng bức.

Xét nội dung, Điều 8 ICCPR bao trùm tất cả các tình huống mà một người có thể bị buộc phải phụ thuộc vào người khác, kể cả trong những bối cảnh như mại dâm, buôn bán ma túy hoặc trong một số dạng lạm dụng tâm lý.

Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề lao động cưỡng bức, Khoản 3 Điều 8 liệt kê những trường hợp loại trừ, bao gồm:

+ Lao động cưỡng bức theo bản án của một tòa án có thẩm quyền ở những nước còn áp dụng hình phạt tù kèm lao động cưỡng bức như một hình phạt đối với tội phạm;

+ Những công việc hoặc sự phục vụ mà thông thường đòi hỏi mọt người đang bị giam giữ theo quyết định hợp pháp của tòa án hoặc một người khi được trả tự do có điều kiện phải làm;

+ Những sự phục vụ mang tính chất quân sự và bất kỳ sự phục vụ quốc giao nào do luật pháp của một nước quy định đối với những người từ chối làm nghĩa vụ quân sự vì lý do lương tâm, trong trường hợp quốc gia đó cho phép từ chối thực hiện nghĩa vụ quân sự vì lý do lương tâm.

+ Những sự phục vụ được yêu cầu trong trường hợp khẩn cấp hoặc thiên tai đe dọa đến tính mạng hoặc đời sống của cả cộng đồng.

Những công việc hoặc sự phục vụ là một phần của các nghĩa vụ dân sự thông thường.

Cần lưu ý là những quy định về loại trừ phải được áp dụng một cách bình đẳng, không phân biệt đối xử với bất kỳ chủ thể nào, và phải phù hợp với các quy định khác có liên quan của ICCPR.

Ngoài ICCPR, trước và sau công ước này còn có nhiều điều ước quốc tế do Hội quốc liên, Liên hợp quốc và ILO thông qua có liên quan đến quyền được bảo vệ không bị bắt làm nô lệ hay nô dịch. Những điều này đã đề cập những biện pháp toàn diện mà các quốc gia thành viên phải tiến hành nhằm ngăn chặn và xóa bỏ chế độ nô lệ, những thể thức tương tự như chế độ nô lệ và việc cưỡng bức lao động. Một số điều ước tiêu biểu có liên quan là: Công ước về nô lệ, 1926 (Hội quốc liên); Nghị định thư năm 1953 sửa đổi Công ước về Nô lệ 1926 (Liên hợp quốc); Công ước bổ sung về xóa bỏ chế độ nô

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022