của người khác cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ [8].
Điều 15 Hiến pháp 2013 quy định: “1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; 2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; 3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội…” [34].
Sách trắng thành tựu bảo vệ và phát triển quyền con người của Việt Nam cũng khẳng định: “…Các quyền và tự do của mỗi cá nhân chỉ có thể được bảo đảm và phát huy trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích chung của dân tộc và cộng đồng; quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ xã hội” [3].
Bảy là, Tất cả các quyền con người được Hiến pháp quy định tôn trọng và bảo đảm một cách bình đẳng
Tất cả các quyền của con người đều có ý nghĩa quan trọng như nhau và không có quyền nào được coi là vượt trội hơn quyền nào. Việc thực hiện hay không thực hiện một quyền sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến các quyền khác. Điều 16 Hiến pháp 2013 cũng đã khẳng định: “1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; 2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” [34].
Trên đây là các nguyên tắc được Hiến pháp Việt Nam năm 2013 áp dụng khi đưa ra các quy định về quyền con người và quyền công dân, các nguyên tắc này cho thấy những nỗ lực không ngừng của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo đảm ngày càng tốt các quyền con người nói chung, quyền của công dân nói riêng và cũng chứng tỏ cho cộng đồng thế giới thấy hình ảnh đẹp về một đất nước Việt Nam luôn có cố gắng xây dựng và phấn đấu không ngừng vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Kết luận chương 1
Qua việc tìm hiểu, phân tích những lý luận chung về quyền con người và bảo vệ quyền con người về dân sự bằng hiến pháp trong Nhà nước pháp quyền; đi sâu, phân tích lĩnh vực Quyền con người về dân sự trong Hiến pháp Việt Nam qua các giai đoạn phát triển và việc ra đời Hiến pháp 2013 về quyền con người, ta có thể thấy: Quyền con người được xác định như những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ, tạo điều kiện cho mọi thành viên trong gia đình nhân loại được bảo vệ và có điều kiện phát triển đầy đủ các năng lực của cá nhân với tư cách là một con người, nó là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ trong mọi xã hội, trong mọi giai đoạn lịch sử. Quyền công dân, trong đó có quyền dân sự là sự thể hiện ở góc độ mỗi quốc gia về Quyền con người. Ở Việt Nam, Hiến pháp 2013 ra đời kế thừa và hoàn thiện các phần hạn chế của các bản Hiến pháp trước đó, thể hiện rõ vai trò của Đảng, Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong đó có quyền dân sự của công dân thống nhất với các quy định của các văn bản pháp luật quốc tế về quyền con người cho thấy những nỗ lực không ngừng của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo đảm ngày càng tốt các quyền con người nói chung, quyền của công dân nói riêng và cũng chứng tỏ cho cộng đồng thế giới thấy hình ảnh đẹp về một đất nước Việt Nam luôn có cố gắng xây dựng và phấn đấu không ngừng vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Chương 2
NỘI DUNG CÁC QUYỀN CON NGƯỜI VỀ DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA HIẾN PHÁP VIỆT NAM HIỆN HÀNH
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện các quy định về quyền dân sự trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành - 2
- Quyền Dân Sự Trong Phân Loại Về Quyền Con Người
- Bối Cảnh Ban Hành Và Các Nhân Tố Tác Động Đến Nội Dung Hiến Pháp 2013 Về Quyền Con Người
- Quyền Không Bị Tra Tấn, Đối Xử Hay Trừng Phạt Tàn Ác, Vô Nhân Đạo Hay Bị Hạ Nhục
- Quyền Không Bị Buộc Phải Chứng Minh Chống Lại Mình
- Quyền Tự Do Đi Lại Và Lựa Chọn Nơi Ở
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
2.1. Cách tiếp cận và sự thể hiện các quyền dân sự trong Hiến pháp
Trong những thập kỷ gần đây, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực lớn trong việc làm hài hòa hệ thống pháp luật Việt Nam với các nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người. Xuất phát từ chủ trương không ngừng thúc đẩy quyền con người, Nhà nước Việt Nam đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo đảm các quyền con người được tôn trọng và thực hiện ngày càng tốt hơn. Theo đó, ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XII đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong bản Hiến pháp năm 2013, các Quyền dân sự được quy định tập chung tại chương II - đặt trang trọng sau Chương I (Chế độ chính trị). Chương II có 36 điều, từ Điều 14 đến điều 49 (số lượng điều nhiều nhất trong các chương của Hiến pháp năm 2013). Chương này thể hiện việc nội luật hóa các điều ước quốc tế về quyền dân sự, thể hiện ý chí của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, tạo cơ sở chính trị - pháp lý vững chắc nhằm xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Việc nội luật hóa này thể hiện qua các tiêu chí cụ thể như sau:
- Khẳng định ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật (Điều 14). Quy định này thể hiện sự phát triển quan trọng về nhận thức và tư duy trong việc ghi nhận quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp, bổ sung nguyên tắc hạn chế quyền phù hợp với các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Theo đó, quyền con người, quyền công dân
chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng (khoản 2, Điều 14). Việc hạn chế quyền con người, quyền công dân không thể tùy tiện và phải “theo quy định của luật”.
- Khẳng định và quy định rõ ràng các nguyên tắc về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013 theo hướng: Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 15).
- Quy định rõ nội dung quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa và trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người. Hiến pháp năm 2013 sắp xếp các điều khoản theo các nhóm quyền để bảo đảm tính thống nhất giữa quyền con người và quyền công dân, bảo đảm tính khả thi hơn.
- Bổ sung một số quyền mới là thành tựu của gần 30 năm đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế; thể hiện rõ hơn trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân. Đó là quyền sống (Điều 19); quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật (Điều 20); quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư (Điều 21); quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34); quyền kết hôn, ly hôn (Điều 36); quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41); quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42); quyền được sống trong môi trường trong lành (Điều 43)...
- Hiến pháp năm 2013 đã sửa đổi, bổ sung nội dung nhiều điều quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân:
+ Mở rộng chủ thể có quyền bình đẳng, không bị phân biệt đối xử về mọi mặt thành quyền của mọi người; nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác thành nghĩa vụ của mọi người (Điều 15, Điều 16).
+ Khẳng định trách nhiệm của Nhà nước trước công dân của mình: Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác. Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ (Điều 17).
+ Khẳng định mọi người đều được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm không bị tra tấn, bảo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm (Điều 20).
+ Bóc tách riêng quyền có nơi ở; ghi nhận công dân có quyền có nơi ở hợp pháp; mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 22).
+ Ghi nhận công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định (Điều 23).
+ Khẳng định mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật (Điều 24).
+ Khẳng định quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân là quyền của tất cả mọi người. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo (Điều 30)…
- Kế thừa các nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1992 như: Nghĩa vụ trong thành với Tổ quốc (Điều 44); thực hiện nghĩa vụ quân sự (Điều 45); nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp nhận những quy tắc sinh hoạt công cộng (Điều 46); riêng nghĩa vụ nộp thuế được sửa đổi về chủ thể là mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định (Điều 47) mà không chỉ công dân có nghĩa vụ nộp thuế như Hiến pháp năm 1992 quy định.
- Về cách thức thể hiện, Hiến pháp năm 2013 có sự đổi mới quan trọng theo hướng Hiến pháp năm 2013 ghi nhận mọi người có quyền, công dân có quyền; quyền con người là quyền tự nhiên, bất cứ ai cũng có quyền đó; quyền công dân là quyền của những người có quốc tịch Việt Nam. Để mọi người, công dân thực hiện các quyền của mình thì Hiến pháp năm 2013 quy định trách nhiệm của Nhà nước là phải ban hành luật hoặc pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người và công dân thực hiện tốt các quyền của mình.
Việc ghi nhận các quyền mới trong chương này hoàn toàn phù hợp với các điều ước quốc tế mà Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thể hiện sự nhận thức ngày càng rõ hơn về quyền con người và khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc thực hiện quyền con người.
2.2. Nội dung các quyền dân sự được quy định trong Hiến pháp 2013 và sự tương thích với luật pháp quốc tế
2.2.1. Quyền sống
Điều 19 Hiếp pháp 2013 của Việt Nam quy định: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ . Không ai bi ̣tướ c đoaṭ tính mạng trái luật” [34]. Quy định này cũng được khẳng định ở Điều 32 Bộ
luật dân sự (BLDS) năm 2005, trong đó nêu rằng: “Cá nhân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể. Không ai được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, thân thể của người khác” [30]. Chương XII, Bộ Luật Hình sự (BLHS) năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) (từ Điều 93 đến Điều 122) quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.
Pháp luật Việt Nam hiện vẫn duy trì hình phạt tử hình, xuất phát từ yêu cầu khách quan về phòng chống tội phạm. Mặc dù vậy, trong thời gian gần đây, số điều luật có khung hình phạt tử hình trong pháp luật Việt Nam đã được giảm đáng kể (Từ 44 điều trong BLHS năm 1985 xuống còn 29 điều trong BLHS năm 1999 và 25 điều hiện nay), đồng thời pháp luật hình sự Việt Nam đã quy định chặt chẽ về những giới hạn và bảo đảm về thủ tục tố tụng khi áp dụng hình phạt tử hình. Điều 35 BLHS năm 1999 quy định:
Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc xét xử. Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi...[33]
Điều này cũng quy định người bị kết án tử hình có thể được ân giảm xuống hình phạt tù chung thân nếu có đủ điều kiện theo quy định phát luật. Về những bảo đảm tố tụng, Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) năm 2003 quy định các thủ tục điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đối với những người phạm tội có khung hình phạt tử hình. Theo Điều 170 của Bộ luật này, chỉ tòa án cấp tỉnh trở lên mới có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án có mức án tử hình và trong các vụ án này, hội đồng xét xử phải gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân. Điều 57 Bộ luật quy định, trong trường hợp bị can, bị cáo bị buộc tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì cơ quan tố tụng phải mời luật sư bào chữa cho họ nếu như họ và gia đình không mời luật sư bào chữa. Theo điều 258, sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án phải được gửi ngay lên TANDTC và bản sao bản án phải được gửi ngay lên VKSNDTC, trong hai tháng, các cơ quan này phải quyết định kháng nghị hoặc không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Cũng theo Điều này, trong thời hạn bảy ngày kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình có quyền gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước và bản án chỉ được thi hành nếu không có kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của TANDTC và VKSNDTC cũng như khi Chỉ tịch nước bác đơn xin ân giảm của bị cáo.
Liên quan đến khía cạnh thứ hai của quyền sống là việc bảo đảm các điều kiện tồn tại của con người, đặc biệt là những đối tượng đặc biệt khó khăn. Pháp luật Việt Nam từ lâu đã xác lập các chế định về bảo trợ xã hội. Khuôn khổ pháp luật về vấn đề này hiện đã khá toàn diện và ngày càng được hoàn thiện. Một hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội do Nhà nước và các tổ chức từ thiện điều hành đã được thiết lập trên cả nước nhằm giúp đỡ những nhóm đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như người già neo đơn, trẻ em mồ côi, người khuyết tật không nơi nương tựa, không thể tự lo được cho cuộc sống của bản thân...
Về phương diện pháp luật quốc tế: Quyền sống đầu tiên được đề cập trong Điều 3 UDHR. Điều này gắn kết quyền sống với các khía cạnh có liên quan khác thành một quyền gọi là quyền sống, tự do và an ninh cá nhân.
Điều 6 ICCPR cụ thể hóa quy định về quyền sống trong Điều 3 UDHR, theo đó, mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tùy tiện (Khoản 1). Các Khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều này quy định các nguyên tắc cơ bản trong việc áp dụng hình phạt tử hình ở những nước còn duy trì hình phạt này, có thể tóm tắt như sau:
- Chỉ được phép áp dụng hình phạt tử hình đối với những tội ác nghiêm trọng nhất, căn cứ vào luật pháp hiện hành tại thời điểm tội phạm được thực hiện; Việc áp dụng hình phạt tử hình không được trái với những quy định của ICCPR và của Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng (CPPCG).