Thời Điểm Thực Hiện Và Các Biện Pháp Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự Việt Nam

hữu đã thể hiện động cơ, mục đích giao dịch của mình như thế nào thông qua việc xem xét, tìm hiểu về tình trạng pháp lý của tài sản, về tình trạng thực tế của tài sản, về giá trị trao đổi mà người chiếm hữu đã thực hiện.

Nếu như tài sản mà người chiếm hữu có được từ một giao dịch xác lập với người không phải là chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp là một bất động sản hoặc động sản phải đăng ký sở hữu thì mặc nhiên họ sẽ được hiểu là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình và luôn luôn là chủ thể đối kháng trong quan hệ bảo vệ quyền sở hữu. Bởi tài sản phải đăng ký quyền sở hữu là những tài sản có giá trị lớn, quyền sở hữu đối với các tài sản này phải được nhà nước công nhận. Vì vậy, khi giao dịch chủ sở hữu phải xuất trình được các giấy tờ chứng minh tư cách chủ sở hữu đối với tài sản, còn người thiết lập giao dịch với người được coi là chủ sở hữu phải kiểm tra, xem xét, đánh giá bằng mọi biện pháp để xác định đó là chủ sở hữu của tài sản nhằm bảo đảm giao dịch của mình hợp pháp. Vì thế, không thể cho rằng họ không biết về việc người thiết lập giao dịch với mình không phải là chủ sở hữu của tài sản. Đương nhiên, trong thực tế cũng không ít trường hợp có nhiều cá nhân, tổ chức đã thực hiện giả mạo hồ sơ, giấy tờ với mục đích lừa đảo dẫn đến người xác lập quan hệ giao dịch với họ không thể biết các giấy tờ đó là giả. Ví dụ như trường hợp một số cá nhân, tổ chức giả mạo giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nhà chung cư hoặc quyết định cấp đất xây dựng nhà chung cư sau đó bán lại cho các cá nhân có nhu cầu mà mức độ làm giả đến mức những người lao động đang có mong muốn mua nhà, mua đất ở thủ đô không thể biết các quyết định, con dấu đó là giả. Trong trường hợp này, những người chiếm hữu tài sản buộc phải chứng minh về việc mình đã tìm mọi biện pháp để tìm hiểu về chủ sở hữu tài sản nhưng không thể biết được người giao dịch với mình không phải là chủ sở hữu thực tế. Quan hệ pháp luật mà người chiếm hữu tài sản tham gia liên quan đến các quy định của pháp

luật hình sự về việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản cá nhân. Do đó, để có thể bảo vệ quyền lợi của mình, các cá nhân sẽ phải tham gia vào quy trình tố tụng hình sự để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định, bản án khẳng định về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trước khi bước vào quy trình tố tụng dân sự đòi lại tài sản của mình. Pháp luật dân sự có quy định hai ngoại trừ về tính chất không ngay tình đối với người chiếm hữu tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản không có căn cứ pháp luật. Đó là trường hợp, người chiếm hữu có được tài sản thông qua bán đấu giá tài sản hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án quyết định bị hủy, sửa. Ở đây, có sự chuyển hóa tư cách từ người chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật thành người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật. Người chiếm hữu tài sản thông qua bán đấu giá, thông qua xác lập giao dịch với người mà theo bản án quyết định của cơ quan nhà nước là chủ sở hữu đối với tài sản không thể biết về những vi phạm hay sai lầm của cơ quan có thẩm quyền dẫn đến tư cách chủ sở hữu tài sản bị thay đổi. Trong trường hợp này, chủ sở hữu của tài sản đã được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện công khai với mọi chủ thể trong xã hội, bất kể là ai khi thực hiện giao dịch này đều tin tưởng về tính xác thực chủ sở hữu đối với tài sản mình đang giao dịch. Do đó, khi có sai lầm, nhầm lẫn hoạt động bán đấu giá, hay khi quyết định, bản án bị hủy, sửa, người chiếm hữu từ có căn cứ pháp luật trở thành người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật mà không thể biết về việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật. Đương nhiên, quy định này đã loại trừ trường hợp người thực hiện giao dịch thông qua đấu giá hoặc giao dịch với người không phải là chủ sở hữu biết rằng người giao dịch với mình không phải là chủ sở hữu thực sự của tài sản trước khi sai lầm của đơn vị tổ chức đấu giá được phát hiện, công bố hoặc

trước khi bản án, quyết định bị hủy, sửa. Như vậy, người chiếm hữu có được tài sản thông qua bán đấu giá tài sản hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án quyết định bị hủy, sửa là người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình và sẽ không trở thành chủ thể đối kháng khi người có quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền sở hữu.

Nếu như tài sản mà người chiếm hữu có được từ một giao dịch xác lập với người không phải là chủ sở hữu là một động sản không phải đăng ký sở hữu thì theo nguyên tắc suy đoán, họ là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình và không phải là chủ thể đối kháng trong quan hệ bảo vệ sở hữu. Bởi các tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thường là các tài sản có giá trị không lớn, nhà nước không kiểm soát quá trình giao dịch liên quan đến các tài sản này do đó các giao dịch thường được thực hiện một cách nhanh chóng. Và các bên tham gia giao dịch không buộc phải xác minh cũng như không dễ để chứng minh về tư cách chủ sở hữu nếu như giao dịch thực hiện trên cơ sở sự thỏa thuận đồng tình của hai bên, người chuyển giao tài sản đang là người thực tế chiếm hữu tài sản và thể hiện tư cách của mình qua việc chiếm hữu đó. Vì vậy, người chiếm hữu tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu được suy đoán là người không biết và không thể biết về việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật dân sự cũng quy định một số trường hợp ngoại lệ người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình có thể trở thành chủ thể đối kháng trong quan hệ sở hữu. Đó là khi, người chiếm hữu có được động sản không phải đăng ký sở hữu thông qua một hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản hoặc thông qua một hợp đồng có đền bù nhưng tài sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị

chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu theo quy định tại Điều 257 BLDS. Sở dĩ có ngoại lệ trên vì mặc dù người chiếm hữu đối với động sản không phải đăng ký quyền sở hữu không biết hoặc không thể biết rằng người chuyển giao tài sản cho mình không phải là người có quyền định đoạt đối với tài sản nhưng do tính chất của các Hợp đồng không có đền bù là giao dịch mà người chiếm hữu tài sản không phải bỏ ra bất kỳ lợi ích nào để có được sự chiếm hữu tài sản nên nếu tài sản bị trả lại, họ cũng không có thiệt hại. Người không có quyền định đoạt đối với tài sản có thể là người thuê, người mượn, người nhận gửi giữ, nhận cầm cố, đặt cọc, thế chấp, vận chuyển đối với động sản không phải đăng ký quyền sở hữu. Do đó, để bảo vệ quyền của chủ sở hữu, trong trường hợp này, người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình sẽ trở thành chủ thể của việc yêu cầu kiện đòi tài sản và sẽ phải trả lại tài sản nếu tài sản đó còn đang tồn tại và nằm trong sự quản lý, nắm giữ của họ. Ví dụ, anh X – một sinh viên Đại học A mượn anh Y là bạn cùng phòng trọ một chiếc điện thoại di động Nokia Lumia 720 màu trắng để đi chơi với người yêu. Sau đó, vì sĩ diện, anh X đã tặng người yêu mình là chị Z chiếc điện thoại này.Trong tình huống này, chị Z chính là người đã thực hiện một giao dịch không có đền bù với anh X và chị Z sẽ trở thành chủ thể bị kiện đòi tài sản khi anh Y xác định được chị Z là người đang thực sự nắm giữ, quản lý chiếc điện thoại của mình. Ngoại lệ thứ hai là khi người chiếm hữu tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu có được tài sản thông qua một giao dịch có đền bù như mua bán, thế chấp… nhưng tài sản đó là đối tượng của hành vi trái pháp luật như trộm cướp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hoặc tài sản bị mất hoặc bằng cách nào đó ra khỏi sự chiếm hữu của chủ sở hữu mà người này không biết như mua một chiếc xe đạp nhưng chiếc xe trước đó đã được bán cho một người khác thì người chiếm hữu vẫn sẽ trờ thành chủ thể đối kháng của quan hệ bảo vệ quyền sở hữu.

Chủ thể đối kháng thứ ba trong quan hệ bảo vệ quyền sở hữu có thể là tổ chức đấu bán đấu giá chuyên nghiệp/hội đồng đấu giá tài sản hoặc cơ quan có thẩm quyền trong quá trình hoạt động của mình đã có hành vi xâm hại đến lợi ích của chủ sở hữu tài sản. Như trường hợp tài sản được bán thông qua hình thức bán đấu giá mà các tổ chức đấu giá chuyên nghiệp/hội đồng bán đấu giá tài sản không có sự thẩm định kỹ càng dẫn tới công khai sai người là chủ sở hữu thực sự của tài sản. Hoặc đó là các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tố tụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình đã ra các quyết định, bản án mà sau đó có căn cứ cho rằng quyết định, bản án đó không chính xác dẫn đến công nhận một người là chủ sở hữu tài sản trong khi thực tế họ không có quyền này. Hoạt động bán đấu giá công khai hoặc các quyết định, bản án này đã khiến người xác lập giao dịch với chủ sở hữu theo thông tin mà tổ chức bán đấu giá đưa ra hoặc theo quyết định, bản án tin tưởng rằng đó là chủ sở hữu đích thực đối với tài sản và không biết về những sai lầm hay hành vi trái pháp luật của các cơ quan, tổ chức này. Trong những trường hợp này, để bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu cũng như bảo vệ quyền lợi của người chiếm hữu ngay tình, tổ chức bán đấu giá/hội đồng đấu giá hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ trở thành chủ thể đối kháng mà chủ sở hữu hướng tới nhằm thực hiện biện pháp bảo vệ quyền sở hữu của mình.

1.4. Thời điểm thực hiện và các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam

Thời điểm chủ thể thực hiện quyền bảo vệ thông qua các biện pháp được pháp luật dân sự thừa nhận xuất hiện sớm hơn do với bảo vệ sở hữu bằng biện pháp hành chính và hình sự. Thay vì phải trải qua quá trình điều tra, xác minh, ra các quyết định liên quan đến việc phong tỏa, thẩm định của các chủ thể có thẩm quyền cũng như ra quyết định, bản án ghi nhận hành vi xâm phạm quyền sở hữu xâm phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước hay cấu

thành tội phạm… như trong quy định của luật hành chính và luật hình sự, chủ thể thực hiện biện pháp bảo vệ quyền sở hữu ngay khi quyền sở hữu, chiếm hữu, sử dụng của mình đe dọa bị xâm hại, trong suốt quá trình bị xâm hại, và còn có thể thực hiện quyền của mình ngay khi tài sản đã trở về với mình nhưng mất đi giá trị ban đầu hoặc ảnh hưởng đến quá trình khai thác, sản sinh hoa lợi. Điều đó cho thấy, hiệu lực của các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự mang đến cho người có quyền khả năng theo đuổi và bảo vệ quyền sở hữu của mình đến cùng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Xuất phát từ đặc thù quan hệ do pháp luật dân sự điều chỉnh, các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của ngành luật này đa dạng và mang tính chất tùy nghi cao hơn so với các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu thông qua biện pháp hành chính và hình sự. Các biện pháp này được quy định cụ thể từ Điều 255 đến Điều 261 BLDS trong Chương XV về Bảo vệ quyền sở hữu. Theo đó, “chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật” [6,Điều 255]. Biện pháp tự bảo vệ cho phép chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp được áp dụng các biện pháp nhất định không trái quy định của pháp luật để ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật, hoặc yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ. Nếu việc tự bảo vệ quyền sở hữu không mang lại hiệu quả, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có “quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại” [6,Điều 255]. Trong khi biện pháp tự bảo vệ mang lại cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp

pháp khả năng bảo vệ quyền ngay tức khắc nhằm hạn chế một cách nhanh chóng những tổn hại đối với tài sản cũng như khả năng thực hiện quyền sở hữu, chiếm hữu của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đồng thời hạn chế được các khoản chi phí phát sinh do đạt được sự thỏa thuận giữa các bên. Thì biện pháp bảo vệ quyền sở hữu thông qua một chủ thể trung gian Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền mang lại một đảm bảo chắc chắn hơn cho các chủ thể quyền bảo vệ đối với việc chấm dứt thực hiện hành vi xâm phạm quyền, trả lại tài sản hay bồi thường thiệt hại từ chủ thể đối kháng. Các biện pháp dân sự nhằm bảo vệ quyền sở hữu sẽ được nêu chi tiết tại Chương 2 của Luận văn này.

Bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam - 4

1.5. Nguyên tắc thực hiện bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam

Hai nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là nguyên tắc tự định đoạt và nguyên tắc thỏa thuận được thể hiện triệt để trong quá trình chủ thể có quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền đối với tài sản của mình. Trước hết, nguyên tắc tự định đoạt được hiểu là chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền quyết định có thực hiện biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, chiếm hữu của mình hay không; thời điểm thực hiện biện pháp bảo vệ sở hữu là khi nào; biện pháp bảo vệ nào sẽ được lựa chọn để thực hiện và cách thức thực hiện các biện pháp đã lựa chọn ra sao để mục tiêu đạt được là cao nhất. Thậm chí, khi vụ việc đã được đưa ra giải quyết theo trình tự, thù tục tố tụng tại Tòa án, người có quyền vẫn thể rút yêu cầu theo đuổi vụ kiện và Tòa án phải công nhận quyết định đó. Đương nhiên tự định đoạt không đồng nghĩa với việc định đoạt vượt quá phạm vi pháp luật cho phép như thực hiện các biện pháp tự bảo vệ mà xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người đối kháng hay lựa chọn biện pháp bảo vệ sở hữu khi chưa đủ điều kiện để áp dụng. Nguyên tắc này không được áp dụng khi chủ thể có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sở theo quy định của luật hành chính và luật hình sự. Không

nhất thiết phải có yêu cầu của người có quyền lợi bị xâm hại mà chỉ cần hành vi trái pháp luật xâm phạm quan hệ sở hữu được pháp luật hành chính, pháp luật hình sự bảo vệ thì có thể theo tố cáo, trình báo, yêu cầu của người có quyền hay người không có quyền hoặc trên cơ sở sự phát hiện của cơ quan có thẩm quyền, các biện pháp bảo vệ sẽ được áp dụng trên cơ sở trình tự, thủ tục luật định. Việc áp dụng biện pháp nào, thời điểm nào và thực hiện ra sao cũng phụ thuộc vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền căn cứ trên các quy định pháp luật mà không phụ thuộc vào ý chí của người có quyền lợi bị xâm hại.

Nguyên tắc thứ hai là nguyên tắc thỏa thuận, nguyên tắc này cũng được người có quyền và chủ thể đối kháng thực hiện suốt quá trình thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu của mình. Thỏa thuận không đồng nghĩa với việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp sẽ phải thỏa thuận với chủ thể đối kháng về việc theo đuổi quyền sở hữu của mình như thỏa thuận để người đang thực hiện hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm quyền sở hữu của mình hay thỏa thuận để người có hành vi xâm hại quyền sở hữu, chiếm hữu trả lại tài sản hay bồi thường thiệt hại. Sự thỏa thuận ở đây được hiểu là đàm phán, thỏa thuận về thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm, thời điểm trả lại tài sản, cách thức trả lại tài sản, thỏa thuận về mức bồi thường mà bên có hành vi xâm phạm quyền phải chi trả sao cho biện pháp bảo vệ đạt được hiệu quả nhanh chóng và chính xác nhất. Ngay cả khi vụ việc đã đưa ra kiện tại Tòa án thì trong suốt quá trình giải quyết vụ án, trước và trong khi xét xử, Tòa án vẫn phải thực hiện hòa giải và phải có quyết định công nhận hòa giải thành, tức là công nhận sự thỏa thuận tự nguyện giữa hai bên nếu hai bên đạt được thỏa thuận và chỉ ra các phán quyết trên cơ sở ghi nhận ý kiến, tập hợp các tài liệu, chứng cứ khi hai bên không thể thỏa thuận được. Nguyên tắc thỏa thuận cũng không được quy định khi thực hiện bảo vệ sở hữu theo quy định của luật hình sự, luật hành chính vì ngoài việc xâm

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 22/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí