tuân thủ. Nhờ có những chuẩn mực này, mọi thành viên trong gia đình nhân loại mới được bảo vệ và có điều kiện phát triển đầy đủ các năng lực của cá nhân với tư cách là một con người. Cho dù cách nhìn nhận có những khác biệt nhất định, một điều rõ ràng là quyền con người là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ trong mọi xã hội, trong mọi giai đoạn lịch sử.
1.1.2. Quyền dân sự trong phân loại về quyền con người
Trong lý luận nhận thức về quyền con người, quyền dân sự cùng với các quyền chính trị được xếp vào thế hệ thứ nhất của quyền con người. Sự ra đời các quyền này gắn liền với giai đoạn phát triển các học thuyết về các quyền tự nhiên, với sự bùng nổ cách mạng đòi giải phóng con người, bảo đảm quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc. Các quyền này được quy định tại Điều 2 đến Điều 21 Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới và trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Quyền dân sự được đề cập ở đây là quyền con người về dân sự, là các quyền mang những thuộc tính như:
i) Tính thống nhất và gắn bó hữu cơ; ii)Tính không thể phân chia của quyền con người; iii) Tính không thể chuyển nhượng; iv) Tính phổ biến.
Khi nghiên cứu về quyền con người, người ta phân loại quyền con người theo nhiều cách khác nhau tùy vào góc độ, mục đích nghiên cứu, cách phân loại cơ bản và chủ yếu nhất hiện nay là phân loại quyền con người theo thế hệ quyền con người hoặc theo lĩnh vực. Tuy nhiên, sự phân loại quyền con người chỉ có ý nghĩa tương đối vì bản chất của quyền con người là một thể thống nhất không phân chia. Trong các văn kiện quốc tế hoặc trong các công trình khoa học, quyền con người được phân loại thành hai nhóm chính: nhóm các quyền dân sự - chính trị và nhóm các quyền kinh tế - xã hội - văn hóa. Đây cũng là cách phân chia được sử dụng khi soạn thảo bộ luật nhân quyền quốc tế. Nhóm quyền dân sự - chính trị bao gồm các quyền như: quyền bầu cử, ứng cử; quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội; các quyền tự do
cơ bản; quyền được bảo đảm an ninh cá nhân; quyền bình đẳng…; Nhóm quyền kinh tế - xã hội - văn hóa bao gồm quyền làm việc, quyền sở hữu, quyền kinh doanh, quyền được bảo vệ sức khỏe, quyền được học tập và sáng tạo; quyền hoạt động văn hóa - nghệ thuật…
Ngoài ra, quyền con người có thể được phân chia theo chủ thể của quyền. Có thể chia quyền con người ra thành quyền cá nhân; quyền của nhóm như quyền của phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi…, và quyền tập thể như quyền dân tộc tự quyết và quyền của các dân tộc thiểu số.
Việc phân loại các quyền như vậy cho phép nhận rõ hơn đặc điểm, tính chất và những yêu cầu đặc thù trong việc bảo đảm mỗi loại quyền con người. Dưới các góc độ khác nhau (lịch sử - xã hội, triết học, chính trị, pháp lý…) sẽ có các cách phân loại khác nhau (Phân loại theo lĩnh vực; phân loại theo chủ thể của quyền; phân loại theo một số tiêu chí khác…) tuy nhiên phân loại chỉ nhằm mục đích nghiên cứu và thực thi, chứ không nhằm xếp loại theo thứ tự ưu tiên hay tầm quan trọng của các quyền con người, bởi việc bảo đảm tất cả các quyền con người đều nằm trong mối liên hệ hữu cơ, tác động lẫn nhau và đều phải coi trọng như nhau.
Bảng 1.2: Một số các cách phân loại quyền con người
Tiêu chí phân loại | Các loại quyền | ||
1. | Lĩnh vực | Quyền chính trị, quyền dân sự | Quyền kinh tế, quyền xã hội, quyền văn hóa |
2. | Chủ thể | Quyền cá nhân | Quyền của nhóm |
3. | Quan điểm về nguồn gốc | Quyền tự nhiên | Quyền luật định |
4. | Mức độ pháp điển hóa | Quyền cụ thể | Quyền hàm chứa |
5. | Phương thức bảo đảm | Quyền chủ động | Quyền thụ động |
6. | Điều kiện hưởng thụ | Quyền tuyệt đối | Quyền có điều kiện |
7. | Sự thừa nhận | Quyền tự do | Quyền đòi hỏi |
8. | Giới hạn áp dụng | Quyền có thể bị hạn chế | Quyền không thể bị hạn chế |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện các quy định về quyền dân sự trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành - 1
- Hoàn thiện các quy định về quyền dân sự trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành - 2
- Bối Cảnh Ban Hành Và Các Nhân Tố Tác Động Đến Nội Dung Hiến Pháp 2013 Về Quyền Con Người
- Cách Tiếp Cận Và Sự Thể Hiện Các Quyền Dân Sự Trong Hiến Pháp
- Quyền Không Bị Tra Tấn, Đối Xử Hay Trừng Phạt Tàn Ác, Vô Nhân Đạo Hay Bị Hạ Nhục
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Nguồn: Khoa Luật – ĐHQGHN (2011), Giáo trình Lý luận và pháp luật về Quyền con người, tr.69, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Để thực hiện trách nhiệm quốc gia thành viên của các Công ước Liên hợp quốc về quyền con người, việc nhận thức và nội luật hóa các quy định về quyền con người trong hệ thống luật pháp quốc gia là rất quan trọng. Từ góc độ pháp lý, có thể hiểu Luật nhân quyền quốc tế là một hệ thống các quy tắc, tiêu chuẩn và tập quán pháp lý quốc tế xác lập, bảo vệ và thúc đẩy các quyền và tự do cơ bản cho mọi thành viên của cộng đồng nhân loại. Luật Nhân quyền quốc tế bao gồm hàng trăm văn kiện pháp lý quốc tế về vấn đề này, kể cả những văn kiện mang tính ràng buộc (các công ước, nghị định thư) và các văn kiện không mang tính ràng buộc (các tuyên bố, tuyên ngôn, khuyến nghị, hướng dẫn…) trong đó bao gồm cả các văn kiện có hiệu lực toàn cầu và khu vực. Trong luận văn này tác giả chủ yếu đề cập đến hai văn kiện chủ yếu của Bộ luật quốc tế về nhân quyền bao gồm Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 (UDHR) và Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR - được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào năm 1966) để phân tích rõ hơn về quyền dân sự được quy định trong 02 văn bản này, đồng thời tìm hiểu rõ hơn việc nội luật hóa các quyền dân sự vào pháp luật Việt Nam, thông qua văn bản có tính pháp lý cao nhất là Hiến pháp Việt Nam năm 2013.
Có thể hiểu Quyền dân sự, theo “Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948” của Liên hợp quốc, được xem là những giá trị của tất cả mọi người mà các nhà nước phải tôn trọng, bảo vệ. Quyền dân sự thực chất là quyền tự do cá nhân, gắn liền với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao cho người khác, như: Quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân; Quyền không bị bắt làm nô lệ; Quyền không bị tra tấn, quyền được đối xử nhân đạo; Quyền tự do đi lại và cư trú; Quyền có quốc tịch; Quyền kết hôn và xây dựng gia đình… Những quyền này đã được đưa vào Công ước quốc tế về các quyền dân sự - chính trị năm 1966.
Bảng 1.3: Tổng hợp khái quát các quyền và tự do dân sự được ghi nhận trong UDHR, ICCPR một số công ước về quyền con người
UDHR | ICCPR và một số công ước khác | |
Quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng trước pháp luật | Các Điều 1, 2, 6, 7, 8 | Các Điều 2, 3, 16 và 26 ICCPR |
Quyền sống | Điều 3 | Điều 6 ICCPR, CRC, CPPCG, ICSPCA |
Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục | Điều 5 | Điều 7 ICCPR CAT |
Quyền được bảo vệ không bị bắt làm nô lệ hay nô dịch | Điều 4 | Điều 8 ICCPR Các điều ước về xóa bỏ chế độ nô lệ (1926, 1953, 1956) và trấn áp buôn người, mại dâm người khác (1949, 2000) |
Quyền được bảo vệ khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện | Điều 9 | Điều 9 ICCPR |
Quyền được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của những người bị tước tự do | Điều 5 | Điều 10 ICCPR |
Quyền về xét xử công bằng | Điều 10 và 11 | Các Điều 11, 14 và 15 ICCPR |
Quyền về tự do đi lại, cư trú | Điều 13 | Các Điều 12 và 13 ICCPR |
Quyền được bảo vệ đời tư | Điều 12 | Điều 17 ICCPR |
Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo | Điều 18 | Điều 18 ICCPR |
Quyền kết hôn, lập gia đình và bình đẳng trong hôn nhân | Điều 16 | Điều 23 ICCPR và Điều 10 ICESCR |
Nguồn: Khoa Luật – ĐHQGHN (2011), Giáo trình Lý luận và pháp luật về Quyền con người, tr.153-154, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Qua nghiên cứu, có thể thấy cùng với cơ chế quốc tế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, những chuẩn mực quốc tế về quyền con người hay còn gọi là các quy phạm quốc tế về các quyền và tự do của con người là một trong hai bộ phận quan trọng nhất cấu thành luật nhân quyền quốc tế. Xét ở góc độ pháp điển hóa, các quyền và tự do cá nhân cơ bản được ghi nhận trong Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 (UDHR), sau đó, được tái khẳng định và cụ thể hóa trong những văn kiện quốc tế khác mà đặc biệt là Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào năm 1966. Theo đó các nhóm Quyền Dân sự được phân chia thành 11 nhóm quyền sau đây:
(1) Quyền sống: Được đề cập trong Điều 3 UDHR, Điều 6 ICCPR.
(2) Quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng trước pháp luật: Được quy định tại các Điều: 1, 2, 6, 7, 8 của UDHR và các Điều 2, 3, 16 và 26 ICCPR.
(3) Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục: Quyền này được đề cập ở Điều 5 UDHR,
Điều 7 ICCPR
(4) Quyền được bảo vệ để khỏi bị bắt làm nô lệ hay nô dịch: Quyền này được đề cập trong Điều 4 UDHR và Điều 8 ICCPR.
(5) Quyền được bảo vệ để khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện: Quyền này là cốt lõi của tự do và an toàn cá nhân, được quy định trong Điều 9 UDHR và Điều 9 ICCPR.
(6) Quyền được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của người bị tước tự do: Quyền này được quy định trong Điều 10 ICCPR.
(7) Quyền về xét xử công bằng: Được đề cập trong các Điều 10 và 11 UDHR và các điều 14, 15 và 11 ICCPR.
(8) Quyền về tự do đi lại, cư trú: Được đề cập trong điều 13 UDHR và Điều 12, 13 ICCPR.
(9) Quyền được bảo vệ đời tư: Quy định trong Điều 12 UDHR và Điều 17 ICCPR.
(10) Quyền tự do chính kiến, niềm tin, tín ngưỡng, tôn giáo: Được ghi nhận trong Điều 18 UDHR và Điều 18, 20 ICCPR.
(11) Quyền kết hôn, lập gia đình và bình đẳng trong hôn nhân: Quyền này được quy định tại Điều 16 UDHR, Điều 23 ICCPR và Điều 10 ICESCR.
1.2. Quyền con người về dân sự theo Hiến pháp Việt Nam qua các giai đoạn phát triển
Ở Việt Nam, thuật ngữ quyền con người được nhắc đến đầu tiên từ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945, người đã nhắc đến con người rồi suy rộng ra là quyền tự quyết của dân tộc làm căn nguyên cho cuộc đấu tranh giành độc lập của nước Việt Nam khỏi ách thống trị của chế độ thực dân và phong kiến. Việt Nam không có một bản tuyên ngôn nhân quyền riêng mà quyền con người được quy định nằm trong một phần của Hiến pháp. Hiến pháp không chỉ đơn thuần là văn bản quy định việc tổ chức nhà nước mà còn là cơ sở đảm bảo cho việc thực hiện nhân quyền, hay nói cách khác là thực hiện quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Điều này đã làm cho quyền con người mà biểu hiện là quyền công dân và Hiến pháp có sự gắn bó chặt chẽ, là cơ sở cho cuộc đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc.
Giống như ở nhiều quốc gia khác, ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã xác định những tư tưởng và đường lối chỉ đạo về quyền con người làm cơ sở cho việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người trên thực tế. Nhìn chung, có thể thấy rằng, các quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về quyền con người được hình thành, đúc rút từ các yếu tố: (i) Lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, (ii) Truyền thống, bản sắc văn hóa Việt Nam;
(iii) Nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh;
(iv) Những nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người được hầu hết các dân tộc trên thế giới thừa nhận; (v) thực tiễn và những yêu cầu đặt ra trong công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Các quan điểm này được thể hiện trong các văn kiện của Đảng (Cương lĩnh chính trị, Nghị quyết, Chỉ thị…) và văn kiện của các cơ quan nhà nước (Báo cáo của Chính phủ, Sách trắng của Bộ Ngoại giao…). Nhìn lại quá trình phát triển của các quy định Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam từ trước đến nay ta có thể khái lược như sau:
- Bản hiến pháp đầu tiên của Việt Nam được ra đời vào năm 1946, tức là sau 01 năm dành được độc lập. Điểm nổi bật của Hiến pháp 1946 là: Mặc dù ra đời ngay trong những năm đầu tiên khi chính quyền nhân dân con non trẻ, đang phải tập trung lo toan, ứng phó với các công việc chính trị trong nước cũng như ngoại giao với nước ngoài nhưng vẫn dành một sự quan tâm đặc biệt to lớn tới vấn đề quyền công dân. Điều này thể hiện ở chỗ, mặc dù bản Hiến pháp 1946 chỉ có 70 điều nhưng đã dành hẳn Chương II bao gồm 18 điều để quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Các quyền dân sự của con người trong Hiến pháp được quy định gồm có:
+ Quyền bình đẳng: Quy định từ Điều 6 đến Điều 9: Gồm các quy định về bình đẳng trên các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, dân tộc và giới.
+ Quyền được tự do: Quy định tại Điều 10 và Điều 11: Gồm quy định về tự do ngôn luận, xuất bản, tín ngưỡng, cư trú... và tự do về an ninh cá nhân.
- Tiếp theo đó là Hiến pháp 1959 cũng quy định quyền và nghĩa vụ của công dân trong một chương gồm 21 điều dựa trên sự kế thừa và phát triển các quy định của Hiến pháp 1946. Các quyền công dân được quy định thêm trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, như: Điều 24 quy định: Quyền được bảo hộ của bà mẹ và trẻ em, bảo hộ hôn nhân và gia đình...
Hiến pháp 1959 có những bước tiến mới trong việc ghi nhận các quyền con người, đã có những quy định thể hiện một cách rõ ràng trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm cho công dân thực hiện quyền của mình, “Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền...” hay “Nhà nước quy định..., để đảm bảo cho người lao động được hưởng các quyền đó...” [22]. Điểm hạn chế trong việc quy định Quyền dân sự của Hiến pháp 1959 là bỏ qua việc kế thừa một số quyền rất tiến bộ được đề cập trong Hiến pháp 1946 là: Quyền của dân tộc thiểu số được nhà nước giúp đỡ, Quyền tự do ra nước ngoài...Điều này làm cho quyền con người, quyền công dân, quyền dân sự trong Hiến pháp 1959 không được hoàn thiện.
- Hiến pháp 1980 có 27 điều quy định quyền và nghĩa vụ của công dân, là những quy định được kế thừa và phát triển từ hai bản Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959. Các quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong bản Hiến pháp 1980 rất đa dạng và phong phú, trải rộng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Trong lĩnh vực quyền dân sự các quy định mới của Hiến pháp 1980 bổ sung thêm như: Điều 62: Quyền có nhà ở; Điều 70, Điều 71, Điều 72: Quyền được bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở...
Điểm đặc biệt của Hiến pháp 1980 là các quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân được xác lập trên cơ sở tư tưởng về quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. Điều 54 Hiến pháp chỉ rõ:
Quyền và nghĩa vụ của công dân thể hiện chế độ làm chủ tập thể của nhân dân lao động, kết hợp hài hòa những yêu cầu của cuộc sống xã hội với tự do chân chính của cá nhân bảo đảm sự nhất trí về lợi ích giữa Nhà nước, tập thể và cá nhân theo nguyên tắc mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người [23].
Điều này khẳng định mối quan hệ không tách rời giữa Nhà nước và