Hướng Dẫn Thi Hành Các Quy Định Về Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Bằng Biện Pháp Dân Sự

- Các tình tiết quy định tại khoản 1 Điều 131 của BLHS "gây hậu quả nghiêm trọng" cần được hiểu là một trong những trường hợp: làm ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp của tác giả dẫn đến sự giảm sút niềm tin của độc giả, người hâm mộ đối với tác phẩm của họ; gây thiệt hại về vật chất cho tác giả từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng từ việc xuất bản, bán tác phẩm, tiền nhuận bút, giải thưởng...

- Tình tiết "đã bị xử phạt hành chính…" được hiểu là trước đó một người đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi quy định tại khoản 1 Điều 131 của BLHS bằng một trong các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện một trong những hành vi quy định tại khoản 1 Điều 131 của BLHS.

- Tình tiết "đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm" được hiểu là trước đó một người đã bị kết án về tội xâm phạm QTG, chưa được xoá án tích mà lại thực hiện một trong những hành vi quy định tại khoản 1 Điều 131 của BLHS.

- Tình tiết "gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng" quy định tại điểm c khoản 2 Điều 131 của BLHS được hiểu là một trong những trường hợp sau đây: "Gây hậu quả rất nghiêm trọng" được hiểu là một trong những trường hợp: làm ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp của tác giả dẫn đến sự giảm sút niềm tin của độc giả, người hâm mộ đối với tác phẩm của họ và gây thiệt hại về vật chất cho tác giả từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; gây thiệt hại về vật chất cho tác giả từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" được hiểu là một trong những trường hợp: làm ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp của tác giả dẫn đến sự giảm sút niềm tin của độc giả, người hâm mộ đối với tác phẩm của họ và làm cho tác giả phải bỏ nghề; gây thiệt hại về vật chất cho tác giả từ 500 triệu đồng trở lên.

* Đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156 của BLHS):


- Đối với khái niệm "sản xuất hàng giả" cần được hiểu là việc làm ra sản phẩm, hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hoá giống hệ hoặc tương tự có khả năng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của cơ sở sản xuất, buôn bán khác đã đăng ký với cơ quan bảo hộ QSHCN hoặc đã được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên với nhiều hình thức khác nhau như: chế tạo, chế biến,

nhân giống, sao chép, sáng tác, dịch thuật...; khái niệm "buôn bán hàng giả" là mua, xin, tàng trữ, vận chuyển hàng giả nhằm bán lại cho người khác; dùng hàng giả để trao đổi, thanh toán; dùng tài sản đem trao đổi, thanh toán... lấy hàng giả để bán lại cho người khác. Cần phải hướng dẫn việc xác định thế nào là "hàng giả" được thực hiện theo hướng dẫn tại Phần II Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT- BTM-BTC-BCA-BKHCNMT ngày 27-4-2000 của Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27-10-1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả.

- Về các tình tiết "thu lợi bất chính lớn", "thu lợi bất chính rất lớn", "thu lợi bất chính đặc biệt lớn" cũng cần có cách hiểu thống nhất. Thu lợi bất chính là số tiền lời mà người phạm tội thu được do hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Số tiền thu lợi bất chính là giá trị thu được sau khi trừ đi giá trị nguyên liệu làm nên hàng giả hoặc số vốn mà người phạm tội bỏ ra để mua hàng giả, ví dụ: A mua 50.000 bao thuốc lá Vinataba giả với số tiền là 200.000.000 đồng đem bán thu được 300.000.000 đồng, thì số tiền thu lợi bất chính là 100.000.000 đồng (300.000.000 đồng - 200.000.000 đồng = 100.000.000 đồng);

- Ngoài ra, cũng cần xác định về các tình tiết "gây hậu quả nghiêm trọng", "gây hậu quả rất nghiêm trọng", "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng". Để xem xét trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng và trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về nguyên tắc chung phải đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ các hậu quả (thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và các thiệt hại phi vật chất). Ví dụ: Nếu gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản thì được xác định như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Nếu thuộc một trong các trường hợp làm chết một người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 61% đến 100%, nếu không thuộc các trường hợp được hướng dẫn tại các trên đây; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% và còn gây

thiệt hại về tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng; gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng bị coi là gây hậu quả nghiêm trọng.

Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân Việt Nam hiện nay - 12

Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây bị coi là gây hậu quả rất nghiêm trọng: làm chết hai người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của năm đến bảy người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%, nếu không thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm trên đây; gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng;

Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây bị coi là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng: làm chết ba người trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của tám người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 201% trở lên, nếu không thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm trên đây; gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên...

Ngoài các thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản, thì thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất, như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự, an toàn xã hội... Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

* Đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157 của BLHS):

Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh là hành vi làm ra, mua bán lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh không phải là thật. Việc xác định lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh,

thuốc phòng bệnh giả tương tự như xác định hàng giả.


* Đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158 của BLHS):

Sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi là hành vi làm ra, mua bán thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi giả. Cũng như tại hai điều luật nêu trên, hàng giả theo quy định tại điều này là chỉ giả về nội dung, tức là hàng hóa có mức chất lượng thấp hơn mức tối thiểu cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc sản phẩm có giá trị sử dụng không đúng với, nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó. Điều luật quy định chỉ trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng người phạm tội mới phải chịu trách nhiệm hình sự; trong trường hợp chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ bị xử phạt hành chính, tuy nhiên, trong trường hợp đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm (mặc dù chưa gây hậu quả nghiêm trọng), thì cũng phải chịu trách nhiệm hình sự.

* Đối với tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ QSHCN (Điều 170 của

BLHS):


Cần hướng dẫn vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ QSHCN là hành vi

của người có thẩm quyền trong việc cấp văn bằng bảo hộ đã vi phạm quy định của pháp luật về cấp văn bằng bảo hộ QSHCN.

* Đối với tội xâm phạm QSHCN (Điều 171 của BLHS):


Cần phải hướng dẫn xâm phạm QSHCN là hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hoá hoặc các đối tượng SHCN khác đang được bảo hộ tại Việt Nam.

* Đối với tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hĩnh, băng hình hoặc các ấn phẩm khác (Điều 271 của BLHS):

Cần hướng dẫn vi phạm các quy định về xuất bản và phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác" là hành vi vi

phạm các quy định của pháp luật về xuất bản, như: xuất bản, in, nhân bản, phát hành xuất bản phẩm đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành hoặc phải tiêu huỷ; xuất bản phẩm có nội dung tuyên truyền bạo lực, ca ngợi tội ác, phá hoại thuần phong mỹ tục...; xuất bản, in, nhân bản, phát hành xuất bản phẩm không có giấy phép, chuyển nhượng giấy phép, thực hiện không đúng nội dung trong giấy phép, sửa chữa, tẩy xoá giấy phép; cản trở việc xuất bản, in, nhân bản, phát hành xuất bản phẩm hợp pháp... Cần lưu ý là trường hợp xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác có nội dung chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì người vi phạm phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 88 của BLHS; trường hợp xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác có tính chất đồi trụy, thì người vi phạm phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy theo Điều 153 của BLHS.

h) Thực tế hiện nay cho thấy pháp luật chưa phân định rõ ràng được đối tượng hàng giả và xâm phạm QSHCN; do đớ, cần thiết phải hướng dẫn việc phân biệt giữa hai tội phạm này: nếu xác định người phạm tội thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thì về nguyên tắc, cơ quan chức năng có quyền tiến hành khởi tố vụ án hình sự ngay sau khi phát hiện hành vi phạm tội và yêu cầu chủ sở hữu quyền tham gia tố tụng với tư cách là người bị hại; nếu xác định đó là hành vi xâm phạm QSHCN thì các cơ quan chức năng chỉ có thể khởi tố vụ án khi có yêu cầu từ phía chủ sở hữu quyền. Như vậy, việc lựa chọn áp dụng điều luật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu quyền, của cả người phạm tội… Việc truy tố hai tội danh khác nhau dẫn đến hậu quả của việc áp dụng các chế tài cũng khác nhau: nếu người phạm tội bị xử lý theo Điều 156 thì hình phạt cao nhất có thể bị áp dụng là 15 năm tù giam (khoản 3); nếu bị xử lý theo Điều 171 thì mức hình phạt cao nhất đến 3 năm tù giam.

3.3.2.3. Hướng dẫn thi hành các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự

* Hướng dẫn cụ thể về điều kiện khởi kiện vụ án dân sự về SHTT:

- Đối với QTG, quyền liên quan: cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án dân sự về QTG, quyền liên quan. Theo quy định tại Điều 27, Điều 34 của Luật SHTT và Điều 26 của Nghị định số 100, kể từ thời điểm QTG, quyền liên quan bắt đầu phát sinh, nếu có tranh chấp thì cá nhân, tổ chức có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án giải quyết. Cá nhân, tổ chức (chủ thể quyền) chỉ có quyền khởi kiện vụ án dân sự về QTG, quyền liên quan để yêu cầu Toà án giải quyết, nếu thời hạn bảo hộ QTG, thời hạn bảo hộ quyền liên quan vẫn còn; chỉ có tác giả (các đồng tác giả), chủ sở hữu QTG, quyền liên quan, người thừa kế hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu QTG, quyền liên quan hoặc người được uỷ quyền hợp pháp mới có quyền yêu cầu Toà án bảo vệ khi các quyền này bị xâm phạm. Trong trường hợp tác giả (đồng tác giả), chủ sở hữu QTG, quyền liên quan chết mà các quyền này thuộc về Nhà nước theo quy định tại Điều 42 của Luật SHTT, thì Nhà nước là chủ sở hữu các quyền đó. Nếu Nhà nước có văn bản uỷ quyền cho một cơ quan, tổ chức cụ thể nhân danh Nhà nước bảo vệ lợi ích của Nhà nước khi các quyền này bị xâm phạm thì cơ quan, tổ chức được uỷ quyền có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích của Nhà nước.

- Đối với QSHCN: Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự về QSHCN là QSHCN phải được xác lập hợp pháp trên cơ sở quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về SHCN cấp Văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn đăng ký đối tượng đó theo quy định của Luật SHTT. QSHCN đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Thoả ước MADRID và Nghị định thư MADRID được xác lập trên cơ sở công nhận của cơ quan quản lý nhà nước đối với đăng ký quốc tế đó; QSHCN đang còn trong thời hạn bảo hộ hoặc đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn bảo hộ. QSHCN đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được bảo hộ trong thời hạn văn bằng bảo hộ có hiệu lực theo quy định tại Điều 93 của Luật SHTT. QSHCN đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại chỉ được bảo hộ khi còn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn bảo hộ. Quá thời hạn bảo hộ nói trên hoặc các đối tượng không còn đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, các chủ thể quyền không còn được Nhà nước và pháp luật bảo hộ nữa. Do đó, Toà án chỉ thụ lý đơn khởi kiện để giải quyết tranh chấp nếu tại thời điểm xảy ra tranh chấp quyền của người khởi kiện vẫn còn trong thời hạn bảo hộ hoặc đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định của Luật SHTT.

* Hướng dẫn về xác định đối tượng bị xâm phạm:


- Đối với QTG, quyền liên quan: Khi giải quyết các vụ án dân sự về QTG, quyền liên quan, Toà án phải xác định đối tượng bị xâm phạm có phải là đối tượng được bảo hộ hay không. Việc xác định đối tượng được bảo hộ cần căn cứ vào quy định tại Điều 6 của Nghị định số 105; cụ thể là: xác định đối tượng được bảo hộ được thực hiện bằng cách xem xét các tài liệu, chứng cứ chứng minh căn cứ phát sinh, xác lập QTG, quyền liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật SHTT, khoản 2 Điều 6 của Luật SHTT; đối với quyền QTG, quyền liên quan đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, đối tượng được bảo hộ được xác định theo giấy chứng nhận đăng ký và các tài liệu kèm theo giấy chứng nhận đăng ký đó; trong trường hợp không đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì các quyền này được xác định trên cơ sở bản gốc tác phẩm, bản định hình đầu tiên của các đối tượng quyền liên quan (nếu có). Trong trường hợp bản gốc và các tài liệu liên quan không còn tồn tại, QTG, quyền liên quan được xem là có thực trên cơ sở các thông tin về tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng và về đối tượng QTG, quyền liên quan tương ứng, được thể hiện thông thường trên các bản sao được công bố hợp pháp.

- Đối với QSHCN: Việc xác định đối tượng được bảo hộ QSHCN cần căn cứ vào quy định tại Điều 6 của Nghị định số 105, bao gồm: xem xét tài liệu, chứng cứ chứng minh căn cứ phát sinh, xác lập quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Luật SHTT; đối với QSHCN đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, đối tượng được bảo hộ được xác định theo Văn bằng bảo hộ và các tài liệu kèm theo Văn bằng bảo hộ đó; đối với tên thương mại, đối tượng được bảo hộ được xác định trên cơ sở quá trình sử dụng, lĩnh vực và lãnh thổ sử dụng tên thương mại đó; đối với bí mật kinh doanh, đối tượng được bảo hộ được xác định trên cơ sở các tài liệu thể hiện nội dung, bản chất của bí mật kinh doanh và thuyết minh, mô tả về biện pháp bảo mật tương ứng; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, đối tượng được bảo hộ được xác định trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ thể hiện sự nổi tiếng của nhãn hiệu theo các tiêu chí quy định tại Điều 75 của Luật SHTT.

* Hướng dẫn về hành vi xâm phạm:


- Đối với QTG, quyền liên quan: Căn cứ vào quy định tại Điều 7 của Nghị định

số 105, yếu tố xâm phạm QTG có thể thuộc một trong các dạng sau đây: bản sao tác phẩm được tạo ra một cách trái phép, trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ tác phẩm, bản sao chụp tác phẩm cũng là bản sao tác phẩm. Các bản sao này được tạo ra mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu QTG; tác phẩm phái sinh được tạo ra một cách trái phép; tác phẩm giả mạo tên, chữ ký của tác giả, mạo danh hoặc chiếm đoạt QTG; phần tác phẩm bị trích đoạn, sao chép, lắp ghép trái phép; căn cứ xác định yếu tố xâm phạm QTG là phạm vi bảo hộ QTG được xác định theo hình thức thể hiện bản gốc tác phẩm; theo nhân vật, hình tượng, cách thể hiện tính cách nhân vật, hình tượng, tình tiết của tác phẩm gốc trong trường hợp xác định yếu tố xâm phạm đối với tác phẩm phái sinh. Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền liên quan là phạm vi bảo hộ quyền liên quan đã được xác định theo hình thức thể hiện bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng. Để xác định có yếu tố xâm phạm QTG, quyền liên quan hay không, cần so sánh bản sao hoặc tác phẩm đó với bản gốc tác phẩm (bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng) hoặc tác phẩm gốc.

- Đối với QSHCN: Để xác định hành vi xâm phạm QSHCN, cần phải xác định yếu tố xâm phạm QSHCN đối với đối tượng SHCN tương ứng. Yếu tố xâm phạm là sự thể hiện cụ thể kết quả của các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh và là căn cứ quan trọng nhất để khẳng định hành vi đó là hành vi xâm phạm QSHCN. Cá nhân, tổ chức không phải là chủ sở hữu đối tượng SHCN theo quy định tại các điều 121 và 123 của Luật SHTT thực hiện một trong các hành vi sử dụng đối tượng SHCN đang trong thời hạn bảo hộ quy định tại Điều 124 của Luật SHTT mà không được phép của chủ sở hữu đối tượng SHCN đó, đồng thời người thực hiện hành vi đó không phải là người có quyền sử dụng trước quy định tại Điều 134 của Luật SHTT và các hành vi sử dụng nói trên không thuộc các trường hợp quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 125 của Luật SHTT, thì bị coi là xâm phạm QSHCN; các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là các hành vi được quy định tại Điều 126 của Luật SHTT; các hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh là các hành vi được

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/04/2022